1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Dịch vụ - Du lịch >

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.42 KB, 99 trang )


trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du

lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du

lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước.”

2. Định hƣớng và mục tiêu phát triển ngành du lịch giai đoạn đến năm

2010 tầm nhìn 2020

Định hướng tổng quát

Phương hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam đã được Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: “phát triển nhanh du lịch, đưa du lịch

trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng nước ta trở thành một trung

tâm thương mại du lịch có tầm cỡ trong khu vực”. Đảng ta cũng chỉ rõ: “tập

trung phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, cảnh quan môi trường, tạo sức hấp

dẫn đặc thù, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Nâng cao chất

lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế, đáo ứng

nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng, tạo công ăn việc làm cho xã hội,

góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp Công nghiệp

hoá - hiện đại hoá đất nước”.

Mục tiêu cụ thể

Phát triển du lịch nhanh và bền vững, đảm bảo thực hiện đúng quy

hoạch, bảo toàn được môi trường tự nhiên, giữ gìn được bản sắc văn hoá dân

tộc. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm xây dựng và duy trì hình ảnh của

quốc gia như một điểm đến hấp dẫn và an toàn trên thị trường. Phát triển du

lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp tích cực vào sự phát triển

kinh tế đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta thành một nước có

ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.

Từ nay đến năm 2010, ngành du lịch Việt Nam phấn đấu lượng khách

quốc tế mỗi năm tăng 10 - 20%, đạt 5,5 đến 6 triệu lượt người vào năm 2010;

khách nội địa tăng trung bình 15 - 20%/năm và đạt 25 triệu người vào năm



70



2010. Mục tiêu ngành du lịch thu hút được 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế

vào năm 2020.

Ngành du lịch phấn đấu đến năm 2010 thu nhập du lịch đạt 4 - 5 tỷ

USD, gấp hơn 2 lần so với năm 2005, đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát

triển về du lịch trong khu vực. Mục tiêu cho đến năm 2020 thu nhập du lịch

đạt 10 tỷ USD.

Về tổng sản phẩm du lịch (GDP): phấn đấu năm 2010 đạt 3 tỷ USD,

gấp 3,6 lần so với năm 2000. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch bình

quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15,6%.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở

lưu trú đảm bảo đến năm 2010 có 212.000 phòng khách sạn.

Phấn đấu đến năm 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián

tiếp cho ngành du lịch.

Phấn đấu đến năm 2020 thu hút 15 tỷ USD vốn đầu tư phát triển du lịch

Nhiệm vụ chủ yếu

- Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam, bảo

vệ tài nguyên môi trường du lịch.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Đẩy mạnh tuyên truyền và quảng bá về du lịch ra nước ngoài.

- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch.

- Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư vào ngành du lịch.

II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU

LỊCH VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ



1. Nhóm giải pháp đối với nhà nƣớc

1.1. Tăng cường hỗ trợ và khuyến khích phát triển du lịch như các ngành

xuất khẩu khác và đưa ra tầm nhìn dài hạn về đầu tư nhà nước vào phát

triển du lịch



71



Hiện nay, các chính sách của Chính phủ vẫn chưa có cách nhìn nhận và

đối xử với du lịch như một ngành xuất khẩu tại chỗ. Một ví dụ điển hình là

các dịch vụ du lịch vẫn có mức thuế giá trị gia tăng vào loại cao trong các

ngành trong khi một số ngành xuất khẩu khác lại được hoàn thuế giá trị gia

tăng đầu vào. Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, là ngành đóng góp tỷ

trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ Việt Nam. Vì thế nhà

nước cần phải có những chính sách ưu đãi đối với ngành du lịch, như hạ thuế

giá trị gia tăng để khuyến khích ngành du lịch phát triển.

Hoàn toàn không nên quan niệm đầu tư phát triển tài nguyên du lịch ở

đâu thì phải thu được tiền ở đó. Mục tiêu hàng đầu của khách du lịch là

thưởng ngoạn giá trị tinh thần tại các tài nguyên du lịch. Nhu cầu mua sắm

hay thậm chí là lưu trú, ăn uống chỉ là phương tiện hay thứ yếu để đạt được

mục đích chính. Một ví dụ điển hình là khi đầu tư đường xá, hạ tầng, các quán

trưng bày, các điểm, lớp hướng dẫn du khách cách làm gốm miễn phí tại Bát

Tràng có thể không đem lại nguồn thu trực tiếp cho người dân Bát Tràng

nhưng nó sẽ làm cho chuyến đi du lịch của khách thú vị hơn và người ta sẽ

đến Việt Nam nhiều hơn, tiêu dùng nhiều hơn. Hơn nữa đó cũng là cách

quảng bá tốt nhất cho sản phẩm gốm Bát Tràng. Nói tóm lại, lợi ích mà xã hội

thu được lớn hơn rất nhiều so với số tiền thu được trực tiếp tại Bát Tràng.

