1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

Tiêu dùng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.41 KB, 112 trang )


hậu quả tiêu cực về môi trường, xã hội và kinh tế. Mục đích cuối cùng của tiêu dùng

bền vững là cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của cả người tiêu dùng thế hệ

hiện nay và các thế hệ mai sau, đồng thời giảm thiểu tác động tới môi trường.

1.2. Tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững

Tiêu dùng là đặc điểm trung tâm của xã hội. Khi nền kinh tế được cải thiện,

cá nhân cũng như Chính phủ, công ty và tổ ch ức cũng gia tăng việc tiêu dùng sản

phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của họ như lương thực, ăn mặc, giao thông,

giáo dục, y tế và giải trí vui chơi. Tiêu dùng tăng còn góp phần làm tăng trưởng

kinh tế, thường là một tiêu chí mà các Chính phủ sử dụng để đánh giá sự thành công

của họ. Song, tiêu dùng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp là nguồn gốc của hầu hết các

vấn đề môi trường gây nên bởi hoạt động của con người cũng như tạo ra nhiều vấn

đề cho xã hội và tài chính.

Tiêu dùng tăng đ i hỏi tăng sản xuất và thư ờng dẫn đến việc sử dụng tài

ò

nguyên tăng lên, gây ô nhi môi trường và phát sinh chất thải. Thậm chí nếu có

ễm

thể kiểm soát và tăng hiệu suất các quy trình sản xuất, thì những vấn đề trên cũng

không thể giải quyết một cách hiệu quả, nếu không giải quyết vấn đề tiêu dùng liên

tục tăng. Nhiều vấn đề điển hình về xã hội và tài chính khác cũng do việc tăng tiêu

dùng gây ra. Nh

ững cá nhân có mức tiêu dùng cao thường gặp phải gánh nặng chi

phí như m nợ, thời gian và sự căng thẳng làm việc để đảm bảo tiêu dùng, t hời

ắc

gian cần có để bảo quản, làm sạch, nâng cấp tài sản, đó là cách tiêu dùng làm mất

thời gian dành cho gia đình và bạn bè.

Vì vậy, tiêu dùng bền vững là chìa khóa cho phép xã hội và cá nhân phát

triển mà không nhất thiết phải hy sinh chất lượng cuộc sống hoặc các yếu tố phát

triển bền vững.

Thông thường, tiêu dùng bền vững hay được hiểu nhầm là công cụ nhằm vào

việc giảm tiêu thụ quá mức ở các nước phát triển. Mục đích thật sự của tiêu dùng

bền vững là để phát triển các cơ hội tiêu dùng cho phép mọi người thỏa mãn được

nhu cầu của mình, song không phát sinh những hậu quả tiêu cực với môi trường, xã

hội và tài chính. Nhu cầu thúc đẩy tiêu dùng bền vững đã rõ rệt từ lâu ở hầu hết các

nước phát triển. Song, các nước đang phát triển với khuynh hướng đi theo con



5



đường của nước phát triển vẫn có cơ hội để tránh nhiều sai lầm liên quan tới tiêu

dùng bằng cách giải quyết các vấn đề tiêu dùng của họ ngay từ bây giờ.

Chẳng hạn ở châu Á, dân số đông và tăng nhanh. Qu dân số Liên Hiệp



Quốc UNFPA dự tính dân số thế giới sẽ tăng 41% khoảng 8,9 tỷ người vào năm

2050, phần lớn sự gia tăng này diễn ra ở các nước đang phát triển ở châu Á. Nền

kinh tế châu Á cũng tăng trưởng nhanh, nhiều thị trường mở cửa chịu ảnh hưởng do

buôn bán quốc tế, tỷ lệ đô thị hóa tăng cùng với tuổi thọ của người dân cũng tăng.

