Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.03 KB, 68 trang )
27
Chuyên đề tốt nghiệp
mới ở Hà Nội và các dự án lớn ở miền Trung và trong tương lai công ty sẽ mở
rộng thị trường ra toàn quốc.
1.4.2 Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Mỗi doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường đều
có các đối thủ cạnh tranh, cả trực tiếp và tiềm ẩn, ngành xây dựng cũng vậy.
Trong bối cảnh nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng đang rất cao nên số doanh
nghiệp tham gia vào hoạt động xây lắp là rất lớn. Các đối thủ cạnh tranh với
công ty CDTC là những đối thủ rất mạnh trong hoạt động đấu thầu, xây lắp
như Công ty cổ phần công nghệ quốc gia, công ty cổ phần thương mại 3C,
công ty VTC,…Các công ty này thường có quy mô và năng lực không chênh
lệch nhau nhiều nên không có ưu thế tuyệt đối trong cạnh tranh. Chính vì vậy,
sự cạnh tranh trong toàn ngành diễn ra rất quyết liệt, đòi hỏi công ty phải biết
tận dụng tốt các lợi thế của mình. Việc có nhiều đối thủ cạnh tranh có tác
động tích cực ở chỗ : nó khiến Công ty phải luông cố gắng tự hoàn thiện mình
về mọi mặt như tài chính như sự đảm bảo về chất lượng công trình, đảm bảo
và nâng cao uy tín trên thị trường xây dựng cũng như đối với khách hàng.
Nhưng việc có nhiều các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh
trực tiếp sẽ khiến cho cường độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay, gắt
khốc liệt hơn, khả năng thắng thầu của Công ty khi tham gia đấu thầu các dự
án, công trình khó hơn.
Hiện nay, để tăng khả năng cạnh tranh của mình trước sự cạnh tranh
mạnh mẽ của các đối thủ, giải pháp hiệu quả mà công ty đã, đang và sẽ thực
hiện trong tương lai đó là liên danh trong đấu thầu. Ưu điểm của liên danh là
một mặt năng lực của công ty tăng lên về tài chính, nhân sự, máy móc trang
thiết bị,…, mặt khác với sự phối hợp trong liên danh, công việc sẽ được thực
hiện có hiệu quả hơn nhờ vào sự phân công dựa trên thế mạnh của từng bên,
các bên sẽ bù đắp những điểm yếu của bên kia và như vậy sẽ nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình.
1.4.3 Các đối thủ tiềm ẩn
Các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp mới xuất hiện hoặc sẽ xuất
hiện trên khu vực thị trường mà công ty đang và sẽ hoạt động. Nó ảnh hưởng
Đỗ Thị Phượng
Lớp: QTKD TH45B
28
Chuyên đề tốt nghiệp
trực tiếp tới khả năng thắng thầu của công ty. Hiện nay, Nhà nước ta có nhiều
Nghị định, chính sách quy định mới nên các doanh nghiệp được thành lập và
hoạt động dễ dàng hơn. Vì vậy, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp được
thành lập và ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực xây lắp
xây dựng là một điều tất yếu khi mà ngành xây dựng đang ngày càng phát
triển như hiện nay. Vấn đề đặt ra là Công ty CDTC nói riêng và các công ty
xây dựng nói chung cần phải làm gì để hạn chế sự gia nhập đó. Một giải pháp
có hiệu quả mà công ty đang thực hiện là thực hiện liên doanh trong đấu thầu
nhằm tăng hiệu quả của quy mô nhờ đó làm tăng khả năng tài chính, nhân lực,
máy móc trang thiết bị,…Hơn nữa,qua đó tạo ra sự liên kết giữa các công ty
tạo ra rào cản thâm nhập thị trường. Bên cạnh đó, Công ty cũng luôn giữ tốt
mối quan hệ với nhà cung ứng, đảm bảo niềm tin, độ tin cậy với các khách
hàng và chủ đầu tư.
1.4.4 Sức ép từ phía các nhà cung cấp
Cũng như các khách hàng, các nhà cung cấp đóng vai trò rất quan trọng
tạo ra vị thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Trong hoạt động xây lắp thì tốc
độ cung ứng nguyên vật liệu, máy móc là rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến tốc độ thi công và thời gian hoàn thành dự án. Công ty CDTC vốn làm ăn
sòng phẳng nên rất được các nhà cung cấp nguyên vật liệu tin tưởng đồng thời
có được những điều khoản thuận lợi trong hợp đồng mua bán nguyên vật liệu.
