1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

CHƯƠNG II: SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG – HƯỚNG ĐI MỚI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.41 KB, 112 trang )


đang tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm để cho ra đời những sản phẩm thực sự có chất

lượng mà vẫn đảm bảo tính thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó rất nhiều doanh

nghiệp gặp khó khăn trong việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Có rất nhiều thuận lợi mà các doanh nghi p tìm thấy để phát triển các sản



phẩm thân thiện với môi trường. Thứ nhất, sản phẩm thân thiện với môi trường là

một lĩnh vực đầy tiềm năng. Doanh nghi p nào khai thác đư thị trường này sẽ



ợc

phát triển rất nhanh. Có rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp mới xâm nhập vào

thị trường sản phẩm thân thiện với môi trường. Một số lĩnh vực có thể chú ý là năng

lượng, sản phẩm tiêu dùng, đồ gỗ mỹ nghệ… Thứ hai, có rất nhiều nhà khoa học

quan tâm đến vấn đề môi trường và các sản phẩm liên quan đến môi trường. Chính

họ đã đưa ra rất nhiều ý tưởng về dòng sản phẩm này. Chẳng hạn, PGS.TS. Nguyễn

Đức Khảm, qua một thời gian dài nghiên cứu tại nước ngoài đã đưa ra ý tưởng về

loại bao bì tự phân hủy. Ý tưởng này đã được Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ

mới phát triển và đưa ra thị trường. Nhìn bề ngoài, sản phẩm bao bì tự hủy này

không khác gì các s phẩm túi nilon bình thường nhưng điểm khác biệt của nó là

ản

tính chất tự hủy do được làm từ polymer sinh học. Đây là sản phẩm được đánh giá

là rất có triển vọng với giá cả có thể cạnh tranh. Thuận lợi thứ ba của sản phẩm

thân thiện với môi trường xuất phát từ tính thời đại. Giai đoạn hiện nay, khi mà môi

trường trở thành vấn đề bức xúc của tất cả các quốc gia trên thế giới. Quan tâm đến

môi trường là tự cứu lấy chính mình. Do đó các sản phẩm thân thiện với môi trường

từ khi mới ra đời đã được người tiêu dùng đón nhận và hoan nghênh.

Bên cạnh những thuận lợi này, việc phát triển các sản phẩm thân thiện với

môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, một số doanh nghiệp mới chỉ tập

trung vào sản xuất các sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng. Những sản

phẩm mang tính mới rất ít được sản xuất bởi tính chất e ngại của người tiêu dùng do

chưa biết rõ về nó. Nếu doanh nghiệp có cách quảng bá rộng rãi và trung thực, chắc

chắn người tiêu dùng sẽ tin tưởng sử dụng hơn. Thứ hai, một số doanh nghiệp đã có

hướng đi cho sản phẩm này rồi nhưng việc sản xuất còn gặp khó khăn. Chẳng hạn

với công ty Cổ phần Tinh dầu và Hương liệu Việt Nam Essoil Vina, đây là công ty

chuyên cung cấp các sản phẩm tinh dầu làm từ nguyên liệu tự nhiên rất tốt cho môi



40



trường. Công ty đang hợp tác với các hộ nông dân ở Lào Cai, Yên Bái…, hỗ trợ cho

họ về giống, kỹ thuật, phân bón… Các hộ nông dân này sẽ cung cấp cho công ty

nguyên liệu đầu vào để sản xuất tinh dầu như các loại cây sả, quế… Tuy nhiên,

nguyên liệu này hiện rất hạn chế bởi diện tích đất trồ ng đang ngày càng thu ẹp.