Vùng châu Á – Thái Bình Dương là nơi có 684 tri người tiêu dùng có thu nhập

ệu

trung bình trên 7000USD/ ầu người. Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonexia

đ

chiếm 63% nhóm người tiêu dùng này trong vùng và 25% toàn thế giới. Ngày nay,

chỉ 25% dân số trong khu vực được xếp vào loại mức thu nhập trung bình cá nhân

cao đó [6, tr.5]. Như vậy, hình thái sẽ là con số này tăng nếu kinh tế tiếp tục tăng

trưởng.

Đồng thời ở các nước phát triển vốn có mức tiêu thụ tính theo đầu người cao

quá mức, đã xuất hiện yêu cầu giảm mức tiêu thụ đó xuống, đạt độ bền vững hơn.

Như vậy, tiêu dùng bền vững gắn liền với các nước phát triển lẫn các nước đang

phát triển, tuy họ tiếp cận vấn đề từ những hướng khác nhau. Vì vậy nhu cầu đạt

đến sự tiêu dùng bền vững có tầm quan trọng với tất cả các nước, mọi người dân, cả

giàu lẫn nghèo.

1.3. Những vấn đề chính trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Dự án SC.Asia (Tiêu dùng bền vững châu Á) đã xác định một số vấn đề chủ

yếu có thể làm nền tảng cho sự thành công của bất cứ chương trình tiêu thụ bền

vững nào. Đó là các vấn đề về trình độ nhận thức, vai trò của Chính phủ, ưu tiên

khác của quốc gia, và tiếp cận vốn với người mua [6, tr.14].

Thứ nhất, cần nhận biết rằng tiêu dùng (bền vững) không những là một vấn

đề kinh tế kỹ thuật mà còn có nguồn gốc sâu xa trong bối cảnh xã hội văn hóa. Vì

vậy, có thể tiếp cận tiêu dùng bền vững như là một cơ hội để phát triển hoặc bảo vệ

các giá trị khác trong xã hội. Những cơ hội dưới dạng thiết lập thị trường và công

việc trong những lĩnh vực sử dụng/tận dụng tri thức truyền thống (du lịch và sản



6



xuất lương thực theo phương thức truyền thống) và cách sống truyền thống có thể

được phát huy để bảo đảm tiêu dùng bền vững.

Thứ hai, bằng việc lồng ghép các hoạt động tiêu dùng bền vững vào trong

các khuôn khổ hiện hành sẽ dễ đạt được kết quả hơn (và tránh trải rộng quá mỏng

nguồn tài nguyên có sẵn). Quản lý chất thải, an toàn lương thực và giao thông là ba

ví dụ về các lĩnh vực có độ ưu tiên cao trong phần lớn các nước mà các chương

trình tiêu dùng bền vững có thể dễ dàng lồng ghép vào.

Thứ ba, sự hiểu biết về tiêu dùng bền vững nói chung rất hạn chế và ý nghĩa

cụ thể của khái niệm này chưa được hiểu một cách đầy đủ. Đó là sự thật đối với

Chính phủ cũng như các thành phần xã hội liên quan khác. Vì vậy , các hoạt động

tiêu dùng bền vững cần có một chiến lược truyền thông kỹ lưỡng. Mở rộng mạng

lưới các đối tác cũng sẽ cho phép phổ biến nhanh hơn các ý tưởng và thúc đầy việc

truyền bá các quan điểm tiêu dùng bền vững.

Thứ tư, Chính phủ có vai trò kép, vừa là người điều chỉnh, khởi xướng vừa là

người tiêu dùng chính. Trong vai trò người điều chỉnh, khởi xướng truyền thống,

Chính phủ có thể thiết lập những chính sách và điều kiện kinh tế xã hội phù hợp cho

người tiêu dùng, người sản xuất và những người khác để thực hiện theo hướng bền

vững hơn. Là người tiêu dùng chính, Chính phủ có thể thông qua các quyết định

mua sắm của họ, ủng hộ một số loại hàng hóa và dịch vụ và cũng có thể tạo ra một

thị trường mới cho các sản phẩm bền vững. Cần luôn luôn nhớ tầm quan trọng của

việc có một cơ quan trong Chính phủ, để điều phối các dự án và chính sách quốc gia

về tiêu dùng bền vững.

