1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

Biểu đồ 6: Tiêu chí lựa chọn sản phẩm xanh của người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.41 KB, 112 trang )


không dễ dàng gì để duy trì và phát triển nó, bởi trong thời đại thị trường như hiện

nay, doanh thu vẫn là điều quan trọng nhất đối với họ. Các sản phẩm thân thiện với

môi trường đòi hỏi một quá trình sản xuất khắt khe và đầu tư tốt, có chọn lọc không

như những sản phẩm thông thường chính vì thế các nhà sản xuất vẫn thờ ơ, còn

người tiêu dùng chưa thay đổi được thói quen mua hàng truyền thống.

3.2. Cân nhắc giữa giá cả và những lợi ích đi kèm

Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện rất nhiều sản phẩm thân thiện với môi

trường ở tất cả các lĩnh vực như hàng tiêu dùng, đồ điện tử, may mặc, thực phẩm…

Có những sản phẩm xanh có giá như giá các sản phẩm thông thường. Tuy nhiên có

rất nhiều sản phẩm giá cao hơn các sản phẩm cùng loại rất nhiều. Nhiều người tiêu

dùng muốn mua các sản phẩm thân thiện này nhưng điều kiện không cho phép. Bên

cạnh đó, lợi ích của họ bao giờ cũng đặt lên trên lợi ích môi trường. Do đó, họ rất

cân nhắc đến vấn đề giá cả khi mua sản phẩm thân thiện với môi trường.

Một điều đáng mừng là hiện nay một số doanh nghiệp đã tìm ra các giải pháp

sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường mà không làm tăng giá cả. Chẳng

hạn như công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông đã cho ra đời rất nhiều

sản phẩm bóng đèn tiết kiệm điện, bảo vệ thị lực mà giá không đắt hơn các sản

phẩm tương tự trên thị trường. Bóng đèn Compact 1U 11W giá 24.700 VNĐ, chiếu

sáng được 4.000 giờ hay bóng đèn Compact CF-S 3U – 20W giá 37.500 VNĐ, tuổi

thọ 5.000 giờ…Các sản phẩm này hoàn toàn phù hợp với tất cả người dân, ở thành

thị cũng như nông thôn. Thực tế là các sản phẩm này của Rạng Đông rất được

người tiêu dùng ưa chuộng. Không chỉ có vậy, công ty Rạng Đông còn có rất nhiều

chương trình giúp đỡ cộng đồng như chương trình “chiếu sáng học đường” , “chiếu

sáng xóm ngõ”… Những chương trình này không chỉ giúp người tiêu dùng tiếp cận

với những sản phẩm tốt hơn mà doanh nghiệp còn quảng bá được hình ảnh của

mình đến cộng đồng.

Bên cạnh đó, có nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường chưa đến được

với người dân do giá cả quá cao, nhất là trong lĩnh vực năng lượng. Ví dụ với hệ

thống pin Mặt trời của công ty Cổ phần Mặt trời đỏ. Hệ thống này có nhiều ưu điểm

như độ tin cậy và độ bền rất cao, có thể hoạt động tới 35 năm mà hầu như không



29



cần bảo dưỡng. Hệ thống này gọn nhẹ, có thể lắp ở bất kỳ đâu có ánh sáng mặt trời,

an toàn khi sử dụng và hoàn toàn thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, chi phí đầu

tư trung bình của một hệ thống điện mặt trời cho một ngôi nhà khoảng 20.000 USD.

Nếu tính giá này trong suốt 35 năm sử dụng thì rẻ hơn rất nhiều so với dùng điện,

nhưng chính kho đầu tư ban đầu và duy nhất này làm cho rất nhiều người tiêu

ản

dùng không đủ tài chính để chi trả. Việc có được hệ thống này trong gia đình vẫn

phải trông chờ nhiều vào sự giúp đỡ của Nhà nước.

Như vậy, vấn đề giá cả không quá khó khăn như việc nhận biết các sản phẩm

thân thiện với môi trường. Nhưng một khi vấn đề này không được giải quyết thì

việc tiếp cận của người dân với những sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn là

điều đáng bàn.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

1. Xu hư

ớng sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường trong các doanh

nghiệp

1.1. Sản phẩm thân thiện với môi trường – mối quan tâm chung của các doanh

nghiệp Việt Nam

Hiện nay, nhiều quốc gia đã và đang triển khai chương trình sử dụng các sản

phẩm sinh thái và việc cam kết thực hiện chương trình này đang dần trở thành xu

hướng của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, đối với nước ta, đây là một vấn đề còn

mới mẻ. Do đó, sản phẩm sinh thái rất cần được sự quan tâm của các doanh nghiệp.

