1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

Mô hình dưới đây tóm tắt các bước thực hiện sản xuất sạch hơn theo ba nhóm:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.41 KB, 112 trang )


Giảm chất thải tại

nguồn



Tuần hoàn



Tận thu, tái sử dụng

tại chỗ



Quản lý nội vi



Kiểm soát quá trình

tốt hơn



Tạo ra sản phẩm phụ



Thay đổi nguyên liệu



Cải tiến sản phẩm



Cải tiến thiết bị



Thay đổi sản phẩm



Công nghệ sản xuất

mới



Thay đổi bao bì



- Giảm chất thải tại nguồn: Về cơ bản, ý tưởng của sản xuất sạch hơn là tìm

hiểu tận gốc của ô nhiễm.

+ Quản lý nội vi: là một loạt giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn.

Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi

xác định được các giải pháp. Ví dụ của quản lý nội vi có thể là khắc phục các điểm

rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị không sử dụng để tránh tổn thất. Mặc dù quản

lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc

đào tạo nhân viên.

+ Kiểm soát quá trình tốt hơn: để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu

hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của

quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ… cần được giám sát

và duy trì càng gần vớ i điều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như với quản lý nội vi, việc

kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc

giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.



52



+ Thay đổi nguyên liệu: là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng

các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có

thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao

hơn. Thông thường, lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản

phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.

+ Cải tiến thiết bị: là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít

hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho

chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết

trong thiết bị. Một ví dụ của mạ điện là lắp đặt cẩu vớt để thu hồi phần rơi vãi từ các

chi tiết được mạ.

+ Công nghệ sản xuất mới: là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả

hơn, ví dụ như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp đặt máy nhuộm Jet sử dụng

dung tỷ thấp hơn. Việc này đòi hỏi chi phí đầu tư cao hơn các quy trình khác, do dó

cần được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất

lượng có thể cao hơn so với các quy trình khác.

- Tuần hoàn: có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong

khu vực sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ.

+ Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: là việc thu thập “chất thải” và sử dụng lại

cho quá trình sản xuất. Một ví dụ đơn giản là sử dụng lại nước giặt từ một quá trình

cho quá trình giặt khác.

+ Tạo ra các sản phẩm phụ: là việc thu thập (và xử lý) “các dòng thải” để có

thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Lượng

men bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay các chất độn

thực phẩm.

- Thay đổi sản phẩm : cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm

cũng là một ý tưởng cơ bản của sản xuất sạch hơn.

+ Thay đổi sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với

sản phẩm đó. Nếu có thể thay một cái nắp đậy kim loại đã được sơn bằng một cái

nắp dây bằng nhựa cho một sản phẩm nhất định thì đã tránh được các vấn đề về môi

trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp đậy đó. Cải thiện thiết kế sản



53



phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hóa chất độc hại sử

dụng.

+ Các thay đ về bao bì: có thể là quan trọng. Vấn đề cơ bản là giảm thiểu

ổi

bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ được sản phẩm. Một ví dụ là sử dụng bìa các tong

cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ.

Trong sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp thì việc áp dụng sản xuất sạch

hơn được xem là phương cách tốt nhất để kết hợp lợi ích kinh tế và môi trường. Mặt

khác, khi tham gia th hiện sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp công nghiệp sẽ nhận

ực

được sự khuyến khích và hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước về tư vấn kỹ thuật, về

nguồn tài chính thực hiện sản xuất sạch hơn.

3. Marketing xanh

3.1. Marketing xanh là gì?

Đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng là một việc hết sức quan trọng để

giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, đặc biệt là đưa các sản phẩm thân thiện với môi

trường ra thị trường. Do đó, marketing xanh là một giải pháp hiệu quả giúp các sản

phẩm thân thiện với môi trường đến với người tiêu dùng một cách dễ dàng và chính

xác nhất.

Marketing xanh hay marketing môi trư

ờng, marketing sinh thái là những

thuật ngữ để chỉ hoạt động marketing các loại sản phẩm được cho là tốt cho môi

trường. Marketing xanh bao gồm hàng loạt các hoạt động doanh nghiệp từ thay đổi

thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất, bao bì, đóng gói, kể cả hoạt động quảng

cáo… nhằm đáp ứng “nhu cầu xanh” của người tiêu dùng và xã hội, từ đó tạo lợi

thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước các đối thủ. Trong thế giới kinh doanh thế kỷ

XXI, khi nhân loại đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ môi trườ ng, thay

đổi khí hậu, dịch bệnh…thì marketing xanh đang là một chiến lược được nhiều

hãng vận dụng hiệu quả.