h

Thứ ba là vấn đề về vốn. Có được dây chuyền sản xuất sản phẩm thân thiện với môi

trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đầu tư lớn. Ngoài ra các chi phí về

nguyên vật liệu, về marketing, quảng bá sản phẩm cũng không nhỏ chút nào. Với

Essoil Vina, để có được một sản phẩm tinh dầu đòi hỏi rất nhiều nguyên liệu như để

có được một giọt tinh dầu nguyên chất phải mất 30 bông hoa hồng. Do vậy, giá của

các sản phẩm tinh dầu cũng rất cao. Tinh dầu là sản phẩm thân thiện với môi trường

với rất nhiều tác dụng, ngoài làm đ ra còn dùng làm dược phẩm… Công ty r

ẹp

ất

mong nhận được sự hỗ trợ của nhà nước trong chính sách đất đai và vốn để có thể

phát triển hơn nữa các sản phẩm tinh dầu. Còn với Công ty Cổ phần Đầu tư Công

nghệ mới, khi được hỏi là tại sao doanh nghiệp không quảng bá sản phẩm của mình

để nhiều người biết thì doanh nghiệp thú nhận rằng đầu tư vào sản xuất đã chiếm

hết vốn của công ty, việc quảng bá sản phẩm phải chờ một thời gian nữa khi công ty

thu hồi được phần nào vốn ban đầu. Vốn cũng là vấn đề khó khăn chung của nhiều

doanh nghiệp. Trong hội chợ quốc tế về Công nghệ Môi trường 2009 vừa qua tôi đã

tìm hiểu và nhận thấy có rất nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường đã có từ rất

lâu nhưng giờ mới được người tiêu dùng biết đến do chưa được quảng bá rộng rãi.

Các doanh nghiệp rất mong nhận được sự quan tâm từ phía Nhà nước và các doanh

nghiệp nước ngoài.

Sản phẩm thân thiện với môi trường đang dần hình thành trên thị trường Việt

Nam. Không thể nói rằng các doanh nghiệp nước ta yếu kém trong lĩnh vực này.

Cũng còn sớm để khẳng định sự phát triển của các sản phẩm này. Tuy nhiên, chúng

ta vẫn tin tưởng và kỳ vọng một sự lớn mạnh hơn nữa của sản phẩm thân thiện với

môi trường, một lĩnh vực mới mẻ nhưng vô cùng cần thiết và quan trọng trong thời

đại ngày nay.



41



2. Một số doanh nghiệp đi đầu trong sả n xuất sản phẩm thân thiện với môi

trường

2.1. Công ty Honda Việt Nam

Cũng như các thành viên Honda khác trên toàn cầu, Công ty Honda Việt

Nam rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển sản phẩm thân thiện

với môi trường.

2.1.1. Áp dụng công nghệ tiên tiến trong hệ thống bảo vệ môi trường

Hoạt động bảo vệ môi trường của Honda Việt Nam được tiến hành đồng bộ

và toàn di n trên 2 phương diện chính: môi trường trong nhà máy và môi trường



bên ngoài.

Môi trường trong nhà máy, Honda Việt Nam chú trọn g vào vi c xây dựng



một nhà máy xanh và phấn đấu trở thành công ty dẫn đầu trong công tác bảo vệ môi

trường. Ngay từ năm 2001, Honda Việt Nam đã nhận chứng chỉ quản lý môi trường

theo tiêu chu quốc tế ISO 14001. Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý môi

ẩn

trường ISO 14001 một cách toàn diện vào quá trình sản xuất với các hệ thống xử lý

rác, nước thải hiện đại và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Năm 2003, công

ty tập trung vào các hoạt động cải tiến môi trường làm việc cho nhân viên với các

hoạt động như giảm nhiệt độ, bụi, CO2, thiết lập hệ thống giảm tiếng ồn và hệ thống

điều hòa trung tâm… giữ môi trường làm việc trong lành.

Honda Việt Nam đặc biệt chú trọng đến công nghệ xử lý và tái chế rác thải.

