Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 420 trang )
xây dựng xong hoàn toàn. Trong cơ chế thị trờng, với các dự án và gói thầu xây lắp
khi thực hiện theo hình thức chỉ định thầu hay tổ chức đấu thầu đều có quy định rõ
phơng thức tạm ứng vốn và thanh toán. Ví dụ, nếu áp dụng hình thức chỉ định thầu thì
việc thanh toán vốn đầu t căn cứ theo giá trị khối lợng thực hiện đợc nghiệm thu
hàng tháng theo hợp đồng đã ký kết.
2. Giá cả bộ phận đợc định sẵn nhng mang tính cá biệt và phụ thuộc vào
các điều kiện xây dựng
Giá của từng bộ phận công trình có thể rất khác nhau do sản phẩm xây dựng công
trình là cố định với nền móng phức tạp, công nghệ thi công đa dạng... Mức giá vật liệu,
nhân công, máy thi công cho từng loại công tác xây lắp trong đơn giá cần phải xác
định theo từng vùng khu vực, địa phơng nơi xây dựng công trình cho thích hợp.
3. Cung cầu xây dựng là một quá trình đơn lẻ xẩy ra chủ yếu thông qua đấu
thầu và sự quen biết các khách hàng.
Quan hệ cung cầu trong xây dựng trên thực tế là một quá trình chứ không phải là
một hành vi đơn giản nh mua bán hàng hoá thông thờng trên thị trờng. Quá trình
hình thành giá xây dựng công trình thờng kéo dài, kể từ khi đấu thầu đến khi kết thúc
xây dựng và bàn giao thanh toán công trình.
Quá trình hình thành giá đợc quyết định chủ yếu khi đấu thầu và hợp đồng đợc
ký kết. Đây là một quá trình đợc thực hiện thông qua các điều chỉnh và đàm phán giữa
bên giao thầu và các nhà thầu. Đặc điểm giá xây dựng là giá cả của quá trình mua bán
đợc hình thành ngay từ đầu trớc khi sản phẩm công trình đợc tạo dựng nên.
4. Giá cả phụ thuộc vào các điều kiện, yêu cầu cụ thể của khách hàng và sự
cạnh tranh, kinh doanh nói chung ít rủi ro.
Sản xuất kinh doanh xây dựng là sản xuất có tính chất đơn chiếc theo từng đơn đặt
hàng và chủ yếu thông qua đấu thầu hay chỉ định thầu. Chủ công trình là ngời có quyền
đặt ra các yêu cầu và điều kiện xây dựng các toà nhà và chính họ sẽ là ngời quyết định
cuối cùng về giá cả và cả phơng thức xây dựng công trình. Công trình nằm trên đất
của ông chủ nên nhà thầu chỉ có thể là không chấp nhận hoặc đồng ý nhận làm xây
dựng công trình.
Quy luật cạnh tranh trong xây dựng thông qua đấu thầu là hình thức cạnh tranh gay
gắt chủ yếu giữa các nhà thầu. Cạnh tranh đã làm cho giá bán bị ép dần xuống và đẩy giá
bán về gần giá thành và kết quả cuối cùng sẽ đem lại lợi ích cho chủ đầu t xây dựng
công trình (ngời sở hữu vốn, ngời quản lý và sử dụng vốn, ngời mua).
Sản xuất xây dựng khác với các ngành sản xuất khác ở chỗ: Bản thân sản phẩm công
trình xây dựng bao giờ cũng bán đợc cho Chủ đầu t vì sản phẩm xây dựng không thể
lu kho đợc và sản xuất không cho phép có phế phẩm. Chính vì vậy, việc định giá công
trình cần phải tính luôn phần thuế và lãi ngay từ đầu.
Xét về khía cạnh kinh doanh trong cơ chế thị trờng cho thấy: Muốn có lãi nhiều thì
phải chấp nhận mạo hiểm và rủi ro. Trong kinh doanh xây dựng ít rủi ro hơn, nên các
234
doanh nghiệp xây dựng thờng chấp nhận lãi suất thấp. Có thể khẳng định rằng, giá bán
sản phẩm xây dựng nói chung không bị lỗ và cầm chắc là có lãi, vì lãi đã đợc tính
trớc vào giá bán.
5. Giá cả đợc xác lập theo quá trình đầu t và theo trình tự các bớc thiết kế
trên nguyên tắc khống chế, chính xác dần giá cả.
Giá cả xây dựng đợc xác lập nhiều lần theo trình tự đầu t xây dựng và thiết kế.
Giá xây dựng công trình đợc biểu thị lần lợt bằng các tên gọi khác nhau, đợc tính
toán theo các quy định cụ thể khác nhau và đợc sử dụng với các mục đích khác nhau
nh: Sơ bộ tổng mức đầu t, tổng mức đầu t GTMĐT, tổng dự toán xây dựng công trình
GTDT, giá trị dự toán xây dựng công trình giá trúng thầu, giá thanh quyết toán công
trình GTQT... Đây là các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc quản
lý vốn và hạch toán sản xuất kinh doanh xây dựng. Về nguyên tắc, việc xác định các
chỉ tiêu này ngày càng đợc xác định chính xác hơn theo các giai đoạn đầu t xây
dựng và bắt buộc chi phí ở giai đoạn sau phấn đấu phải nhỏ hơn giai đoạn trớc.
