1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Bước 6: Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 98 trang )


80



sự đánh giá, phản hồi, chủ thể kinh doanh có thể tìm ra những điểm yếu và điều

chỉnh để đạt kết quả tích cực hơn.

Ngoài sáu bước nêu trên, trong quá trình thực hiện marketing giác quan, các chủ

thể kinh doanh có thể kết hợp với các công cụ marketing khác để tăng tính hiệu quả:

- Kết hợp với marketing qua Internet:



Theo thống kê của Internet World Statistics, tính đến hết năm 2011, Việt Nam

có khoảng 30.858.742 người sử dụng Internet, thuộc top 20 nước có nhiều người sử

dụng Internet nhất thế giới (internetworldstats, 2012). Chính vì vậy việc quảng bá

thông qua Internet ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Và ngành kinh doanh

dịch vụ ăn uống cũng không phải là một ngoại lệ. Việc kích thích các giác quan,

chủ yếu là thị giác và thính giác, thông qua những hình ảnh, đoạn phim quảng cáo

về sản phẩm (món ăn, đồ uống), về không gian địa điểm dịch vụ ăn uống là một

công cụ hiệu quả cho quá trình xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp. Thậm

chí, thông qua Internet, các chủ thể kinh doanh có thể nắm được các phản hồi từ

phía khách hàng, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp cho hoạt động marketing

giác quan của mình.

- Kết hợp với các hình thức phát tờ rơi, tổ chức sự kiện:



Các địa điểm dịch vụ ăn uống cũng có thể tác động tới các giác quan khách hàng

thông qua những tờ rơi, banner màu sắc sinh động, hình ảnh hấp dẫn thu hút sự chú

ý, thích thú của khách hàng tiềm năng. Điều này trên thực tế đã được một số cửa

hàng ăn nhanh như KFC hay Pepperoni’s sử dụng rất hiệu quả. Ngoài ra, việc tổ

chức các sự kiện như buổi biểu diễn ca nhạc tại cửa hàng hay thậm chí là chiếu

phim cũng là một cách độc đáo đưa Marketing giác quan vào thực tế.

3.2.2. Đối với tổ chức marketing chuyên nghiệp

3.2.2.1.Nâng cao vai trò của Hiệp hội Marketing Việt Nam

Để thị trường marketing tại Việt Nam có thể phát triển nhanh chóng và hoàn

chỉnh, không thể bỏ qua vai trò của Hiệp hội Marketing Việt Nam (VMA). Hiệp hội

này đóng vai trò tích cực trong việc tập hợp những chủ thể hoạt động trong lĩnh vực

marketing, đồng thời định hướng, hỗ trợ cho sự phát triển của họ. Một môi trường

marketing phát triển hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng các

chiến lược marketing nói chung cũng như Marketing giác quan trong thực tiễn.



81



Tại Việt Nam, sự ra đời của VMA vào năm 2002 tuy hơi muộn nhưng cũng có

một ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của ngành marketing thể hiện ở mục đích “tập

hợp các nhà nghiên cứu và giảng dạy Marketing, các nhà sản xuất kinh doanh nhằm

hợp tác, hỗ trợ nhau để thúc đẩy sự phát triển chuyên môn, mở rộng thị trường trong

và ngoài nước, bảo vệ quyền lợi của hội viên trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.”

(trích Điều lệ Hội Marketing Việt Nam)

Tuy nhiên, Hiệp hội marketing Việt Nam cần cải thiện và nâng cao hơn nữa vai

trò và chúc năng của mình, cụ thể là:

- Mở rộng quy mô, tích cực tập hợp thêm nhiều thành viên nhằm nâng cao phạm



vi, tầm ảnh hưởng của mình;

- Luôn cập nhật những thông tin, xu hướng marketing mới trên thế giới và nhìn



nhận về triển vọng của chúng trong bối cảnh của Việt Nam;

- Tổ chức các buổi hội thảo và hoạt động sinh hoạt hội định kỳ nhằm kết nối

thành viên, đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích, đầy đủ;

- Hỗ trợ thành viên trong kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn.

3.2.2.2.Nâng cao kiến thức, kinh nghiệm về marketing giác quan đối với các nhà

cung cấp dịch vụ marketing.