Thứ năm, vạch ra các giá trị trong tiêu dùng bền vững là có tính quyết định

và phải đưa các đối tác chính, cụ thể là những người tiêu dùng, Chính ph các tổ

ủ,

chức và các ngành dân sự vào. Nếu các đối tác không tham gia trong phong trào tiêu

dùng bền vững, tất sẽ rất khó khăn để thiết lập các ưu tiên thích hợp và thực hiện

các hành động. Ngay cả phong trào người tiêu dùng không phả i lúc nào c

ũng biết

được chương trình của tiêu dùng bền vững. Các tổ chức người tiêu dùng ở châu Á

coi quyền của người tiêu dùng và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng là một ưu tiên và vì



7



vậy việc thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững ngày

càng trở nên tích cực hơn.

Thực hiện được các vấn đề này chắc chắn các quốc gia sẽ thúc đẩy được tiêu

dùng bền vững trên mọi lĩnh vực và tác động được đến mọi người dân.

1.4. Các công cụ tiêu dùng bền vững

Thúc đẩy và chấp nhận cách tiêu dùng bền vững là điều thiết yếu, nếu chúng

ta muốn đạt tiến bộ trong phát triển bền vững. Tình hình tiêu dùng toàn cầu cho

thấy tiêu dùng bền vững không giản đơn chỉ là một thách thức được giới hạn trong

các nước phát triển quan tâm và thực hiện, mà còn liên quan nhiều đến các nước

đang phát tri n. Hiện đang nổi lên một “giai cấp tiêu dùng toàn cầu” gồm những



nhóm đông đ người tiêu dùng trung lưu ngày càng thể hiện mô hình tiêu dùng

ảo

giống nhau trên toàn thế giới. Những mô hình đó cũng xuất hiện ở phần lớn các

nước châu Á khác nhau như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản,

Thái Lan và Vi t Nam. Tiêu dùng bền vững có thể đem lại những giải pháp môi



trường cũng như những lợi ích kinh tế xã hội ở các nước châu Á. Sự hợp tác toàn

cầu về tiêu dùng bền vững có thể cho phép các nước đang phát triển tiến nhanh tới

phát triển bền vững bằng cách tránh những sai lầm của các nước phát triển.

Một số công cụ chính sách chủ yếu về tiêu dùng bền vững được bản Hướng

dẫn Liên Hiệp Quốc về bảo vệ người tiêu dùng Mục G xác định bao gồm bốn công

cụ là thông tin sản phẩm, ngăn ngừa và giảm thiểu rác thải, thực hành bền vững

của Chính phủ và nhận thức, giáo dục và tiếp thị [6, tr.21] (xem bảng 1).

1.4.1. Thông tin sản phẩm

Thông tin sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong các quyết định mua sắm của

người tiêu dùng. Từ đó, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là bảo đảm tiếp cận

được và hiểu được thông tin sản phầm về chất lượng, giá cả, sức khỏe và an toàn,

hậu quả môi trường và xã hội. Có ba loại thông tin sản phẩm cần quan tâm là kiểm

tra khách quan s n phẩm, cấp chứng chỉ độc lập cho sản phẩm và cấp nhãn hiệu



sinh thái.

Kiểm tra các tiêu chí bền vững sẽ gồm các vấn đề thử theo chu kỳ tuổi thọ

(giai đoạn sản xuất, tiêu dùng và tiêu hủy) của sản phẩm hay dịch vụ. Kiểm tra sản



8



phẩm là ưu tiên chủ yếu của nhiều tổ chức người tiêu dùng vì nó thúc đẩy tiếp cận

thông tin sản phẩm, xác định được sản phẩm không an toàn hoặc không thích hợp.