Chính vì vậy, nhà nước phải đầu tư chứ không thể phó thác cho dân cư địa

phương hay các doanh nghiệp tư nhân. Năm 2006, chương trình hành động

quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 – 2010 vừa được chính phủ phê duyệt và

đồng ý bố trí 121,1 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, trong đó năm 2006 là

trên 27,7 tỷ đồng; từ 2007 – 2010, căn cứ quy định của Luật ngân sách nhà

nước và dự toán kinh phí do Tổng cục du lịch lập, Bộ tài chính thẩm định và

bố trí theo tiến độ thực hiện.



72



1.2. Thu hút sự tham gia tích cực và hiệu quả của các doanh nghiệp du lịch

cũng như các thành phần khác vào quá trình xây dựng và triển khai kế

hoạch chiến lược phát triển du lịch

Trong quá trình xây dựng các chiến lược phát triển du lịch, Tổng cục

du lịch Việt Nam cần huy động tối đa sức mạnh trí tuệ của các doanh nghiệp

du lịch. Rất nhiều nhà lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch có đầy đủ năng lực

để đóng góp những ý kiến có giá trị. Ngoài ra, việc tham gia đóng góp ý kiến

và xây dựng các chiến lược phát triển du lịch của các doanh nghiệp du lịch là

rất quan trọng và cần thiết và quan trọng bởi vì họ là những người trực tiếp,

có vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các chính sách đó.

Cần tăng cường sự tham gia của tất cả những cá nhân tổ chức liên quan

hoặc quan tâm tới ngành du lịch vào quá trình hoạch định chính sách. Những

cá nhân hoặc tổ chức này có thể bao gồm khu vực tư nhân, các viện nghiên

cứu đào tạo, khách du lịch và người dân địa phương.

Đề nghị các tổ chức quốc tế như Tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng

Du lịch và Lữ hành Thế giới, và các tổ chức chuyên môn quốc tế khác và các

nhà tài trợ hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình hoạch định chính sách và xây dựng

chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch tổng thể quốc gia cũng như của từng

địa phương.

Thuê các chuyên gia tư vấn, các chuyên gia kỹ thuật thiết kế quy hoạch

phát triển du lịch tổng thể quốc gia và của từng vùng, địa phương.

Cải thiện khả năng đánh giá mức độ thỏa mãn của khách du lịch và tác

động của phát triển du lịch đối với dân cư để cung cấp thông tin cho các nhà

hoạch định chính sách.

1.3. Phát huy vai trò chủ chốt của Tổng cục du lịch trong quá trình phát

triển của ngành du lịch Việt Nam



73



Tổng cục Du lịch cần tổ chức, phối hợp các sự kiện quan trọng và tiến

hành các hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam, xây dựng hình ảnh

Việt Nam trở thành điểm đến đặc sắc trong khu vực.

Tổng cục Du lịch và các sở du lịch địa phương cần phối hợp chặt chẽ

với khu vực tư nhân để hỗ trợ và giám sát khu vực này đảm bảo chất lượng

cung ứng dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn do Tổng cục đề

ra. Các tiêu chuẩn hành nghề tốt nhất cần được khuyến khích áp dụng thông

qua các hiệp hội du lịch.

Kết quả Đánh giá chất lượng phục vụ của khách và các doanh nhân đối

với các doanh nghiệp du lịch, các đại lý du lịch, các khách sạn, nhà hàng, các

nhà cung cấp dịch vụ vận tải du lịch cần được công bố rộng rãi trên các trang

web của tổng cục để hướng dẫn khách du lịch lựa chọn người cung cấp. Danh

sách đen các doanh nghiệp hoạt động tồi, lừa dối khách hàng cần được thông

báo trên trang web để cảnh báo khách du lịch.

Thiết lập đường dây nóng để nhận phàn nàn của khách và thông báo

rộng rãi số điện thoại của các đường dây nóng này để khách có thể phản hồi

thông tin về các doanh nghiệp vi phạm. Thành lập đội phản ứng nhanh tại các

điểm du lịch chính để giải quyết các vấn đề về an ninh, an toàn và bảo vệ

quyền lợi của khách du lịch. Cảnh sát du lịch cần hành động nhanh chóng để

đảm bảo an ninh và an toàn cho khách trong trường hợp cần thiết. Các hiện

tượng quấy rối khách du lịch cần được loại bỏ.

