1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

Bảng 7: Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chính sách mua sắm xanh của Trung Quốc và một số nước ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.41 KB, 112 trang )


xanh. Malaixia đã thực hiện dán nhãn sinh thái đối với 4 loại sản phẩm: bao bì bằng

chất dẻo không độc và dễ phân hủy, chất tẩy rửa dễ phân hủy, thiết bị điện tử và

điện dân dụng không có các chất nguy hại, giấy tái chế.

Indonexia đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng nền kinh tế tái sử dụng,

tuy nhiên chưa có phương th thu gom chất thải và tái chế một cách hệ thống và

ức

chính quy, thường chỉ thông qua đội quân nhặt rác (chủ yếu là nhôm) ở các bãi rác.

Chính phủ Indonexia đã thực hiện dán nhãn sinh thái cho 3 loại sản phẩm là giấy in

báo, bột giặt, hàng dệt may.

Chính phủ Philipin đã ban hành các chính sách liên quan đến tái chế, dán

nhãn sinh thái, giảm thiểu chất thải, bảo tồn thiên nhiên.

Ở Thái Lan có chính sách tái chế, giảm thiểu chất thải, hệ thống nhãn xanh và

nhãn sinh thái. H thống nhãn xanh được “Hội đồng doanh nhân Thái Lan vì sự



phát triển bền vững” khởi xướng từ năm 1993, sau đó được Bộ Công nghiệp và

Viện Môi trường phối hợp phát động vào tháng 8/1994. Năm 2005, Chính phủ ban

hành chính sách yêu c u các cơ quan Chính phủ đi đầu trong việc thực hiện mua



sắm xanh và giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm

ban hành các cơ chế thực hiện chính sách này. Cục kiểm soát ô nhiễm Thái Lan đã

tiến hành các nghiên cứu xây dựng các tiêu chí về sản phẩm xanh, trước mắt đối với

5 loại hình sản phẩm và 2 loại hình dịch vụ.

Singapo đã thực hiện dán nhãn sinh thái cho cá c thiết bị điện, khuyến khích

sử dụng xe cộ xanh và nhãn xanh. Một số sáng kiến được thực hiện ở Singapo là kế

hoạch xanh (Chính phủ ưu đãi thuế đối với các ngành công nghiệp tham gia hệ

thống tái chế), hệ thống nhãn xanh đối với 32 loại sản phẩm, giảm thuế đối với các

nhà sản xuất hoặc nhập khẩu xe cộ thân thiện môi trường.

3. Kinh nghiệm về việc xây dựng và quản lý chương trình nhãn sinh thái

Dán nhãn sinh thái là một chương trình lớn có sự tham gia của cả Nhà nước,

doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó, nhà nước có vai trò lớn trong việc xây

dựng và thực hiện chương trình nhãn sinh thái. Vai trò của nhà nước tại các chương

trình có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong trường hợp gián tiếp, nhà nước đưa ra

định hướng, chiến lược, thực hiện công tác đối ngoại như tham gia vào các tổ chức,



84



công ước, hiệp định quốc tế có liên quan đến nhãn sinh thái và một số công việc

khác mà tư nhân không thể đảm nhiệm được. Trong trường hợp tổ chức tư nhân độc

lập thực hiện toàn bộ việc cấp và quản lý nhãn, các tổ chức này sẽ có trách nhiệm

báo cáo kết quả hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định như Chương

trình “Con dấu xanh” của Mỹ, “Sự lựa chọn môi trường” của Canada, “Thiên thần

xanh” của Đức, “Con dấu sinh thái” của Nhật Bản, Hàn Quốc,… Nhà nước chỉ tài

trợ một phần cho hoạt động của chương trình. Chương trình tự hạch toán thu chi,

mức thu được dựa trên phí nộp đơn và phí hàng năm của những doanh nghiệp được

cấp nhãn và tài trợ của các tổ chức, cá nhân khác… Trong trường hợp trực tiếp, nhà

nước khởi xướng chương trình, tiến hành tổ chức và quản lý chương trình; các bộ,

ngành, các viện nghiên cứu… được giao trách nhiệm đối với từng công việc cụ thể,

như chương trình nhãn sinh thái c Trung Quốc, Thái Lan,… Tài chính thực hiện

ủa

chương trình phần lớn từ ngân sách nhà nước, việc thu phí và tài trợ của các tổ chức

khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng mức chi hàng năm.

