1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

Sơ đồ 3: Cơ cấu phòng Marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.03 KB, 68 trang )


59

Chuyên đề tốt nghiệp

phương án này, công ty cũng có thể đưa ra mức giá thấp hơn bằng cách giảm

TL xuống nhỏ hơn 5%.

* Phương án 2: Nếu các đối thủ cạnh tranh mạnh và cường độ cạnh

tranh cao, Công ty đưa ra giá thấp bằng cách cắt bỏ hoặc giảm bớt chi phí

quản lý công trình chỉ cần đủ chi phí với mục tiêu tạo công ăn việc làm. Công

ty đưa ra mức giá dự thầu.

Giá bỏ thầu < Zxl + C + VAT

* Phương pháp 3: Phương án lựa chọn giá bỏ thầu này đưa ra trong

trường hợp Công ty muốn thắng thầu bằng mọi giá.

Giá bỏ thầu < Zxl + VAT

Đây là phương án rất mạo hiểm, chỉ được tiến hành trong trường hợp

Công ty gặp khó khăn gay gắt về công ăn việc làm, năng lực máy móc thiết bị

để không khai thác được

Từ công thức Zxl = VL + NC + M + C

VL : Chi phí vật nguyên vật liệu

NC : Chi phí nhân công

M : Chi phí máy thi công

C : chi phí chung

Ta thấy, việc đưa ra giá bỏ thầu cạnh tranh không chỉ phụ thuộc vào

phương pháp lập giá, chiến lược bỏ giá cơ bản còn phụ thuộc rất nhiều vào chi

phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí chung. Vấn

đề đặt ra là phải làm thế nào để có thể tối thiểu được các chi phí đó.

- Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu

+ Trong công tác thu mua nguyên vật liệu, đảm bảo chi phí thu mua là

nhỏ nhất nhưng giá cả, điều kiện thanh toán phải phù hợp và đảm bảo chất

lượng nguyên vật liệu.

+ Áp dụng biện pháp tránh lãng phí nguyên vật liệu (thêm)



Đỗ Thị Phượng



Lớp: QTKD TH45B



60

Chuyên đề tốt nghiệp

- Hạ thấp chi phí nhân công bằng cách nâng cao năng suất lao động, sử

dụng lao động hợp lý, đúng nghề nghiệp chuyên môn được đào tạo. Bố trí thợ

lành nghề kèm cặp giúp đỡ thợ trẻ. Thực hiện khoán công việc đến cấp tổ

hoặc cá nhân, đồng thời Công ty phải có những biện pháp khuyến khích vật

chất như thưởng, cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn lao động.

- Hạ thấp chi phí máy thi công bằng cách nâng cao năng suất máy móc

thiết bị. Giảm được chi phí khi sử dụng là phụ thuộc ở đội ngũ thợ điều khiển,

bảo dưỡng và cán bộ quản lý của công ty

- Biện pháp giảm chi phí chung: tiếp tục nghiên cứu cải tiến bộ máy

quản lý gọn nhẹ, hiệu quả lao động cao, tiết kiệm chi phí công cụ dụng cụ.

2.5.2 Tăng cường liên danh trong đấu thầu

Vốn là một điểm yếu của Công ty nhưng lại là yếu tố rất quan trọng

trong việc đánh giá xem công ty nào dành được thâu. Vì vậy đây là giải pháp

mang tính thiết thực nhất đối với Công ty. Liên danh với các công ty khác

tham gia đấu thầu sẽ tạo sức mạnh hợp lực để chiến thắng các đối thủ cùng dự

thầu. Liên danh trong đấu thầu giúp mỗi bên sử dụng hiệu quả hơn thế mạnh

của mình. Thực tế Công ty đã thực hiện liên danh trong đấu thầu và đã đem

lại hiệu quả tốt đẹp. Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục đẩy mạnh xu hướng

này để khai thác tính hiệu quả của nó.

Các công việc cần thực hiện để liên danh trong đấu thầu là:

- Thực hiện mở rộng quan hệ với các đơn vị trong và ngoài ngành.

- Xây dựng và thực hiện chiến lược liên minh nhằm chống rủi ro. Thực

hiện chiến lược liên minh là một giải pháp tạo ra sức mạnh và khả năng mới

cho Công ty, đồng thời hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công

ty. Sự liên minh này có thể là liên minh hợp đồng hoặc liên kết trong tổ chức

các công ty liên danh. Để xây dựng và thực hiện chiến lược liên minh, Công



Đỗ Thị Phượng



Lớp: QTKD TH45B



61

Chuyên đề tốt nghiệp

ty cần tiến hành các bước công việc sau:

+ Xác định mục tiêu liên minh

+ Cân nhắc giữa được và mất khi tham gia liên minh

+ Lựa chọn đối tác phù hợp để liên minh, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên

+ Hai bên làm việc với nhau để thỏa thuận những điều kiện cần thiết

+ Lập kế hoạch cho các công việc cụ thể, thời gian cụ thể của liên minh

+ Thực hiện các kế hoạch đề ra.