Hiện nay số lượng các công ty cung cấp dịch vụ marketing tại Việt Nam tương

đối nhiều, thị trường dịch vụ marketing hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

trong tương lai. Marketing giác quan là một khái niệm khá mới và còn chưa được

phổ biến rộng rãi không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Do vậy, các tổ chức dịch vụ marketing cần tìm hiểu, nâng cao kiến thức của mình

về lĩnh vực mới mẻ này, bởi đó là một công cụ hữu dụng với tiềm năng phát triển

rất lớn, đặc biệt trong ngành dịch vụ ăn uống. Trên thế giới, một số công ty dịch vụ

Marketing giác quan chuyên nghiệp đã ra đời, cung cấp dịch vụ tư vấn, nghiên cứu

thị trường, xây dựng kế hoạch và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện

Marketing giác quan. Ở Việt Nam, các công ty dịch vụ marketing thường kiêm

nhiều mảng dịch vụ do mức độ chuyên môn hóa của thị trường còn thấp. Với đặc

điểm này, các nhà cung cấp dịch vụ marketing có thể dành một phần nguồn vốn,

nguồn nhân lực của mình cho việc nghiên cứu tìm hiểu thêm về Marketing giác

quan cũng như học hỏi từ các kinh nghiệm trên thế giới. Hiện nay, các doanh

nghiệp tại Việt Nam có xu hướng thuê các công ty dịch vụ marketing để đảm nhiệm



82



việc xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp. Trong thời buổi cung vượt

quá cầu như hiện nay, sự cạnh tranh là rất lớn nên cách doanh nghiệp luôn đặt ra

các yêu cầu rất cao đối với chất lượng của các dịch vụ marketing này. Vì vậy,

những công ty dịch vụ marketing nào nắm bắt được các kiến thức mới mẻ về

marketing giác quan ngay từ đầu sẽ nắm được vị thế là người tiên phong trong lĩnh

vực này. Sự phát triển các công ty cung cấp dịch vụ Marketing giác quan sẽ là một

đòn bẩy quan trọng cho sự phổ biến rộng rãi của hoạt động Marketing giác quan tại

thị trường Việt Nam trong tương lai.

3.2.2.3.Tăng cường sự chủ động của các nhà cung cấp dịch vụ marketing trong

việc tiếp cận và hỗ trợ các chủ thể kinh doanh.

Tư duy marketing của một số doanh nghiệp Việt Nam nhiều khi vẫn đi theo một

lối mòn, và họ cũng chưa hề biết đến nội dung của Marketing giác quan. Đây sẽ là

một cản trở cho các công ty cung cấp dịch Marketing giác quan trong việc thuyết

phục khách hàng của mình tin vào hiệu quả mà nó mang lại. Do đó, là những người

làm marketing chuyên nghiệp, các công ty dịch vụ marketing cần marketing chính

dịch vụ của mình, khơi dậy nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ Marketing giác

quan. Bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình, các nhà cung cấp dịch vụ

marketing có thể giúp khách hàng nâng cao nhận thức và vai trò tích cực của

marketing giác quan trong công việc kinh doanh hiện nay. Họ có thể thông qua

VMA hoặc những hiệp hội, chi hội, câu lạc bộ khác để tiếp cận gần hơn với các

doanh nghiệp và tạo sự tin tưởng từ phía họ.

3.2.2.4.Chủ động hợp tác với các cơ sở giáo dục đào tạo

Tuy là một lĩnh vực mới, nhưng tại một số trường Đại học, Cao đẳng của Việt

Nam cũng đã bắt đầu có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực Marketing giác

quan. Những công trình nghiên cứu này là nguồn thông tin rất hữu ích đối với hoạt

động marketing tại Việt Nam bởi nó là sự kết hợp giữa những kết quả nghiên cứu

về Marketing giác quan trên thế giới với những nghiên cứu về đặc điểm kinh tế-văn

hóa- xã hội của Việt Nam. Do đó, những kết quả của những công trình nghiên cứu

này sẽ mang tính khả thi và phù hợp hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi áp

dụng Marketing giác quan vào công việc kinh doanh. Để những kết quả nghiên cứu

này có thể áp dụng rộng rãi vào thực tiễn, cần một cầu nối giữa các nhà nghiên cứu



83



với những doanh nghiệp có nhu cầu về Marketing giác quan. Và các tổ chức

marketing chuyên nghiệp, cụ thể là VMA, sẽ là nhân tố quan trọng tạo ra cầu nối

này. Sự kết hợp giữa doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu sẽ giúp cho hoạt động

Marketing giác quan được phát triển cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn.

3.2.3. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

3.2.3.1.Thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch tại Việt Nam

Như đã phân tích ở trên, ngành du lịch có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu sử dụng

dịch vụ ăn uống của người tiêu dùng. Vì vậy, việc thúc đẩy sự phát triển của ngành

du lịch sẽ tạo động lực cho sự phát triển của ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Hơn nữa, thị trường khách du lịch thường là những người có thu nhập khá trở lên,

vì vậy tiêu chuẩn của họ đối với các địa điểm dịch vụ ăn uống là khá cao. Để cạnh

tranh, các chủ thể kinh doanh buộc phải có sự đầu tư nghiêm túc không chỉ vào chất

lượng của món ăn, đồ uống mà còn vào chất lượng không gian của cửa hàng. Một

khi ngành dịch vụ ăn uống phát triển, để lại ấn tượng tốt đối với du khách thì đó

cũng chính là một phương thức hiệu quả để quảng bá hình ảnh quốc gia, từ đó tác

động tích cực trở lại cho sự phát triển của ngành du lịch.