Một chương trình mới như nhãn sinh thái sẽ khiến không ít các doanh nghiệp

và người tiêu dùng bỡ ngỡ, do vậy sự tiên phong của nhà nước sẽ giúp cho chương

trình suôn sẻ và thành công hơn.

III. CÁC GI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT VÀ TIÊU

ẢI

DÙNG SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước

1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

Hiện nay, hệ thống các quy định đối với vấn đề môi trường và thương mại

của Việt Nam còn chưa đầy đủ, không cập nhật và không đồng bộ. Có rất nhiều tiêu

chuẩn môi trường được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế nên vượt quá khả

năng của các doanh nghiệp trong nước. Sự nỗ lực của các bộ, ngành, sự cố gắng của

Nhà nước trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng

đối với việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường ở Việt Nam

1.1.1. Xây dựng Luật Thương hiệu

Thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hóa thương mại là vấn đề khá cấp bách

hiện nay ở Việt Nam. Đó là do chúng ta chưa có bộ luật về thương hiệu, mặt khác,



85



hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được những lợi ích (trực tiếp –

gián tiếp, trước mắt – lâu dài) của thương hiệu, chưa có ý thức xây dựng và bảo vệ

thương hiệu nên đã xảy ra nhiều sự cố đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và

phát triển của doanh nghiệp. Nếu không có những quy định đủ hiệu lực về thương

hiệu, vấn đề có thể sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều khi chúng ta phát triển các sản

phẩm thân thiện với môi trường, nhất là các sản phẩm có sự trùng lắp hay tranh

chấp thương hiệu. Thực tế đó đòi hỏi cần nhanh chóng xây dựng Luật Thương hiệu.

Hiện nay nước ta mới chỉ có Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua

ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày 1/7/2006. Điều 3 của Luật Sở hữu trí tuệ quy

định đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ gồm đối tượng quyền tác giả, đối tượng

quyền sở hữu công nghiệp và đối tượng quyền đối với giống cây trồng vật nuôi.

Vấn đề thương hiệu chưa được đề cập chi tiết trong Luật này. Cần phải biết rằng

thương hiệu cũng là vấn đề khá rắc rối. Có rất nhiều loại thương hiệu như thương

hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu hàng hóa, thương hiệu

dịch vụ, thương hiệu nhóm, thương hiệu tập thể… Mỗi loại thương hiệu khác nhau

sẽ có những đặc tính khác nhau và đặc trưng cho một tập thể hàng hóa, sản phẩm

hoặc một doanh nghiệp nhất định 5. Do đó, Luật Thương hiệu ra đời sẽ giúp cho các

doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan.

1.1.2. Ban hành quy chế xây dựng và thực hiện chương trình cấp nhãn sinh thái

Tổng cục Môi trường là đơn vị chịu trách nhiệm về nhãn sinh thái, do đó để

thống nhất tổ chức hoạt động và tạo thuận lợi cho các bên liên quan, Tổng cục Môi

trường cần sớm soạn thảo và ban hành quy chế xây dựng và thực hiện chương trình

cấp nhãn sinh thái quốc gia, trong đó cần quy định rõ các nội dung:

- Cơ cấu tổ chức hoạt động của chương trình nhãn sinh thái quốc gia, phân

công, phân cấp cho các bộ, ngành liên quan.

- Thủ tục lựa chọn sản phẩm/ nhóm sản phẩm cấp nhãn sinh thái.