Cấp chứng chỉ độc lập cho sản phẩm là việc các tổ chức cấp chứng chỉ sản

phẩm độc lập xem xét sản phẩm có đạt đầy đủ các tiêu chí đã định theo tiêu chuẩn

yêu cầu hoặc nhãn hiệu của sản phẩm cụ thể không. Để được cân đối và chấp nhận

rộng rãi, các tiêu chuẩn phải được phát triển thông qua tham khảo nhiều quyền lợi

sẽ bị ảnh hưởng do thực hiện tiêu chuẩn đó. Những quy trình đó đặc biệt phải có sự

tham gia của người tiêu dùng và người sử dụng cuối cùng các sản phẩm được chứng

thực.

Nhãn sinh thái là một phương pháp thực hiện môi trường của sản phẩm hoặc

dịch vụ trong một chủng loại sản phẩm hay dịch vụ cụ thể dựa trên những điều kiện

của tuổi thọ. Nhãn sinh thái tồn tại để biểu dương và thúc đẩy các hàng hóa và dịch

vụ chất lượng cao về môi trường và cung cấp thông tin về chất lượng và năng lực

sản xuất đối với các vấn đề như sức khỏe và tiêu dùng năng lượng. Nhãn sinh thái

luôn được một bên thứ ba khách quan cấp và cho phép dùng nhãn trên sản phẩm với

một chủng loại sản phẩm.

1.4.2. Phòng ngừa, giảm thiểu và tái chế chất thải

Theo hướng dẫn Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ người tiêu dùng, mục G đã đề

cập “Chính phủ cần khuyến khích sự thiết kế, phát triển và sử dụng các sản phẩm và

dịch vụ an toàn có hiệu quả về năng lượng và tài nguyên trên cơ sở xem xét ảnh

hưởng của nó trong một chu trình sống. Chính phủ cần khuyến khích các chương

trình tái chế, chương trình này khuyến khích người tiêu dùng tái chế chất thải và cả

mua sản phẩm tái chế”. [6, tr.28].

Theo các khảo sát của Trung tâm Tài nguyên khu vực châu Á – Thái Bình

Dương của UNEP, chất thải sản sinh hàng năm đang tăng lên ở các đô thị châu Á,

chủ yếu do dân số tăng và lối sống thay đổi, thường là kết quả trực tiếp của sự phát

triển kinh tế nhanh. Ví dụ, ở Bangkok, chất thải rắn tằng từ 3260 tấn/ngày năm

1985 lên 9472 ấn/ngày năm 2002. Ở nhiều thành phố Đông Nam Á, rác thải gia

t

tăng đã vượt xa khả năng của cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý. Ví dụ, ở Việt Nam,

hiệu suất thu gom chất thải rắn đạt 40% đến 70% nhưng ở một vài thành phố, con



9



số đó chỉ là 20% đến 40%. Chất thải điện tử là loại tăng trưởng nhanh nhất. Hàng

năm người ta thải 4 triệu máy tính ở Trung Quốc. Ước tính ở châu Á đã dùng

khoảng 150 triệu máy tính trong năm 2002, con số này đang tăng thêm hàng năm

15%. Ở Ấn Độ, chất thải điện tử (“Rác E”) đáng giá 1200 triệu Euros trong năm

2003. [6, tr.28]

Bảng1: Một số công cụ chính sách về tiêu dùng bền vững

Ứng dụng



Công cụ

Thông tin sản



Trong lĩnh vực lương thực thực phẩm, việc chứng thực và mang



phẩm



nhãn hiệu của lương thực thực phẩm (ví dụ thông tin về dinh

dưỡng, ngày hết hạn, thực phẩm hữu cơ, đặc điểm bao bì…) có

thể cải thiện sức khỏe người tiêu dùng, là một thành phần rất quan

trọng của hệ thống an ninh lương thực và bảo đảm tiêu dùng bền

vững.