GTDT
GTQT
(7.1)
GTMĐT >
Lập DA
Thiết kế
Nghiệm thu, quyết toán
Để đảm bảo nguyên tắc khống chế trên, khi lập GTMĐT và GTDT cho phép tính thêm
khoản mục về chi phí dự phòng là 10%.
GDP = 0,1 (GXL + GTB + GKK)
Trong đó: GXL, GTB, GKK tơng ứng là khoản mục chi phí về xây lắp (xây dựng),
thiết bị, chi phí khác.
Sự chênh lệch về giá trị dự toán GTDT cho phép sai lệch 10% so với tổng các chi phí
xay lắp, thiết bị, chi phí khác của công trình ở giai đoạn tiền khả thi hoặc nghiên cứu
khả thi, còn dự toán thiết kế ở bớc trớc và bớc sau chỉ nên chênh khoảng 5% (thiết
kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công).
6. Việc quản lý Nhà nớc về giá và hình thành giá với công trình xây dựng sử
dụng vốn Nhà nớc là rất quan trọng và tơng đối lớn.
Trong nền kinh tế thị trờng, Nhà nớc sẽ là nhân vật quan trọng trong việc hình
thành giá cả. ở nớc ta hiện nay, vai trò của nhà nớc trong quản lý giá xây dựng nói
chung còn tơng đối lớn, nguyên do là phần lớn các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật hiện nay là nhờ vào nguồn vốn của Nhà nớc. Trong trờng hợp với công trình
xây dựng mà chủ đầu t là nớc ngoài, Nhà nớc cần phải có sự can thiệp vào giá xây
dựng công trình để tránh gây thiệt hại chung cho đất nớc.
Nhà nớc thực hiện quản lý chi phí xây dựng thông qua việc ban hành các chế độ
chính sách, các nguyên tắc và phơng pháp lập đơn giá, dự toán; xây dựng các định
mức kinh tế- kỹ thuật, chỉ tiêu suất vốn đầu t để xác định tổng mức đầu t của dự án;
quy định các phơng pháp lập tổng dự toán, dự toán (khảo sát, xây lắp...)
Qua phân tích ở trên cho thấy: Giá cả trong xây dựng có nét đặc thù riêng do các
đặc điểm về sản phẩm, tính chất sản suất và quan hệ cung cầu trong xây dựng, tuy
235
nhiên việc xác lập giá cả vẫn có những nét chung giống nh các ngành khác. Đó là giá
cả một phạm trù kinh tế đã đợc nghiên cứu trong các bộ môn kinh tế công nghiệp,
kinh tế học và kinh tế học chính trị.
7.1.2. Nguyên tắc cơ bản xác định giá của công trình xây dựng
- Theo kinh tế học chính trị việc định giá đã đợc phân tích nghiên cứu theo ba
khái niệm là giá thành (Z), giá trị (G) và giá cả.
Giá thành của một sản phẩm hàng hoá chính là chi phí cần thiết để tạo nên sản
phẩm, bao gồm toàn bộ các chi phí xã hội cho sản xuất của doanh nghiệp và đợc biểu
hiện dới hình thức tiền tệ. Phần chi phí xã hội này là tổng cộng phần hao phí lao động
quá khứ V và hao phí lao động sống phần dành cho mình C (lao động vật hóa và lao
động sống của con ngời).
Giá trị G = Giá thành (Z) + Lao động thặng d (m)
(7.2)
Giá thành Z = V + C
Giá trị sản phẩm hàng hoá đợc tính toán dựa trên giá thành. Giá trị là toàn bộ
lao động xã hội của ngời sản xuất đợc thể hiện trong hàng hoá đó. Nó đợc đo
bằng hao phí lao động xã hội trung bình cần thiết để tạo nên sản phẩm.
Giá cả chính là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, tuy nhiên giá cả không bao giờ
khớp với giá trị, vì trên thực tế giá cả mua bán có thể chênh lệch so với giá trị về hớng
này hay hớng khác.
- Trong xây dựng, giá trị công tác xây lắp là toàn bộ các chi phí lao động xã hội
để sản xuất và thực hiện công tác xây lắp. Xét về nguyên lý tổng quát, giá trị GXL sẽ
bao gồm các hao phí thành phần về vật liệu, nhân công, máy thi công và một số
khoản chi phí khác, cộng thêm lãi định mức m (hay còn gọi là doanh lợi định mức
hay các loại thuế và lãi).
- Để đổi mới quản lý kinh tế, chúng ta từng bớc thực hiện đổi mới cơ chế định giá,
chuyển đổi từ hệ thống định giá hành chính bao cấp sang cơ chế giá thị trờng.
