1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.03 KB, 68 trang )


3

Chuyên đề tốt nghiệp

- Lắp đặt: Ăngten truyền hình, cáp và mạng thông tin; hệ thống điện

thoại trong nhà; thang máy, cầu thang, băng chuyền tự động; hệ thống điều

hoà không khí; hệ thống chống sét; thiết bị âm thanh, ánh sáng; thiết bị

camera bảo vệ, báo động; hệ thống phòng, báo, chữa cháy nổ, đường dây và

trạm biến thế đến 35 KV; ống cấp nước, thoát nước, bơm nước, các thiết bị

xây dựng

- Kinh doanh thiết bị điện, điện tử, điện máy, điện thanh, điện lạnh, tin

học, viễn thông, truyền hình

- Kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế;

- Sản xuất, buôn bán phần mềm trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và

công nghệ;

- Kinh doanh bất động sản;

- Kinh doanh lắp đặt hệ thống khí sạch, khí y tế, thiết bị thí nghiệm, thiết

bị xử lý môi trường;

Triết lý kinh doanh của công ty: Công ty lấy trách nhiệm và chất lượng

làm mục tiêu cao nhất trong hoạt động kinh doanh.

Vì vậy, từ khi thành lập công ty đã đang ngày càng phát triển về cơ sở

vật chất, khoa học công nghệ và nhân sự. Điều này đã giúp công ty ngày càng

có uy tín và có chỗ đứng trên thị trường đồng thời tạo rất nhiều thuận lợi

trong các mối quan hệ với các đối tác và bạn hàng trong và ngoài nước. Nhờ

đó công ty có thể nắm bắt được những công nghệ mới, những công nghệ tiên

tiến một cách kịp thời và hiệu quả để phục vụ tốt hơn cho các dự án của mình.

Công ty đã thực hiện thành công nhiều dự án, được chủ đầu tư, cơ quan Nhà

nước đánh gía rất cao như thiết kế thi công và lập dự toán hệ thống trình chiếu

camara, hệ thống âm thanh hội nghị và ánh sáng cho trung tâm tổ chức hội

nghị tỉnh Quảng Ninh, UBND Tỉnh Quảng Ninh; Hệ thống công nghệ thông

tin Bệnh viện Quảng Ninh; Hệ thống điều hoà không khí và thông gió trung

tâm thương mại Móng Cái; Hệ thống điện nhẹ Khu đô thị mới Mễ Trì Hạ,



Đỗ Thị Phượng



Lớp: QTKD TH45B



4

Chuyên đề tốt nghiệp

Nam Trung Yên, Mỹ Đình. Thi công hệ thống công nghệ thông tin điện nhẹ

tại trạm kiểm soát liên ngành cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, Trung tâm Lưu trữ

Hà Nội.

3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng cạnh

tranh của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng

3.1 Sản phẩm và thị trường

Sản phẩm của công ty chủ yếu là các sản phẩm xây lắp và hồ sơ thiết kế

kỹ thuật thi công. Bên cạnh đó Công ty còn kinh doanh trong lĩnh vực thương

mại như buôn bán các vật liệu, máy móc thiết bị khác nhưng chủ yếu là để hỗ

trợ cho sản phẩm xây lắp. Vì vậy các sản phẩm của công ty có những đặc

điểm sau :

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công được đặt theo yêu cầu của Chủ đầu tư

thông qua hồ sơ mời thầu hoặc yêu cầu cần đạt được khi đưa vào sử dụng.

Sản phẩm xây lắp được đưa vào thi công theo yêu cầu của hồ sơ mời

thầu của chủ đầu tư mà cơ sở là bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán

được lập trước với mục tiêu: Hoàn thành dự án trong phạm vi thời gian và giá

thành quy định; công trình phải đạt chất lượng tiêu chuẩn; đảm bảo an toàn,

tiện lợi và dễ sử dụng cho người sử dụng.

Sản phẩm xây lắp rất đa dạng có quy mô lớn, thời gian thi công khá

dài, yêu cầu về chất lượng cao.