- Thủ tục thiết kế tiêu chí môi trường của sản phẩm.

- Quy trình và thủ tục đăng ký cấp chứng nhận nhãn sinh thái.

- Nội dung và yêu cầu quản lý, giám sát sau cấp nhãn.

5



www.luatgiapham.com



86



1.2. Giải pháp về tài chính nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm thân thiện với

môi trường

1.2.1. Giải pháp về đầu tư liên doanh liên kết

Nhà nước cần có các biện pháp để chủ động khai thác các nguồn lực, nhất là

nguồn nội lực, đồng thời tạo điều kiện thu hút vồn, công nghệ từ bên ngoài để nâng

cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp phù hợp với

yêu cầu phát triển và hội nhập. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục cải thiện môi

trường đầu tư bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích đẩy

mạnh việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các hoạt động sản xuất phù

hợp; có chính sách hỗ trợ liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với

những doanh nghiệp nước ngoài nhằm tranh thủ nguồn vốn, kinh nghiệm và công

nghệ. Chẳng hạn, trong lĩnh vực năng lượng tái tạo thì Đan Mạch và Đức là hai sự

lựa chọn đúng đắn cho chúng ta. Việt Nam cũng nên thu hút nguồn vốn đầu tư từ

các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước. Nhà nước

phải có những chương trình, kế hoạch cụ thể về các dự án để kêu gọi liên kết, hỗ trợ

từ một số quốc gia trên thế giới. Có rất nhiều hình thức liên kết, các hình thức BOT,

BTO… trong xây dựng là một ví dụ.

1.2.2. Giải pháp về tín dụng

- Có cơ chế đặc biệt và phù hợp để phát triển các loại hình tín dụng, đáp ứng

nhu cầu cao và đa dạng về nguồn vốn của các doanh nghiệp để đầu tư phát triển các

sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Cho phép các đ phương được phát hành trái phiếu đầu tư hoặc vay vốn

ịa

nước ngoài dưới sự bảo lãnh có điều kiện của chính phủ để đầu tư cho các chương

trình môi trường.

- Thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn…

1.2.3. Giải pháp về trợ cấp và hỗ trợ doanh nghiệp

Trợ cấp và hỗ trợ doanh nghiệp là việc làm cần thiết nhằm tạo ra động lực

giúp doanh nghiệp vư ợt qua những khó khăn trước mắt để nhanh chóng phát triển

các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trợ cấp và hỗ trợ doanh nghiệp có thể bao

gồm:



87



- Trợ cấp phí: kinh phí cho việc phát triển bao gồm nhập nguyên liệu đầu vào,

đầu tư máy móc, cơ sở hạ tầng… Ngoài ra, còn một số chi phí khác nữa, vì vậy rất

tồn kém trong khi khả năng tài chính của doanh nghiệp lại có hạn. Nhằm giảm bớt

gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tích cực tham

gia cần có chính sách trợ cấp phù họp. Việc trợ cấp này cũng phải xem xét kỹ lưỡng

để không vi phạm những quy định trong WTO.

- Thực hiện miễn giảm thuế thu nhập đối với doanh nghiệp thuộc các ngành

nghề khác nhau có sử dụng lợi nhuận để đầu tư cho môi trường, phát triển các sản

phẩm thân thiện với môi trường. Tùy từng sản phẩm, mức độ thân thiện với môi

trường và các doanh nghiệp có thể được miễn thuế nhiều hay ít.

- Thực hiện miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhập khẩu

trang thiết bị máy móc để thực hiện các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao, kỹ

thuật mới tiêu hao ít nguyên nhiên liệu, tạo ra ít chất thải.

- Trợ cấp cho doanh nghiệp dưới các hình thức ưu đãi về vay vốn (lãi suất

thấp, bảo lãnh lãi suất, kéo dài thời hạn trả nợ…).