Những công nghệ tiên tiến nhất được Honda Việt Nam tích cực áp dụng vào dự án

này với quyết tâm hạn chế đến mức tối đa chất thải ra môi trường đồng thời đảm

bảo sự kinh tế, tiết kiệm trong việc tái chế chất thải. Honda Việt Nam là nhà máy

đầu tiên tại Việt Nam đầu tư một lò đốt rác hiện đại, khép kín tương đương với lò

đốt của các nước tiên tiến như Ý, Nhật Bản, Mỹ. Đặc biệt lò đốt râc thải của công ty

với thiết kế kỹ thuật hiện đại đảm bảo không phát thải Dioxin. Hệ thống lò đốt khép

kín của Honda Việt Nam với chi phí đầu tư trên 2 triệu USD đã thể hiện được cố

gắng hết mình của công ty trong công tác bảo vệ môi trường, hệ thống lò đốt này

giúp Honda Vi t Nam giảm nồng độ các khí thải đốt rác xuống thấp hơn cả tiêu





42



chuẩn phát thải cho phép của Việt Nam hàng chục lần và giảm thiểu đến 60% lượng

tro thải độc hại.

2.1.2. Chế tạo các sản phẩm thân thiện với môi trường

Bên cạnh các hoạt động bảo vệ môi trường, Honda Việt Nam còn luôn nỗ lực

sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Hiện tại, Honda Việt Nam đã

hoàn toàn lo bỏ chì khỏi sơn sử dụng, thay thế toàn bộ Cr6+ bằng Cr3+. Tại

ại

Honda Việt Nam, chất amiang không được sử dụng để chế tạo má phanh vì chất này

là tác nhân gây ung thư phổi. Bên cạnh đó, công ty cũng đã đầu tư và ứng dụng các

công nghệ môi trường tiên tiến, tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, ví

dụ như ống xả xe máy do công ty sản xuất được thiết kế theo tiêu chuẩn Honda toàn

cầu, đảm bảo quy chuẩn cho phép về lượng khí thải, đặc biệt khí thải của xe máy

không gây tác h cho những người đi phía sau. Trong năm 2006, công ty đã giới

ại

thiệu một kiểu xe máy mới rất thân thiện với môi trường mang tên CLICK được

trang bị động cơ mới 108cc lám mát bằng dung dịch có bộ tản nhiệt tích hợp với

lượng khí thải Nox, HC và CO2 còn thấp hơn cả tiêu chuẩn Euro-2. Trong tương lai,

Honda Việt Nam sẽ áp dụng công nghệ phun xăng trong sản xuất xe máy. Công

nghệ này sẽ mang đến rất nhiều tiện ích cho khách hàng trong việc tiết kiệm nhiên

liệu. Ưu điểm nổi bật của động cơ đốt trong sẽ giảm đi rất nhiều lượng khí thải ra

ngoài môi trường.

2.2. Công ty Unilever Việt Nam

Unilever từ lâu đã được biết đến với rất nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu

sinh hoạt của người dân. Bên cạnh các sản phẩm này, Unilever còn tổ chức rất

nhiều hoạt động xã hội vì cộng đồng. Ngoài ra Unilever còn được biết đến là một

doanh nghiệp thân thiện với môi trường.

Đến nhà máy sản xuất của công ty Unilever không ít người có cảm giác mình

đang dạo bước trong công viên với những tán cây rộng, thảm cỏ xanh mướt, khu

vực sản xuất sạch sẽ, không nặng mùi hóa chất. Unilever vừa đoạt giải “Doanh

nghiệp xanh” (Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức) và giải nhất cuộc thi Môi trường và

Phát triển do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Đài tiếng nói Việt Nam trao tặng.

Đầu tư 6 tỉ đồng cho trạm xử lý nước thải tập trung công suất 300m3/ngày đêm, nhà



43



máy Unilever không chỉ thực hiện nghiêm túc cam kết không xả chất thải nguy hại

ra môi trường mà còn lắp đặt hệ thống tuần hoàn để sử dụng lại nước thải nhà ăn

cho nhà vệ sinh và tưới cây. Kết quả là năm 2007 đã tiết kiệm được 46.500 m3 nước

sử dụng tại nhà máy, giảm lượng nước thải phải xử lý và tiết kiệm chi phí xử lý.

