1. Trang chủ >
  2. Sư phạm >
  3. Sư phạm sinh >

Mức độ biểu hiện của TTC học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.22 KB, 75 trang )


Câu hỏi: Câu hỏi có một tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động nhận thức

thế giới của loài người và trong dạy học. Aristole là người đầu tiên đã biết phân

tích câu hỏi dưới góc độ logic và lúc đó ơng cho rằng đặc trưng cơ bản của câu hỏi

là buộc người bị hỏi phải lựa chọn các giải pháp có tính trái ngược nhau, do dó con

người phải có phản ứng lựa chọn, hoặc cách hiểu này, hoặc cách hiểu khác. Tư

tưởng quan trọng bậc nhất của ông còn ngun giá trị đó là: “Câu hỏi là một mệnh

đề trong đó chứa đựng cả cái đã biết và cái chưa biết”.

Câu hỏi = Cái đã biết + Cái chưa biết

Như vậy, trong đời sống cũng như trong nghiên cứu khoa học, con người chỉ

nêu ra thắc mắc, tranh luận khi đã biết nhưng chưa đầy đủ, cần biết thêm. Còn nếu

khi khơng biết gì hoặc biết tất cả về sự vật nào đó thì khơng có gì để hỏi về sự vật

đó nữa. Do đó tương quan giữa cái đã biết và cái chưa biết thúc đẩy việc mở rộng

hiểu biết của con người. Con người muốn biết một sự vật hiện tượng nào đó dứt

khốt chỉ biết khi người đó đặt được những câu hỏi: Đó là cái gì? Như thế nào? Vì

sao?...

Đề Các cho rằng, khơng có câu hỏi thì khơng có tư duy cá nhân cũng như

khơng có tư duy nhân loại. Ơng cũng nhấn mạnh dấu hiệu bản chất của câu hỏi là

phải có mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết. Phải có tỷ lệ phù hợp giữa hai

đại lượng đó thì chủ thể nhận thức mới xác định được phương hướng mình phải

làm gì để trả lời câu hỏi đó. Khi chủ thể nhận thức đã được định rõ được cái mình

đã biết và cái mình chưa biết thì lúc bấy giờ mới đặt được câu hỏi, và đến lúc đó thì

câu hỏi thực sự mới trở thành sản phẩm của q trình nhận thức.

1.1.3.2. Vai trò của câu hỏi

Trong dạy học câu hỏi có vai trò:

- Khi dùng câu hỏi để mã hóa thơng tin trong SGK thì câu hỏi và việc trả lời câu

hỏi là nguồn tri thức mới cho HS.

- Câu hỏi có tác dụng định hướng tri thức mới, phát huy TTC, chủ động, sáng tạo

trong học tập của HS.



- Câu hỏi giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống.

- Hệ thống câu hỏi có vấn đề được đặt ra trong bài học chứa đựng các mâu thuẫn sẽ

đặt HS vào tình huống có vấn đề, HS đóng vai trò là chủ thể của quá trình nhận

thức, chủ động giành lấy kiến thức thông qua việc trả lời các câu hỏi, từ đó khắc

phục lối truyền thụ một chiều.

1.1.3.3. Phân loại câu hỏi trong dạy học

* Phân loại dựa vào yêu cầu trình độ nhận thức của HS

Có 3 cách phân loại:

Cách 1: Căn cứ vào đặc điểm hoạt động tìm tòi kết quả của chủ thể nhận thức có

hai loại câu hỏi:

Câu hỏi tái hiện các kiến thức, sự kiện, nhớ và trình bày một cách có hệ

thống, có chọn lọc.

Câu hỏi đòi hỏi sự thơng hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống

hóa, vận dụng kiến thức.

Theo hướng dạy học phát huy TTC học tập của HS thì GV cần chú trọng loại

câu hỏi thứ hai nhưng cũng khơng thể xem nhẹ loại câu hỏi thứ nhất “Vì khơng tích

lũy kiến thức, sự kiện đến một mức độ nhất định thì khó mà tư duy sáng tạo”.