3.2. Khởi nguồn marketing xanh

Những năm 90 của thế kỷ trước, thời điểm của các quốc gia, sau những năm

vật lộn với tăng trưởng kinh tế đã dần ý thức được tầm quan trọng của sự phát triển

bền vững và bảo vệ môi trường. Những “phong trào xanh” bắt đầu nổi lên và dần



54



trở thành xu hướng toàn cầu, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của những khái

niệm mới như thực phẩm xanh, đồ gia dụng xanh, công xưởng xanh… đã thúc đẩy

hoạt động “tiêu dùng xanh” – tiêu dùng nh

ững sản phẩm không có hại cho môi

trường – gia tăng mạnh mẽ. Nhiều học giả đã dự báo rằng thế kỷ XXI này sẽ là “thế

kỷ xanh” và nhân loại đang cùng nhau bước vào “thời đại xanh”.

Trong bối cảnh đó, marketing xanh đư xem là một hiện tượng mới ngược

ợc

với marketing truyền thống, dần phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng vô song tới

hoạt động thương mại quốc tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, sự gia tăng của hoạt

động marketing xanh bắt nguồn từ ba nguyên nhân chính sau: (1) “phát tri bền

ển

vững” trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại, chính phủ các nước xây

dựng hệ thống luật pháp điều chỉnh về môi trường với những quy định nghiêm ngặt;

(2) sự “thức tỉnh lương tâm bảo vệ môi trường” thúc đẩy phong t rào “tiêu dùng

xanh” phát triển; (3) sự tồn tại của hệ thống “hàng rào kỹ thuật” trong thương mại

quốc tế dưới cái ô “môi trường xanh”.

3.3. Quy trình cơ bản của marketing xanh

Có thể chia marketing xanh làm hai công đoạn chính: chuẩn bị và đưa sản

phẩm ra thị trường.

Công đoạn chuẩn bị bao gồm các hoạt động thu thập thông tin dữ liệu, định

vị và phát triển “sản phẩm xanh”. Đây là một quá trình phức tạp nhưng đóng vai trò

tiên quyết cho sự thành công của chiến lược marketing xanh, gồm ba khâu chính là

thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm xanh. Trong khâu thiết kế, doanh nghiệp

cần chú ý tới nguyên tắc 3R (Reduction – giảm thiểu vật liệu và nhiên liệu đầu vào,

Reuse – tái sử dụng và Recycling – tái chế). Trong khâu sản xuất, doanh nghiệp cần

đảm bảo sử dụng công nghệ và kỹ thuật sạch, không ô nhiễm, sản phẩm sản xuất ra

không có hại cho môi trường và sức khỏe con người. Còn với khâu đóng gói, cần sử

dụng loại bao bì không gây độc hại và có khả năng tái chế.

Công đoạn đưa sản phẩm ra thị trường bao gồm một loạt các hoạt động sau:

ấn định “mức giá xanh”, thiết lập các “kênh phân phối xanh” và tiến hành các hoạt

động yểm trợ marketing xanh. Theo một số chuyên gia, yểm trợ khuyến mại là các

hoạt động đóng vai trò quan trọng cho thành công của marketing xanh trong công



55



đoạn này, các marketer cần phải tạo dựng được “hình ảnh xanh” cả về sản phẩm và

doanh nghiệp.

3.4. Các nguyên tắc của marketing xanh

Nhìn chung, các nguyên t của marketing xanh đều phải dựa trên các

ắc

nguyên tắc marketing thông thường. Tuy nhiên, để có hiệu quả, các nhà hoạt động

trong lĩnh vực marketing cần chú ý một số nguyên tắc riêng chỉ có ở marketing

xanh.

(1) Hiểu rõ khách hàng. Nếu muốn bán một sản phẩm “xanh” cho người tiêu

dùng, trước hết các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng vị khách đó hiểu rõ và quan tâm

đến những điều mà sản phẩm muốn truyền tải. Whirlpool đã nhận ra cái kiểu người

tiêu dùng sẽ không trả tiền thêm cho một cái tủ lạnh không có CFC – vì họ không

biết CFC là gì cả.