Ngoài ra, công ty tích cực phát triển sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường

như sử dụng nguyên vật liệu hầu như không nguy hiểm với môi trường: cải tiến quy

cách bao bì đóng gói đ giảm lượng rác thải bao bì; cắt giảm lượng sản phẩm hư



hỏng, kém chất lượng; vận hành hệ thống năng lượng mặt trời để tiết kiệm 60%

lượng tiêu thụ dầu DO sử dụng cho nhà máy sản xuất kem đánh răng; tận dụng các

nguồn rác thải có khả năng tái chế (bao bì giấy, nilon), bùn sinh học từ nhà máy xử

lý nước thải làm chế phẩm cho nhà máy sản xuất phân bón.

Vấn đề lao động cũng là mối quan tâm hàng đầu của Unilever. Mục tiêu của

Unilver là tr thành doanh nghiệp đi đầu trong các hoạt động cộng đồng về sức



khỏe – môi trường. Để đạt được mục tiêu này, yếu tố con người là quan trọng nhất.

Vì vậy, Unilever không sử dụng formol để diệt vi sinh, vi khuẩn trong khu vực sản

xuất mà thay thế bằng hóa chất ít độc hại, bảo đảm đủ thời gian để hóa chất bay hơi,

không gây ảnh hưởng đến sức kh ỏe người lao động. Và để nâng cao ý thức của

người lao động về bảo vệ sức khỏe, Unilever thường xuyên tổ chức các buổi thảo

luận, ngày hội môi trường, trong đó toàn thể cán bộ công nhân công ty cùng nhau

trồng cây, dọn dẹp bãi cỏ, nhặt rác… Công ty trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho

người lao động, đào tạo nhân sự hiểu biết về môi trường như cử cán bộ tham gia đợt

tập huấn về bảo vệ môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.Hồ Chí Minh và

HEPZA tổ chức, thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn và các phong trào thi đua

tìm hiểu, bảo vệ về môi trường. Toàn nhà máy thực hiện theo tinh thần: “Chủ động

thân thiện với môi trường”.

3. Đánh giá tổng quan tình hình sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường

ở các doanh nghiệp Việt Nam

Trên thế giới, các sản phẩm thân thiện với môi trường từ lâu đã không còn xa

lạ nữa. Người tiêu dùng ở các nước phát triển rất quan tâm đến các sản phẩm sinh

thái. Họ nhận thức được rằng sử dụng các sản phẩm xanh không chỉ tốt cho sức



44



khỏe của bản thân mình mà còn tốt cho môi trường. Do nhu c cao nên có rất

ầu

nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm này. Bởi thế dù tình hình kinh tế có suy

thoái thì các ản phẩm thân thiện với môi trường vẫn bán rất chạy. Một khi trở

s

thành thói quen tiêu dùng thì các ản phẩm thân thiện với môi trường luôn có chỗ

s

đứng trên thị trường.

Tại Việt Nam, nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường còn hạn

chế. Khi mua m sản phẩm nào đó, điều họ cân nhắc đầu tiên là giá cả và chất

ột

lượng. Một sản phẩm muốn phát triển phải có sự hợp tác của các nhà sản xuất và

người tiêu dùng. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của nhà nước cũng rất quan trọng, nhất là

đối với những sản phẩm mới và tích cực như các sản phẩm thân thiện với môi

trường. Hiện nay nhu cầu người dân về các sản phẩm xanh chưa đủ lớn, do đó các

doanh nghiệp còn băn khoăn khi cho ra nh

ững sản phẩm này. Vì vậy, chúng ta rất

cần những doanh nghiệp tiên phong, cho ra đời những sản phẩm mới để kích cầu.

Các doanh nghi p nên nhận ra rằng một sản phẩm, để trở nên phổ biến trên thị



trường không dễ chút nào, nhưng đi đầu bao giờ cũng có lợi thế là được người tiêu

dùng biết đến nhiều hơn. Hơn nữa, với những sản phẩm có thông điệp xanh như thế

này chắc chắn giá trị thương hiệu của doanh nghiệp sẽ tăng lên rất nhiều.

