1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING GIÁC QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 98 trang )


9



“Marketing giác quan là những nghiệp vụ marketing nhằm mục đích thuyết

phục khách hàng bằng cách tác động đến các giác quan và gây ảnh hưởng tới

cảm giác và hành vi của họ.”1

(Nguồn: Valenti, Riviere, 2008, tr.8)

Theo định nghĩa của AMA có thể thấy, nhiệm vụ của Marketing giác quan

không nằm ngoài nhiệm vụ của marketing nói chung đó là thuyết phục khách hàng

bằng cách tạo ra các giá trị cho họ. Trong Marketing giác quan, công cụ được sử

dụng để tạo ra giá trị cho khách hàng chính là năm giác quan của con người. Thông

qua các giác quan, con người có thể nhận thức được kích thích từ bên ngoài cơ thể.

Việc kích thích các giác quan cũng chính là tạo ra giá trị về trải nghiệm cảm xúc

cho khách hàng.

Rieunier (2002) đã đưa ra một khái niệm về Marketing giác quan trong đó nêu

rõ hơn về cách thức mà khách hàng tiếp nhận các kích thích giác quan chính là

thông qua sản phẩm hoặc môi trường xung quanh địa điểm bán sản phẩm, dịch vụ:

“Marketing giác quan là việc các nhà sản xuất hoặc bán lẻ phối hợp tất cả

các hoạt động liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm tạo ra một môi

trường đa giác quan, thông qua chính sản phẩm đó hoặc thông qua môi trường

xung quanh tại điểm bán hàng.”2

(Nguồn: Valenti, Riviere, 2008, tr.8)

Khi các chủ thể kinh doanh thực hiện một hoặc một chuỗi các hoạt động liên

quan đến sản phẩm, hoặc môi trường của địa điểm cung cấp sản phẩm, dịch vụ sẽ

tạo ra một môi trường đa giác quan kích thích khách hàng khi họ tham gia vào trải

nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Liên quan đến môi trường của địa điểm cung cấp sản

phẩm, dịch vụ, Kotler (1973) đã đưa ra khái niệm về bầu không khí tại các điểm

cung cấp sản phẩm, dịch vụ như sau:



1 Marketing techniques that aim to seduce the consumer by using his senses to influence his feelings and behaviour.

2 Ensemble of all the variables of action controlled by the producer or retailer to create, around the product or service, a specific multisensory environment, either through the product itself or the communication or the environment in the point of sale



10



“Bầu không khí là những hoạt động thiết kế môi trường tiêu dùng nhằm tạo

ra những ảnh hưởng mang tính cảm xúc lên con người làm tăng khả năng mua

hàng của họ.”3

(Nguồn: Ruy, 2005, tr.15)

Qua khái niệm về “bầu không khí” của Kotler cùng 2 khái niệm về Marketing

giác quan có thể rút ra bản chất của Marketing giác quan là việc áp dụng các công

cụ đặc biệt tác động lên giác quan của người tiêu dùng thông qua bản thân sản phẩm

hoặc môi trường không gian, nhằm tạo ra những ảnh hưởng mang tính cảm xúc, từ

đó nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân đối với các mặt hàng và các thương hiệu.

1.2.Lịch sử hình thành và phát triển Marketing giác quan

Từ những năm 1950, các mô hình marketing đã được hình thành nhằm khái

quát quy trình marketing đối với khách hàng, hàng hóa hoặc dịch vụ. Mô hình mass

marketing (hay còn gọi là Marketing đại chúng) là một mô hình đã từng được các

nhà làm marketing thừa nhận rộng rãi. Mass marketing là những hoạt động nhằm

thu hút toàn bộ thị trường với duy nhất một chiến lược marketing cơ bản trong đó

sử dụng kênh phân phối đại chúng và truyền thông đại chúng 4 (businessdictionary,

n.d.a). Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình này là thuyết kinh tế vi mô và thuyết hành

vi doanh nghiệp. Mô hình dựa trên lý luận về hàng hóa, theo đó mỗi cá nhân được

xem là một người tiêu dùng với các nhu cầu trung bình trong thị trường đại chúng

(mass market)5 và quảng cáo được coi là công cụ chính trong tiếp cận thị trường.