(2) Trao quyền cho người tiêu dùng. Chắc chắn rằng người tiêu dùng tự mình

hay thông qua t t cả những người khác đã từ ng sử dụng sản phẩm cảm thấy rằng



chúng có thể tạo ra sự khác biệt. Đây được coi là “trao quyền” và nó là lý do chính

khiến người tiêu dùng mua các sản phẩm xanh.

(3) Trong sạch . Người tiêu dùng phải tin vào tính hợp pháp trong các sản

phẩm cũng như các yêu cầu cụ thể doanh nghiệp đang đưa ra. Cần chú ý là có nhiều

thái độ hoài nghi về một kỷ nguyên mới của marketing xanh. Do vậy, càng sáng sủa

và rõ ràng, cơ hội càng lớn.

(4) Cam đoan với người mua một lần nữa . Người tiêu dùng cần tin rằng sản

phẩm của doanh nghiệp nói lên công dụng mà nó được yêu cầu thể hiện – họ vẫn sẽ

không bỏ qua chất lượng sản phẩm vì quyền lợi môi trường. Bên cạnh đó, những

sản phẩm không hiệu quả sẽ không kết thúc trong thùng rác bởi đây không phải là

sự thân thiện với môi trường.

(5) Cân nhắc tới giá cả. Nếu các doanh nghiệp đang làm giá cho sản phẩm,

hãy đảm bảo cho người tiêu dùng có khả năng chi trả và cảm thấy đáng “đồng tiền

bát gạo”, bởi nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường có giá cao vì lợi ích kinh tế

và sử dụng nhiều thành phần chất lượng cao hơn. Dĩ nhiên, gần đây có nhiều khách

hàng không thể trả tiền cho bất kì loại sản phẩm nào, kể cả những sản phẩm “xanh”.



56



3.5. Những dự đoán marketing xanh năm 2009

Từ khoảng 2 năm nay, “xanh hóa kinh doanh” – làm cho kinh doanh thân

thiện với môi trường hơn – đã trở thành chủ đề quan trọng trong hầu hết các cuộc

thảo luận. Nhưng trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, khó mà lạc quan rằng

mức độ tập trung vào vấn đề “xanh” sẽ vẫn lớn như trước.

Xu hướng “xanh hóa” sẽ dẫn dắt quá trình đổi mới và tạo ra giá trị theo 4

cách cơ bản là cắt giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro, tăng trưởng doanh thu và tăng

cường giá trị thương hiệu. Nhưng trong năm 2009, yếu tố đầu tiên sẽ được ưu tiên

hơn cả - giảm chi phí. Các công ty sẽ giảm bớt hứng thú với việc đầu tư vào nghiên

cứu và phát triển (R&D) để tạo ra những sản phẩm xanh.

Tuy nhiên, khái ni m rủi ro lại được mở rộng. Trong năm qua, có thể nói



rằng cộng đồng doanh nghiệp và tài chính đã không có đủ năng lực để đánh giá và

lý giải các rủi ro. Con người một cách bản năng thường đánh giá quá cao một số rủi

ro này và đánh giá quá thp một số rủi ro khác. Citygroup, JP Morgan và Morgan



Stanley đã đưa ra Những nguyên tắc carbon (Carbon Principles) vào đầu năm 2008.

Về cơ bản, hiệp định này đã cam kết rằng các công ty sẽ chú ý đến các khoản đầu tư

vào than đá, quan tâm đ biến đổi khí hậu và cân nhắc mức độ rủi ro của việc chi

ến

phí vào than đá.

Ngoài ra, còn có áp lực “xanh hóa” lên nhà cung cấp. “Xanh hóa” chuỗi cung

ứng có lẽ là con đường dễ dàng nhất để chấp nhận thời kỳ khó khăn. Chẳng hạn như

với Wal-Mart, họ tin rằng đẩy các áp lực môi trường vào các khâu trong chuỗi cung

ứng sẽ tạo ra giá trị cho tất cả. Đại gia bán lẻ này đã tổ chức một cuộc họp mang

tính lịch sử tại Bắc Kinh, Trung Quốc tháng 10/2008. Các nhà quản trị hàng đầu của

Wal-Mart đã nhấn mạnh rằng chương trình nghị sự “xanh” không biến mất mà trên

thực tế đang vận hành ngày càng nhanh hơn.