Đối với các sản phẩm thương mại,Công ty nhập của những hãng uy tín

và trực tiếp phân phối theo yêu cầu của chủ đầu tư và khách hàng. Những sản

phẩm này phải đáp ứng được đúng mẫu mã và chất lượng mà chủ đầu tư hoặc

khách hàng yêu cầu.

Còn sản phẩm là các dự án, công trình do được cố định tại nơi xây dựng,

phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương nên máy móc, thiết bị,

nhân công... thường phải di chuyển theo công trình. Đây là tính chất đặc thù

của sản phẩm xây lắp, điều này làm phát sinh chi phí vận chuyển, chi phí

nhân công, chi phí bảo quản máy móc thiết bị



Đỗ Thị Phượng



Lớp: QTKD TH45B



5

Chuyên đề tốt nghiệp

Vì sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm xây lắp và thiết kế, hoạt

động kinh doanh thương mại nên thị trường tiêu thụ của công ty rất rộng. Vì

vậy, để có thể nắm bắt được thị trường Công ty cần chú trọng đến vấn đề

marketing để có thể ký kết được những hợp đồng lớn.

Trong thời gian qua công ty đã tạo được hình ảnh và uy tín lớn đối với

khách hàng thông qua những công trình, dự án có giá trị lớn, chất lượng cao như

khu đô thị mới Mỹ Đình, Mễ Trì Hạ, Nam Trung Yên... ( Hà Nội ); bệnh viện các

tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh, khu công nghiệp Nam Định, trung tâm thương mại

Móng Cái, cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Bệnh viện đa khoa Hải Dương..

Hiện nay, công ty đang theo đuổi những dự án lớn. Đặc biệt công ty

đang chú trọng đến những dự án thuộc khu chung cư mới ở Hà Nội và các dự

án ở miền Trung

3.2. Đặc điểm về quy trình thực hiện dự án

Các giai đoạn của một dự án xây lắp:

Lập báo cáo

khả thi



Thiết kế



Chuẩn bị đầu tư



Đấu thầu



Thi công



Thực hiện đầu tư



Nghiệm thu và

quyết toán



Kết thúc dự án



Đối với dự án mà công ty làm nhà thầu tư vấn thiết kế:

Lập báo cáo

khả thi



Thiết kế bước

một



Thiết kế bước

hai



Nghiệm thu và

quyết toán



Đối với dự án mà công ty là nhà thầu thi công

Mua hồ sơ

mời thầu



lập hồ sơ

đấu thàu



Đấu thầu



Thi công



Nghiệm thu và

quyết toán



Nguồn : Phòng Dự Án



Đỗ Thị Phượng



Lớp: QTKD TH45B



6

Chuyên đề tốt nghiệp

Để tham gia vào một dự án Công ty phải thực hiện các bước: Ban đầu

phải lập một báo cáo khả thi với các nội dung: Những mục tiêu cần đạt được

của dự án, danh mục nhu cầu đối với dự án, mức độ quan trọng, phạm vi của

nó; các tiêu chuẩn về sức khoẻ, an toàn môi trường và các tiêu chuẩn khác

được dùng. Bản dự toán chi phí của các giai đoạn với những chú thích rõ ràng

về tính rủi ro và độ tin cậy; Báo cáo thuyết minh các kế hoạch, bản tóm tắt

thiết kế, nội dung cơ bản của điều khoản hợp đồng thi công và bàn giao công

trình khi hoàn thành….

Với các dự án mà Công ty là nhà thầu tư vấn thiết kế thì phòng thiết kế

của công ty tiến hành khảo sát mặt bằng, lập hồ sơ thiết kế bước một (đưa ra

các phương án thiết kế hợp lý và lập khái toán). Khi khách hàng (chủ đầu tư)

đã chấp thuận một phương án nào đó thì phòng thiết kế mới tiến hành thiết kế

bước hai: Hoàn thiện bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và lập dự toán chi tiết

để làm căn cứ tính toán được giá báo thầu xây dựng công trình.