Trong giai đoạn 2001-2005, Chính phủ đã sử dụng 2146 tỷ đồng để đầu

tư vào cơ sở hạ tầng hỗ trợ du lịch. Trong giai đoạn tới, Tổng cục du lịch cần

phối hợp với các bộ hữu quan để sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

một cách hiệu quả hơn nhằm hỗ trợ sự phát triển các cơ sở hạ tầng du lịch và

các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cả nước.

Các quy định, tiêu chuẩn, và chuẩn mực thực hành trong hoạt động du

lịch cần được nhanh chóng ban hành. Việc giám sát thực hiện các quy định và

74



tiêu chuẩn hành nghề phải được thực hiện chặt chẽ để đảm bảo chất lượng

cung ứng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách du lịch.

Những hoạt động phối hợp chung có thể thực hiện như giáo dục cộng

đồng nâng cao nhận thức xã hội về du lịch và bảo tồn di sản văn hoá thiên

nhiên, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng thông qua những hoạt động phục

vụ du lịch, các hoạt động xúc tiến tuyên truyền tới thị trường. Tổng cục du

lịch cần đóng vai trò tích cực và chủ đạo trong việc phê duyệt quy hoạch tổng

thể phát triển các khu du lịch và đóng góp ý kiến cho quy hoạch cụ thể của

từng khu. Nếu không có quy hoạch tổng thể sẽ dẫn đến hao phí nguồn lực và

triệt tiêu tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch.

1.4. Nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất

kỹ thuật du lịch

Cơ sở hạ tầng để cải thiện khả năng tiếp cận các địa điểm hấp dẫn du

lịch cần được ưu tiên phát triển. Phát triển cơ sở hạ tầng không chỉ phục vụ

khách du lịch mà còn phục vụ cả cư dân địa phương. Khả năng tiếp cận các

điểm du lịch bằng đường không, đường bộ, đường sắt và đường thủy từ các

nước lân cận, đặc biệt là từ Trung Quốc cần được cải thiện để hấp dẫn khách

du lịch có chiều hướng gia tăng từ các thị trường này.

Điều kiện giao thông đường bộ cần được cải thiện. Các biển hiệu có

hướng dẫn trái ngược nhau cần được dỡ bỏ. Việc áp dụng hạn chế tốc độ trên

các đường quốc lộ cần được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu điều kiện giao

thông thực tế để vừa đảm bảo an toàn giao thông cho khách vừa đảm bảo tốc

độ hành trình giữa các điểm du lịch. Cần nỗ lực để giảm thời gian khách du

lịch phải sử dụng để di chuyển giữa các điểm du lịch khác nhau nhằm làm

tăng thời gian khách du lịch có thể sử dụng tại điểm hấp dẫn du lịch.



75



Dịch vụ đường sắt cần phải được nâng cấp đạt tiêu chuẩn khu vực và

cần phải trở thành phương tiện di chuyển hiệu quả thuận tiện giữa các điểm

du lịch có khoảng cách ngắn và vừa.

Đường hàng không cần cung cấp nhiều hơn các chuyến bay thẳng tới

các thị trường mục tiêu để có thể giảm chi phí đi từ nước gửi khách tới các địa

điểm du lịch chính là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Dịch vụ

hàng không nội địa cần phải trở thành phương tiện di chuyển nhanh chóng

thuận tiện giữa các vùng có khoảng cách vừa và xa. Nên cho phép các hãng

hàng không quốc tế bay chuyến bay nối chuyến nội địa giữa các sân bay để

đón khách khi bay ra khỏi Việt Nam, và trả khách khi bay vào Việt Nam.

Các cơ sở vật chất kỹ thuật và tài nguyên du lịch cần phải được phát

triển theo quy hoạch tổng thể. Những quy hoạch tổng thể này phải được thiết

kế để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và dân cư tại thời điểm hiện tại

nhưng không được làm ảnh hưởng tới lợi ích của thế hệ mai sau. Để tạo lập

một môi trường thuận lợi hơn cho phát triển sản phẩm du lịch cần phối hợp

quản lý tài nguyên du lịch và khuyến khích phát triển sản phẩm mới. Du lịch

Việt Nam một mặt phải bảo tồn các di sản văn hoá thiên nhiên nhằm phát

triển du lịch bền vững. Mặt khác, cần tiếp tục xây dựng hệ thống các tài

nguyên du lịch nhân tạo mới, các khu vui chơi giải trí tạo điều kiện cho khách

du lịch luôn có những hoạt động phong phú và đa dạng trong suốt thời gian

lưu lại tại Việt Nam.