Đổi mới cũng dành được sự quan tâm của các công ty. Đổi mới có ý nghĩa

lớn hơn là chỉ những sản phẩm mới hào nhoáng, nó cũng tập trung vào việc cắt

giảm chi phí một cách thông minh.

Năm 2009 s là một năm khó khăn. Nhưng “làn sóng xanh”, ngay cả khi



giảm đi một chút, vẫn sẽ tiếp tục cuộn trào. Những công ty thông minh nhất sẽ tiếp



57



tục đưa ra những nguyên tắc cơ bản lên một tầm cao mới. Sau cuộc suy thoái, khi

vốn trở nên dư giả hơn, đầu tư “xanh” sẽ bắt đầu lại một cách nghiêm túc. Kinh

doanh bền vững sẽ sớm không còn là mục tiêu bên l , mà sẽ trở thành cốt lõi của



những công ty thành công.

4. Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường ISO 14001

4.1. Lợi ích khi áp dụng ISO 14001

Những mối quan tâm đến môi trường, áp lực của xã hội và luật pháp đang

làm thay đổi cách mọi người làm kinh doanh trên toàn thế giối, Khách hàng, người

tiêu thụ, nhà đầu tư ngày càng đòi hỏi những sản phẩm thân thiện với môi trường và

những dịch vụ được cung cấp bởi những công ty có trách nhiệm xã hội. Ngày càng

quan trọng đối với các tổ chức là không chỉ chứng minh triết lý công ty mà còn cả

chiến lược đầu tư và sự điều hành này theo cách bền vững môi trường.

ISO 14001 là tiêu chuẩn được công nhận quốc tế dành cho Hệ thống quản lý

môi trường (EMS). Nó cung cấp các hướng dẫn cách thực hiện quản lý hiệu quả

hơn những khía cạnh về môi trường trong các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của

công ty, xem xét đến việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và nhu cầu kinh tế

xã hội.

Chứng minh cam kết đối với môi trường và sự phát triển bền vững sẽ tác

động tích cực đến thành công của công ty và đem lại các lợi ích sau:

-



Cải thiện hình ảnh công ty cũng như các mối quan hệ đối với khách hàng,

chính quyền và cộng đồng địa phương.



-



Việc sử dụng tốt hơn nguồn nước và năng lượng, lựa chọn kỹ càng nguồn

nguyên liệu và tái chế chất thải có kiểm soát giúp tiết kiệm chi phí và tăng

sức cạnh tranh.



-



Giảm bớt gánh nặng tài chính nhờ vào chiến lược quản lý phản ứng kịp thời

như là hành động khắc phục, loại trừ việc nộp phạt cho những vi phạm pháp

luật.



-



Bảo đảm phù hợp những quy định về môi trường và giảm thiểu nguy cơ về

các khoản phạt và kiện tụng.



58



-



Cải thiện chất lượng môi trường làm việc, tinh thần của người lao động và sự

gắn bó với giá trị công ty.



-



Mở ra những cơ hội kinh doanh khi thị trường đang coi trọng những quy

trình sản xuất sạch.



-



Những khách hàng có nhận thức đối với môi trường sẽ ưa thích kinh doanh

với những doanh nghiệp có thể chứng minh cam kết bảo vệ môi trường.



4.2. Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam

Việc giới thiệu ISO 14001 với Việt Nam được thực hiện chậm hơn so với các

nước láng giềng như Thái Lan, Singapo hoặc Malaysia. Cho tới năm 1998, tiêu

chuẩn này vẫn chưa được chấp nhận và dịch sang tiếng Việt. Tuy nhiên, sau khi

được chấp nhận thành tiêu chuẩn của Việt Nam (TCVN ISO 14001:1998), ISO

14001 đã dần trở nên phổ biến trong cộng đồng các doanh nghiệp. Sự phổ biến này

có thể được lý giải bởi hai nguyên nhân sau:

Thứ nhất, sự vận động hướng tới mở cửa thị trường có nghĩa là các tổ chức

của Việt Nam sẽ làm ăn với khách hàng hoặc đối tác nước ngoài (ví dụ như trong

lĩnh vực xuất khẩu) và đối tác đến từ nước ngoài (ví dụ nhà cung cấp cho các doanh

nghiệp có đầu tư nước ngoài). Trong những trường hợp này, các tổ chức của Việt

Nam buộc phải có Hệ thống quản lý môi trường được cấp chứng chỉ phù hợp tiêu

chuẩn ISO 14001 như là điều kiện tiên quyết cho việc ký kết hợp đồng hoặc thỏa

thuận. Đối với các tổ chức của Việt Nam trong tình huống này, việc ứng dụng ISO

14001 ban đầu không bắt nguồn từ nhu cầu bên trong nhưng dần dần nó thâm nhập

vào hoạt động hàng ngày và đem đ lợi ích chứ không chỉ đáp ứng yêu cầu của

ến

khách hàng hoặc đối tác.