2.5.3 Nâng cao uy tín của công ty đối với các chủ đầu tư, tạo mối quan hệ tốt

với các chủ đầu tư, các ngân hàng, các nhà cung cấp, các cơ quan

chính quyền Nhà nước, địa phương.

Đối với hoạt động đầu tư thì uy tín của nhà thầu là nhân tố quan trọng

nhất. Đây là nhân tố tạo sự tín nhiệm đối với các chủ đầu tư và cũng là nhân

tố có vai trò “ quảng cáo không lời “ cho nhà thầu trên thị trường. Uy tín của

công ty chính là sức mạnh vô hình trong cạnh tranh.

Uy tín của Công ty thể hiện ở chất lượng công trình, khả năng đảm bảo

tiến độ hợp đồng, khả năng thực hiện thi công các công trình khác nhau và sự

nghiêm túc thực hiện hợp đồng. Sự nghiêm túc của Công ty trong thực hiện

hợp đồng kinh tế, hợp đồng xây dựng và xây lắp thể hiện chữ “tín” trong kinh

doanh. Công ty luôn lấy trách nhiệm và chất lượng làm mục tiêu cao nhất

trong hoạt động kinh doanh của mình. Có nhiều công trình Công ty ký kết

với mức lợi nhuận thấp nhưng bù lại việc thực hiện các hợp đồng này sẽ đem

lại danh tiếng cho công ty.

Các nhà cung cấp nguyên vật liệu, vật tư xây dựng phục vụ thi công

kịp thời, thường xuyên đúng tiến độ nếu giữa công ty và nhà cung cấp có mối

quan hệ làm ăn lâu dài hơn, thân thiện và tin cậy lẫn nhau.



Đỗ Thị Phượng



Lớp: QTKD TH45B



62

Chuyên đề tốt nghiệp

Bên cạnh việc nâng cao uy tín đối với các chủ đầu tư,Công ty còn cần

tạo mối quan hệ tốt với các ngân hàng, các cơ quan tài chính và các cơ quan

Nhà nước các cấp, các cơ quan chức năng thuộc Chính phủ và Bộ có vai trò

quan trọng trong phê duyệt đấu thầu. Đây là những đơn vị có ảnh hưởng trực

tiếp tới ngành nói chung và với Công ty nói riêng.

3. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng

Hiện nay, trong hoạt động ngành Xây dựng vẫn còn tồn tại nhiều hiện

tượng tiêu cực như: Tiêu cực trong công tác đấu thầu, tiêu cực trong công tác

Xây dựng các công trình… Những hiện tượng tiêu cực xuất hiện trong ngành

vừa qua đều có dấu hiệu của sự lợi dụng kẽ hở của luật pháp để lách luật, thực

hiện sai các chủ trương của Nhà nước.

Để ngành Xây dựng thực sự là ngành tạo ra môi trường cạnh tranh lành

mạnh, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiêm ngặt quản lý các hoạt động

của chủ đầu tư trong tất cả các hoạt động như huy động vốn, năng lực thiết kế

và tổ chức các đấu thầu…Bên cạnh đó, Nhà nước phải có trách nhiệm kết hợp

với các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền những văn bản Quy phạm

pháp luật mới để các đối tượng có thêm những hiểu biết và tiếp thu đầy đủ

các quy định.

Để khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong ngành, Nhà nước cần

quy định và phải có sự giám sát chặt chẽ đối với các hoạt động của chủ đầu tư

trong mọi mặt hoạt động.

Ngoài ra đê đảm bảo sự công bằng và kích thích sự phát triển của tất cả

các doanh nghiệp Xây dựng , Nhà nước nên có những quy định cụ thể hơn về

tjừi gian và đối tượng tham gia dự thầu nhằm đảm bảo sự cạnh tranh cao của

cuộc đấu thầu và tránh hiện tượng các nhà thầu dàn xếp thầu với nhau.



Đỗ Thị Phượng



Lớp: QTKD TH45B



63

Chuyên đề tốt nghiệp

Giá là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới khả năng thắng đầu

của các đơn vị tham gia đấu thầu. Nhưng các quy định của Nhà nước hiện

nay về lập giá dự thầu còn nhièu vấn đề chưa thoả đáng. Mặc dù, Nhà nước

có quy định khá chi tiết về phương pháp căn cứ lập giá. Nhưng sự quy định

khá chi tiết này đã can thiệp quá sâu đến hoạt đọng của doanh nghiệp.

