Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.03 KB, 68 trang )
36
Chuyên đề tốt nghiệp
Chỉ số này phản ánh tổng hợp tình hình sử dụng vốn. Nó được hiểu là
một đồng vốn tạo ra mấy đồng doanh thu trong một kỳ kinh doanh. Chỉ số
này ở công ty trong 3 năm gần đây là 0,968 – 1,583. Chỉ số này là thấp.
Chỉ
số
này tại công ty trong 3 năm là 0,049 – 0,053 đạt mức bình thường.
Trong 3 năm gần
đây, chỉ số này tại công ty là 0,047 – 0,085 đạt mức bình thường.
Đây là chỉ tiêu mà công ty quan tâm nhất vì nó là mục đích mà công ty
theo đuổi, chỉ số này của công ty đạt mức 0,056 – 0,11. Chỉ số này đạt mức
bình thường.
2.4 Nguyên vật liệu và máy móc công nghệ
Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị là một trong các yếu tố không thể
thiếu trong xây lắp, xây dựng các công trình, nó quyết định đến chất lượng
công trình và tiến độ thi công công trình. Hàng năm, Công ty đều có chính
sách cung ứng, đầu tư và sửa chữa máy móc thiết bị nhằm phục vụ cho công
trình thi công đúng thời gian và chất lượng. Công ty luôn chú ý mua sắm,
Đỗ Thị Phượng
Lớp: QTKD TH45B
37
Chuyên đề tốt nghiệp
nâng cấp, bổ sung nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để theo kịp trình độ
chung của thị trường để hoạt động của mình có hiệu quả. Công ty đang sử
dụng phương pháp khấu hao theo tuyến tính để tính khấu hao các tài sản cố
định, sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
Hiện nay, do Công ty mới thành lập chưa lâu nên máy móc, trang thiết
bị của Công ty còn thiếu thốn, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được một cách tốt
nhất nhu cầu sử dụng. Do tài chính còn hạn chế nên Công ty vẫn chưa có
chính sách mua sắm, dự trữ hàng hoá nguyên vật liệu với số lượng nhiều nên
thường bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả của các loại nguyên vật liệu và
máy móc đầu vào. Vấn đề quản lý máy móc, nguyên vật liệu tại công trường
vẫn còn kém nên thường xảy ra tình trạng mất công cụ, dụng cụ thi công mà
không tìm ra nguyên nhân.
2.5 Quản lý chất lượng công trình và tiến độ thi công công trình.
Một doanh nghiệp nói chung muốn tồn tại và phát triển bền vững trên
thị trường thì doanh nghiệp đó phải hoàn thiện được công tác quản lý chất
lượng. Đối với các công ty xây dựng cũng vậy. Chất lượng công trình và tiến
độ thi công công trình là lời quảng cáo hữu hiệu nhất về hình ảnh, uy tín của
công ty, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Hơn
nữa, nâng cao chất lượng công trình còn là một biện pháp hiệu quả để giảm
chi phí sửa chữa, bảo dưỡng công trình.
Hoạt động quản lý chất lượng công trình mà Công ty CDTC đã và đang
tiến hành thực hiện là:
1- Lập và quản lý hệ thống quản lý chất lượng các công trình phù hợp
với yêu cầu của chủ đầu tư, khách hàng. Quy định rõ trách nhiệm của từng cá
nhân, bộ phận thi công trong việc quản lý chất lượng.
2- Cung cấp đầy đủ và đảm bảo về vật tư, thiết bị đúng chủng loại,
đúng nguồn gốc. Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, vật tư, cấu kiện,
Đỗ Thị Phượng
Lớp: QTKD TH45B
38
Chuyên đề tốt nghiệp
thiết bị công trình trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình theo tiêu
chuẩn và yêu cầu thiết kế của chủ đầu tư.
3- Thành lập bộ máy ban chỉ huy công trường đáp ứng yêu cầu quy
định về điều kiện năng lực.
4- Tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình thi công và tiến độ thi công.
Tiến hành tháo dỡ công trình nếu thấy cần thiết.
5- Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng, nhật ký an toàn cho công trình
xây dựng theo quy định.
6- Thực hiện và kiểm tra về ATLĐ, VSMT bên trong và bên ngoài
công trình.
7- Lập và báo cáo chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ thực
hiện công trình,…
8- Tập hợp tài liệu làm căn cứ nghiệm thu và lập phiếu yêu cầu nghiệm thu
9- Có trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng công trình theo đúng quy định
quản lý chất lượng công trình.
Nhìn chung Công ty đã làm khá tốt công tác quản lý chất lượng công trình
xây dựng và được nhiều chủ đầu tư đánh giá cao. Tuy nhiên, do Công ty thành
lập chưa lâu nên trong công tác quản lý ở công trường vẫn còn nhiều bất cập,
như tình trạng mất nguyên vật liệu, thiết bị không rõ nguyên nhân; máy móc
công nghệ chưa thật sự đồng bộ làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
2.6 Khả năng cạnh tranh của Công ty trong đấu thầu.
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên
mời thầu để thực hiện gói thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng,
minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Sơ đồ 2: Quy trình đấu thầu
Quy trình đấu thầu bao gồm các bước :
Tìm kiếm thông
tin về công trình
Đỗ Thị Phượng
Thương thảo, kí
kết hợp đồng
Sơ tuyển
(nếu có)
Chuẩn bị và lập
hồ sơ dự thầu
Lớp: QTKD TH45B
Nộp hồ sơ dự thầu và
tham gia mở thầu
39
Chuyên đề tốt nghiệp
Do đặc điểm của ngành xây dựng nên đấu thầu có vai trò rất qua trọng.