Thứ hai, trong những năm gần đây, Việt Nam đã tìm ra được các biện pháp ở

các mức độ khác nhau nhằm xúc tiến việc ứng dụng ISO 14001, từ các biện pháp

khuyến khích cho tới việc quy định bắt buộc, ở khía cạnh khuyến khích, những

chương trình ở nhiều tỉnh thành khác nhau đã hỗ trợ tài chính cho các dự án ISO

14001 được lựa chọn. Ở khía cạnh còn lại, những biện pháp bao gồm yêu cầu bắt

buộc đối với các tổ chức ở một số ngành cụ thể phải ứng dụng ISO 14001. Thực tế

cho thấy các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa nhận thức hết tác động của ISO



59



14001 lên hoạt động kinh doanh như thế nào, đặc biệt đối với những hoạt động chủ

chốt. Thông tin về việc xúc tiến ứng dụng ISO 14001 chủ yếu chỉ tập trung vào nhu

cầu cần có chứng chỉ ISO 14001 để tránh mất những vụ làm ăn đòi hỏi phải có hệ

thống quản lý môi trường đã được cấp chứng chỉ hơn là nhấn mạnh vào lợi ích của

việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 14001 vào việc nâng cao hoạt động chủ chốt của

doanh nghiệp.

Khảo sát của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa về chứng chỉ ISO 14001 cho

thấy chứng chỉ đầu tiên đã được cấp cho một tổ chức tại Việt Nam năm 1998. Từ

năm 1999 đến năm 2002, số chứng chỉ đầu tiên đã được cấp tăng rất ít. Nhưng đến

tháng 12 năm 2003, con số này lại tăng đáng kể từ 33 đến 56 chứng chỉ. Theo khảo

sát này thì vào tháng 12 n 2003, Việt Nam đang ở vị trí thứ 6 trong số 10 quốc

ăm

gia trong khu vực Đông Nam Á nhận được chứng chỉ ISO 14001. Tuy nhiên, ở Việt

Nam chưa có m cuộc khảo sát chính thức nào về những tổ chức được cấp chứng

ột

chỉ ISO 14001. Vì thế, Việt Nam cũng không có dữ liệu chính thức nào về những tổ

chức được cấp chứng chỉ ISO 14001 trong thời điểm hiện tại và sự phân bố chứng

chỉ theo ngành và theo khu vực địa lý. Tuy nhiên, dường như ở khu vực phía Nam

nơi có tốc độ tăng trưởng và mức đầu tư cao hơn, số chứng chỉ được cấp cũng nhiều

hơn. Hầu hết những tổ chức được cấp chứng chỉ là các doanh nghiệp có đầu tư nước

ngoài hoặc trong ngành xuất khẩu.

Đối với việc ứng dụng ISO 14001 ở cảng biển và những ngành hoạt động

trong khu v cảng biển, hiện tại chưa có cảng hay tổ chức liên quan đến ngành

ực

hàng hải được cấp chứng chỉ ISO 14001. Tuy nhiên, thực trạng này cũng không làm

giảm bớt tiềm năng của việc ứng dụng tiêu chuẩn trong những lĩnh vực này vì các

cảng và ngành hoạt động trong khu vực cảng biển rất dễ gây ảnh hưởng đến môi

trường xung quanh cả trong điều kiện hoạt động bình thường và không bình thường.

Tiềm năng này được chứng tỏ trong danh sách cảng biển của Mỹ được cấp chứng

chỉ ISO 14001 (Hiệp hội các cơ quan chức năng về cảng biển Mỹ). Hơn nữa, những

hoạt động này hiện tại đang được kiểm soát thông qua một loạt những quy tắc và

điều lệ của các cơ quan chức năng, bao gồm cả Tiêu chuẩn TCVN 5943-11995 của

Việt Nam về chất lượng nước vùng bờ biển.