Nhiều loại chi phí vẫn bị Nhà nước bắt tính theo quy định chung, như thế

sẽ không phù hợp với những biến động thị trường. Để các doanh nghiệp có

thể phát huy khả năng của mình thì Nhà nước chỉ nên quy định một số mức

giá sàn của một số yếu tố cần thiết, còn doanh nghiệp chủ động tính toán

theo tình trạng riêng của mình.



Đỗ Thị Phượng



Lớp: QTKD TH45B



64

Chuyên đề tốt nghiệp



KẾT LUẬN

Là một Công ty mới thành lập và hoạt động chưa được bao lâu, Công ty

Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng đã nỗ lực hết mình và đã dành

được những kết quả nhất định, khẳng định được vị thế của mình trên thị

trường công nghệ xây dựng. Trong thời gian thực tập tại Công ty 3 tháng, tôi

đã được các cô chú, anh chị nhân viên trong Công ty chỉ dạy rất nhiều điều

thiết thực và bổ ích. Tôi đã hiểu rõ hơn về công tác đấu thầu: về quy trình của

hoạt động đấu thầu, về các hoạt động liên quan đến việc đấu thầu; về tầm

quan trọng của công tác tài chính, nguồn nhân lực, công tác marketing,... Chỉ

có thể làm tốt được các công tác này Công ty mới có thể nâng cao được khả

năng cạnh tranh, phát triển và đứng vững trên thị trường. Như vậy, phần nào

mục đích của nhà trường khi cho sinh viên đi thực tập tại các doanh nghiệp đã

được thực hiện. Tuy nhiên, do thời gian thực tập không nhiều, với vốn kiến

thức còn hạn chế thì những nội dung trình bày trong phần chuyên đề không

tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự đóng

góp ý kiến của các thầy cô giáo và các cô chú, anh chị trong Công ty để

chuyên đề của tôi thêm đầy đủ và chính xác hơn

Để hoàn thành được chuyên đề thực tập của mình, tôi xin cảm ơn rất

nhiều sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ThS. Nguyễn Việt Hưng cùng

toàn thể cán bộ công nhân viên phòng Dự án nói riêng và Công ty Cổ phần

Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng nói chung đã tận tình hướng dẫn và

giúp đỡ tôi.



Đỗ Thị Phượng



Lớp: QTKD TH45B



65

Chuyên đề tốt nghiệp



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. GS. TS Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền – Giáo trình

Quản trị kinh doanh

2. GS. TS Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền – Giáo trình

Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp

3. PGS. TS. Trần Minh Hạo – Giáo trình Marketing căn bản

4. Bùi Mạnh Hùng – Kinh tế xây dựng trong cơ chế thị trường, NXB

Xây Dựng năm 2003

5. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của

Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 8

6. Nguyễn Xuân Hải - Quản lý dự án nhìn từ góc độ nhà nước, nhà đầu

tư, nhà tư vấn, nhà thầu – NXB Xây Dựng 2003

7. Tạp chí Công báo số 31+32 ( 16/02/2006 )

8. Tạp chí Xây dựng số 446 ( 4/2005 )

9. Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ

phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng

10.Một số luận văn các khoá tại thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân

11.Một số tài liệu khác



Đỗ Thị Phượng



Lớp: QTKD TH45B



66

Chuyên đề tốt nghiệp



MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1

CHƯƠNG I .....................................................................................................2

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG2

I. Tổng quan về Công ty..................................................................................2

1. Thông tin chung.....................................................................................2

2. Quá trình hình thành và phát triển.........................................................2

3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng

cạnh tranh của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng.......4

3.1 Sản phẩm và thị trường...................................................................4

3.2. Đặc điểm về quy trình thực hiện dự án .............................................5

3.3 Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và nguồn cung ứng...................6

3.4 Tình hình tài chính..........................................................................7

Bảng 1 : Báo cáo tài chính của công ty năm 2006 ( ĐVT : Triệu đồng ) ...8

3.5 Tình hình sử dụng lao động ............................................................8

Bảng 2 : Cơ cấu lao động của công ty...........................................................8

Bảng 3 : Chất lượng lao động năm 2006.......................................................9

3.6 Cơ cấu tổ chức quản lý ...................................................................9

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty.............................................10

II. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế

Công nghệ Xây dựng.....................................................................................14

1. Về sản phẩm và thị trường..................................................................14

Bảng 4 : Một số công trình mà công ty đã, đang tham gia thực hiện......14

2. Về doanh thu và lợi nhuận...................................................................17

Bảng 5: Bảng doanh thu và lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2004 - 2005

.........................................................................................................................17

Bảng 6: Bảng hiệu quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004 - 2006...17



Đỗ Thị Phượng



Lớp: QTKD TH45B



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

×