+ Giá cả hàng hoá là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá đã đợc sản xuất
và tiêu thụ trên thị trờng đồng thời thể hiện sự tổng hợp các mối quan hệ kinh tế trên
thị trờng nh quan hệ cung cầu, quan hệ tích luỹ tiêu dùng, quan hệ thị trờng trong
và ngoài nớc, quan hệ cạnh tranh...
- Giá cả thị trờng một mặt phải biểu hiện đầy đủ chi phí xã hội cần thiết (chi phí
vật chất và chi phí lao động) để tạo ra hàng hoá, đồng thời bảo đảm bù đắp chi phí cho
sản xuất, lu thông, nộp thuế và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặt khác, giá phải
thay đổi để phù hợp với quan hệ cung cầu và các quan hệ kinh tế khác trong từng thời
kỳ. Giá cả thị trờng có thể có sự biến động cao hơn hoặc thấp hơn so với chi phí xã
hội cần thiết tạo ra nó. Trong cơ chế thị trờng các doanh nghiệp phải tự quyết định đối
tợng, quy mô và phơng thức sản xuất thích hợp để bảo đảm cho giá cả cá biệt của
hàng hoá do mình sản xuất ra thấp hơn hay bằng giá thị trờng.
236
+ Trong nền kinh tế thị trờng, nói chung giá thành là một chỉ tiêu bí mật vì nó là
chỉ tiêu quan trọng biểu thị kết quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Giá thành là
một phần tách biệt của giá trị và trong quá trình lu thông nó thờng trở về doanh
nghiệp để bù đắp lại chi phí tạo ra sản phẩm. Giá thành là chỉ tiêu cơ bản vì nó chiếm
phần lớn trong giá trị của sản phẩm.
- Giá cả sản phẩm xây dựng đợc quy định lấy đúng bằng giá trị dự toán và đợc
tính toán theo công thức cơ bản sau:
G = Z + (%). Z
(7.3)
Trong đó: Z là giá thành dự toán; là lợi nhuận định mức hay lãi cộng thuế và
đợc biểu thị bằng phần trăm so với giá thành dự toán.
+ Do đặc điểm của việc hình thành giá xây dựng nên định mức lợi nhuận trong xây
dựng đợc xác định bằng tỷ lệ % với giá thành dự toán chứ không phải tính với vốn sản
phẩm đơn vị nh các ngành khác. Giá thành Z thờng đợc xem là chi phí cơ bản, nó
không chỉ là chỉ tiêu phản ánh chất lợng mà còn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh
toàn bộ năng lực, kinh nghiệm, trình độ tổ chức sản xuất xây dựng của doanh nghiệp
xây dựng.
- Đối với chi phí cơ bản, trớc đây đã có một giai đoạn đợc phân tích thành chi
phí trực tiếp và phụ phí thi công (trực tiếp phí và phụ phí), trong đó chi phí trực tiếp bao
gồm các khoản mục là vật liệu, tiền lơng chính của công nhân, chi phí sử dụng máy
và chi phí trực tiếp khác. Cách tính này có nhợc điểm là cha tiến hành phân tích giá
theo các yếu tố kinh tế.
- Trong nền kinh tế thị trờng với xu hớng chung là: Chi phí cơ bản cần đợc
phân thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Việc phân định đợc chi phí gián tiếp
nhằm giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực công tác tổ
chức quản lý công trờng, tổ chức quản lý doanh nghiệp xây dựng.
Theo quy định hiện hành, chi phí cơ bản đợc phân thành chi phí trực tiếp (T) và
chi phí chung (CPC). Chi phí trực tiếp là hao phí trực tiếp chủ yếu về vật liệu, nhân công
và máy thi công.
Chi phí chung là một thành phần của chi phí cơ bản, trong đó có một bộ phận nhỏ
các chi phí trực tiếp cha đợc xét vào khoản mục chi phí trực tiếp. Về cơ bản, chi phí
chung chính là loại chi phí quản lý công trờng và doanh nghiệp. Chi phí chung là chi
phí đợc tính theo % so với khoản mục thành phần hoặc tổng chi phí trực tiếp. Theo
quy định hiện hành, chi phí chung đợc quy định cho từng nhóm công trình và chủ yếu
đợc tính theo % so với thành phần chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp.
Theo xu hớng đổi mới và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, chi phí chung cần
nghiên cứu tính theo % so với tổng chi phí trực tiếp T, trong đó chi phí trực tiếp T = VL
+ NC + MTC. Đây là cách tính chi phí chung theo thông lệ quốc tế, và cách tính đúng
đắn và hợp lý hơn với sản phẩm công trình xây dựng đặc biệt ở các nớc có nền kinh tế phát
triển và trong điều kiện ngành xây dựng đã và đang trở thành ngành sản xuất công nghiệp.
237
- Trong xây dựng, từng sản phẩm xây dựng đều có giá riêng biệt và đợc xác định
bằng một phơng pháp riêng gọi là phơng pháp lập dự toán công trình. Phơng pháp
lập dự toán và quản lý các chi phí xây dựng sẽ do Bộ Xây dựng hớng dẫn ban hành.