- Trợ cấp doanh nghiệp đầu tư thực hiện sản xuất sạch hơn, đặc biệt là hỗ trợ

các trang thiết bị đo lường các thông số môi trường có liên quan đến quy trình sản

xuất và sản phẩm.

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ về vốn, mở rộng thị trường, xúc tiến thương

mại, cung cấp thông tin, đào tạo đội ngũ cán bộ cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh

nghiệp vừa và nhỏ.

- Nhà nước thực hiện hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, môi trường và nâng cao chất

lượng quản lý doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế cho doanh nghiệp thuộc tất

cả các thành phẩn kinh tế.

1.2.4. Tăng cường thiết bị và kỹ thuật chứng nhận sản phẩm thân thiện với môi

trường.

- Kết hợp các cơ quan, tổ chức đang thực hiện công tác đánh giá tiêu chuẩn

chất lượng sản phẩm và môi trường để sử dụng hệ thống thiết bị và kỹ thuật hiện có.

- Triển khai xây dựng thêm các phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn

theo các tiêu chí môi trư đã được xác định ở nhiều nơi, trước mắt là ở các địa

ờng



88



bàn có sự tập trung công nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm và xuất k hẩu để

đáp ứng kịp thời nhu cầu.

2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp

2.1. Chú trọng công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, hiểu

biết.

Nguồn nhân lực có chuyên môn sâu rộng về các vấn đề môi trường nói

chung, sản phẩm thân thiện với môi trường nói riêng có vai trò quan trọng trong

việc tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện một cách có hệ thống, khoa học

và hiệu quả.

Sản phẩm thân thiện với môi trường là vấn đề rất mới mẻ ỏ Việt Nam, chúng

ta hầu như chưa có nguồn nhân lực đáng kể có khả năng đáp ứng được yêu cầu thực

tế khi triển khai. Vì vậy, công tác giáo d và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên

ục

môn, hiểu biết và có năng lực hoạt động cho lĩnh vực này cần được chú trọng. Các

doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa vào tìm kiếm và hỗ trợ, khuyến khích người có

chuyên môn tham gia vào doanh nghi p mình. Hiện nay, những người am hiểu về



sản xuất sạch hơn không nhiều, do đó các doanh nghiệp cần tập trung vào đào tạo

đội ngũ nhân lực tiềm năng, cho họ tham gia các khóa tập huấn nước ngoài để học

hỏi kinh nghiệm các nước phát triển, nhằm ứng dụng tốt hơn vào doanh nghiệp

mình. Ngoài ra, chúng ta nên học hỏi thêm về thiết kế sản phẩm bền vững cũng như

nhãn sinh thái. Nhật Bản, EU… là những ví dụ điển hình trong lĩnh vực này.

2.2. Thành l p trung tâm tư vấn và hệ thống cơ sở dữ liệu về các vấn đề liên



quan đến sản phẩm thân thiện với môi trường

Các chuyên gia tư v về môi trường cho các ngành công nghiệp có vai trò

ấn

rất quan trọng trong việc phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện công tác

bảo vệ môi trường và các vấn đề liên quan đến sản phẩm thân thiện với môi trường

một cách hệ thống theo phương pháp luận khoa học và đã được kiểm nghiệm qua

thực tiễn. Các chuyên gia tư vấn cũng là nhân tố đưa các tiếp cận môi trường hiệu

quả vào thực tiễn sản xuất kinh doanh.

Để phát huy sức mạnh của đội ngũ chuyên gia và hỗ trợ các doanh nghiệp

một cách thiết thực, hiệu quả, theo kinh nghiệm của một số quốc gia, cần hình thành



89



các trung tâm tư vấn về môi trường và các vấn đề liên quan đến sản phẩm thân thiện

với môi trường. Các trung tâm này, ngoài chức năng trực tiếp tư vấn cho các doanh

nghiệp, còn có thể đóng vai trò trung gian “môi giới” giữa doanh nghiệp với các tổ

chức đánh giá các tiêu chí về môi trường, các ngân hàng (nếu thực hiện “môi giới”

thành công, doanh nghi p có thể vay được tiền ngân hàng để đầu tư phát triển các



sản phẩm thân thiện với môi trường).