Với các dự án mà Công ty là nhà thầu thi công thì: Phòng dự án của

công ty thu thập thông tin mời thầu, mua hồ sơ mời thầu. Trên cơ sở bản vẽ

kỹ thuật thi công của hồ sơ mời thầu, phòng thiết kế tiến hành kiểm tra, bóc

tách lại khối lượng công việc sẽ phải thực hiện. Dựa vào kết quả đó, phòng dự

án tiến hành lập hồ sơ dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Nếu

trúng thầu, phòng kỹ thuật thi công sẽ lập phương án thi công, lên danh mục

vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cần thiết trong thi công và kế hoạch

sử dụng. Cuối cùng là giai đoạn nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công

trình. Kết thúc giai đoạn này công trình sẽ được đưa vào hoạt động.

3.3 Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và nguồn cung ứng

Do loại hình kinh doanh của Công ty rất rộng nên các loại nguyên vật

liệu, máy móc thiết bị cũng như nguồn cung ứng là khá đa dạng và phức tạp.

Trong các văn phòng: máy móc thiết bị được trang bị đầy đủ . Tất cả



Đỗ Thị Phượng



Lớp: QTKD TH45B



7

Chuyên đề tốt nghiệp

các cán bộ, nhân viên làm việc trên máy tính và các máy được nối mạng LAN

để truyền đạt thông tin giữa các phòng ban được dễ dàng, mỗi phòng ban đều

có một máy in laze khổ A4, riêng phòng thiết kế có thêm 1 máy in khổ A3 và

1 máy in khổ A2. Công ty có 2 máy photo dùng chung cho các phòng gồm 1

máy A3 và 1 máy A2. Các công cụ, dụng cụ văn phòng được đáp ứng đầy đủ

theo số lượng yêu cầu của các phòng ban và theo định kỳ, được cung cấp bởi

phòng hành chính- nhân sự.

Trong công trường, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho

công trình được cung cấp đầy đủ theo số lượng, chủng loại và tiến độ thi

công. Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị được tập trung tại các kho của Công

ty. Với những công trình lớn, Công ty có các kho dự trữ riêng để phục vụ thi

công tại chỗ vì vậy giảm thiểu được chi phí vận chuyển nhưng lại gặp khó

khăn trong công tác bảo quản, quản lý..

Vật tư,nguyên vật liệu, máy móc thiêt bị thi công chủ yếu là dây điện

các loại, ống nhựa PVC, cáp điện thoại, truyền hình, thang máy, máy điều

hoà, máy phát điện, máy tính, hệ thống âm thanh, camera, các thiết bị trong

lĩnh vực y tế và môi trường....Một số dụng cụ thi công chính như : Búa, Cưa,

Dây hàn, Kìm bấm, Mỏ lết, Càlê, Mặt nạ hàn, Khoan, …

3.4 Tình hình tài chính

Mặc dù là công ty cổ phần nhưng khả năng tài chính của công ty vẫn

còn hạn chế, chủ yếu được cấp từ các nguồn sau:

- Một là: Vốn góp của các cổ đông

- Hai là: Vốn vay từ các ngân hàng

- Ba là: Vốn tự bổ sung từ lợi nhuận hàng năm của công ty

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi thì

ngoài phần vốn góp của các cổ đông, công ty vẫn phải vay của các ngân

hàng. Do đó mà chi phí sử dụng vốn chiếm đáng kể nên ảnh hưởng tới lợi



Đỗ Thị Phượng



Lớp: QTKD TH45B



8

Chuyên đề tốt nghiệp

nhuận hàng năm của công ty. Sau đây là báo cáo tài chính với các số liệu cụ

thể của công ty :

Bảng 1 : Báo cáo tài chính của công ty năm 2006 ( ĐVT : Triệu đồng )