Với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với áp lực khi

gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đã đòi hỏi các nhà sản xuất và xuất khẩu kết

hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đồng thời, nhu cầu của thị

trường trong nước cũng chuyển dần từ cung cấp đủ hàng hóa sang những yêu cầu

cao hơn về chất lượng. Cùng với sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, các yếu

tố môi trường đang có nguy cơ bị lợi dụng để làm các rào cản kỹ thuật trong thương

mại quốc tế. Chính vì vậy, việc nâng cao hiểu biết về các sản phẩm sinh thái là vô

cùng quan tr ng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi nó sẽ giúp cho doanh



nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt được các thách thức về thương



30



mại tại các thị trường nhập khẩu để có chiến lược kinh doanh thích hợp, khắc phục

được các khó khăn tiềm tàng xảy ra trong tương lai có liên quan đến vần đề môi

trường. Ngoài ra, việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan, tự do hóa thương mại làm cho

các doanh nghi p muốn tồn tại và phát triển phải chú trọng đến cá c yếu tố môi



trường. Mặc dù sản phẩm sinh thái không mang tính chất bắt buộc nhưng lại hướng

đến mục tiêu rộng lớn, đó là thông qua nó sẽ làm biến đổi hành vi của toàn xã hội

theo hướng thân thiện với môi trường.

Khi vấn đề môi trường đang có nguy cơ bị lợi dụng để làm các rào cản kỹ

thuật trong thương mại quốc tế, nhiều nước đã và đang triển khai chương trình sử

dụng các sản phẩm sinh thái, việc cam kết thực hiện chương trình này đã dần trở

thành xu hư

ớng của các quốc gia phát triển và đang phát triển. Nhiều thị trường

xuất khẩu lớn của Việt Nam, trên thực tế đã yêu cầu phải xét đến vấn đề sinh thái

trong sản phẩm. Các sản phẩm này cho phép doanh nghiệp đạt được mục tiêu về lợi

nhuận và năng suất cao trong khi vẫn bảo vệ được môi trường.

Thực tế cho thấy, quá trình hội nhập đã, đang và sẽ dần loại bỏ các hàng rào

thuế quan, và như thế các nước nhập khẩu hàng Việt Nam đã, đang và sẽ đưa ra

hàng rào môi trường để khống chế hàng nhập khẩu. Ví dụ, đố i với ngành dệt may,

để xuất khẩu sang EU được 700 triệu USD/năm đã phải vô cùng vất vả vượt qua rào

cản “nhãn sinh thái”. Theo đó, sợi, vải và quần áo thành phẩm xuất khẩu không

được phép chứa những loại hóa chất (sử dụng trong công nghệ nhuộm sợi) mà EU

cấm. Hay trong việc thực hiện công ước CITES (công ước về buôn bán quốc tế

những loài động, thực vật có nguy cơ bị đe dọa) mà Việt Nam tham gia, ngành thủy

sản không được khai thác những loài nằm trong Sách đỏ nếu muốn thâm nhập thị

trường EU và Mỹ.

Ngoài ra, hiện nay, ở nước ta ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp có

nguy cơ gia tăng. Theo báo cáo hi trạng môi trường, hàng năm tổng lượng chất

ện

thải rắn công nghiệp khoảng gần 8.000 tấn, tổng lượng nước thải khoảng 12 .000

m3. Chất thải rắn công nghiệp và rác thải sinh hoạt đang là mối lo của chính quyền

nhiều địa phương và các bộ ngành. Nguồn nước ngầm và nước mặt nội địa ven biển

ở nhiều vùng đang bị ô nhiễm hóa chất, kim loại nặng và dầu mỏ… Bầu không khí



31



ở nhiều đô thị cũng đang bị ô nhiễm bởi khí thải công nghiệp và việc sử dụng ngày

càng nhiều các phương tiện giao thông. Phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh đều

có mức độ ô nhiễm bụi, khí thải, phát tán các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho

phép… Do đó, các ổ chức, doanh nghiệp cần phải đầu tư nguồn lực, chất xám và

t

tài chính vào hoạt động bảo vệ môi trường và nên coi đó là tiêu chí sống còn trong

quá trình hội nhập.