2.3. Quảng bá về các sản phẩm thân thiện với môi trường

Các sản phẩm thân thiện với môi trường cần được quảng bá thường xuyên

trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo đài, internet.... Ngoài

việc phổ biến các kiến thức, thông tin chung v sản phẩm , những lợi ích sản phẩm



mang lại , cần đặc biệt chú trọng giới thiệu các mô hình, điển hình thành công về

việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường để học tập kinh nghiệm. Các

doanh nghiệp cần quảng bá một cách trung thực và đúng mực các sản phẩm thân

thiện với môi trường để mang lại cho người tiêu dùng cái nhìn đúng nhất về sản

phẩm của doanh nghiệp mình, giúp dễ dàng hơn trong việc chọn lựa các sản phẩm

xanh. Việc quảng bá này cũng nên được sự ưu đãi từ phía Nhà nước như giảm hay

miễn phí trên một số kênh nhất định như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói

Việt Nam… Có như vậy, sản phẩm thân thiện với môi trường mới đến được người

tiêu dùng nhanh và chính xác nhất.

2.4. Nâng cao nhận thức và ý thức của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp

về thương hiệu và nhãn sinh thái

Do hạn chế về mặt thông tin, hơn nữa đây là vấn đề mới nên nhiều doanh

nghiệp Việt Nam chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm

thân thiện với môi trường. Các chương trình bảo vệ môi trường chỉ có thể áp dụng

thành công khi người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp nhận thực được tầm quan

trọng của nó trong sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nâng cao

nhận thức của toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp, giúp họ hiểu rõ

về tư tưởng chỉ đạo, các lợi ích của sản phẩm thân thiện với môi trường.



90



2.5. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường phù hợp

với khả năng của doanh nghiệp

Phải chú trọng đến các hoạt động như marketing sản phẩm, mua sắm vật tư,

phát triển sản xuất nhằm giúp doanh nghiệp tồn tại và hoạt động ổn định trên thị

trường trước những biến động liên tục của môi trường kinh doanh.

Chiến lược của doanh nghiệp phải được xây dựng phù hợp với điều kiện và

khả năng của doanh nghiệp trên cơ sở kết hợp xác định và phân tích những xu

hướng biến động của các nhân tố kinh tế - xã hội – môi trường, nhằm giúp doanh

nghiệp kịp thời ứng phó hoặc đón đầu những thay đổi trong tương lai.

Các doanh nghiệp cần có định hướng phát triển các sản phẩm thân thiện với

môi trường. Định hướng này liên quan đến cả việc thiết kế sản phẩm bền vững, sản

xuất sạch hơn và marketing. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến hệ

thống quản lý ISO 14001 và nhãn sinh thái. Một hướng đi phù hợp sẽ giúp doanh

nghiệp đối phó dễ dàng hơn với những biến động của thị trường, sẵn sàng tung ra

các sản phẩm xanh khi cần thiết để đạt được lợi nhuận cao nhất.

2.6. Tham gia thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp

Ngày nay thương mại điện tử phổ biến ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới.

Việc kinh doanh trên mạng Internet đã tạo ra khoản lợi nhuận không hề nhỏ cho các

doanh nghiệp. Thương mại điện tử còn là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp quảng

bá sản phẩm của mình, mở rộng thị trường cả ở trong nước và quốc tế. Các doanh

nghiệp cần chủ động tham gia thương mại điện tử.