Một sản phẩm phù hợp, một chiến lược quảng bá phù hợp, một sự tiên phong

tôi tin rằng các doanh nghiệp sẽ tìm thấy cho mình hướng đi đúng đắn để không chỉ

có được lợi nhuận mà còn gia tăng niềm tin từ người tiêu dùng.

II. CHƯƠNG TR

ÌNH PHÁT TRI

ỂN SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI

TRƯỜNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Hiện nay, việc sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường ở các doanh

nghiệp Việt Nam vẫn còn rất ít. Có rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến các tiêu

chuẩn về môi trường trong các sản phẩm như Hệ thống ISO 14001, nhãn sinh thái…

Tuy nhiên, những yếu t ố này chưa đủ để có được các sản phẩm thân thiện với môi

trường một cách toàn diện. Tất nhiên, chỉ cần đáp ứng một trong bốn tiêu chí đã nêu

ở trên thì sản phẩm đó là sản phẩm thân thiện với môi trường. Nhưng doanh nghiệp

muốn cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thì nên có chương trình sản xuất các



45



sản phẩm thân thiện với môi trường hoàn thiện từ thiết kế sản phẩm, sản xuất,

marketing…

Nhận thấy hiện nay chưa có một chương trình nào tổng hợp như vậy, tôi xin

mạnh dạn đưa ra chương trình phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường.

Chương trình bao gồm các bước để có được các sản phẩm thân thiện với môi trường

đến tận tay người tiêu dùng là thiết kế sản phẩm bền vững, sản xuất sạch hơn và

marketing xanh. Bên c nh đó các doanh nghiệp cũng cần áp dụng các tiêu chuẩn



môi trường quốc tế như Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 hay áp d

ụng tiêu

chuẩn dán nhãn sinh thái. Đây là những cách áp dụng tổng hợp nhất nhằm mang lại

cho các doanh nghi p hướng đi toàn diện trong việc phát triển các sản phẩm thân



thiện với môi trường.

1. Chương trình thiết kế sản phẩm bền vững

Để có được những sản phẩm thân thiện với môi trường, bước đầu tiên các

doanh nghiệp cần thiết kế được các sản phẩm phù hợp. Bên cạnh những sản phẩm

sẵn có của mình, doanh nghiệp chỉ cần đổi mới một chút về quy trình sản xuất hay

các giai đo khác là sản phẩm đó có thể trở thành sản phẩm thân thiện với môi

ạn

trường. Xin nhắc lại là chỉ cần đáp ứng một trong bốn tiêu chí thì một sản phẩm có

thể được coi là thân thiện với môi trường. Tuy nhiên để có thể phát triển toàn diện

và đủ sức cạnh tranh thì doanh nghiệp cần đi theo hướng bền vững trong từng giai

đoạn của sản phẩm. Vì vậy, thiết kế sản phẩm bền vững là bước đầu tiên giúp doanh

nghiệp phát triển các sản phẩm của mình.

1.1. Sự cần thiết của thiết kế sản phẩm bền vững

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế

nhanh chóng, luôn trên 6%/năm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này còn thiếu bền vững,

thể hiện trong lợi nhuận thấp mà các doanh nghiệp trong nước được hưởng, sự phụ

thuộc vào một vài lĩnh vực và giá trị thương hiệu không cao. Để tiếp tục duy trì đà

tăng trưởng, chúng ta cần nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm và dịch vụ của

mình.

Đối với các sản phẩm xuất khẩu sang châu Âu, ngoài chất lượng và giá cả,

các yếu tố về môi trường và trách nhiệm xã hội cần được cân nhắc và đưa vào ngay



46



từ khi thiết kế sản phẩm. Sự hài hòa của các yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội

cũng chính là bản chất của Thiết kế sản phẩm bền vững.