1.2. Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu hướng phát triển của các doanh

nghiệp Việt Nam

Cách tiếp cận mới trong quản lý môi trường hiện đang thu hút sự quan tâm

của nhiều cơ quan, ban ngành và các cấp có liên quan. Một trong những nội dung

quan trọng của cách tiếp cận này là chia sẻ thông tin môi trường với cộng đồng, xây

dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý, cộng đồng

trong việc bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu, hỗ trợ các doanh

nghiệp Việt Nam bước đầu tiếp cận với sản phẩm sinh thái để họ nhận ra rằng, vấn

đề môi trường chính là cơ hội kinh doanh chứ không phải là những rủi ro cần trốn

tránh, qua đó có th dễ dàng vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại (liên



quan đến môi trường), hàng năm Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Đại

diện là Trung tâm Năng su Việt Nam) đề u tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế về

ất

sản phẩm sinh thái. Thông qua h chợ này, các tập đoàn, công ty nước ngoài đã

ội

giới thiệu các sản phẩm và công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, thiết lập

và phát triển quan hệ liên doanh, liên kết thúc đẩy đầu tư, xúc tiến thương mại và

chuyển giao công nghệ mới, tạo diễn đàn mở rộng cho các doanh nghiệp Việt Nam

và quốc tế cùng với các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng trao đổi

kinh nghiệm, thảo luận nhằm tìm ra những nhân tố mới cho sự hợp tá c, đầu tư và

phát triển các sản phẩm sinh thái trong thời gian tới, tôn vinh và quảng bá các nhà

sản xuất trong nước cùng với những sản phẩm mới mang thương hiệu Việt có chất

lượng và uy tín cao trên thị trường. Thông qua đó, giúp người tiêu dùng tìm cho

mình những sản phẩm chất lượng và các nhà cung cấp tin cậy. Từ 7-10/05/2009 vừa

qua, Hội chợ triễn lãm quốc tế về Công nghệ Môi trường đã được diễn ra do Hội



32



Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Tổng cục Môi trường và Công ty Cổ

phần Tổ chức Sự kiện và Hội chợ Toàn cầu tổ chức. Đây là nơi các doanh nghiệp có

thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm các vấn đề liên quan đến công nghệ môi trường từ

nhiều nước trên thế giới như Đức với các hệ thống khai thác năng lượng từ gió, Hàn

Quốc với các dịch vụ hỗ trợ công nghiệp môi trường… Hội chợ đã thu hút rất nhiều

các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.Hồ

Chí Minh mà rất nhiều doanh nghiệp ở khắp các tỉnh thành cũng tham gia. Điều này

cho thấy vấn đề môi trường nói chung và vấn đề sản phẩ m thân thi n với môi



trường nói riêng đang ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm và phát triển.

2. Điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sản phẩm thân thiện với môi

trường

2.1. Thực hiện những quy tắc về biến đổi khí hậu

Khi mà khí hậu toàn cầu đang bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, vấn đề

môi trường ngày càng được thế giới quan tâm. Và các doanh nghiệp muốn đạt được

thành công cũng cần phải biết thân thiện với môi trường.

Khi quyết định sẽ trở thành một doanh nghiệp xanh tức là các doanh nghiệp

đã cam k thực hiện những quy tắc về biến đổi khí hậu. Bước tiếp theo là định

ết

hướng thực hiện nó như thế nào, chiến lược này có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho

doanh nghiệp.

Bắt đầu bằng một bản phân tích kỹ lưỡng về ảnh hưởng của doanh nghiệp

trong vấn đề biến đổi khí hậu như một chuỗi liên tiếp các bước hành động. Một số

hành động cần thực hiện ngay, một số khác lại phản ánh giới hạn mà doanh nghiệp

muốn tham gia vào bằng những bước chiến lược. Thời gian áp dụng chiến lược tùy

thuộc vào giới hạn doanh nghiệp đó mong muốn tham gia. Bước tiến hành càng

hiện đại, càng cần phải kiểm soát thời gian chặt chẽ hơn.