2.7. Chú trọng đào tạo về nghiệp vụ và môi trường

Để phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường, các doanh nghiệp cần phải

thay đổi phương thức quản lý môi trường theo cách tiếp cận hệ thống. Đây là

phương thức quản lý còn rất mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc triển

khai áp dụng sẽ gặp không ít khó khăn, trong đó có khó khăn trong sự hạn chế về

nghiệp vụ của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay hầu hết

còn nhiều bất cập, thiếu công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, kỹ năng nghiệp vụ và

môi trường rất hạn chế. Vì thế, bên cạnh việc nâng cao nhận thức và ý thức của các

thành viên trong doanh nghi p thì việc đào tạo một lực lư ợng nòng cốt, nắm vững





91



phương pháp luận, am hiểu thực tế sản xuất và công nghệ, tận tâm với công việc,

biết làm việc tập thể là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của các

sản phẩm thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các

biện pháp nâng cao tay nghề, nâng cấp trình độ công nghệ, đẩy mạnh hoạt động đào

tạo nghiệp vụ và môi trường.

3. Nhóm giải pháp từ phía người tiêu dùng

3.1. Nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo vệ môi trường

Hiện nay, môi trường nước ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, một phần

nguyên nhân là do s thiếu ý thức của người dân. Tại bất cứ đâu chúng ta dễ dàng



bắt gặp những hành động vứt rác bừa bãi: trong công viên, ngoài đường phố, trong

các ngõ xóm, th m chí trước cửa nhà của mỗi gia đình rác c ũng được vứt ngổn



ngang. Có rất nhiều loại rác, từ bã kẹo cao su, túi nilon, giấy vụn, vỏ chai nước…

Tất cả tạo nên một hình ảnh rất xấu xí về con người Việt Nam. Ở nước ngoài, chẳng

hạn như Singapo, các hành động vứt rác, gây ô nhiễm môi trường sẽ bị phạt tiền. Ở

Việt Nam, những chính sách như thế này rất khó thực hiện. Một khi các chính sách

của Nhà nước hướng đến lợi ích của người dân thì họ sẵn sàng tuân theo. Ngược lại,

càng bắt buộc người dân càng chống đối. Do đó, cách tốt nhất là cho người dân thấy

được tác hại của ô nhiễm môi trường, những lợi ích của một môi trường trong sạch.

Người Việt Nam chúng ta bị ảnh hưởng bởi thời kỳ bao cấp, khi mà cái ăn cái mặc

trở thành nỗi ám ảnh. Mọi người chỉ cần biết hôm nay được ăn gì, có no không,

không cần quan t âm môi trư

ờng quanh mình ra sao. Ngày nay khi cuộc sống đã

được cải thiện, cái ăn cái mặc cũng được nâng tầm thì vấn đề môi trường cũng được

người dân quan tâm hơn. Các bạn trẻ, những người tiếp xúc với nhiều nền văn hóa

trên thế giới, chính là lực lượng tuyên truyền nòng cốt giúp nâng cao nhận thức cho

những người quanh mình. Tôi biết hiện nay có rất nhiều các câu lạc bộ về môi

trường của những người trẻ như câu lạc bộ đạp xe vì môi trường (C4E) mà tôi là

một thành viên, câu lạc bộ EHE của FPT… Các câu lạc bộ này đã có rất nhiều hoạt

động bổ ích để tuyên truyền các vấn đề liên quan đến môi trường, nâng cao nhận

thức người dân cả bằng hình thức hoạt động thực tế cũng như trên mạng internet.



92



Những câu lạc bộ như thế này rất cần được nhân rộng và cần sự quan tâm nhiều hơn

nữa từ phía các nhà lãnh đạo.

3.2. Khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường

Người tiêu dùng ở những nước có thu nhập cao có thể dùng sức mua của

mình mà thúc đẩy thị trường tiêu thụ những hàng hóa ít gây tổn hại cho môi trường

bằng cách thay thế bằng loại hàng khác, hoặc có thể thôi không mua một thứ sản

phẩm đặc biệt nào đó. Là “người tiêu thụ xanh”, mỗi cá nhân có thể làm một việc gì

tích cực, dù cho vấn đề đang nghiêm trọng đến đâu và thái độ của chính phủ là như

thế nào. Những kết quả tích lại của những “hành động xanh” của hàng triệu người

tiêu thụ có thể làm thay đổi lớn trong cách thức tiêu thụ tài nguyên.