Đối với Việt Nam năng lực thiết kế sản phẩm còn yếu và công tác thiết kế

phát triển sản phẩm vẫn bị coi nhẹ. Vì vậy, bước đầu tiên trong triển khai Thiết kế

sản phẩm bền vững là nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực thực hiện. Dự án

“Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn” (CP4BP – Cleaner Production for Better

Products), do chương trình Asia Invest Cộng đồng chung châu Âu tài trợ đang triển

khai (12/2007 – 7/2009) nhằm đạt tới mục tiêu nâng cao năng lực cho các ngành

công nghiệp quan trọng ở Việt Nam, Campuchia và Lào trong việc phát triển các

sản phẩm mới đáp ứng các yêu cầu thị trường châu Âu (đặc biệt trên khía cạnh môi

trường và xã hội). Một báo cáo tổng quan “đánh giá lựa chọn các ngành công

nghiệp phù hợp áp dụng Thiết kế sản phẩm bền vững tại Việt Nam” đã được hoàn

tất. Theo đó, nước ta có 11 nhóm ngành công nghiệp chủ chốt có tiềm năng áp dụng

thiết kế sản phẩm bền vững bao gồm dệt may, giày da, đồ gỗ - nội thất, thủy sản, cơ

khí chế tạo, đóng gói, thủ công, chế biến thực phẩm, nhựa, đồ chơi và điện tử.

Trong đó 4 nhóm ngành nghề có tiềm năng lớn nhất là dệt may, giày da, gỗ nội thất

và thủy sản. Tuy nhiên, do điều kiện cụ thể, các nhóm ngành được ưu tiên áp dụng

thiết kế sản phẩm bền vững ở nước ta là các nhóm gỗ nội thất, thủy hải sản, thủ

công mỹ nghệ và cơ khí chế tạo.

Khi các doanh nghi nhậ n thấy lợi ích của sản xuất sạch hơn trong việc

ệp

giảm thiểu các tác động có hại của sản xuất công nghiệp lên môi trường và con

người, đồng thời làm tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng nước, năng lượng và

nguyên vật liệu hiệu quả hơn, sẽ dễ chấp nhận xu thế hướng tới thiết kế sản phẩm

bền vững. Thiết kế sản phẩm theo hướng phát triển bền vững là sự tích hợp tiêu chí

phát triển bền vững (lợi nhuận, con người và trái đất) vào quá trình thiết kế và phát

triển sản phẩm. Từ cách tiếp cận này, thiết kế hướng tới phát triển bền vững là “kéo

dài” và “nâng cao” cht lượng sản xuất sạch hơn, là mối tương tác chặt chẽ giữa



doanh nghiệp với thị trường.



47



1.2. Thiết kế sản phẩm bền vững mang lại những gì

Thiết kế sản phẩm bền vững là một vấn đề mới mẻ ở nước ta. Nhiều doanh

nghiệp còn lạ lẫm với khái niệm này. Sẽ có những doanh nghiệp băn khoăn không

biết lợi ích thực sự của thiết kế sản phẩm bền vững là gì? Sự thật là những lợi ích

thiết kế sản phẩm bền vững mang lại vô cùng thiết thực.

- Nâng cao giá tr gia tăng, tăng lợi nhuận cho các công ty trong nước: các



thiết kế mang tính sáng tạo và thực tiễn giúp tăng giá bán và giảm chi phí sản xuất.

- Các cơ hội mở rộng thị trường: Nhu cầu của khách hàng giờ đây không chỉ

dừng lại ở giá cả và chất lượng. Thị hiếu, thương hiệu, trách nhiệm xã hội và thân

thiện môi trường ngày càng quan trọng hơn trong quyết định mua hàng, đặc biệt là

ở thị trường các nước phát triển.

- Thúc đẩy các lợi ích xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường,

người lao động và cộng đồng.

- Tốt hơn cho công ty sản xuất: Tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường. Ví dụ,

công ty bia Hà Nội – Hồng Hà: đưa ra sản phẩm bia hơi Hà Nội mới nhờ nâng cấp

dây chuyền công nghệ và kết hợp với thực hiện một chương trình đánh giá sản xuất

sạch hơn toàn diện. Lợi ích là tăng giá bán 150%, trong khi giá thành giảm 4%, tăng

giá trị thương hiệu và dành thêm thị phần, cải thiện rõ rệt điều kiện làm việc.