Ngăn ngừa và



Công nghiệp tái chế tạo cơ hội việc làm, chẳng hạn tái chế vật liệu



giảm thiểu rác



thải thành sản phẩm mới có thể giúp người dân phá vỡ chu kỳ



thải



nghèo khổ. Thái độ cụ thể đối với rác thải như văn hóa tái sử dụng

là ví dụ đầy hứa hẹn về hành vi bền vững.



Thực hành bền



Việc thực hiện chính sách mua sắm bền vững trong việc mua sắm



vững của



của Chính phủ phát triển được các thị trường cho sản phẩm bền



Chính phủ



vững. Đồng thời khuyến khích phát triển sản phẩm và cạnh tranh

giá cho người tiêu dùng.



Nhận thức,



Nâng cao nh thức (chiến dịch, thông tin), giáo dục người tiêu

ận



giáo dục và



dùng và tiếp thị là 3 hoạt động chủ yếu để chuyển thông tin đến



tiếp thị



người tiêu dùng.



Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Môi trường (2005), Thúc đẩy tiêu

dùng bền vững châu Á

Phòng ngừa chất thải là tránh và/hoặc giảm sản sinh chất thải ngay từ đầu,

bằng phương pháp sản xuất cải tiến và thiết kế sản phẩm. Ngăn ngừa chất thải cần

ngăn chất thải sản sinh ra từ lúc bắt đầu sản xuất. Có thể thực hiện điều đó trong

giai đoạn sản xuất cũng như trong giai đoạn sử dụng sản phẩm. Trong việc giảm



10



thiểu chất thải gồm các kỹ thuật sản xuất được cải tiến, thay đổi nguyên liệu, cải

tiến công thức sản xuất sản phẩm và giảm thiểu bao bì đóng gói hoặc dùng vật liệu

đóng gói tái chế được. Việc phòng ngừa chất thải có thể là một phương pháp mạnh

mẽ để bảo đảm tiêu dùng bền vững. Các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia

đã xác đị nh rằng yêu cầu quan trọng là cần có sự lồng ghép lẫn nhau giữa các hệ

thống quản lý chất thải và các chiến lược tiêu dùng.

Giảm thiểu chất thải gồm những hoạt động nhằm giảm lượng rác thải phải

chôn lấp hoặc giải quyết cách khác. Có khi bằng cách chuyển đ ổi chất thải thành

nguồn hữu ích. Giảm thiểu chất thải liên quan đến một loạt các hoạt động kỹ thuật

nhằm quản lý sao cho lượng chất thải còn lại cần xử lý ở mức tối thiểu. Giảm thiểu

gồm: giảm, sửa chữa, thu hồi, tái chế, ủ phân, thiêu đốt (với các kỹ thuật sạch và có

thu hồi năng lượng) và chôn lấp. Nhiều nước EU và một số ở châu Á đã coi việc xử

lý chất thải theo trình tự là một nguyên tắc hướng dẫn quản lý chất thải.

Tái chế là một loạt các hoạt động nhằm thu hồi, phân loại, xử lý và chuyển

hóa các v liệu phế thải thành nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm mới. Các hệ

ật

thống tái chế hướng tới người tiêu dùng giúp cho bản thân người tiêu dùng biết

phân loại chất thải, dễ dàng tiếp cận các phương tiện thu hồi , thậm chí trong vài

trường hợp tạo thu nhập khác trong việc gửi trả đồ thải. Cơ sở tái chế có thể thay

đổi độ phức tạp, tùy theo nguồn lực và cơ sở hạ tầng hiện hữu. Ví dụ, việc vận

chuyển, giá vận chuyển đồ thải có thể ảnh hưởng đến vật liệu tái chế một sản phẩm

cụ thể có lợi ích kinh tế hay không? Cũng cần lưu ý rằng thị trường vật liệu tái chế

có thể thay đổi. Vật liệu với số lượng nhiều được thu hồi là giấy, thủy tinh, kim loại,

đồ nhựa, hàng điện tử.