Biểu đồ 7 cho thấy tất cả các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người

đều tác động tiêu cực đến môi trường, trong đó lĩnh vực điện lực phát thải khí nhà

kính toàn cầu lớn nhất. Sử dụng đất và hoạt động công nghiệp cũng trong tình trạng

đáng báo động. Vì vậy, dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì các doanh nghiệp cũng

cần phải thực hiện những quy tắc về biến đổi khí hậu để có thể phát triển bền vững.



33



Biều đồ 7: Tỷ lệ phát thải khí nhà kính toàn cầu năm 2000 (quy ra CO2 tương

đương)



Nguồn: Stern Review on Economics of CC, 2007

2.1.1. Kiểm soát được lượng khí thải cacbon

Kiểm kê khí thải và đánh giá lượng cacbon thải ra, sau đó tự đặt câu hỏi liệu

những biến đổi tiềm năng trong chính sách và giá cả thị trường có thể ảnh hưởng

như thế nào tới sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn.

Một số doanh nghiệp đo được lượng khí thải thực tế, trong khi các doanh nghiệp

khác chỉ tính toán lượng khí thải dựa trên lượng nhiên liệu sử dụng. Những phương

pháp này lấy kết quả dựa trên việc nhân giá trị năng lượng của nhiên liệu tiêu thụ

với lượng cacbon thải ra (lượng cacbon trong mỗi triệu BTU – đơn vị năng lượng

nhiệt ở Hoa Kỳ, xấp xỉ 1060J). Kết quả thu được khi thực hiện phép tính toán này

có thể khiến các doanh nghiệp choáng váng.

Hãng giày Timberland đã rất kinh ngạc khi phát hiện ra rằng không phải quá

trình vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng mà chính quá trình chế biến

nguyên liệu thô đã thải ra nhiều khí cacbon nhất.



34



2.1.2. Quản lý rủi ro và bảo vệ đầu ra của quá trình sản xuất

Các doanh nghiệp thường bắt đầu quá trình đánh giá với việc tập trung vào

quản lý rủi ro và bảo vệ đầu ra của quá trình sản xuất. Quá trình này sẽ tập trung nỗ

lực vào những cơ hội hiệu quả. Nếu không quan tâm tới tính hiệu quả, các doanh

nghiệp hoàn toàn có th đạt được những điều có ý nghĩa. Nếu có thể kiểm soát



lượng cacbon theo từng vùng, quyết định này là dành cho các doanh nghiệp. Nếu

không, đừng bỏ phí thời gian và nhanh chóng hành động hơn là chờ lộ trình ban

hành các điều luật.

2.1.3. Ảnh hưởng của chính sách phát triển

Các doanh nghiệp có thể đưa ra những gợi ý có giá trị hay các biện pháp mà

nhờ nó họ có thể đạt được những chính sách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Sự

thực là các chính phủ không thể làm điều này một mình. Họ không đủ năng lực để

hiểu những ẩn ý trong việc lựa chọn những chính sách khác nhau ở tất cả các ngành

trong nền kinh tế. Các hiệp hội ngành nghề có thể cung cấp những diễn đàn bổ ích

cho tất cả các loại hình doanh nghiệp để gắn kết với diễn đàn chính sách.

2.2. Tập trung vào hoạt động nghiên cứu nghiên cứu và phát triển

Khi nhà doanh nghiệp đặt chủ trương vì môi trường vào trong mục đích kinh

doanh, họ đã giành được lợi thế lớn so với các đối thủ khác. Vấn đề là tập trung vào

hoạt động nghiên cứu và phát triển như thế nào để thực hiện tốt nhất chiến lược đó?

Giá trị “xanh” đến từ đâu? Đối với các công ty muốn đưa chủ trương vì môi

trường thành nguồn lực để tạo ra lợi thế so sánh thì lĩnh vực họ cần tập trung vào là

hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Tất nhiên, R&D là động lực chủ yếu cho

việc cải tiến sản phẩm và có vai trò quyết định trong việc duy trì lợi thế của các

công ty tại các thị trường luôn luôn biến động. Ngược lại, khả năng giữ lợi thế lại là

thấu kính phản ánh quá trình cải tiến sản phẩm, hiện giữ vai trò ngày càng quan

trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau từ năng lượng và vận tải đến sản

xuất tiêu dùng.

Nếu muốn kết hợp thành công khả năng giữ lợi thế với kế hoạch nghiên cứu

của mình thì các doanh nghiệp cần xem xét ba cách sau:



35



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

×