Phơng pháp lập dự toán ngày càng đợc hoàn thiện dần để phù hợp với quy định và
cách tính thuế (giá trị gia tăng VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp...). Thông qua cơ chế
đấu thầu, giá sản phẩm xây dựng cần đợc tính đúng, tính đủ và khách quan theo quy
luật của nền kinh tế thị trờng.
+ Cơ sở để lập dự toán là khối lợng công tác đợc xác định trên cơ sở hồ sơ thiết
kế, bộ đơn giá xây dựng cơ bản, và các quy định về hớng dẫn lập dự toán hiện hành...
Các đơn giá xây dựng cơ bản đợc quy định theo từng địa phơng, khu vực lãnh thổ và
cho từng loại công tác hoặc bộ phận riêng biệt trên cơ sở định mức chi phí cần thiết về
VL, NC, MTC để hoàn thành một đơn vị khối lợng công tác và bảng giá vật liệu, cớc
vận chuyển, giá ca máy, tiền lơng của công nhân xây lắp. Nếu các bảng giá này đợc
tính phù hợp với mức giá trên thị trờng thì giá sản phẩm xây dựng xác định bằng
phơng pháp lập dự toán cũng sẽ mang tính giá thị trờng.
7. 2. địNH MứC VậT TƯ Và ĐịNH MứC Kỹ THUậT LAO ĐộNG trong
XÂY DựNG
Những tài liệu cơ bản trong kinh tế xây dựng (đợc gọi là cẩm nang kinh tế xây
dựng) bao gồm hàng loạt các tài liệu, thống kê tập hợp có tính chất là căn cứ cơ sở cho
các nội dung sau:
1. Hệ thống định mức và đơn giá trong xây dựng cơ bản. Trong bộ định mức bao gồm
định mức vật t, định mức dự toán và các định mức chi phí.
2. Các văn bản hớng dẫn lập dự toán xây dựng công trình và quản lý chi phí xây
dựng công trình.
3. Quản lý và thanh quyết toán vốn đầu t xây dựng.
7.2.1. Định mức vật t trong xây dựng cơ bản
- Trong tập tài liệu Định mức vật t xây dựng cơ bản có các số liệu về hao phí vật
liệu và vật t thành phần cho từng dạng công tác cụ thể trong xây dựng. Định mức vật
t là định mức chi tiết về tiêu dùng vật liệu và đợc xem là định mức thi công dùng để
tạo lập nên thành phần chi phí về vật liệu trong các tập định mức dự toán dùng trong
xây dựng cơ bản. Số liệu cho trong định mức vật t đợc tính theo đơn vị đo hiện vật,
vì vậy nó có tính chất ổn định trong một thời gian dài và không chịu ảnh hởng của
tình hình giá cả thị trờng cũng nh quan hệ cung - cầu trong xây dựng.
- Định mức vật t có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chất lợng công trình,
chống lãng phí vật t trong xây dựng. Trên thực tế công trờng, ngời ta sử dụng nó để
lập định mức dự trù, kế hoạch và quản lý vật t và quản lý chất lợng công trình. Trong
công tác quản lý các tổ chức xây dựng cần căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi
công, biện pháp thi công của từng đối tợng công trình để đa ra các biện pháp quản lý
238
phù hợp, đặt mức giao khoán hợp lý nhằm đảm bảo chất lợng xây dựng và thực hành
tiết kiệm.
- Cấu thành của Định mức vật t trong xây dựng cơ bản là tập hợp của hai loại định
mức chi phí vật t, trong đó gồm ba phần:
Phần I : Định mức sử dụng vật t (bao gồm 10 chơng).
Phần II: Định mức hao hụt vật liệu qua các khâu (gồm 5 nhóm hao hụt).
Phần phụ lục: Trong lợng đơn vị vật liệu của nhóm vật liệu kim loại và nhóm
vật liệu không kim loại.
Định mức hao hụt vật liệu qua các khâu vận chuyển, bảo quản thi công và gia công
gồm: Định mức hao hụt vữa bê tông, định mức hao hụt vật liệu xây dựng trong thi công
(xi măng, cát, đá,vôi, gạch), định mức hao hụt vật liệu ở khâu trung chuyển, khâu
vận chuyển ngoài công trình (kể cả bảo quản kho).
Tập định mức vật t hiện hành chính là tập Định mức vật t xây dựng cơ bản số
22/2001/QĐ-BXD ngày 24/8/2001. Tập định mức này đợc áp dụng thống nhất trong
cả nớc thay thế cho tập định mức số 44/UBXD năm 1998. Trong tập định mức lần này
đã chính thức cập nhật các tài liệu về cấp phối và hao hụt vật liệu: Định mức cấp phối vật
liệu sản xuất bê tông và vữa xây dựng - QĐ 1192/BXD/1998; Định mức hao hụt một số loại
vật liệu xây dựng - QĐ 382/BXD-VKT/1994.