1.4.3. Nhận thức, giáo dục và tiếp thị

Nâng cao nh thức (thông qua cuộc vận động, thông tin), gi áo dục người

ận

tiêu dùng và tiếp thị là ba biện pháp chủ yếu để truyền tải thông tin đến người tiêu

dùng, trong đó Chính ph giữ vai trò tích cực để hướng mô hình tiêu dùng đến sự



bền vững. Tức là thay đổi thái độ của người tiêu dùng theo hường mua sắm và sử

dụng những hàng hóa và dịch vụ thay thế.



11



Nâng cao nhận thức là nâng cao hiểu biết và nhận thức của công chúng về ý

nghĩa và tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững, giới thiệu cho họ những phương

án nhằm theo đuổi lối sống bền vững

Giáo dục người tiêu dùng là làm cho họ trở nên có trách nhiệm với tập quán

tiêu dùng hàng ngày ủa họ. Trong bối cảnh tiêu dùng bền vững, giáo dục người

c

tiêu dùng chủ yếu giúp cho người tiêu dùng có khả năng chọn lựa những sản phẩm

bền vững hoặc sử dụng sản phẩm một cách bền vững hơn.

Tiếp thị là thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm mục đích duy nhất

là khuyến khích người tiêu dùng mua sắm hoặc sử dụng một sản phẩm hoặc một

dịch vụ cụ thể. Tiếp thị sản phẩm để khuyến khích tiêu dùng bền vững là cung cấp

thông tin sản phẩm h oặc dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng mà

không tổn hại đến cơ cầu xã hội hoặc môi trường

1.4.4 Thực hành bền vững của Chính phủ

Trong phần lớn các nước, Chính phủ và cơ quan nhà nước là khách hàng lớn

nhất của các loại hàng hóa và dịch vụ, từ những hàng hóa tiêu dùng cơ bản đến thiết

bị công nghệ cao. Tác động của việc mua sắm đó đối với thị trường là một trong các

đòn bẩy tiềm năng bảo đảm cho sản xuất và tiêu dùng bền vững. Một thị trường lớn

như vậy có thể là chìa khóa cho việc chỉ đạo xu hướng dùng nhiều hàng hóa và dịch

vụ bền vững hơn.

Chính phủ mua hàng với số lượng lớn, do đó có vị thế thương lượng giá cả

cũng như chất lượng tốt và thúc đẩy các công ty th mãn các đơn đặt hàng. M ua

ỏa

sắm của Chính phủ cũng có thể thúc đẩy sáng kiến bền vững. Chính phủ xác định

điều kiện và quy cách cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Vì vậy, mặt “cầu” có thể thúc

đẩy các nhà sản xuất và hướng sáng kiến của họ vào những giải pháp bền vững hơn.

Công chúng ở nhiều nước đang đòi hỏi sự minh bạch về vấn đề chi tiêu v ốn nhà

nước. Vì vậy, mua sắm bền vững của nhà nước có thể lấy làm ví dụ. Ước tính tiêu

dùng của Chính phủ chiếm tới 20 – 25% tổng chi phí tiêu dùng ở các nước châu Á.

Mua sắm ở quy mô đó có thể ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế vùng và môi trường.

Thực hiện mua sắm bền vững không nên xem là một thay đổi cơ bản của

chiến lược mua sắm của bất kỳ tổ chức nào. Đó đơn giản là một cách nhìn lại các



12



phương pháp mua sắm cũ, đứng từ quan điểm trách nhiệm mới rộng rãi hơn. Những

chỉ đạo chính để thực hiện mua sắm bền vững là:

Tổ chức hiệu quả, có những chính sách rộng rãi để bảo đảm mọi người nhận



-



thức được chiến lược.

