Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.42 KB, 99 trang )
quốc tế đã lên tới con số 3,47 triệu người và lượng khách du lịch nội địa
đã tăng lên 15 triệu người. Đến năm 2006 số lượng khách quốc tế đã là
gần 3,6 triệu người và chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2007 số lượng
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã đạt 3,478 triệu lượt, tức là tăng hơn
17,8% so với cùng kỳ năm 2006.
Bảng 2: Thị phần và biến động về lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
trong giai đoạn 1990 – 2006
Năm
Lƣợng khách
Thị phần (%)
Biến động (%)
(nghìn ngƣời)
1990
250
0,05
1995
1351
0,24
40,1
1996
1607
0,27
18,9
1997
1716
0,28
6,8
1998
1520
0,24
-11,4
1999
1781
0,27
17,2
2000
2140
0,30
20,2
2001
2330
0,33
8,9
2002
2630
0,37
12,8
2003
2430
0,34
-7,6
2004
2900
0,38
19,3
2005
3468
0,43
19,6
2006
3583
0,43
3,3
Nguồn: Tổng cục du lịch
Trong giai đoạn 1990 – 1995, ngành du lịch chứng kiến sự tăng trưởng
nhanh của dòng khách quốc tế đến Việt Nam. Đây là thời điểm các nhà đầu tư
nước ngoài ồ ạt vào tìm hiểu thị trường Việt Nam sau khi thực hiện chính
sách mở cửa, nới rộng các chính sach về đầu tư nước ngoài... cũng như việc
43
đơn giản hoá các thủ tục tạo điều kiện dễ dàng cho người Việt Nam định cư ở
nước ngoài về thăm quê hương.
Giai đoạn sau (1996 – 1999), thị trường du lịch quốc tế của Việt
Nam có nhiều biến động, tốc độ tăng trưởng thấp, đặc biệt năm 1998, số
lượng khách du lịch quốc tế giảm 0,2 triệu lượt người, tương đương giảm
11,4 %. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của những khó khăn về kinh tế
trong khu vực và đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á diễn ra
vào năm 1997. Nhưng ngay sau đó, du lịch Việt Nam đã dần phục hồi.
Tới năm 2002, du lịch Việt Nam được coi là điểm sáng trong phát triển
kinh tế đất nước. Bất chấp nguy cơ khủng bố quốc tế diễn ra nhiều nơi,
dòng khách quốc tế đến Việt Nam – một điểm đến an toàn và thân thiện,
ngày một đông. Ngay cả số khách Mỹ – một quốc gia đang bị đe doạ
khủng bố nặng nề – vẫn gia tăng mạnh (10,5%). Đáng chú ý là số khách
quốc tế đến Việt Nam với mục đích du lịch năm 2002 đã lên đến gần 1,5
triệu người, tăng 18,8% so với năm 2001.
Cuộc chiến tranh Iraq do liên quân Mỹ – Anh phát động và đại dịch
SARS bất ngờ ấp đến đã làm cho ngành du lịch Việt Nam bị thiệt hại nặng nề.
Đây là những nguyên nhân chính làm cho số lượng khách du lịch quốc tế tới
Việt Nam giảm 7,6% so với năm 2002. Tuy nhiên, với các đợt quảng bá lớn
và tổ chức thành công các sự kiện văn hoá trọng đại như: Năm du lịch Hạ
Long, Năm du lịch Sea Games, 100 năm Sapa, Liên hoan du lịch quốc tế hà
Nội 2003, Diễn đàn du lịch Mêkông lần thứ VIII... Việt Nam cũng đã nỗ lực
hết sức để khuyến khích du khách trở lại với đất nước mình. Lượng khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam đã bắt đầu tăng mạnh kể từ năm 2004. Đây là một
thành công rất thuyết phục của Ngành du lịch Việt Nam trong thời điểm mà
du lịch thế giới có những dấu hiệu ảm đạm.
Xét về quốc gia gửi khách, hay là thị trường xuất khẩu dịch vụ du lịch
của Việt Nam, có thể nói các thị trường nổi bật là Đài Loan, Nhật Bản, Pháp,
44
Mỹ, Anh, Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc. Tuy nhiên trong những năm
gần đây, thị phần của thị trường Nhật, Pháp, Anh, Hồng Kông...đã giảm
xuống, còn thị phần của Mỹ, Trung Quốc lại tăng lên (thị phần của Trung
Quốc tăng từ 1,4% năm 1993 lên 27,6% năm 2002, Mỹ tương ứng là 4% lên
9,9%). Nguyên nhân là do cơ chế đi lại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã
thông thoáng hơn, quan hệ Việt Mỹ được cải thiện đáng kể khiến thị phần của
hai thị trường này tăng lên.
Tính đến tháng 9/2007 thì trong số du khách quốc tế đến Việt Nam, dẫn
đầu là các khách du lịch từ Trung Quốc, sau đó là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Đài Loan.
Nếu xét về số lượng khách du lịch quốc tế thì thị phần khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam so với tổng số lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới
là rất nhỏ, không đáng kể. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể lạc quan tin tưởng
vào sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam khi trong giai đoạn 1990 –
2006, thị phần khách du lịch quốc tế đến Việt Nam so với tổng số lượng
khách du lịch quốc tế trên thế giới đã tăng vượt bậc từ 0,05% (1990) lên
0,43% (2006). So với năm 1990, lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm
2006 đã tăng lên hơn 14 lần.
2. Đánh giá về giá cả của dịch vụ du lịch
Hiện nay, môi trường cạnh tranh trong ngành du lịch chủ yếu vẫn là
cạnh tranh về giá. Dựa trên kết quả nghiên cứu của WTTC, có thể đánh giá
năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam so với một số đối thủ trong khu vực
về giá như sau:
45
Bảng 3: Đánh giá năng lực cạnh tranh về giá của ngành du lịch Việt
Nam
Tên nƣớc
Giá cả
Singapore
23,07
Malaixia
74,86
Thái Lan
83,12
Indonexia
65,46
Philippines
67,13
Việt Nam
84,75
Lào
57,51,
Campuchia
84,91
Nguồn: WTTC
Ghi chú:
1,00
- cạnh tranh kém nhất
100,00
- cạnh tranh tốt nhất
Na
- dữ liệu không có sẵn
Với thang điểm đã được đánh giá như trên, chúng ta có thể thấy rằng:
Việt Nam có năng lực cạnh tranh về giá. Trong 8 nước trên thì khả năng
cạnh tranh về giá của Việt Nam đứng thứ 2 chỉ sau Campuchia. Gần một nửa
(49%) số du khách quốc tế nêu lý do của quyết định chọn Việt Nam là điểm
đến nghỉ ngơi trong tương lai gần là giá cả hàng hóa và dịch vụ thấp.
Tuy nhiên, tình trạng nâng giá vô tội vạ xảy ra tại các điểm du lịch vào
mùa cao điểm, hay tại đối với các dịch vụ ăn uống và giải trí đã tạo ra những
ấn tượng rất không tốt đối với khách du lịch. Ngoài ra, khách du lịch quốc tế
còn phải đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử về giá giữa khách nội địa và
khách quốc tế.
46