60



Năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã công bố Chiến lược quốc gia bảo vệ môi

trường cho tới năm 2010 với tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu nhằm xúc tiến việc

ứng dụng tiêu chuẩn ISO 14001 cho hệ thống quản lý môi trường. Văn bản này đã

đề ra mục tiêu phải có 50% doanh nghiệp được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO

14001 hoặc tương đương vào năm 2010 và 80% doanh nghiệp được chứng nhận đạt

tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương vào năm 2020 (Quyết định 256/2003/QĐTTG, 2003).

5. Nhãn sinh thái

5.1. Khái niệm về nhãn sinh thái

5.1.1. Nhãn sinh thái là gì?

Nhãn sinh thái (ecolabel) là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Tuy nhiên, khi nghiên ứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với

c

môi trường sinh thái của hàng hóa và dịch vụ, khái niệm nhãn sinh thái có những

cách hiểu tương đối phổ biến như sau:

Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) thì khái niệm nhãn sinh thái

được hiểu như sau: “Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường

của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên đánh giá

vòng đời sản phẩm” [5, tr.11].

Theo quan điểm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng Thế

giới (WB), nhãn sinh thái được hiểu là “một công cụ chính sách do các tổ chức phát

hành ra đ tr uyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động tới môi



trường của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại” [5, tr.11].

Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) lại đưa ra khái niệm: “Nhãn sinh thái là sự

khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới

dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói,

trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác” [5,

tr.12].

Dù được hiểu theo cách nào, nhãn sinh thái đều cho thấy mức độ giảm thiểu

tác động xấu của sản phẩm đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hoặc trong

một giai đoạn vòng đời sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu



61



vào cho quá trình sản xuất đến quá trình sản xuất, đóng gói, sử dụng và loại bỏ sản

phẩm đó. Nhãn sinh thái chỉ được cấp cho những sản phẩm ít tác động xấu đến môi

trường nhất so với các sản phẩm khác có cùng chức năng. Về bản chất, nhãn sinh

thái là một thông điệp truyền tải tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm.

5.1.2. Những yêu cầu cơ bản về nhãn sinh thái cho sản phẩm đáp ứng các tiêu

chuẩn môi trường

Nhãn sinh thái có vai trò quan tr ng trong việc chuyển tải thông tin đến cho



người tiêu dùng hiện tại, người tiêu dùng tiểm ẩn và người sử dụng nhãn. Nhãn sinh

thái phải đảm bảo được những yêu cầu cơ bản sau:

- Nhãn sinh thái phải được phản ánh chính xác, trung thực và có thể xác minh

được. Lợi ích của nhãn sinh thái chỉ tồn tại khi nhãn sinh thái thật sự có được sự tín

nhiệm, tin tưởng của người tiêu dùng. Để làm được điều này, đòi hỏi nhãn sinh thái

phải phản ánh chính xác, trung thực khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm,

không áp đặt những khía cạnh môi trường không tồn tại hoặc quá cường điệu lợi ích

môi trường, khi trong thực tế, những lợi ích này không tồn tại trong sản phẩm. Bên

cạnh đó, nhãn sinh thái còn có đặc điểm là có thể xác minh được. Người tiêu dùng

chỉ thật sự không hoài nghi khi những công bố về khía cạnh, lợi ích môi trường của

sản phẩm được chứng thực bằng khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được

chứng thực bằng những phương pháp, phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại. Đó

là những phương pháp được thừa nhận trên phạm vi quốc tế, khu vực hoặc quốc gia,

hoặc được đưa ra xem xét để công nhận dùng trong công nghiệp hoặc thương mại.

Đồng thời, những phương pháp và phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại này

cũng phải đảm bảo xác định được chính xác các khía cạnh và lợi ích môi trường của

sản phẩm.

- Nhãn sinh thái không được gây ra sự hiểu nhầm hoặc khó hiều. Do đó, nhãn

sinh thái phải đơn giản, dễ hiểu; những điểm về nội dung khi được công bố phải rõ

ràng; biểu tượng, biểu đồ không được quá phức tạp. Trong thực tế, ISO thừa nhận

sự tồn tại của nhiều nhãn sinh thái trên cùng một sản phẩm. Điều này dễ dẫn đến

những hiểu nhầm hoặc khó hiểu cho người sử dụng. Do đó, nhãn sinh thái cần phải

dễ hiểu, hình thức truyền tải thông tin phải hợp lý để người tiêu dùng có nhận thức



62



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

×