Cách 2: Đi sâu vào trình độ trí tuệ câu hỏi, Benjamin Bloom (1956) đã đề xuất

trong thang 6 mức câu hỏi tương ứng với 6 mức chất lượng lĩnh hội kiến thức:

Mức 1 - Biết: Câu hỏi yêu cẩu HS chỉ dựa vào trí nhớ nhắc lại kiến thức đã biết.

Mức 2 - Hiểu: Câu hỏi yêu cầu tổ chức sắp xếp lại kiến thức đã học và diễn đạt

bằng ngôn ngữ của mình chứng tỏ sự thơng hiểu.

Mức 3 - Áp dụng: Câu hỏi yêu cầu HS áp dụng kiến thức đã học như một khái

niệm, một định luật… và một tình huống đổi mới khác với bài học.

Mức 4 - Phân tích: Câu hỏi yêu cầu phân tích nguyên nhân, kết quả của một hiện

tượng, tìm kiếm những bằng chứng cho một luận điểm.



Mức 5 - Tổng hợp: Những câu hỏi yêu cầu HS vận dụng, phối hợp những kiến

thức đã học để giải đáp một vấn đề khái quát hơn bằng sự suy nghĩ, sáng tạo của

bản thân.

Mức 6 - Đánh giá: Câu hỏi yêu cầu HS nhận định phán đốn về ý nghĩa một kiến

thức, vai trò một học thuyết, giá trị của cách giải quyết một vấn đề mới đặt ra trong

chương trình. Trong thực tế GV mới sử dụng câu hỏi ở mức một và hai.

Cách 3: Theo GS Trần Bá Hồnh có thể sử dụng 5 loại câu hỏi chính:

Câu hỏi kích thích sự quan sát, chú ý.

Câu hỏi yêu cầu so sánh, phân tích.

Câu hỏi u cầu tổng hợp, khái qt hóa, hệ thống hóa.

Câu hỏi liên hệ với thực tiễn.

Câu hỏi kích thích tư duy sáng tạo, hướng dẫn HS nêu vấn đề, đề xuất giả thuyết.

* Phân loại câu hỏi dựa vào mục đích lý luận dạy học

Chia làm 3 loại:

Câu hỏi dùng để dạy học bài mới: HS trả lời câu hỏi sẽ chiếm lĩnh được tri

thức mới.

Câu hỏi dùng để củng cố hồn thiện kiến thức: Có tác dụng củng cố kiến

thức đã học, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, rèn các thao tác tư duy logic.

Câu hỏi dùng để kiểm tra kiến thức.

* Phân loại câu hỏi dựa vào các hình thức diễn đạt

Chia làm 2 loại:

Câu hỏi trắc nghiệm chủ quan (Tự luận): Dạng trắc nghiệm dùng câu hỏi mở

(câu hỏi tự luận), yêu cầu HS xây dựng câu trả lời, là câu hỏi truyền thống sử dụng

rộng rãi trong dạy học ở nước ta. Câu hỏi tự luận có thể phân thành 4 loại chủ yếu

như sau:

- Loại điền thêm một từ hay cụm từ.

- Loại câu hỏi tự trả lời bằng một câu hoặc một số câu.

- Loại câu hỏi trả lời dài dạng tiểu luận.



- Loại câu hỏi có liên quan đến số trị.

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Dạng câu hỏi này hiện nay đang được áp

dụng rất rộng rãi trong mọi cấp học và được sử dụng hiệu quả trong quá trình dạy

học, mà cụ thể là trong kiểm tra và đánh giá khả năng hoạt động nhận thức, năng

lực trí tuệ, kỹ năng của HS. Có thể chia câu hỏi trắc nghiệm khách quan thành 7

loại chủ yếu như sau:

- Câu điền khuyết.

- Câu đúng – sai.

- Câu nhiều lựa chọn.

- Câu ghép đơi.

- Câu hỏi bằng hình vẽ.

- Câu trả lời ngắn nhất.

