Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.22 KB, 75 trang )
truyền thống đó, một trong những phương pháp có tác dụng nhiều mặt đó là
phương pháp vấn đáp. Để phát huy được phương pháp vấn đáp GV cần xây
dựng được hệ thống câu hỏi và sử dụng câu hỏi một cách hợp lý.
Để làm phong phú thêm tài liệu tham khảo cho GV phổ thông đồng thời
để rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của bản thân, tôi đã đi sâu
nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng và sử dụng câu hỏi để dạy học chương II –
Cấu trúc tế bào, Sinh học 10 THPT (Ban cơ bản)”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng câu hỏi để dạy học chương II - Cấu trúc tế bào,
Sinh học 10 – THPT (Ban cơ bản).
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng được hệ thống câu hỏi một cách hợp lí sẽ góp
phần nâng cao chất lượng dạy HS học 10 nói chung và chương II - Cấu trúc tế
bào (Sinh học 10 – THPT (Ban cơ bản) nói riêng.
4. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống câu hỏi phục vụ dạy học Chương II - Cấu trúc tế bào, Sinh
học 10 – THPT (Ban cơ bản).
Nội dung chương II - Cấu trúc tế bào, Sinh học 10 – THPT (Ban cơ
bản)
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho việc xây
dựng và sử dụng câu hỏi
5.2. Nghiên cứu thực trạng xây dựng và sử dụng câu hỏi thuộc chương
II - Cấu trúc tế bào, Sinh học 10 - THPT (Ban cơ bản) của một số GV ở một
số trường THPT
5.3. Phân tích cấu trúc các bài thuộc chương II - Cấu trúc tế bào, Sinh
học 10 – THPT (Ban cơ bản) làm cơ sở cho việc xây dựng và sử dụng câu
hỏi
5.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi để dạy chương II - Cấu trúc tế bào,
Sinh học 10 – THPT (Ban cơ bản)
5.5. Thiết kế giáo án có sử dụng một số câu hỏi đã xây dựng vào một số
bài cụ thể thuộc chương II - Cấu trúc tế bào, Sinh học 10 – THPT (Ban cơ
bản)
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài như: Lí
luận dạy học sinh học, phương pháp dạy học tích cực, Kĩ thuật dạy học …các
tài liệu về câu hỏi khác như: SGK, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng…
6.2. Điều tra
Điều tra tình hình xây dựng và sử dụng câu hỏi thuộc chương II - Cấu
trúc tế bào, Sinh học 10 – THPT (Ban cơ bản) của một số GV ở trường
THPT làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.
6.3. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến nhận xét, đánh giá của một số chuyên gia hoặc những người
có quan tâm đến câu hỏi, về giá trị thực tiễn của câu hỏi trong dạy học.
7. Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lí luận về xây dựng và sử dụng câu hỏi
- Xây dựng được hệ thống câu hỏi làm phương tiện để tổ chức dạy học
chương II - Cấu trúc tế bào, Sinh học 10 - THPT (Ban cơ bản)
- Thiết kế được một số giáo án có sử dụng câu hỏi đã xây dựng làm tài
liệu tham khảo cho sinh viên và GV phổ thơng
PHẦN HAI: KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm câu hỏi trong dạy học
1.1.1.1. Bản chất câu hỏi
“Hỏi” là nêu ra điều mình muốn người khác trả lời về vấn đề nào đó.
Trong dạy học, Aristotle là người đầu tiên biết phân tích câu hỏi dưới góc độ
logic và lúc đó ơng cho rằng đặc trưng câu hỏi là buộc người hỏi phải lựa
chọn các biện pháp có tính trái ngược nhau. Do đó con người phải có phản
ứng lựa chọn hoặc cách hiểu này hoặc cách hiểu khác. Tư tưởng quan trọng
bậc nhất của ơng còn nguyên giá trị đó là “Câu hỏi là một mệnh đề trong đó
chứa đựng cái đã biết và cái chưa biết ”
Câu hỏi = Cái đã biết + Cái chưa biết
Như vậy trong đời sống cũng như nghiên cứu khoa học con người chỉ
nêu ra những thắc mắc tranh luận khi biết chưa đầy đủ cần biết thêm. Còn khi
khơng biết gì hoặc biết tất cả về sinh vật nào đó thì khơng có gì để hỏi về sinh
vật đó nữa. Do đó tương quan giữa cái đã biết và cái chưa biết thúc đẩy mở
rộng hiểu biết của con người. Con người muốn biết một sự vật hiện tượng nào
đó dứt khốt chỉ biết khi người đó đặt được câu hỏi: Đó là cái gì? Nó Như thế
nào? Vì sao?...
Đề Các cho rằng, khơng có câu hỏi thì khơng có tư duy cá nhân cũng
như tư duy nhân loại. Ông cũng nhấn mạnh dấu hiệu bản chất của câu hỏi là
phải có mối liên hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết. Phải có tỉ lệ phù hợp
giữa hai đại lượng đó thì chủ thể nhận thức mới xác định phương hướng mình