Trong những năm qua Công ty đã dành được nhiều hợp đồng nhưng phần lớn
vẫn là những hợp đồng có giá trị vừa và nhỏ. Để thắng được thầu, Công ty đã
thực hiện chiến lược “giá” trong đấu thầu. Giá dự thầu là yếu tố quyết định
thắng thầu hay trượt thầu sau khi vượt qua điểm kỹ thuật mà nhà thầu đưa ra.
Công ty CDTC thường đưa ra giá dự thầu dựa vào kinh nghiệm và dựa vào
các mối quan hệ để có thể giảm các loại chi phí một cách tối đa. Gía là yếu tố
vô cùng quan trọng để thắng thầu nên Công ty luôn cố gắng đưa ra giá thấp
nhất có thể. Muốn vậy, Công ty phải khai thác các nguồn nguyên vật liệu,
máy móc trang thiết bị để mua với giá rẻ nhất, phát huy tối đa những lợi thế
sẵn có của mình để tính giá thành công trình ở mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo
những yêu cầu kỹ thuật của công trình, giảm tối đa các chi phí trong thi công.
Bên cạnh đó, Công ty còn thực hiện chính sách liên danh trong đấu thầu, giúp
mỗi bên sử dụng có hiệu quả hơn các lợi thế của mình. Và trên thực tế chính
sách này đã đem lại hiệu quả rất cao.
Tuy nhiên, những công trình mà Công ty thắng thầu có giá trị chưa cao,
vẫn có những công trình bị trượt thầu một cách đáng tiếc khi mà khả năng của
Công ty có thể hoàn toàn đáp ứng tốt các yêu cầu của chủ đầu tư đưa ra.
Nhiều công trình là cơ hội rất tốt cho Công ty nhưng Công ty đã để trượt thầu
vì không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra,…Lý giải cho
Đỗ Thị Phượng
Lớp: QTKD TH45B
40
Chuyên đề tốt nghiệp
những vấn đề này là do: Công ty vẫn chưa có một đội ngũ chuyên trách về thị
trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Do Công ty vẫn còn thiếu đội ngũ
cán bộ có trình độ cao, có kinh nghiệm trong hoạt động đấu thầu. Do Công ty
vẫn chưa hề áp dụng một hệ thống quản lý nào cho các bước trong công tác
đấu thầu. Hiện nay, khi khối lượng thông tin ngày càng nhiều thì việc không
có hệ thống quản lý sẽ làm cho hoạt động dễ bị rối loạn, chồng chéo, không
ăn khớp và không có hiệu quả.
2.7 Ma trận IFE đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đều có điểm mạnh,
điểm yếu khác nhau, vấn đề quan trọng là làm thế nào tìm ra được điểm
mạnh, điểm yếu để có thể phát huy được điểm mạnh và khắc phục được điểm
yếu. Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng cũng không phải
là ngoại lệ. Ta có ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Công ty như sau:
Bảng 14: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Các yếu tố bên trong
(1)
Vốn
Lao động
Năng lực máy móc thiết
bị
Chính sách marketing
Năng lực lập dự toán
Giá đấu thầu
Chất lượng các công
trình
Cung ứng nguyên vật
liệu
Đa dạng sản phẩm
Đỗ Thị Phượng
Mức độ quan
trọng đối với
ngành
(2)
3
2
Mức độ quan
Tính
trọng đối với chất tác Điểm
doanh nghiệp
động
(3)
(4)
(5)
2
-6
3
+
+6
2
3
+
+6
2
2
2
1
3
3
+
+
-2
+6
+6
3
3
+
+9
2
2
+
+4
1
1
+
+2
Lớp: QTKD TH45B
41
Chuyên đề tốt nghiệp
Quan hệ với chủ đầu tư
Cơ cấu tổ chức
Uy tín và vị thế của
Công ty
Tốc độ quay vòng vốn
2
2
1
2
+
+
+2
+4
2
2
+
+4
3
2
-6
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty
Điểm yếu quan trọng của Công ty CDTC là vốn và hoạt động
marketing, trong khi điểm mạnh của Công ty là chất lượng các công trình.
Các năng lực khác của Công ty như lao động, năng lực máy móc thiết bị,
năng lực lập dự toán, giá thầu, uy tín và vị thế của Công ty là ở mức khá
mạnh ở trong ngành. Vị thế hiện nay của Công ty trên mặt bằng ngành là chưa
tốt, rất cần có những hành động thay đổi để nâng cao vị thế của mình. Vấn đề
về vốn, marketing, lao động là các vấn đề đáng lưu tâm cải thiện.
3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn
Thiết kế Công nghệ Xây dựng.
Để có một cái nhìn chung, tổng quát về cơ cấu, hoạt động của Công ty
cũng như khả năng cạnh tranh của Công ty, ta có bảng sau:
Đỗ Thị Phượng
Lớp: QTKD TH45B