Huấn luyện và hướng dẫn giúp người tham gia hiểu được mua sắm bền vững



-



và ước tính chi phí cho cả chu trình sống.

Kiểm toán và theo dõi đều đặn để đánh giá xem tổ chức có đúng mua sắm



-



bền vững không và ở đâu có thể tiến bộ hơn trong lĩnh vực đó.

-



Cam kết thực hiện phát triển bền vững.



-



Ủng hộ và giáo dục các bên cung cấp.



-



Tạo mối liên hệ với các tổ chức khác để học hỏi kinh nghiệm.



-



Đóng góp mua sắm bằng cách lập tổ hợp mua sắm.



Bảng 2: Danh sách các NSDS (chiến lược phát triển bền vững quốc gia) và PRS

(chiến lược giảm nghèo) của các nước tham gia Dự án Tiêu dùng bền vững châu

Á (SC.Asia)

Nước



Đang soạn

thảo



Tình hình NSDS

Đang phát

Đang đợi phê

triển

duyệt







Bangladesh

Campuchia

Trung Quốc



Ấn Độ



Indonexia



Lào

Malaysia



Nepan

Philipin



Sri Lanca

Thái Lan

Việt Nam

Chú thích: “√” là có, “X” là không.













Đã phê duyệt



Tình hình PRS

Đã tiến hành





X







X



X









Nguồn: Trang web của RRCAP của UNEP, Ngân hàng Thế giới, UNDESA và

UNDP



13



2. Sản phẩm thân thiện với môi trường

2.1. Khái niệm sản phẩm thân thiện với môi trường

Trước khi đi vào khái niệm sản phẩm thân thiện với môi trường, chúng ta

cùng tìm hiều về sản phẩm liên quan đến môi trường, hay còn gọi là những sản

phẩm nhạy cảm với môi trường (environment sensitive commodities) là những sản

phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ chúng có khả năng gây ra ô nhiễm

môi trường, làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc gây tác hại tới sức khỏe

của con người, động thực vật… và đòi hỏi tương đối nhiều nguồn lực nhằm xử lý

các tác hại đó.

Đánh giá mức độ liên quan của một sản phẩm đối với môi trường hay nhận

biết một sản phẩm liên quan đến môi trường thường được xác định theo các tiêu

chí:

-



Độ nguy hại của chất thải đi kèm hoặc tồn tại trong sản phẩm.



-



Ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm hoặc quá trình sử dụng sản phẩm tới môi

trường không khí.



-



Ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm tới đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.



-



Quy trình sản xuất sản phẩm có tác động tiêu cực tới môi trường.

Cùng v khái niệm các sản phẩm nhạy cảm đối với môi trường, trong

ới



thương mại quốc tế hiện nay cũng bắt đầu xu ất hiện một thuật ngữ khác là “Sản

phẩm thân thiện với môi trường”. Đây là nhóm sản phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu

thụ và thải bỏ không ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường (hoặc nếu có thì cũng

nhẹ hơn so với tác động tới môi trường của các sản phẩm tương tự cùng loại). Xét

trong chừng mực nào đó, các sản phẩm thâ n thiện với môi trường đôi khi còn có

ảnh hưởng tích cực tới môi trường. Ví dụ, các nông sản hữu cơ tạo điều kiện khôi

phục lại cân bằng sinh thái, hoặc khi phân hủy chúng giúp đảm bảo khả năng tái tạo

độ mùn của đất, các sản phẩm và dịch vụ khắc phục sự cố môi trường, các công

nghệ sạch.

Cho đến nay chưa có sản phẩm nào được coi là thân thiện với môi trường

một cách tuyệt đối mà chỉ tồn tại những sản phẩm thân thiện với môi trường một

cách tương đối. Một sản phẩm chỉ được coi là hoàn toàn thân thiện với môi trường



14



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

×