Ngành du lịch Việt Nam cần tập trung nguồn lực thực hiện quy hoạch

các khu du lịch nghỉ biển trọng điểm sau đây tại phía Nam :





Phú Quốc







Mũi Né (Phan Thiết)







Cam Ranh - Văn Phong - Nha Trang (Khánh Hoà)







Mỹ Khê - Non nước (Đà Nẵng)







Lăng Cô (Thừa Thiên Huế)

76



Đây là những khu tài nguyên du lịch biển hết sức quý giá, nếu được

đầu tư đúng hướng có thể sẽ tạo ra một sự phát triển có tính đột phá của du

lịch Việt Nam. Do tình hình quốc tế có nhiều biến động, thời điểm hiện nay

đang là cơ hội tốt để thu hút các nguồn lực đầu tư vào các khu vực này. Ví dụ

như Mũi Né hoàn toàn có thể thay thế khu Bali (Inodesia). Những khu vực

nghỉ biển này cũng sẽ là những cực nam châm thu hút thị trường khách du

lịch Trung Quốc và Nhật bản.

Mặc dù rất phong phú tài nguyên thiên nhiên cho du lịch biển, sức hấp

dẫn của các khu du lịch biển hiện nay là rất thấp. Kết quả điều tra cho thấy chỉ

khoảng 20% số người được hỏi cho rằng các bãi biển và khu nghỉ biển ở Việt

Nam có sức thu hút mạnh mẽ đối với họ.

1.5. Tăng cường hoạt động thông tin du lịch

Tăng cường hệ thống thông tin du lịch (TMIS), cung cấp nguồn dữ liệu

hỗ trợ các doanh nghiệp và tổ chức du lịch trong hoạt động kinh doanh, đặc

biệt là trong các hoạt động thị trường. Không có được thông tin cần thiết, mọi

quyết định marketing của các doanh nghiệp sẽ giống như người đi dò bước

trong bóng tối. Hiện nay, Tổng cục du lịch có hai đơn vị thực hiện các hoạt

động thu thập, xử lý và cung cấp thông tin là Viện Nghiên cứu Phát triển Du

lịch (ITDR) và Trung tâm Công nghệ Thông tin (TITC). Trước hết cần thống

nhất hoạt động thông tin của hai đơn vị này, kết hợp với những nguồn thông

tin của các đơn vị khác thuộc Tổng cục du lịch để xây dựng một cơ sở dữ liệu

chung của cả ngành du lịch. Có thể giao cho một đơn vị (ITDR hoặc TITC)

chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho cả

ngành. Những bộ phận chính của cơ sở dữ liệu này bao gồm:





Thống kê về du lịch quốc tế đến Việt Nam, du lịch nội địa, du



lịch Việt Nam ra nước ngoài





Thông tin và thống kê về hệ thống cơ sở lưu trú



77







Thông tin về khách du lịch: chi tiêu, động cơ đi du lịch, đặc điểm



và mức độ thoả mãn của họ.





Thông tin về hệ thống các tài nguyên du lịch, các tuyến điểm du lịch.







Thông tin và thống kê về các nhà cung cấp dịch vụ du lịch (ngoài



lưu trú) như các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, hàng không, v.v.

Các bộ phận của hệ thông thông tin này có thể được hình thành dần qua

thời gian. Một trong những vấn đề cốt lõi là cập nhật hệ thống thông tin này.

Chính vì vậy, một công việc cần làm ngay là xây dựng một cơ chế cung cấp,

thu thập và xử lý thông tin trong nội bộ ngành du lịch. Cơ chế này cần phải

nêu rõ được những nội dung sau:





Trách nhiệm của các doanh nghiệp (lữ hành, khách sạn) trong



việc cung cấp thông tin cho Tổng cục du lịch (các sở du lịch hay trực tiếp cho

đơn vị chịu trách nhiệm của Tổng cục du lịch) về số lượng khách, đặc điểm

của khách (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, v.v), mức chi tiêu, v.v.