Mô hình được xây dựng cho các giao dịch mang tính đơn giản và ngắn hạn giữa

người bán “chủ động” và người mua “bị động”.

Mặc dù mô hình mass marketing và phương pháp marketing hỗn hợp đã được

sử dụng như một công cụ chủ yếu trong marketing nhờ tính đơn giản của nó, nhưng

các nhà nghiên cứu và các nhà làm marketing trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ

đã bắt đầu cho rằng mô hình này có nhiều điểm hạn chế, nó quá mang tính lý thuyết



3



Atmosphere is the effort to design buying environments to produce specific emotional effects in the

consumer that enhance his/her purchase probability.



4Mass



marketing is an attempt to appeal to an entire market with one basic marketing strategy utilizing

mass distribution and mass media.



5 Thị trường đại chúng là thị trường không phân đoạn tại đó các sản phẩm tiêu dùng cơ bản như thuốc, hoa quả, nước ngọt,… được cung

cấp tới mọi khách hàng. (businessdictionary, n.d.b)



11



và chỉ đơn thuần dựa vào những giao dịch kinh tế mang tính ngắn hạn, giản đơn. Từ

đó, một mô hình mới đã xuất hiện chỉ ra lợi ích của chiến lược quan hệ.

Mô hình relationship marketing (còn được gọi là Marketing mối quan hệ) được

xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa những người bán “chủ động” và người mua

“chủ động”. Ở mức phát triển này, marketing chủ yếu quan tâm đến việc quản lý

các mối quan hệ đối với cả nhà cung cấp lẫn khách hàng, song khách hàng vẫn

chiếm vị trí quan trọng hơn cả. Định hướng khách hàng trở nên quan trong hơn so

với giai đoạn trước. Do chú trọng vào việc xây dựng mối quan hệ nên quảng cáo,

khuyến mãi và các cách thức thuyết phục khác phổ biến trong giai đoạn mass

marketing trước trở nên kém quan trọng hơn. Marketing mối quan hệ quan tâm đến

việc lôi cuốn khách hàng tương tác, chia sẻ với doanh nghiệp, khiến cho khách hàng

cảm thấy họ được lắng nghe trong một mối quan hệ cá nhân và những ý kiến của họ

thật sự được đưa ra xem xét.

Mặc dù Marketing mối quan hệ từng được đánh giá là đã đạt đến mức độ cao

nhất của thuyết marketing, tuy nhiên, một lần nữa, những nghi ngờ về mô hình này

bắt đầu xuất hiện: liệu việc phát triển các chiến lược mối quan hệ có luôn phù hợp

và đem lại lợi nhuận cho các công ty hay không? Liệu các công ty có nên kết hợp

Marketing đại chúng và Marketing mối quan hệ nhằm đưa ra một chiến lược

marketing bền vững và liên tục hay không?

Hultén (2011) là một trong những người đầu tiên đã đưa ra mô hình Marketing

giác quan dựa trên cảm giác và các giác quan của con người. Mô hình này đề cập

đến các khái niệm về quy trình của cảm giác và các phản ứng sinh lý học, đặt nền

tảng cho khái niệm “thương hiệu đa giác quan”. Nghiên cứu của Hultén được đánh

giá là phù hợp cho một chiến lược marketing bền vững và liên tục vì nó đã kết hợp

cả chiến lược Marketing đại chúng và Marketing mối quan hệ nhằm tạo ra trải

nghiệm thương hiệu đa giác quan.

Dù nhận thức được tầm quan trọng của các giác quan con người, nhưng các nhà

làm marketing đã lãng quên chúng trong thời gian dài. Năm giác quan con người

đóng vai trò hết sức quan trọng đối với trải nghiệm và quy trình tiêu dùng của mỗi

cá nhân. Thông qua 5 giác quan, mỗi cá nhân có được cảm nhận và nhận thức về

công ty, về sản phẩm và về thương hiệu. Trong số 5 giác quan, thị giác đã được sử



12



dụng trong marketing từ sớm. Tuy nhiên, các giác quan còn lại – thính giác, khứu

giác, vị giác, và xúc giác – lại chưa được sử dụng đến trong một thời gian dài, mặc

dù chúng đóng vai trò rất quan trọng đối với một sản phẩm hoặc một thương hiệu.

