Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.42 KB, 99 trang )
3.1. Hệ số tham gia vào thị trường quốc tế (tính theo số lượng khách du
lịch quốc tế)
Hệ số tham gia vào thị trường quốc tế của ngành du lịch tính theo số
lượng khách du lịch quốc tế được xác định bằng tổng số lượng khách du lịch
đến quốc gia đó trong năm so với tổng số lượng khách du lịch quốc tế trên thế
giới trong năm đó. Hệ số này xác định thị phần, thể hiện điểm đến là quốc gia
đó có thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế hay không, vì vậy có thể được
dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch.
Thị phần của ngành du lịch là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành
dịch vụ du lịch.
Thị phần ngành du lịch của 1 quốc gia = Tổng số lượng khách du lịch
quốc tế đến quốc gia đó trong 1 năm/Tổng số lượng khách du lịch quốc tế trên
thế giới trong năm đó.
3.2. Giá cả dịch vụ du lịch
Giá cả là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá năng
lực cạnh tranh trong ngành dịch vụ. Giá cả là một chỉ tiêu định lượng để đánh
giá năng lực cạnh tranh. Thông thường, khách hàng luôn mong muốn có được
những sản phẩm tốt nhất với mức giá thấp nhất. Tuy nhiên, trong cơ chế cạnh
tranh trên thị trường thế giới hiện nay, giá cao không đồng nghĩa với năng lực
cạnh tranh thấp. Giá cao thể hiện sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích và
họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm đó.
Hiện nay, cạnh tranh về giá là một trong những cuộc cạnh tranh khốc
liệt nhất. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ
yếu dựa trên cơ sở nền sản xuất nhỏ có giá cả thấp, thường là đặc trưng của
các nước có thu nhập thấp. Vì thế sẽ gặp phải cạnh tranh khốc liệt từ các
doanh nghiệp lớn trong khu vực do tận dụng tính kinh tế nhờ quy mô được
giảm nhẹ.
17
3.3. Chất lượng sản phẩm chủ yếu của ngành
Có thể liệt kê một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ như sự tin
cậy, tinh thần trách nhiệm, sự đảm bảo, sự đồng cảm và tính hữu hình.
Sự tin cậy: Chính là khả năng cung cấp dịch vụ như đã hứa một cách
tin cậy và chính xác, nó còn bao gồm sự nhất quán mà ngay từ lần đầu tiên
cung ứng dịch vụ công ty phải thực hiện. Đảm bảo dịch vụ tin cậy là một
trong những trông đợi cơ bản của khách hàng.
Tinh thần trách nhiệm: Là sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng một cách
tích cực và cung cấp dịch vụ một cách hăng hái. Trong trường hợp dịch vụ sai
hỏng, khả năng khôi phục nhanh chóng có thể tạo ra cảm nhận tích cực về
chất lượng.
Sự đảm bảo: là việc thực hiện dịch vụ một cách lịch sự và kính trọng
khách hàng, giao tiếp có kết quả với khách hàng, thực sự quan tâm và giữ bí
mật cho họ.
Sự đồng cảm: thể hiện việc chăm sóc chu đáo, chú ý tới cá nhân khách
hàng. Sự đồng cảm bao gồm khả năng tiếp cận và nỗ lực tìm hiểu nhu cầu của
khách hàng.
Tính hữu hình: là hiện diện của điều kiện làm việc, trang thiết bị, con
người và các phương tiện thông tin.
Đây cũng chính là 5 chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch. Trong
các chỉ tiêu trên, có bốn chỉ tiêu mang tính vô hình, chỉ có 1 chỉ tiêu mang
tính hữu hình nên các nhà cung ứng du lịch thường coi chỉ tiêu hữu hình
chính là bản thông điệp gửi tới khách hàng.
Dịch vụ càng phức tạp và vô hình thì khách hàng sẽ càng tin vào các
yếu tố hữu hình. Môi trường vật chất xung quanh dịch vụ là phần chính yếu
phản ánh tính hữu hình của dịch vụ. Chẳng hạn môi trường xung quanh các
trang trí, yếu tố xã hội, phương tiện thông tin giá cả.
18
3.4. Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ
được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai. Nguồn nhân lực, theo
GS. Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước
hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó.
Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh trong trình độ kiến thức, kỹ năng
và thái độ của người lao động.
Nguồn nhân lực đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất
quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như của toàn thể xã hội.
Nguồn nhân lực, cùng với tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ đã trở thành
một trong những yếu tố cơ bản nhất cho sự phát triển.
Hoạt động du lịch là một hoạt động có những đặc thù riêng trong ngành
dịch vụ. Đối với hoạt động du lịch, đòi hỏi nguồn nhânlực phải đáp ứng được
các yêu cầu cơ bản sau:
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của ngành du lịch, sự hiểu
biết ngoại ngữ là vấn đề thiết yếu. Trong kinh doanh du lịch quốc tế, việc
thông thạo ít nhất một trong những ngoại ngữ thông dụng trong hoạt động du
lịch: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga... là rất cần thiết do yêu cầu
hàng ngày phải trực tiếp giao dịch với khách du lịch,đặc biệt là khách du lịch
quốc tế. Thiếu hiểu biết về ngoại ngữ sẽ là một trở ngại rất lớn, thậm chí làm
cho các chức danh trong lao động không thể hoàn thành được nhiệm vụ của
mình. Việc thông thạo ít nhất một trong các ngôn ngữ thông dụng quốc tế là
cần thiết không chỉ đối với ngành du lịch mà còn đối với tất cả các ngành kinh
tế trong giai đoạn hiện nay.