Khi sử dụng định mức vật t cần lu ý một số điểm sau:
+ Tính dự trù vật liệu cho các kết cấu và công tác xây lắp theo nguyên tắc sau: Dự
toán vật liệu bao gồm vật t sử dụng vào kết cấu cộng với hao hụt vật t quy định cho
phép, trong đó vật liệu qua khâu nào đợc tính theo hao hụt của khâu đó. Thực hiện theo
cơ chế thị trờng hiện nay quy định: Việc tính dự toán vật liệu để xác định giá thành dự
toán công trình chỉ cho phép tính hao hụt vật liệu ở khâu thi công.
Định mức hao hụt vữa bê tông trong thi công ở Định mức vật t xây dựng cơ bản
chính là hệ số hao hụt vữa bê tông sử dụng trong định mức dự toán xây dựng cơ bản (xem
Bảng 7-6). Đối với công tác đổ bê tông, dự toán nhu cầu vật liệu bao gồm các vật liệu
thành phần trong cấp phối vữa bê tông tra bảng có xét tính thêm hao hụt vữa và hao hụt vật
liệu trong thi công. Nh vậy, dự trù vật liệu cho công tác bê tông theo Định mức vật t
này phải thực hiện tra bảng ba lần.
Đối với công tác xây trát, láng ốp lát, dự toán nhu cầu vật liệu thành phần đợc thực
hiện tra bảng ba lần. Đầu tiên tra bảng định mức vật liệu của công tác cần tìm nhu cầu vật
liệu, sau đó tra tiếp bảng cấp phối vữa để tính ra các vật liệu thành phần. Kết quả vật liệu
tính toán nói trên cần phải xét thêm hao hụt vật liệu trong thi công. Chú ý số lợng vữa
(xây, trát,) tra trong bảng định mức vật liệu đã bao gồm cả hao hụt vữa trong thi công.
Định mức hao hụt vật liệu xây dựng trong thi công tra ở phần II của tập định mức
vật t xây dựng cơ bản. Hao hụt vật liệu trong thi công bao gồm hao hụt vận chuyển thi
công và hao hụt lúc thi công. Hao hụt vật liệu đợc tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với
239
khối lợng gốc. Ví dụ, đối với xi măng là 1%, cát vàng và cát mịn là 2%, đá dăm các
loại dmax = 2ữ8 cm là 1,5%, sỏi là 2%, gạch chỉ và gạch lá nem là 1,5%,
Đôi khi trên thực tế công trờng không mua đợc sỏi sạch hay phải sàng cát
vàng thì khi mua vật liệu phải tính đến hệ số hao hụt trong khâu gia công; ví dụ mua
sỏi bẩn hệ số hao hụt là 1,05, mua cát xô (cát vàng cha sàng) thì hệ số hao hụt là 1,07.
+ Định mức cấp phối vật liệu đa ra trong định mức sử dụng vật t là cấp phối
trung bình cha xét đến các loại hao hụt ở các khâu sản xuất (gồm hao hụt trong vận
chuyển, bảo quản, thi công- hao hụt khâu trung chuyển, gia công - hao hụt sản xuất,
vận chuyển lắp ráp với cấu kiện đúc sẵn) và hao hụt vữa bê tông, hao hụt do độ dôi
với cát...
Trong tài liệu định mức sử dụng vật t có hai bảng tra về cấp phối vật liệu vữa bê
tông và vữa xây dựng. Quy định hiện nay, nếu sử dụng xi măng PCB30, PCB40 (hay
PC30, PC40) phải sử dụng bảng cấp phối vữa tơng ứng đã đợc ban hành. Đây là bảng
cấp phối khá chi tiết, trong đó đã chú ý đến độ sụt SN của vữa bê tông, thành phần pha
trộn các nhóm hạt theo Dmax của đá, cát tra theo mô đun độ lớn của cát M (với vữa
xây dựng). Đá đợc tra theo quy cách kỹ thuật, gồm bốn loại là Dmax= 10, Dmax= 20,
Dmax= 40 và Dmax= 70 mm. Cát đợc tra theo ba nhóm với mô đun độ lớn là M = 0,7 1,4, M =1,5 - 2, M > 2.
Trong bảng tra cấp phối, xi măng đợc tính theo kg, cát và đá tính theo m3, nớc
tính theo lít (1m3 = 1000 lít =1000 kg), vôi cục tính theo kg (trong đó cứ 1kg vôi cục
tơng đơng 2,4 lít vôi tôi tức hồ vôi). Đối với vật liệu thành phần là cát, chú ý lợng
cát cha tính đến hao hụt do độ dôi của cát (tức độ tăng thể tích của đống cát khi cát
ẩm). Bảng cấp phối vữa bê tông còn chỉ rõ các loại cấp phối cần phải sử dụng loại phụ
gia dẻo hoá hay siêu dẻo.
+ Đối với công tác làm mặt đờng, tài liệu có đa ra một bảng tra riêng về định mức
cấp phối vật liệu bê tông và hỗn hợp có sử dụng nhựa đờng, nhũ tơng, bitum.