Các chỉ tiêu

Số đầu năm

A. Tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn

3628

Tài sản cố định, đầu tư dài hạn

6396

B. Tổng cộng tài sản

10024

Nguồn vốn

A. Nợ phải trả

1700

B. Nguồn vốn chủ sở hữu

8324

Tổng cộng nguồn vốn

10024

Nguồn : Phòng kế toán



Số cuối năm

5742

10527,5

16269,5

3819,5

12450

16269,5



Công ty luôn làm tốt công tác quản lý tài chính từ cơ quan đến các đơn

vị cơ sở, thực hiện nghiêm khắc các chế độ báo cáo tài chính, quyết toán tài

chính. Chú trọng xử lý công nợ tồn đọng, tăng cường kiểm tra giám sát, hạn

chế tới mức thấp nhất công nợ ở người mua và không để xảy ra hiện tượng rủi

ro khó đòi. Chủ động tạo ra các nguồn vốn kinh doanh cho Công ty.

3.5 Tình hình sử dụng lao động

Nhìn chung lao động của công ty trong những năm qua không có sự

biến động nhiều, thể hiện qua bảng cơ cấu lao động của công ty như sau :

Bảng 2 : Cơ cấu lao động của công ty



LĐ gián tiếp

LĐ trực tiếp

Tổng



2004

32

23,36%

105

76,64%

137

100%



2005

35

22,6%

120

77,4%

155

100%



2006

40

160

200



20%

80%

100%



Nguồn : Phòng Hành Chính Nhân Sự

Hàng năm công ty đều có một lực lượng lớn lao động thường xuyên và

mùa vụ nhưng chủ yếu là hai loại:



Đỗ Thị Phượng



Lớp: QTKD TH45B



9

Chuyên đề tốt nghiệp

Lao động gián tiếp: Là những người làm việc trong văn phòng, được đào tạo

theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong mỗi phòng ban. Công ty luôn chú

trọng đến việc hạn chế số lượng và nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động

này. Năm 2004 lực lượng lao động gián tiếp chiếm 23,26% tổng số lao động

nhưng đến năm 2005 thì tỷ lệ này đã giảm xuống còn 22,6% và đến năm 2006

giảm xuống còn 20% điều này chứng tỏ bộ máy quản lý ngày càng được tinh

giảm và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Trong đó có khoảng trên 80% lao

động đã tốt nghiệp cao học, đại học và cao đẳng nên có kiến thức và năng lực

rất vững vàng. Tuy nhiên cũng có một vấn đề cần đặt ra đó là đội ngũ cán bộ

công nhân viên trẻ thì rất nhiệt tình và sáng tạo nhưng vẫn còn hạn chế về

kinh nghiệm, luật pháp nên ảnh hưởng đến khả năng tham gia và thực hiện

các hợp đồng và dự án phức tạp.

Lao động trực tiếp: Là những người thuộc ban chỉ huy công trường, các

cán bộ, công nhân kỹ thuật, công nhân bậc cao được đào tạo tại các trường kỹ

thuật đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của công ty. Ngoài ra, công ty còn có

chính sách thuê mướn lao động tại địa phương theo hợp đồng hoặc theo công

trình. Số lượng lao động trực tiếp năm 2004 chiếm 76,64% tổng số lao động

nhưng những năm sau thì tỷ lệ này tăng dần để đáp ứng yêu cầu của công

trình. Trong số lực lượng lao động trực tiếp thì tỷ lệ tốt nghiệp đại học kỹ

thuật chiếm khoảng 30%, còn lại là các công nhân kỹ thuật đã được đào tạo.

Bảng 3 : Chất lượng lao động năm 2006

Trình độ

Số lượng

Tổng



2005

2006

Cao

Đại

CĐ, Công Cao

Đại

CĐ,

học

học

TC

nhân

học

học

TC

2

62

35

56

3

77

50

155

200

Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự



Công

nhân

70



3.6 Cơ cấu tổ chức quản lý

Bộ máy quản lý của công ty bao gồm giám đốc, các phó giám đốc và

các phòng banđược tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng, ta có sơ đồ:



Đỗ Thị Phượng



Lớp: QTKD TH45B



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

×