Trách nhiệm của đơn vị (do Tổng cục du lịch chỉ định) tiến hành



điều tra khảo sát thường xuyên (hàng năm) về thị trường du lịch quốc tế đến

Việt Nam, du lịch nội địa, du lịch Việt Nam đi nước ngoài





Trách nhiệm của đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống thông tin (cập



nhật thông tin)





Chế độ bảo mật thông tin (người cung cấp)







Quyền lợi của các doanh nghiệp và tổ chức trong sử dụng cơ sở



dữ liệu chung

1.6. Phát triển hoạt động Marketing quảng bá du lịch

Tổ chức các buổi lễ hội quảng bá du lịch tại các điểm hấp dẫn du lịch;

tổ chức các lễ hội truyền thông, các buổi biểu diễn nghệ thuật địa phương và

coi đó là một phần cuộc sống, một hoạt động thường nhật tại các điểm hấp



78



dẫn khách du lịch; giữ gìn và bảo tồn các phong tục tập quán truyền thông tại

các địa phương trên cả nước để thu hút khách du lịch.

Xuất bản sách hướng dẫn du lịch và các tờ rơi quảng cáo hướng dẫn du

lịch cho các thành phố chính và các điểm hấp dẫn khách du lịch. Xây dựng hệ

thống bản đồ các thành phố chính để giúp khách du lịch độc lập lên kế hoạch

và xây dựng hành trình du lịch cho mình tại nhà. Các bản đồ này có thể được

đặt trên các trang web của Tổng cục Du lịch.

Cần xây dựng và định vị hình ảnh du lịch Việt Nam trong khu vực và

trên thế giới thông qua phát triển sản phẩm, kiểm tra chất lượng dịch vụ du

lịch, sự thoả mãn của khách du lịch, và các hoạt động marketing quảng bá

hình ảnh.

Thuê chuyên gia thiết kế các chiến dịch quảng bá du lịch, các chương

trình quảng cáo, các buổi giới thiệu du lịch, khẩu hiệu, băng rôn để có thể tiến

hành quảng cáo một cách chuyên nghiệp hấp dẫn.

Các chương trình quảng cáo cần được quảng cáo rộng rãi trên các

chương trình tivi có nhiều người xem trên khắp thế giới, trên các báo, tạp chí

nổi tiếng của thế giới. ở một số thị trường mục tiêu, hoạt động quảng bá cần

được địa phương hóa và thực hiện bằng tiếng bản địa.

Các hoạt động quảng bá cần được thực hiện thông qua nhiều kênh khác

nhau. Các công ty du lịch, các đại lý du lịch, Hệ thống phân phối du lịch toàn

cầu GDS, các tạp chí nổi tiếng, và truyền miệng là một số kênh hiệu quả đề

cung cấp thông tin về điểm đến du lịch.

Thiết lập các phòng hướng dẫn du lịch tại các sân bay, cửa khẩu chính,

các trung tâm thành phố, và tại các điểm hấp dẫn khách du lịch chính. Xây

dựng bảng biển, hướng dẫn khách du lịch bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, ít

nhất là bằng tiếng Việt cộng với tiếng Anh.

1.7. Phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hoá cao



79



Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lược của

mọi quốc gia. Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là

vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch,

nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lich, góp phần nhanh chóng đưa

du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nguồn nhân lực phải

được phát triển một cách có hệ thống cả về số lượng và chất lượng.

Cần tăng cường quản lý nhà nước trong đào tạo và xây dựng năng lực.

Cần xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng hành nghề, hệ thống cấp và

thừa nhận chứng chỉ đạt tiêu chuẩn kỹ năng hành nghề trong các hoạt động

cung ứng dịch vụ của ngành du lịch.

Nhà nước cần phát triển hệ thống mạng lưới các trường đào tạo du lịch,

hỗ trợ các trường đào tạo du lịch xây dựng giáo trình, đào tạo giảng viên đạt

chất lượng và trình độ giảng dạy có khả năng tạo ra một lực lượng lao động

có trình độ chuyên nghiệp đạt chất lượng khu vực.

Đào tạo kỹ năng ngoại ngữ cho nhân viên phục vụ du lịch, đặc biệt là

hướng dẫn viên du lịch. Bên cạnh các ngôn ngữ phổ biến như Anh, Pháp, và

Trung Quốc, cần đào tạo hướng dẫn viên du lịch có khả năng hướng dẫn bằng

một số ngoại ngữ hiếm khác như Đức, Nhật, Tây Ban Nha, và tiếng Hàn.

Cần ứng dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy và phát triển nguồn

nhân lực, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin.

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực trong lĩnh vực đào tạo

phát triển nguồn nhân lực. Đề nghị các nhà tài trợ hỗ trợ phát triển nguồn

nhân lực cho ngành du lịch

1.8. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Cơ sở hạ tầng của Việt Nam nói chung và trong ngành du lịch nói riêng

đều rất thiếu và yếu so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân quan trọng

là do kinh phí để đầu tư của Việt Nam là rất thiếu. Không còn cách nào khác



80



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

×