3.2.3.2.Cải thiện nguồn cung cấp thông tin, số liệu thống kê

Tuy hiện nay tại Việt Nam đã có một số công ty chuyên cung cấp dịch vụ

nghiên cứu thị trường nhưng đối với các chủ thể kinh doanh vừa và nhỏ, nguồn tài

chính hạn hẹp thì chi phí cho việc thuê các công ty này là quá cao. Do đó, phần lớn

các chủ thể kinh doanh đều tự mình thực hiện việc nghiên cứu thị trường dựa trên

các nguồn thông tin, số liệu có sẵn. Do vậy, vai trò của các cơ quan thống kế nhà

nước là rất quan trọng. Để tránh tình trạng các số liệu, thông tin không khớp nhau

giữa các đơn vị, hoặc số liệu đã quá cũ, cơ quan thống kê cần nâng cao, cải thiện

chất lượng cả cơ sở vật chất kĩ thuật lẫn đội ngũ nhân lực, đồng thời phối hợp chặt

chẽ với các cơ quan, ban ngành có liên quan để có thể đưa ra những con số, thông

tin chính xác và kịp thời nhất cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, để tránh tình trạng một số tổ chức, phương tiện truyền thông và các

doanh nghiệp cố tình đưa ra những thông tin sai lệch, gây bóp méo thị trường, các

cơ quan chức năng có thẩm quyền cần đưa ra những hình thức xử lý thích hợp đối

với các tổ chức, doanh nghiệp này. Đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước, luôn cần



84



phải minh bạch hóa thông tin để tạo ra một hệ thống thông tin liên tục, đáng tin cậy,

làm cơ sở để các doanh nghiệp đối chiếu với các nguồn thông tin không chính thống

khác.

3.2.3.3.Thiết chặt quản lý trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống

Để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, tăng cường niềm tin của khách

hàng, các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu quản lý vệ

sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng dịch vụ tại các địa điểm kinh doanh dịch

vụ ăn uống. Các cơ quan cần có chế tài xử phạt nghiêm túc đối với những vi phạm

trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là sự cạnh tranh không lành mạnh của

một số chủ thể kinh doanh, ví dụ như tình trạng bắt chước mô hình, hình thức kinh

doanh của chủ thể khác. Ngoài ra, do các công cụ Marketing giác quan có thể phần

nào ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam, vì vậy các cơ quan cũng cần có biện pháp

quản lý chặt chẽ đối với hoạt động của các chủ thể kinh doanh, đặc biệt là các quán

café, quán bar, tránh những ảnh hưởng tiêu cực do việc sử dụng Marketing giác

quan sai hướng của một số chủ thể kinh doanh.

Tóm lại, để Marketing giác quan có thể phát huy được tiềm năng cho ngành

kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam, không chỉ cần đến sự nỗ lực của các

doanh nghiệp mà còn cần đến sự hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp từ các cơ quan nhà

nước, các tổ chức Marketing, và từ các ngành kinh tế, kĩ thuật khác. Các chủ thể

kinh doanh vừa và nhỏ cần biết phát huy lợi thế của mình khi thực hiện Marketing

giác quan là sự thông thạo, hiểu biết về văn hóa, về con người Việt để đưa ra một

chiến lược hiệu quả, tạo chỗ đứng vững chắc trước sự cạnh tranh gay gắt của các

chủ thể kinh doanh nước ngoài trên thị trường Việt Nam.



KẾT LUẬN

Trong thời buổi tràn ngập các hình ảnh, âm thanh quảng cáo như hiện nay thì

với các ưu thế của mình, Marketing giác quan đã, đang và sẽ là một công cụ hữu ích

giúp các doanh nghiệp khác biệt hóa thương hiệu của mình. Lý luận Marketing giác

quan được xây dựng từ những quan sát, điều tra và trải nghiệm thực tế về cảm giác,

tâm lý, hành vi con người. Do đó, có thể dễ dàng nhận thấy mối quan hệ mật thiết



85



của Marketing giác quan với những ngành khoa học khác như: Tâm lý học, Hành vi

người tiêu dùng, Kiến trúc-thiết kế,…được tiếp cận dưới góc độ marketing.

Marketing giác quan thực hiện đầy đủ chức năng của marketing nói chung và được

vận dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực: từ sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng,

thậm chí là sản xuất ô tô, đồ công nghệ điện tử cho đến các loại hình dịch vụ.