Tuy vậy, thực tế là đã có một vài hoạt động liên quan đến Marketing giác quan

đã được thực hiện từ rất sớm, nhưng con người chưa nhận thức được đó chính là

chiến lược Marketing giác quan. Ví dụ, ngay từ những ngày đầu xuất hiện sản phẩm

nước hoa, điều thu hút khách hàng không chỉ ở mùi hương của nước hoa mà còn ở

thiết kế tinh tế bên ngoài của lọ đựng nước hoa. Một ví dụ khác là đoạn nhạc của

kênh tin tức NBC Mỹ. Đoạn nhạc chỉ gồm 3 nốt nhạc tương ứng với ba chữ cái “NB-C” nhưng khi nghe ba nốt nhạc này, người nghe sẽ ngay lập tức nhận ra chúng.

Đoạn nhạc ra đời từ những năm 1930, nhưng đến nay, rất nhiều công ty từ đó đã

nhận ra rằng “Đó là một âm thanh dễ nhớ. Không thể phủ nhận những gì mà nó đã

đóng góp cho thương hiệu NBC. Có lẽ chúng ta cũng nên thiết kế một logo gắn liền

với một âm thanh nào đó cho sản phẩm của mình.”(Dividend Alumni Magazine,

2010, tr.19)

Nếu như trước kia, mục tiêu của marketing chủ yếu là tạo lập nhận thức về sản

phẩm hoặc thương hiệu đối với người tiêu dùng nhằm đạt mục tiêu doanh số ngắn

hạn, thì Marketing giác quan ngược lại. Marketing giác quan được sử dụng như một

công cụ để định vị hình ảnh và giá trị của công ty với mục tiêu dài hạn là tạo lập

nhận thức thương hiệu và xây dựng một hình ảnh thương hiệu bền vững. Marketing

giác quan đang ngày càng được các nhà làm marketing, các nhà tư vấn, và các nhà

nghiên cứu quan tâm đã cho thấy ngày nay, không chỉ thị giác mà là cả năm giác

quan đều trở thành nhân tố quan trọng trong chiến lược marketing của mỗi công ty.

Quảng cáo truyền hình mùa hè năm 2006 của thương hiệu xe ôtô Volvo, thuộc hãng

xe ôtô Ford là một ví dụ minh chứng cho điều này. Đoạn quảng cáo được phát trên

kênh TV4 Thụy Điển với chủ đề “Giác quan thứ sáu”. Khi lái một chiếc xe ôtô,

chắc chắn sẽ có ít nhất ba giác quan bị tác động, đó là: thị giác, thính giác và xúc

giác. Hiểu được tầm quan trọng của năm giác quan con người, Volvo đã đưa ra

thông điệp rằng một chiếc xe ôtô Volvo có thể được xem như là “Giác quan thứ

sáu.” Điều đó có nghĩa là chiếc xe Volvo sẽ mang lại cho người lái cảm giác thoải

mái và an toàn, cùng những trải nghiệm lái xe khác lạ, chẳng hạn như, khi xe có dấu



13



hiệu gần va chạm với phương tiện khác thì xe sẽ tự động giảm tốc độ - đó chính là

“Giác quan thứ sáu Volvo”.

Trong tiến trình xây dựng hình ảnh thương hiệu, các công ty không chỉ sử dụng

Marketing giác quan đối với bản thân các sản phẩm, dịch vụ mà còn sử dụng cho

các không gian tiêu dùng như: cửa hàng, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, khu mua

sắm, và trung tâm thương mại. Ngày nay, khó có thể tìm thấy những điểm bán hàng

không sử dụng âm nhạc như một công cụ đắc lực trong việc tạo nên không khí riêng

đồng thời tác động lên lý trí và cảm xúc của khách hàng, thông qua đó ảnh hưởng

đến quyết định mua hàng của họ.

Tóm lại, Marketing giác quan đã ra đời như một tất yếu và từng bước phát triển

trong “thế giới marketing” rộng lớn, giúp cho những người làm marketing cũng như

những chủ thể kinh doanh tạo ra những lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt cho mình.

Marketing giác quan ngày càng được sử dụng rộng rãi trong mọi ngành, mọi lĩnh

vực. Các nhà làm marketing cũng ngày càng sử dụng nhiều phương pháp sáng tạo

nhằm tối đa hóa hiệu quả của việc tác động lên cả năm giác quan của khách hàng.