- Câu trắc nghiệm thái độ, hành vi.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. hực trạng dạy Sinh học 11 – THPT

Trên cơ sở trao đổi, điều tra, dự giờ GV, nghiên cứu các tài liệu đánh giá về

thực trạng giảng dạy ở trường THPT Văn Lâm – HưngYên. Tôi nhận thấy ở phổ

thông phần lớn GV dùng phương pháp diễn giải, thuyết trình hoặc giảng giải xen

kẽ vấn đáp, giải thích minh họa bằng tranh do quan niệm chỉ trang bị tiềm lực cho

HS nên GV thường hướng vào việc trang bị kiến thức lý luận chưa chú ý đúng mức

đến khâu rèn luyện khả năng vận dụng cho HS, mối quan hệ giữa kiến thức lý

thuyết và khả năng vận dụng không được đặt ra trong giờ dạy lý thuyết. Do vậy

năng lực độc lập nghiên cứu và sáng tạo trong học tập của HS không được phát huy

khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng sinh học trong đời

sống, áp dụng vào chăn ni trồng trọt…Vì vậy HS học tập còn mang tính thụ động

phụ thuộc máy móc vào sách vở.



Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên do GV thiếu thời gian, thiếu

giáo trình, thiếu tài liệu tham khảo, do GV chưa có kiến thức chun mơn cơ bản

đầy đủ, chưa biết ứng dụng công nghệ thông tin nhiều.

Ngồi ra còn do HS thiếu động cơ học tập đúng đắn, thiếu tự giác, chưa chủ

động tích cực trong việc học tập và rèn luyện.

Nên việc xây dựng được thực trạng về khả năng vận dụng của HS ở trường

phổ thông và xây dựng được mục tiêu, nội dung của chương trình sinh học 11 cơ

bản, khảo sát tình hình đổi mới tơi đã có phiếu học tập điều tra khả năng xây dựng

và sử dụng câu hỏi của GV và TTC của HS nhằm nâng cao khả năng vận dụng của

HS.

1.2.2. Thực trạng của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học Chương III –

Sinh học 11 – THPT của một số GV Sinh học

Để xác định được thực trạng của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy

học Sinh học chúng tôi đã điều tra kỹ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của GV

dạy học Sinh học tại một số trường THPT.

* Nội dung điều tra

- PPDH của GV.

- Kỹ năng xây dựng câu hỏi của GV.

- Kỹ năng sử dụng câu hỏi của GV.

- Những khó khăn khi xây dựng và sử dụng câu hỏi.

* Đối tượng điều tra

Điều tra một số GV ở một số trường THPT ở Hưng Yên (Trường THPT Văn

lâm, THPT Mỹ hào).

* Phương pháp điều tra

Tơi tiến hành dự giờ, tìm hiểu giáo án, trao đổi với một số GV.

* Kết quả điều tra



- PPDH mà phần lớn GV sử dụng thường xuyên là phương pháp truyết trình, một

số GV có sử dụng phương pháp trực quan, một số GV có sử dụng phương pháp vấn

đáp nhưng còn ít.

- Kỹ năng xây dựng câu hỏi của GV: Phần lớn GV chưa có kỹ năng xây dựng câu

hỏi, chỉ xây dựng câu hỏi theo một quy trình nhất định chủ yếu đặt ra một cách

ngẫu nhiên và tham khảo câu hỏi ở sách thiết kế, SGK.

- Kỹ năng sử dụng câu hỏi: Chủ yếu sử dụng câu hỏi ở khâu điều tra đánh giá, sử

dụng câu hỏi trong khâu dạy bài mới còn ít. Sử dụng câu hỏi chưa phát huy được

TTC của HS, chủ yếu liệt kê kiến thức chưa khai thác câu hỏi ở những mức độ tư

duy khác nhau, chưa định hướng sử dụng câu hỏi vào việc định hướng vấn đề học

tập, hướng dẫn HS quan sát, tổ chức cho HS tự nghiên cứu SGK.

- Khó khăn trong q trình xây dựng và sử dụng câu hỏi: Đa số GV trả lời là chưa

có lý thuyết về xây dựng và sử dụng câu hỏi nên số câu hỏi xây dựng chưa được

nhiều, câu hỏi ở mức tư duy cao còn ít, chủ yếu tập trung câu hỏi ở hai mức biết và

hiểu. Câu hỏi đơi khi còn tối nghĩa khơng rõ ràng, dễ quá hoặc khó quá.

* Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhiều GV còn ngại khó, sợ mất thời gian, ngại suy nghĩ đầu tư cho chuyên môn

của mình.