Với đặc thù riêng, có thể thấy Marketing giác quan thực chất đã được áp dụng

trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống từ lâu nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở thị

giác và thính giác. Sự phát triển của kinh tế, tiêu chuẩn xã hội ngày một nâng cao,

tình trạng cung vượt quá cầu tất yếu đã dẫn đến sự hoàn thiện của Marketing giác

quan đối với cả 5 năm giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác.

Sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống

như hiện nay là một thách thức lớn cho các chủ thể kinh doanh trong việc định vị

thương hiệu trên thị trường. Và Marketing giác quan trong tương lai sẽ vẫn là công

cụ hữu ích để cá biệt hóa sản phẩm, dịch vụ và giúp các chủ thể kinh doanh xây

dựng hình ảnh thương hiệu bền vững trong tâm trí người tiêu dùng.

Với nhiều yếu tố thuận lợi về văn hóa lẫn kinh tế, Việt Nam là một thị trường

tiềm năng cho việc phát triển Marketing giác quan trong ngành kinh doanh dịch vụ

ăn uống. Để khai thác những tiềm năng, thuận lợi đồng thời khắc phục những khó

khăn, trở ngại đòi hỏi phải có sự chủ động, tích cực từ nhiều phía: Các cơ quan

quản lý, các tổ chức marketing chuyên nghiệp, và đặc biệt quan trọng là chính các

chủ thể kinh doanh trong ngành. Đối với một thị trường đa văn hóa, nhu cầu thị

hiếu của con người rất đa dạng như Việt Nam, đòi hỏi các nhà làm marketing không

chỉ nắm rõ lý thuyết về Marketing giác quan mà còn phải luôn học hỏi, năng động,

sáng tạo, và nắm rõ tâm lý người tiêu dùng. Điều này sẽ tạo cơ sở vững chắc, đảm

bảo cho sự phát triển của Marketing giác quan tại Việt Nam trong tương lai.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Acousticalsurfaces, (2007), Restaurant Acoustics [trực tuyến]. Địa chỉ:



http://www.acousticalsurfaces.com/blog/soundproofing/restaurant-acoustics/

(Truy cập ngày 09/04/2012)



86

2. Aitamer, G., Zhou, Q., (2011), Motives and Guidance for the Use of Sensory



Marketing in Retailing&Restaurant, Karlstad Business School, pp.15-17, pg.24

3. Amorntatkul, N., Pahome, T., (2011), How sensory marketing applies to the

hotel and restaurant industry in order to influence customer’s behaviour in

Thailand, pg. 1, pg\p.30-32

4. Ansary, A., (2005), Relationship Marketing Management: A School in the

History of Marketing Thought, Journal of Relationship Marketing, number 4,

pp.43-56

5. Baraban, R.S., Durocher, J.F., (2010), Successful restaurant design, 3.ed, John



Wiley & Sons, Inc.Hoboken, New Jersey.

6. Blast Marketing & PR, (2011), Quay Restaurant and Bar [trực tuyến]. Địa chỉ:

http://www.blastmarketing.net/2011/06/22/opening-soon-quay-restaurant-bar/



(Truy cập ngày 09/04/2012)

7. Blondeau, M., Tran, A., (2009), Scent Marketing: What is the impact on stores

in Umeå?, Umeå University

8. Businessdictionary,

(n.d),



Mass



market,



[trực



tuyến].



Địa



chỉ:



http://www.businessdictionary.com/definition/mass-market.html

(Truy cập ngày 10/03/2012)

9. Businessdictionary, (n.d), Mass marketing [trực tuyến].



Địa



chỉ:



http://www.businessdictionary.com/definition/mass-marketing.html

(Truy cập ngày 10/03/2012)

10. Caldwell, C., Hibbert, S.A., (1999), Play that one again: The effect of music

tempo on consumer behavior in restaurant , European Advances, Volume 4,

eds. Bernard Dubois, Tina M. Lowrey, and L. J. Shrum, Marc Vanhuele, Provo,

UT : Association for Consumer Research, pp.58-62.

11. Dinah, (2010), How a Restaurant’s Atmosphere Determines How Much You

Eat [trực tuyến], Restauranteers. Địa chỉ:

http://blog.restauranteers.com/2010/12/20/how-a-restaurant%E2%80%99satmosphere-determines-how-much-you-eat/ (Truy cập ngày 02/04/2012)

12. Dividend Alumni Magazine, (2010), The senses and Sensibilities marketing,



The Stephen M. Ross School of Business, pg.19

13. Engbrocks, S., (2008), The Impact of Temperature on a Consumer’s Shopping

Experience, pp.15-18

14. Foiret, C., (2009), Inamo: The tactile restaurant [trực tuyến], Trendland. Địa

chỉ: http://trendland.com/inamo-the-tactile-restaurant/#slide-2

(Truy cập ngày 10/04/2012)



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

×