Trình độ hiểu biết về kinh tế, yêu cầu này có ý nghĩa rất quan trọng
đối với mọi chức danh trong hoạt động du lịch. Mỗi doanh nghiệp đều được
thành lập về tổ chức hoạt động với mục đích nhằm tăng nguồn thu, tăng lợi
19
nhuận. Trong công tác tổ chức kinh doanh và quản lý tồn tại hoàng loạt những
hoạt động có nội dung kinh tế đòi hỏi mọi chức danh lao động trong doanh
nghiệp được bồi dưỡng, đào tạo về trình độ nghề nghiệp chuyên môn và tư
duy kinh tế. Kiến thức về kinh tế có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc
tổ chức, thực hiện các quá trình thiết lập, cải tạo, duy trì, hiện đại hoá cơ sở
vật chất và công nghệ sản xuất kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp tổ chức
hoạt động có hiệu quả kinh tế cao nhất.
Sự hiểu biết về những vấn đề chính trị và xã hội và văn hoá, lịch sử
là một yêu cầu rất quan trọng. Khách du lịch thường có rất nhiều thắc mắc cần
hỏi đáp, vì thế nếu các chức danh trong ngành du lịch phải có những hiểu biết
nhất định để có thể thoả mãn nhu cầu về thông tin của họ.
Ngoài ra, đội ngũ lao động cần có tâm lý thoải mái, nhiệt tình, sẵn
sàng phục vụ du khách trong mọi điều kiện. Sự thân thiện và thái độ nhiệt tình
sẽ tạo tâm lý thoải mái với khách du lịch, giúp người làm du lịch có thể hoàn
thành tốt công việc.
3.5. Chất lượng cơ sở hạ tầng
Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp
quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và
xã hội hoá cao.
Do vậy hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng không chỉ bao
gồm các yếu tố của riêng ngành du lịch mà bao gồm cả các yếu tố của các
ngành khác được huy động vào hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ
du lịch thoả mãn nhu cầu của con người.
Cơ sở vật chất là một nguồn lực, một điều kiện không thể thiếu để phát
triển hoạt động kinh doanh của bất ký một ngành kinh tế nào, đặc biệt là
ngành kinh doanh du lịch. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định
doanh thu, lợi nhuận và sự lớn mạnh của doanh nghiệp.
20
Cơ sở vật chất được đầu tư tốt , đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển du lịch. Một trong những đặc trưng của ngành du lịch là chủ yếu sử
dụng sản phẩm của các ngành khác để tạo nên sản phẩm của mình. Trong đó,
sản phẩm của các ngành như xây dựng, giao thông vận tải chiếm vị trí chủ
yếu. Nhờ có sự tham gia đóng góp của những ngành kinh tế trên mà ngành du
lịch mới có thể có được những khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí,
các đội xe phục vụ nhu cầu đi lại của khách du lịch.
Nếu cơ sở vật chất hạ tầng và kỹ thuật yếu kém, không đồng bộ, không
có quy hoạch thì sẽ gây nên khó khăn cho du lịch, làm chậm bước phát triển
và ảnh hưởng đến sự phục nhu cầu thiết yếu của khách.
II. HỘI NHẬP VỀ DU LỊCH CỦA VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH
1. Hội nhập về du lịch của Việt Nam
1.1. Cam kết về dịch vụ du lịch của Việt Nam khi gia nhập WTO
Việc Việt Nam quyết định gia nhập WTO là một quyết định đúng đắn,
phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam và xu thế toàn cầu hoá
kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Sau khi trở thành thành viên
chính thức của Tổ chức thương mại thế giới, các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ du lịch của Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển.
Để gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam đã phải đưa
ra cam kết trong lĩnh vực dịch vụ. Nội dung của bản chào này bao gồm các
cam kết chung về 4 phương thức cung cấp dịch vụ và các cam kết cụ thể đối
với từng ngành và phân ngành dịch vụ.
21
Bảng 1: Mẫu cam kết của ngành dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan
Ngành và
Hạn chế
Hạn chế
Cam kết
phân ngành
tiếp cận thị trƣờng
đối xử quốc gia
bổ sung
A. Khách
(1) Không hạn chế
(1) Không hạn chế
B. Dịch vụ (1) không hạn chế
(1) không hạn chế
đại
(2) không hạn chế
sạn và nhà
hàng
lý
lữ (2) không hạn chế
hành và điều (3) không hạn chế, ngoại (3) không hạn chế,
hành tour
trừ các nhà cung cấp DV trừ hướng dẫn viên
nước ngoài được phép trong doanh nghiệp
cung cấp DV dưới hình có vốn đầu tư NN là
thức liên doanh với đối tác công dân Việt Nam.
Việt Nam mà không bị Được phép đưa khách
hạn chế phần vốn góp của vào du lịch Việt Nam.
phía NN.
(4) Chưa cam kết, trừ
(4) Chưa cam kết, trừ các các cam kết chung.
cam kết chung.
C. Dịch vụ
hướng dẫn
viên du lịch
D. Dịch vụ
khác
Nguồn: Tổng cục du lịch
Nội dung cam kết
- Diện cam kết: Việt Nam chỉ cam kết dịch vụ khách sạn và nhà hàng,
dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lich. Không cam kết dịch vụ
hướng dẫn viên du lịch.
22