1.3.Đặc trưng của Marketing giác quan

Marketing đang bước vào giai đoạn mà các khái niệm, các ý tưởng đã được

công nhận trước kia cần được xem xét lại. Thị trường đại chúng truyền thống

(traditional mass market) đang dần dần mất đi và thay vào đó là các phân khúc thị

trường, tại đó sự cá biệt hóa là chìa khóa thành công đối với các công ty. Hơn bao

giờ hết, ngày càng nhiều câu hỏi đặt ra xoay quanh mô hình mass marketing truyền

thống (traditional mass marketing), một thời đã từng thống trị nền marketing, rằng

liệu đó có còn là hướng đi mang lại lợi nhuận và thành công nhằm tiếp cận khách

hàng hay không.

Nếu các công ty chỉ dựa vào các lợi thế về chi phí Marketing đại chúng mang

lại, đặc biệt thông qua quảng cáo, thì giờ đây điều đó là chưa đủ để có thể truyền tải

thông điệp tới mọi khách hàng. Từ hai thập kỉ trước, tác dụng của quảng cáo truyền

hình không còn được đánh giá cao tại các nước châu Âu. Các kênh truyền thông

mới ra đời đã khắc họa sự phân khúc của thị trường. Ví dụ như, vài năm gần đây

McDonald’s tại Mỹ đã giảm tỷ lệ ngân sách marketing dành cho quảng cáo truyền

hình từ 2/3 xuống còn 1/3 (Hultén, Broweus, Dijk, 2009, tr.4). McDonald’s đã



14



chuyển hướng sang tài trợ cho các sự kiện bóng đá Mỹ, đặt quảng cáo trên các tạp

chí tại các tiệm cắt tóc và trên các trang web như Yahoo, iVillage Inc.

Các công ty nên xem khách hàng là trọng tâm trong chiến lược marketing của

mình, dựa trên việc xử lý và định hướng mối quan hệ khách hàng (Ansary, 2005,

tr.43). Sự xuất hiện của hai công cụ marketing: quản trị quan hệ khách hàng (CRM)

và marketing riêng từng khách hàng (CSM) cho thấy sự chuyển hướng của

marketing hướng tới xây dựng mối quan hệ với từng khách hàng. Hai công cụ này

đã được nhiều công ty sử dụng nhằm tăng cường các mối quan hệ với khách hàng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng việc các công ty xây dựng mối quan hệ

khách hàng thông qua hai công cụ CRM và CSM chủ yếu mang tính kĩ thuật hơn là

tìm hiểu, tiếp xúc trực tiếp khách hàng. Chính vì vậy mà đôi khi các công ty chưa

thực sự hiểu về phân khúc thị trường của mình và các mối quan hệ với khách hàng

cũng chưa bền vững. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng để vượt qua các thách thức

marketing trong tương lai, các công ty cần có một cái nhìn mới hơn về marketing.

Và họ cho rằng marketing giác quan chính là con đường đầy triển vọng cho hoạt

động marketing trong thời gian tới (Hultén, Broweus, Dijk, 2009, tr.4). Không

giống như Marketing đại chúng và Marketing mối quan hệ, cốt lõi của Marketing

giác quan là xuất phát từ bộ não của con người.

Thông qua phân tích dựa trên sự so sánh Marketing giác quan với Marketing

đại chúng và Marketing mối quan hệ (Xem phụ lục 4), có thể thấy Marketing giác

quan có 3 đặc trưng nổi bật: (1) Tập trung vào năm giác quan con người; (2) Tạo

những trải nghiệm về cảm xúc cho khách hàng; (3) Xây dựng hình ảnh thương hiệu

bền vững thông qua 5 giác quan:

-



Tập trung vào năm giác quan con người: Điểm đặc trưng nổi bật phân biệt

Marketing giác quan với Marketing đại chúng và Marketing mối quan hệ là nó

phát triển dựa trên năm giác quan con người. Cốt lõi của Marketing giác quan

nằm ở bộ não con người, bao gồm bán cầu não trái và bán cầu não phải, nơi mà

tất cả những phản ứng tâm lý và các quy trình xử lý thuộc trí óc diễn ra sau khi



-



một cá nhân tiếp nhận các trải nghiệm giác quan.