+ Xét về mặt pháp lý, cấp phối bê tông và vữa xây dựng cho trong định mức sử dụng vật
t không phải là cấp phối dùng để thi công trên công trờng. Tuy nhiên, trong nhiều
năm qua, cấp phối này thờng vẫn đợc các Chủ đầu t (bên A) chấp thuận để tính
toán liều lợng pha trộn vữa trên công trờng. Điều này cũng dễ nhận thấy bởi lẽ
ngành xây dựng luôn tồn tại những khâu và những quá trình phải làm thủ công, điều
kiện công nghệ thi công cha đợc cơ giới hoá cao, công tác kiểm tra thí nghiệm
công trờng nói chung cha đợc chú ý thích đáng.
Trong điều kiện hiện nay, với công tác xây ta có thể sử dụng cấp phối vật liệu vữa
tra trong định mức vật t để làm cấp phối thi công. Đối với công tác trát thì tuỳ theo
điều kiện thực tế thi công mà áp dụng định mức cho phù hợp. Đối với công tác bê tông
chỉ nên vận dụng với bê tông mác thấp (mác 150), khối lợng sử dụng ít.
Khi tính toán cấp phối vữa đem thi công, cần chú ý tính tăng thêm lợng cát cho
240
phù hợp. Trong định mức cấp phối vữa xây trát có quy định: vật liệu cát đợc tính
thêm 15% số lợng cần thu mua do độ dôi của cát. Đối với cấp phối vữa bê tông, để
có đợc hệ số tăng thể tích khi cát ẩm cần phải tiến hành thông qua các thí nghiệm trên
công trờng.
7.2.2. Định mức kỹ thuật lao động
a. Khái niệm định mức kỹ thuật lao động
- Định mức kỹ thuật là khái niệm chung bao gồm cả định mức vật t trong xây
dựng cơ bản và các định mức kỹ thuật lao động. Định mức vật t xây dựng cơ bản là
định mức kỹ thuật tiêu dùng vật liệu, còn định mức kỹ thuật lao động là định mức về
lao động (gọi tắt là định mức lao động).
- Định mức kỹ thuật lao động là định mức quy định lợng thời gian lao động cần
thiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hay quy định theo lợng sản phẩm cần thiết
phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian) trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật
nhất định và với công nhân có trình độ chuyên môn tơng ứng.
- Định mức sản xuất về chi phí lao động là các định mức biểu thị số lợng và chất
lợng chi phí lao động. Định mức sản xuất cũng nh định mức vật t xây dựng cơ bản
đều đợc gọi là các định mức thi công. Định mức sản xuất bao gồm các định mức (hay
chỉ tiêu) sau đây: Định mức thời gian, định mức chi phí lao động, định mức sản lợng,
định mức thời gian của máy và định mức năng suất của máy.
- Định mức thời gian lao động và định mức chi phí lao động:
Hai định mức này đều là các định mức biểu thị lợng thời gian lao động cần thiết
lớn nhất để sản xuất một đơn vị sản phẩm (hay để hoàn thành một công việc nhất định).
Định mức cần đợc xác định trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật xác định cụ thể,
trong điều kiện huy động toàn bộ khả năng cho sản xuất và vận dụng các kinh nghiệm
sản xuất tiên tiến. Điểm khác biệt giữa hai định mức này là: Đơn vị để tính trị số định
mức thời gian là giờ (hay phút, ca) tức thứ nguyên là thời gian/ đơn vị sản phẩm, còn
đơn vị để tính định mức chi phí lao động là giờ công (giờ - ngời) hay ngày công, ngời
- phút, ngời - ca...
- Khi áp dụng cho trờng hợp chế tạo sản phẩm thì định mức kỹ thuật lao động có
thể biểu hiện dới hình thức sản phẩm là: Số lợng sản phẩm cần phải sản xuất trong
một đơn vị thời gian công tác. Trong trờng hợp này ta gọi là định mức sản lợng. Đối
với những công tác xây lắp yêu cầu thực hiện theo nhóm thợ thì định mức sản lợng
lúc này sẽ trở thành định mức sản lợng của nhóm, còn định mức thời gian sẽ là định
mức thời gian của nhóm.
Định mức chi phí lao động (ĐMLĐ) có thể suy ra từ các định mức kỹ thuật lao
động khác theo các công thức sau đây:
n
ĐMLĐ = Đ tn xN cn
ĐMLĐ = tca/ Đs
n
n
Đ t = Đ ML Đ xN cn
(7.4)
Đs = tca/ ĐMLĐ
(7.5)
241
n
ĐMLĐ = (tca x N cn )/ Đs(nhóm)
(7.6)
n
ĐS(nhóm) = tca / Đ tn = (tca x N cn ) / ĐMLĐ
(7.7)
Trong đó: ĐMLĐ, Đt, Đ tn , Đs, ĐS(nhóm) tơng ứng là các định mức chi phí lao động,
định mức thời gian cho 1 công nhân tính bằng giờ, định mức thời gian cho một nhóm công
nhân tính bằng giờ, định mức sản lợng của 1 công nhân (tính theo ca) và định mức sản
n
lợng của nhóm công nhân trong một ca. N cn là số công nhân trong một nhóm. Thời gian
tca là thời gian 1 ca làm việc (lấy là 8 giờ).
