1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Dịch vụ - Du lịch >

II. NHỮNG LỢI THẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN NHANH DU LỊCH CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.42 KB, 99 trang )


Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, kinh tế và chính trị.

Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa

vừa thông rộng với đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường

biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Đây là tiền đề

rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch quốc tế.

Nước ta có chế độ chính trị ổn định, có nguồn nhân lực dồi dào, dân tộc

Việt Nam thông minh, cần cù, mến khách là những yếu tố quan trọng đảm

bảo cho du lịch phát triển.

Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Việt Nam phong phú và

đa dạng. Các đặc điểm đa dạng về cấu trúc địa hình biển và hải đảo, đồng

bằng, đồi núi, cao nguyên đã tạo cho lãnh thổ Việt Nam sự đa dạng và phong

phú về cảnh quan và các hệ sinh thái có giá trị cho phát triển nhiều loại hình

du lịch, đặc biệt là các hệ sinh thái biển - đảo, hệ sinh thái sông, hồ, hệ sinh

thái rừng, hang động.

Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài đứng thứ 27 trong 156 quốc gia có

biển trên thế giới và là nước ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Đường bờ

biển Việt Nam trải dài trên 3.260 km qua 15 vĩ độ với 125 bãi biển có các

điều kiện thuận lợi cho họat động nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí,

trong đó có nhiều bãi biển hấp dẫn như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An,

Lăng Cô, Non Nước, Văn Phong - Đại Lãnh, Nha Trang, Phan Thiết, Long

Hải, Vũng Tàu, Hà Tiên... Đặc điểm hình thái địa hình vùng ven biển tạo ra

nhiều vịnh đẹp có tiềm năng phát triển du lịch lớn như Vịnh Hạ Long, vịnh

Văn Phong, Vịnh Cam Ranh... Trong đó vịnh Hạ Long đã được UNESCO

công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Trong tổng số hơn 2.700 đảo lớn nhỏ

ven bờ, nhiều đảo như Cái Bầu, Cát Bà, Tuần Châu, Cù Lao Chàm, Phú Quý,

Côn Đảo, Phú Quốc... với hệ sinh thái phong phú, cảnh quan đẹp, là nơi có

điều kiện hình thành các khu, điểm du lịch hấp dẫn.



40



Với khoảng 50.000 km2 địa hình karst, Việt Nam được xem là nước có

tiềm năng du lịch hang động, thác, ghềnh to lớn, trong đó có hơn 200 hang

động đã được phát hiện, điển hình là động Phong Nha với chiều dài gần 8 km,

được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

(Địa hình karst là địa hình của các kiểu phân rã đặc trưng thông thường được

đánh dấu bởi các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đất. Đây là

các khu vực mà ở đó nền đá có lớp bị hoà tan hoặc các lớp, thông thường

(nhưng không phải là luôn luôn) là đá cacbonat chẳng hạn như đá vôi hay

đôlômit. Trong những chỗ như thế có rất ít hoặc thậm chí không có hệ thống

thoát nước trên bề mặt).

Nguồn nước khoáng ở nước ta phong phú và có ý nghĩa to lớn đối với

sự phát triển du lịch. Đến nay đã phát hiện được hơn 400 nguồn nước khoáng

tự nhiên với nhiệt độ từ 27 độ đến 105 độ C. Thành phần hóa học của nước

khoáng rất đa dạng, từ bicabonat natri đến clorua natri với độ khoáng hóa cao

có giá trị đối với du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh.

Việt Nam có hệ sinh thái động – thực vật rừng đa dạng. Tính đến nay,

cả nước đã có 107 rừng đặc dụng trong đó có 16 vườn quốc gia, 55 khu bảo

tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa – lịch sử – môi trường với tổng diện

tích là 2.092.466 ha. Đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái quý giá, nơi

bảo tồn khoảng 12.000 loài thực vật, gần 7.000 loài động vật với nhiều loại

đặc hữu và quí hiếm, trong đó có vườn quốc gia Ba Bể với hồ thiên nhiên

được đánh giá vào loại lớn trên thế giới đang được đề nghị UNESCO công

nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam phong phú với lịch sử hàng

nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong số khoảng 40.000 di tích có hơn

2.5000 di tich được Nhà nước chính thức xếp hạng. Tiêu biểu là quần thể di

tích triều Nguyễn ở cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn đã được

UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

41



Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nhiều nghề thủ công

truyền thống với kỹ năng đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những

nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực được hòa quyện, đan xen trên nền

kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương Đông, đã tạo cho Du lịch Việt

Nam có nhiều điều kiện khai thác thế mạnh về du lịch văn hóa – lịch sử.

Nhìn chung, tài nguyên du lịch Việt Nam vừa phân bố tương đối đồng

đều trong toànn quốc, vừa tập trung thành từng cụm gần các đô thị lớn, các

trục giao thông quan trọng thuận tiện cho việc tổ chức khai thác, hình thành

các tuyến du lịch bổ sung cho nhau giữa các vùng, có giá trị sử dụng cho mục

đích du lịch và sức hấp dẫn khách cao.

Các di sản của Việt Nam đƣợc UNESCO công nhận

 Quần thể di tích cố đô Huế, năm 1993 là di sản văn hoá thế giới

 Nhã nhạc cung đình Huế, năm 2003 là kiệt tác văn hoá vi vật thể và

truyền khẩu nhân loại

 Vịnh Hạ Long, được công nhận 2 lần, năm 1994 là di sản thiên nhiên

thế giới và năm 2000 là di sản địa chất thế giới.

 Phố cổ Hội An, năm 1999 là di sản văn hoá thế giới.

 Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999 là di sản văn hoá thế giới.

 Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, năm 2003 là di sản thiên nhiên

thế giới.

 Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, năm 2005 là kiệt tác

truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

III. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM



1. Đánh giá thị phần của ngành du lịch Việt Nam

Du lịch được đánh giá là một trong những ngành có tốc độ tăng

trưởng cao. Nếu năm 1990, Việt Nam mới chỉ đón 250 nghìn lượt khách

quốc tế và 1 triệu lượt khách trong nước thì đến năm 2005, số lượt khách



42



quốc tế đã lên tới con số 3,47 triệu người và lượng khách du lịch nội địa

đã tăng lên 15 triệu người. Đến năm 2006 số lượng khách quốc tế đã là

gần 3,6 triệu người và chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2007 số lượng

khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã đạt 3,478 triệu lượt, tức là tăng hơn

17,8% so với cùng kỳ năm 2006.

Bảng 2: Thị phần và biến động về lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

trong giai đoạn 1990 – 2006

Năm



Lƣợng khách



Thị phần (%)



Biến động (%)



(nghìn ngƣời)

1990



250



0,05



1995



1351



0,24



40,1



1996



1607



0,27



18,9



1997



1716



0,28



6,8



1998



1520



0,24



-11,4



1999



1781



0,27



17,2



2000



2140



0,30



20,2



2001



2330



0,33



8,9



2002



2630



0,37



12,8



2003



2430



0,34



-7,6



2004



2900



0,38



19,3



2005



3468



0,43



19,6



2006



3583



0,43



3,3



Nguồn: Tổng cục du lịch

Trong giai đoạn 1990 – 1995, ngành du lịch chứng kiến sự tăng trưởng

nhanh của dòng khách quốc tế đến Việt Nam. Đây là thời điểm các nhà đầu tư

nước ngoài ồ ạt vào tìm hiểu thị trường Việt Nam sau khi thực hiện chính

sách mở cửa, nới rộng các chính sach về đầu tư nước ngoài... cũng như việc



43



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

×