Tạo những trải nghiệm về cảm xúc cho khách hàng: Marketing giác quan đòi

hỏi các công ty phải tiếp cận năm giác quan ở mức độ sâu hơn so với sự tiếp

cận của Marketing đại chúng và Marketing mối quan hệ. Do đó, Marketing giác



15



quan chính là cách mà một công ty chăm sóc khách hàng của mình, tức là làm

thế nào để thỏa mãn nhu cầu của một cá nhân cả về vật chất lẫn tinh thần hay

cảm xúc, cho họ có cảm giác được thể hiện cá tính bản thân khi sử dụng sản

phẩm, dịch vụ, theo cách vừa cá biệt hóa vừa có sự tác động qua lại giữa công

ty và cá nhân đó. Điều này được thực hiện thông qua đối thoại trực tiếp, các

hoạt động tương tác, giao tiếp từ nhiều phía và công nghệ số. Điều này hoàn

toàn khác với mục tiêu giành lấy khách hàng trong Marketing đại chúng hay giữ

-



chân khách hàng trong Marketing mối quan hệ.

Xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững thông qua 5 giác quan: Việc chăm

sóc khách hàng cần dựa trên sự suy luận logic cũng như là dựa trên những cảm

xúc và những giá trị nhằm tạo sự nhận biết cho thương hiệu và xây dựng một

hình ảnh bền vững cho thương hiệu. Hình ảnh này chính là kết quả của những

trải nghiệm giác quan về thương hiệu mà một cá nhân có được. Do đó, năm giác

quan con người, điều mà cả Marketing đại chúng và Marketing mối quan hệ đều

không coi trọng, chính là trung tâm của Marketing giác quan.

Việc xây dựng hình ảnh thương hiệu trong Marketing giác quan không chỉ

đơn thuần là tạo ra những sản phẩm, những dịch vụ hỗ trợ tốt, những chiến dịch

xúc tiến liên tục như trong Marketing đại chúng hay Marketing mối quan hệ, nó

đòi hỏi các công ty cần tìm được mối liên hệ giữa thương hiệu của công ty với

tính cách, với phong cách sống của khách hàng. Nếu như trong Marketing đại

chúng, các công ty coi mọi khách hàng là như nhau, là đồng nhất thì trong

Marketing giác quan các công ty cần phải hiểu và chăm sóc khách hàng theo

cách cá biệt hóa từng cá nhân, tức là làm thế nào để mỗi khách hàng đều cảm

thấy cá tính của mình được thỏa mãn khi tham gia trải nghiệm sản phẩm, dịch

vụ của công ty. Điều này là cần thiết khi mà ngày nay các khách hàng không

chỉ đơn thuần đánh giá chức năng hay công dụng của sản phẩm mà họ muốn

nhìn sản phẩm như một trải nghiệm thực sự. Mỗi cá nhân có một trải nghiệm

chủ quan riêng mà người ta gọi là “suy luận dựa trên trải nghiệm”. Trải nghiệm

này được hình thành thông qua những thông tin mà năm giác quan tiếp nhận, từ

đó hình ảnh thương hiệu sẽ dần dần hình thành trong tâm trí của mỗi cá nhân.

Vấn đề quan trọng nhất là làm thế nào các công ty và các khách hàng đều tạo ra



16



và lĩnh hội được những trải nghiệm giác quan này, biến chúng thành điểm

chung giữa công ty và khách hàng, như minh họa ở hình 1.1 dưới đây.

Công ty



Khách hàng



Các chiến lược

giác quan và

Chăm sóc khách

hàng



Năm giác quan

con người



Trải nghiệm

giác quan

Ngửi, Nghe,

Nhìn, Nếm và

Chạm



Thương hiệu và

suy luận dựa trên

trải nghiệm



Hình 1.1: Mô hình Marketing giác quan

( Nguồn: Hultén, Broweus, Dijk, 2008)



Như vậy, Marketing giác quan không chỉ đơn giản tác động lên hoạt động trao

đổi, mua bán với khách hàng thông qua quảng cáo truyền thống như Marketing đại

chúng. Nó cũng không phải là việc thuyết phục khách hàng nhằm tạo ra hoặc duy trì

một mối quan hệ như Marketing mối quan hệ. Thay vào đó, Markerting giác quan là

sự chăm sóc mà một công ty dành cho các khách hàng của mình thông qua các

chiến lược dựa trên giác quan con người nhằm tạo ra cho khách hàng những trải

nghiệm giác quan tột bậc.