Qua công thức trên, ta thấy định mức sản lợng có quan hệ nghịch đảo với định
mức thời gian. Nếu định mức thời gian giảm xuống thì định mức sản lợng sẽ tăng lên.
Khi sử dụng các công thức trên cần phải lu ý đến thứ nguyên của công thức và thứ
nguyên của các thành phần trong công thức.
Ví dụ 1: Để tiến hành xây dựng định mức thi công nội bộ của công ty, các nhà
chuyên môn đã tiến hành khảo sát quá trình công tác lắp ghép cấu kiện dầm BTCT loại K 2004 và đã có kết luận là: Lắp ghép xong một cấu kiện mất đúng 30 phút kèm theo yêu
cầu trang bị 1 cần cẩu và một nhóm công nhân phục vụ gồm 3 thợ.
Nh vậy, với số liệu trên ta dễ dàng suy ra đợc các định mức kỹ thuật lao động sau:
+ Định mức thời gian của nhóm là : 0,5 giờ / dầm (hay 0,625 ca/dầm).
+ Định mức sản lợng của nhóm là : 2 dầm / giờ (hay 16 dầm/ca).
+ Định mức chi phí lao động là: 0,5 x 3 = 1,5 giờ 1,5 giờ - ngời/ dầm
(hay 1,875 ngời - ca/ dầm).
Ví dụ 2: Trong Định mức lao động sửa chữa nhà cửa, theo mã hiệu định mức
030800 ta có: Trát 1m2 trần bê tông liền khối bằng vữa tam hợp yêu cầu 1,24 giờ công
thợ trát và 0,32 giờ công thợ phục vụ.
Nếu trát bằng vữa tam hợp và trát ở độ cao < 4m, ta sẽ có định mức sản lợng của
một công thợ trát bằng: 8 / 1,24 = 7,45 m2 / công. Nếu trát bằng vữa xi măng thì định
mức sản lợng sẽ là: 8 / (1,24 x 1,4) = 5,32 m2 / công (thợ trát), còn công thợ phục vụ
cần thiết là: 8/ (5,32 x 0,32 x 1,4) = 3,36 công thợ phụ.
- Trong thực tế áp dụng định mức lao động, định mức còn đợc phân chia thành
nhiều loại khác nhau: + Định mức thờng xuyên, tạm thời.
+ Định mức thống nhất, chuẩn, riêng biệt.
+ Định mức chi tiết và định mức tổng hợp.
Định mức chi tiết: là định mức thời gian hay định mức sản lợng xác định cho
một công tác hay một sản phẩm nhất định (do 1 công nhân hay một nhóm công nhân
thực hiện). Định mức chi tiết còn gọi là định mức thi công.
Định mức tổng hợp: là định mức thời gian hay định mức sản lợng xác định tổng
hợp cho tất cả các công việc có liên quan với nhau trong một quá trình thi công.
242
b. Định mức lao động trong xây dựng
- Định mức lao động là định mức quy định lợng lao động hao phí lớn nhất để
hoàn thành một đơn vị khối lợng công tác hoặc kết cấu xây lắp do một công nhân có
nghề nghiệp chuyên môn và trình độ nghề nghiệp thành thạo tơng ứng với công việc
thực hiện trong điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý.
Định mức lao động chủ yếu cho dới dạng định mức chi phí lao động. Trị số của
định mức (trị số mức) là lợng lao động sống cần thiết mà 1 công nhân phải tiêu hao để
hoàn thành một đơn vị khối lợng công tác, kết cấu xây lắp theo yêu cầu kỹ thuật.
Định mức chi phí lao động sử dụng đơn vị đo là đơn vị kép, ví dụ nh giờ công
(giờ - nguời) trên một đơn vị sản phẩm tính toán quy định, hoặc ngời phút/sản phẩm,
ngời ngày/sản phẩm.
- Định mức lao động là căn cứ dùng để tính ra thành phần hao phí nhân công trong định
mức dự toán và xác định đơn giá về nhân công. Định mức này còn đợc gọi là tài liệu định
mức thi công, đợc dùng để giao khoán trả lơng sản phẩm cho công nhân.
- Kết cấu của tập định mức lao động bao gồm phần thuyết minh, hớng dẫn áp dụng
và các chơng. Mỗi một công tác xây lắp cụ thể đều có quy định các nội dung sau:
+ Thành phần công việc từ chuẩn bị đến thu dọn.
+ Thành phần công nhân : số lợng và bậc thợ.
+ Bảng tra trị số mức thời gian.
Trong các tập định mức mới gần đây về công tác sửa chữa xây dựng, các nội dung
soạn thảo đợc quy định chi tiết hơn, bao gồm: Những quy định chung - Điều kiện làm
việc và yêu cầu kỹ thuật - Thành phần công việc - Thành phần công nhân - Bảng tra trị
số mức theo từng số liệu định mức và ghi chú nếu có.
- Theo quá trình phát triển của ngành xây dựng và mức độ áp dụng tiến bộ kỹ thuật
trong xây dựng, chúng ta đã ban hành một số tập định mức lao động sau:
1. Bộ định mức (3 tập) 726/UB-ĐM ngày 17/12/1965 của uỷ ban kiến thiết cơ bản
Nhà nớc.