- Tốt hơn cho người lao động và cộng đồng xung quanh: môi trường làm việc

tốt hơn, tăng sử dụng nhân công địa phương, giảm ô nhiễm môi trường. Ví dụ: sản

phẩm mới từ túi nilon tái chế ở Niu Đêli, Ấn Độ. Môi trường làm việc tốt hơn (tái

sử dụng các túi nilon bỏ đi). Tạo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc và thu nhập

cho 50 người thu gom rác.

- Tốt hơn cho người tiêu dùng: hợp thị hiếu và nhiều công năng hơn. Ví dụ:

đèn năng lượng mặt trời đa chức năng có lợi ích làm giảm các nguy cơ với sức khỏe

người tiêu dùng (do bỏng và ô nhiễm trong nhà), giảm chi phí (rẻ hơn điện ác quy),

và nhiều công năng hơn (chức năng chiếu sán g đ a d

ạng, làm việc trong mọi điều

kiện thời tiết). Giảm tác động môi trường do vứt bỏ ắc quy hỏng. Tạo việc làm cho

những người phân phối sản phẩm.



48



2. Sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi đó là một trong những

giải pháp phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp hiệu quả nhất.

2.1. Vài nét về sản xuất sạch hơn

Không giống như xử lý cuối đường ống chỉ làm giảm tải lượng ô nhiễm một

cách thụ động, sản xuất sạch hơn chủ động giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô

nhiễm tại nguồn, từ đó mang lại các lợi ích kinh tế. Mục tiêu của sản xuất sạch hơn

là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một

cách hiệu quả nhất, nghĩa là sẽ có một tỷ lệ nguyên vật liệu được chuyển vào thành

phẩm thay vì bị loại bỏ. Sản xuất sạch hơn đáp ứng được một yêu cầu quan trọng

của ISO 14001 là chuyển đổi từ tập trung vào các giải pháp cuối đường ống sang

việc khảo sát tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, dịch vụ và vòng đời sản

phẩm.

Theo định nghĩa của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), sản

xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lượng phòng ngừa tổng hợp về môi

trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất

sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu

và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất

cả các chất thải ngay tại nguồn thải.

Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu

cực trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.

2.2. Lợi ích của sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay

bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết các doanh

nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10 - 15%.

→ Sản xuất sạch hơn tốt hơn cho các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp áp dụng sản

xuất sạch hơn là doanh nghiệp đã giảm thiểu các tổn thất nguyên liệu và sản phẩm,

do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng

như tính cạnh tranh cao hơn.



49



Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại lợi

ích kinh tế mà còn cả lợi ích về mặt môi trường.

-



Cải thiện hiệu suất sản xuất.



-



Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn.



-



Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị.



-



Giảm ô nhiễm.



-



Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải.



-



Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn.



-



Cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn.



→ Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng : Do giá thành ngày m tăng của các

ột

nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạng ngày càng khan hiếm nước, không một

doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất

thải. Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử

dụng với khối lượng lớn.

→ Tiếp cận tài chính dễ dàng: Các cơ quan tài chính ngày m nhận thức rõ sự

ột

nghiêm trọng của việc hủy hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo dự

án mở rộng hoặc hiện đại hóa mà trong đó các kho vay đều được nhìn nhận từ

ản

góc độ môi trường. Các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình

ảnh môi trường có lợi về doanh nghiệp tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện

tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.

→ Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện: Việc nâng cao nhận thức người tiêu

dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ về các sản phẩm xanh trên thị

trường quốc tế. Chính vì vậy, khi đã có những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch

hơn, các doanh nghiệp sẽ có thể mở ra được nhiều cơ hội thị trường mới sản xuất ra

các sản phẩm có chất lượng cao hơn và có thể bán với giá cao hơn. Các doanh

nghiệp sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, ví dụ như ISO

14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái. Thực hiện đánh giá sản

xuất sạch hơn sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường như ISO

14001 dễ dàng hơn.



50



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

×