1.4.Các yếu tố trong Marketing giác quan

1.4.1.Vai trò của các giác quan con người

Đối với con người, nếu bất kì một giác quan nào mất đi khả năng của nó thì đều

gây khó khăn trong cuộc sống bởi con người tích lũy những kinh nghiệm, những

cảm xúc chủ yếu qua sự cảm nhận của năm giác quan. Còn xét trong môi trường

kinh doanh, có thể kể đến 4 vai trò chính của năm giác quan như sau: (1) Khác biệt

hóa thông điệp của công ty; (2) Các giác quan ảnh hưởng ngay tức khắc đến quyết

định của con người; (3) Các giác quan tạo dựng niềm tin trong khách hàng; (4) Các

giác quan là ngôn ngữ chung toàn cầu.

1.4.1.1. Khác biệt hóa thông điệp của công ty



17



Sự nổi lên của truyền hình trong suốt những năm 1950 là mối đe dọa đầu tiên

đối với sự thống trị của các họat động tin tức, giải trí sử dụng chữ viết kể từ khi phát

minh báo in ra đời vào thế kỉ 15 (Postman, 1985). Nếu nhìn lại sự quan trọng của

truyền hình vào thời kì đó thì hoàn toàn có thể giải thích tại sao ngày nay các phản

ứng giác quan của khách hàng lại trở nên quan trọng đối với các công ty.

Ngày nay, trung bình một cá nhân dành từ 3 đến 4 tiếng một ngày cho việc xem

TV. Chính vì vậy mà cách con người tiếp nhận thông tin cũng có sự thay đổi, họ

không chỉ tiếp nhận thông tin từ những gì mà họ đọc được mà còn từ những gì mà

họ nhìn thấy, nghe thấy. Tại sao mọi người đều xem TV, thậm chí họ dành rất nhiều

thời gian để xem TV? Lý do cho việc con người tìm đến các phương tiện giải trí là

vì họ mệt mỏi, kiệt sức và thèm muốn sự vui vẻ, thoải mái. Họ tìm đến những động

lực, những kích thích thị giác cũng như các kích thích tới các giác quan khác bởi

trong xã hội tràn ngập thông tin hỗn độn thì con người luôn bị tác động mạnh nhất

bởi các thông tin tác động đến các giác quan. Một thực tế là cứ mỗi ngày con người

có thể tiếp xúc với trên 3000 thông điệp quảng cáo khác nhau (Schenk, 2009, tr.27). .

Làm thế nào để thông điệp của công ty nổi bật trong sự hỗn độn đó là điều mà bất

cứ ai làm marketing cũng phải đối mặt.

1.4.1.2. Giác quan ảnh hưởng ngay tức khắc đến quyết định của con người

Một trong những lý do cho sự quan trọng của các giác quan là khi các giác quan

bị tác động, chúng có thể đem lại cho khách hàng sự hài lòng ngay tức khắc. Khách

hàng không thể nói chính xác quảng cáo nào hiệu quả, quảng cáo nào không hiệu

quả nhưng họ có thể cảm nhận được điều đó. Những hình ảnh quảng cáo thu hút các

giác quan của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đối với họ, và điều này có thể dẫn

đến những phản ứng mang tính cảm xúc. Khách hàng mặc dù không thể giải thích

chính xác lý do tại sao một quảng cáo thu hút họ hơn là những quảng cáo khác, tuy

nhiên dựa trên những gì mà các giác quan tiếp nhận được, họ lại có thể đưa ra

những quyết định rất nhanh chóng và chính xác – đó chính là những phản ứng của

cảm xúc. Chính vì vậy, thu hút các giác quan của khách hàng là chiến lược phù hợp

cho các công ty trong thời đại tràn ngập thông tin như hiện nay. Những công ty biết

cách tạo ra những kích thích giác quan tức khắc, mạnh mẽ và sâu sắc thì sẽ có được

thành công trên thị trường.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

×