Một biện pháp đã được một số nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra là

“Nguyên tắc trả tiền ô nhiễm” và “Nguyên tắc trả tiền tiêu dùng”. Nguyên tắc đầu

đòi hỏi giá thị trường phải phản ánh được toàn bộ chi phí tổn hại đến môi trường do

ô nhiễm (ví dụ, một hầm mỏ hoặc một nhà máy hóa chất phải trả tiền để đảm bảo

cho những ảnh hưởng của nó không làm tổn hại đến nghề cá và gây ra nguy hiểm

cho con người). Kết quả là sẽ tạo ra sự động viên mạnh mẽ các hoạt động có liên

quan với việc hạn chế ô nhiễm. “Nguyên tắc trả tiền tiêu dùng” đòi hỏi giá cả phải

phản ánh toàn bộ chi phí xã hội của việc sử dụng hoặc làm suy thoái một nguồn tài

nguyên. Nguyên t c này có tác dụng khuyến khích cách sử dụng bền vững, ngăn



chặn tình trạng gây suy thoái không cần thiết (ví dụ ngành khai thác gỗ phải trả giá

cho sự làm mất đất màu, làm mất nước và mất tính đa dạng sinh học do họ gây ra,

cũng như chi phí trực tiếp của việc khai thác gỗ). Cả hai nguyên tắc này đều ngụ ý

bãi bỏ những thứ trợ cấp và những lệch lạc khác về kinh tế, dẫn đến khuyến khích

những hành động làm suy thoái nguồn tài nguyên và môi trường.

Ở nước ta, các sản phẩm thân thiện với môi trường chưa được người dân biết

đến nhiều, do đó việc áp dụng hai nguyên tắc trên là rất khó. Tuy nhiên, nhà nước

cũng cần đưa ra chính sách để khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn nữa các

sản phẩm thân thiện với môi trường như hỗ trợ về giá bởi một số sản phẩm xanh có

giá đắt hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại khiến cho nhiều người tiêu dùng

không thể mua được mặc dù họ cũng muốn mua.



93



Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái, môi trường cũng đang ô

nhiễm nặng nề, việc kết hợp giữa Nhà nước, các doanh nghiệp và người tiêu dùng

trong việc phát triển sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường

là hướng đi hết sức đúng đắn. Tất nhiên để các sản phẩm này được phổ biến ở nước

ta như các nư đang phát triển hiện nay cần thời gian dài và sự nỗ lực của tất cả

ớc

mọi người.

Chương III này tập trung đi sâu vào tìm hiểu kinh nghiệm một số nước trên

thế giới để phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường. Hầu hết các quốc gia

đều có những kinh nghiệm rất quý báu cho chúng ta h tập. Chương này c

ọc

ũng

đánh giá triển vọng của nước ta trong việc mở rộng các sản phẩm thân thiện với

môi trường. Theo đó, Nhà nước, các doanh nghiệp và người tiêu dùng đang ngày

càng quan tâm đến sản phẩm này. Cả ba bên đều có những hành động xác thực và

đúng đắn, với mong muốn thân thiện hơn với môi trường, làm cho Trái đất “xanh”

hơn. Những giải pháp trong chương này được đưa ra phù hợp với Nhà nước, doanh

nghiệp và cả người tiêu dùng. Hy vọng rằng các giải pháp này được đưa vào thực

tiễn và được đánh giá phù hợp với điều kiện từng doanh nghiệp, cũng như người

dân nâng cao ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, bắt đầu từ việc sử dụng sản

phẩm thân thiện với môi trường.



94



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

×