Đặc biệt là những điều khoản về thanh toán hang tháng. Đó là yếu tố thuận lợi
để công ty thực hiện thi công công trình theo đúng tiến độ và thời gian mà
không vấp phải những khó khăn do thiếu vốn gây nên. Tuy nhiên Công ty vẫn
chưa có các hoạt động liên doanh liên kết với các nhà cung cấp để thắt chặt
hơn quan hệ và chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu nên rất dễ bị phụ
thuộc vào giá cả, chất lượng, thời gian,…theo thị trường. Bên cạnh đó, do nền
kinh tế vẫn còn khó khăn hoặc do bản thân nhà cung cấp gặp khó khăn sẽ dẫn
Đỗ Thị Phượng
Lớp: QTKD TH45B
29
Chuyên đề tốt nghiệp
đến tình trạng không thể đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu cho công ty một
cách ổn định. Hoặc do thị trường nguyên vật liệu không ổn định sẽ dẫn đến
các nhà cung cấp liên kết với nhau để gây sức ép giá cả đối với Công ty. Hiện
nay Công ty có quan hệ làm ăn lâu dài với những nhà cung cấp nguyên vật
liệu lớn, có uy tín trên thị trường. Sau đây là danh sách một số nhà cung ứng
chính của doanh nghiệp :
Bảng 10: Danh sách một số nhà cung ứng chính của Công ty
STT
VẬT TƯ THIẾT BỊ
NHÀ CUNG CẤP
CANON; COMPAQ; DIGITAL; HP;
1
Thiết bị tin học
2
Thiết bị mạng truyền hình
3
Thiết bị mạng điện thoại nội bộ PANASONIC; SIEMENS; …
4
Thiết bị bảo vệ
DIGITAL; PANASONIC; PHILIPS;…
5
6
7
8
Thiết bị y tế
Máy phát điện dự phòng
Dây cáp mạng
Thang máy
ENVIRO TECHNOLOGY; OLYPUS
HONDA; FJ; WILLSON;…
EIGHT; KOREA; USA;…
HUYNDAI; ELEX; MITSHUBISHI;...
9
Điều hoà
CARIER ( MỸ ); MITSHUBISHI;…
10
11
Máy nóng lạnh
Bồn vệ sinh
IBM; SIMENS.
COMSTAR; EIGHT; HUMAX; PACE;
PALASONIC; SAMSUNG;…
VINACERA; SIMEN; ELEX;…
Nguồn: Phòng kế toán
1.5 Đánh giá tác động của các nhân tố môi trường kinh doanh
Từ các phân tích ở trên, có thể thấy được những ảnh hưởng rất lớn của
môi trường kinh doanh đã tác động đến khả năng cạnh tranh cũng như hoạt
động của Công ty. Để có thể hiểu rõ hơn những tác động đó, ta có bảng Ma
trận đánh giá tác động của các nhân tố môi trường cạnh tranh sau:
Bảng 11: Ma trận đánh giá tác động của các nhân tố môi trường kinh doanh
Các yếu tố môi
trường
Đỗ Thị Phượng
Mức độ quan
trọng đối với
Mức độ quan Tính chất tác
trọng đối với
động
Điểm
Lớp: QTKD TH45B
30
Chuyên đề tốt nghiệp
ngành
(2)
(1)
Tốc độ tăng trưởng
3
doanh nghiệp
(3)
2
+
kinh tế
Tỷ giá hối đoái
Tỷ lệ lạm phát
Chính sách kinh tế
2
2
2
2
2
2
+
+
+
+4
+4
+4
của nhà nước
Cơ chế đấu thầu
Khoa học công nghệ
Nhu cầu xây dựng
Khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
2
2
3
3
2
3
2
3
3
3
+
+
-
-6
hiện tại
Đối thủ tiềm ẩn
Nhà cung cấp
2
2
1
2
+
Nguồn: Phòng Dự án
Cột (5)=(2)*(3) mang dấu của (4)
Cột (2) và (3) cho điểm: 3: rất quan trọng
2: quan trọng
1: ít quan trọng
Cột (4)
+: Thuận lợi ( cơ hội )
-: Khó khăn ( nguy cơ )
-2
+4
(4)
(5)
+6
+9
+9
-6
2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết bị Xây dựng
2.1 Đánh giá về sản phẩm và chất lượng các công trình
Ngày nay trên thị trường công nghệ xây dựng cạnh tranh diễn ra ngày
càng gay gắt, không chỉ cạnh tranh về chủng loại,giá cả sản phẩm mà cạnh
tranh về chất lượng, hình thức sản phẩm, thời gian tiến độ hoàn thành công
trình,…Môi trường cạnh tranh ngày càng phức tạp một mặt khiến cho Công
ty phải luôn cố gắng tự hoàn thiện mình về mọi mặt, như: tài chính, nhân sự,
sự đảm bảo về chất lượng công trình, đảm bảo nâng cao uy tín trên thị trường
xây dựng cũng như đối với khách hàng. Mặt khác, việc có nhiều đối thủ cạnh
tranh sẽ khiến cho cường độ cạnh tranh đối với Công ty ngày càng gay gắt,
Đỗ Thị Phượng
Lớp: QTKD TH45B