2. Tập định mức sửa đổi bổ sung 220/BXD ngày 3/5/1975.
3. Tập định mức sửa đổi bổ sung 1618/BXD-VKT, ngày 1/10/1980 và 684/UBXD KTXDCB 5/10/1980 Định mức lao động về công tác trát trang trí, hoàn thiện ở các
công trình xây dựng vĩnh cửu ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp (không áp dụng
cho nhà tạm và nhà cấp IV). Tập định mức này ban hành nhằm sửa đổi 54 định mức lao
động của bộ định mức lao động lao động 726/UB -ĐM và 23 định mức trong tập định
mức số 220/BXD và ban hành tạm thời 27 định mức lao động mới. Các định mức công
tác hoàn thiện còn lại vẫn áp dụng nh quy định trong định mức 726/UB - ĐM.
4. Tập định mức 248/BXD ngày 6/6/1986 Định mức lao động trong sửa chữa nhà
cửa. Công trình đợc sửa chữa thờng ở trong các ngõ, hẻm, bên cạnh các công trình
đang sử dụng hoặc vừa sửa chữa vừa sử dụng. Các bộ phận sửa chữa có thể lại nằm sâu
giữa các công trình. Đối với công tác xây lắp trong sửa chữa, lao động chủ yếu là lao động
243
thủ công, trong đó thi công cần phải đảm bảo an toàn cho công nhân, ngời đi lại hoặc
đang ở trong ngôi nhà đó...
Tập định mức sửa chữa bao gồm 10 chơng: Phá dỡ các bộ phận và kết cấu công
trình - Công tác xây - Trát láng - Lát ốp - Bê tông - Lợp mái - Mộc - Sơn, vôi, kính - Điện
nớc, vệ sinh - Vận chuyển.
- Định mức thời gian lao động không phải là cố định vì trong quá trình sản xuất
các điều kiện kỹ thuật - tổ chức và các nhân tố khác ảnh hởng đến mức lao động đều
luôn biến đổi. Trị số mức thời gian cần phải thờng xuyên điều chỉnh, sửa đổi cho phù
hợp với tình hình thực tế của công ty, có nh vậy mới đảm bảo tính chất tiên tiến của
định mức và nâng cao tăng năng suất lao động, đồng thời tạo điều kiện phát huy tính
tích cực và khả năng sáng tạo của công nhân.
Yêu cầu của việc sửa đổi các quy định và trị số mức thời gian phải theo kịp với
những thay đổi về điều kiện kỹ thuật - tổ chức. Sự thay đổi đó cần phải hớng vào các
nội dung về tổ chức lao động, thiết bị máy móc, công cụ lao động, quy trình thi công,
thay đổi về phơng pháp thao tác do áp dụng kinh nghiệm sản xuất tiến tiến, thay đổi
về quy cách nguyên vật liệu, bán thành phẩm, đối tợng lao động hoặc sự thay đổi về
quy cách, chất lợng sản phẩm.
Trong cơ chế thị trờng, định mức lao động trở thành định mức mang tính nội bộ do
các doanh nghiệp xây dựng tự lập (chủ yếu doanh nghiệp vừa) và dùng để giao khoán
nhân công, phục vụ cho đấu thầu. Nói chung hiện nay Nhà nớc chủ yếu chỉ quan tâm
đến định mức dự toán và quản lý giá xây dựng (đơn giá, chi phí).
c. Định mức năng suất ca máy và định mức thời gian sử dụng máy
- Định mức năng suất ca máy đợc xác định bằng cách nhân trị số định mức năng
suất một giờ máy làm việc liên tục với số lợng giờ (Nm) làm việc liên tục của máy
trong ca. Số lợng giờ máy làm việc liên tục trong ca chính bằng số giờ máy trong ca
nhân với hệ số sử dụng máy trong ca: tca. ktg
Nca = Nm (tca . ktg)
(7.8)
Từ định mức năng suất ca máy có thể dễ dàng tính chuyển sang định mức thời gian
sử dụng máy. Định mức thời gian sử dụng máy biểu thị số giờ máy cần thiết dể hoàn
thành 1 đơn vị sản phẩm tơng ứng.
ĐMTmáy =
1
100
x
N m 100 (Phl + Pdb )
(7.9)
Trong đó: Phl và Pđb tơng ứng là trị số phần trăm của thời gian ngừng hợp lý và
thời gian làm việc đặc biệt của máy. Thời gian ngừng máy hợp lý bao gồm: Thời gian
ngừng máy phục vụ kỹ thuật, thời gian ngừng máy liên quan đến tổ chức thi công, thời
gian ngừng máy liên quan đến nghỉ ngơi và giải quyết nhu cầu tự nhiên của công nhân.
- Định mức thời gian cho các loại máy đợc các nhà kinh tế phân tích, nghiên cứu
và đa ra các công thức áp dụng trong các giáo trình kinh tế và công nghệ thi công xây dựng.
244