+ Nhiều GV cho rằng chỉ nên đặt câu hỏi cho HS giỏi, còn HS bình thường thì hỏi

chỉ làm mất thời gian.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức của mỗi bài học với thời gian của mỗi tiết

dạy

+ Tâm lý của HS coi Sinh học là môn phụ nên không hứng thú và lười học, lười

suy nghĩ. Mặt khác HS đã quen học thuộc nội dung mà chưa chú ý phân tích nội

dung, chứng minh bản chất nội dung.



CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG CÂU HỎI ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG III:

SINHTRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN SINH HỌC 11 – THPT

2.1. Phân tích nội dung chương III: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11

THPT (cơ bản)

Chương trình Sinh học 11 là tiếp tục chường trình sinh học 10

Chương trình Sinh học phần sinh học Chương III: Sinh trưởng và phát triển

bao gồm hai nội dung cơ bản cụ thể sau:

Phần A: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (3 tiết) bao gồm 3 bài lý

thuyết (từ bài 34 đến bài 36) giới thiệu về quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực

vật (sinh trưởng, hoocmơn, phát triển ở thực vật có hoa)

Phần B: Sinh trưởng và phát triển ở động vật (4 tiết) bao gồm 3 bài lý

thuyết (từ bài 37 tới bài 39) giới thiệu về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động

vật và 1 bài thực hành (bài 40).

* Những lưu ý về mặt nội dung của từng bài:

Phần A: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

HS khó có thể phân biệt được thế nào là sinh trưởng và phát triển từ đó học

sinh phải tìm hiểu thế nào là sinh trưởng và thế nào là phát triển.

Quan sát các hình ảnh trong SGK, chỉ rõ những mô phân sinh nào của thực

vật 1 lá mầm và 2 lá mầm có những đặc điểm chung và riêng nào? Phân biệt sinh

trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

HS cần phải nhận biết được các yếu tố bên ngồi và bên trong hay nói chung

là nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng đối với thực vật.

Bài 35: Hoocmôn thực vật

- HS phải nắm được thế nào là khái niệm của hoocmôn thực vật? Từ đó nêu đặc

điểm của hoocmơn đó.



- Thơng qua quan sát các hình ảnh trong SGK Kể tên và nêu vai trò 5 loại

hoocmơn thực vật. Nêu được mối tương quan giữa các hoocmơn kích thích và

hoocmơn ức chế.

- Nêu được các ứng dụng của hoocmôn thực vật trong nông nghiệp Từ đó có

những biện pháp hợp lý để tăng năng xuất sản lượng, chất lượng của cây ăn quả

trong nơng nghiệp.

Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa

- HS nêu được khái niệm về sự phát triển của thực vật từ đó mơ tả trong sự xen kẽ

thế hệ trong chu trình sống của thực vật.

- Phân tích và lấy được ví dụ về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

- HS trình bày được khái niệm về hoocmơn ra hoa? Nêu được vai trò của

phitơhoocmơn trong sự phát triển của thực vật từ đó có những ứng dụng cần thiết

trong sản xuất nông nghiệp.

Phần B: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

HS khó có thể trình bày đúng ý nghĩa của giai đoạn sâu non và nhộng trong

sự sinh trưởng và phát triển qua biến thái hồn tồn. Sâu ăn lá cây nên khơng cạnh

tranh về thức ăn với bướm, giai đoạn nhộng giúp động vật sống qua được điều kiện

sống khắc nghiệt.

Khó khăn đối với HS khi lấy ví dụ một lồi động vật nào đó có q trình sinh

trưởng và phát triển thuộc dạng biến thái hay khơng biến thái Từ đó HS cần phải

phân biệt sinh trưởng và phát triển qua biến thái khơng hồn tồn và hồn tồn.

Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Nhiều hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật. Các

hoocmôn ảnh hưởng mạnh nhất lên sinh trưởng và phát triển của động vật có

xương sống là hoocmơn sinh trưởng, Tiroxin, Ostrogen, Testosteron. HS phải tìm

hiểu tác dụng sinh lý của các hoocmơn đó, từ đó giải thích một số hiện tượng sinh

trưởng và phát triển ở người và động vật.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

×