1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

Đánh giá năng lực của tổ chức là xem xét sự phù hợp của tổ chức quản lý dự án với nhiệm vụ của dự án. Với mô hình tổ chức đó có đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho việc quản lý dự án thành công hay không.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.7 KB, 96 trang )


21



- Quản lý phạm vi dự án: Quá trình này đòi hỏi người quản lý phải có trình độ kỹ

thuật cụ thể trong 1 phạm vi của dự án, có khả năng lập tiến độ chi tiết cho từng hạng

mục, có kỹ năng thực hiện dự án, điều phối dự án và phối hợp với các bộ phận khác.

- Quản lý thời gian dự án: Quá trình quản lý dự án đòi hỏi phải hoàn thành

đúng tiến độ của dự án và các kỹ năng bao gồm xác định các hoạt động, xác định

trình tự các hoạt động, ước tính thời gian thực hiện từng hoạt động, phát triển kế

hoạch tiến độ và kiểm soát tiến độ.

- Quản lý nguồn nhân lực: Quá trình quản lý dự án đòi hỏi phải sử dụng có

hiệu quả nguồn nhân lực của dự án và những kỹ năng chính ở đây bao gồm kế

hoạch hoá tổ chức, tuyển mộ nhân sự và phát triển nhóm, tạo động lực cho người

lao động, sử dụng hợp lý đúng người đúng việc.

- Năng lực quản lý chi phí: Năng lực này giúp cho việc thực hiện dự án đạt

tiến độ, chất lượng trong giới hạn chi phí nhất định.

- Quản lý thông tin dự án: Đây là một nội dung quan trọng trong việc đảm bảo

các bên liên quan có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Quá trình quản lý dự án đòi hỏi

thông tin chính xác, kịp thời. Ở nội dung này cần các kỹ năng kế hoạch hoá truyền

thông, phân phối thông tin, báo cáo kết quả thực hiện và quản trị thông tin, tất cả

đều phải được thực hiện một cách liên tục.

- Năng lực quản lý tác động môi trường – xã hội: Các dự án đều phải đối mặt

với các vấn đề về môi trường, đặc biệt là các dự án nhiệt điện. Do đó, việc quản lý

các vấn đề tác động môi trường luôn được quan tâm, tránh các vấn đề phát sinh làm

cản trở việc thực hiện dự án

- Năng lực quản lý chất lượng: Đây là công việc đặc biệt quan trọng của mỗi

dự án, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của mỗi dự án. Kỹ năng này nhằm

đảm bảo các hạng mục công việc được tiến hành đúng chất lượng đã được đề ra.

Trong các dự án Nhiệt điện thì công việc đảm bảo chất lượng các hạng mục và toàn

nhà máy là một công việc hết sức phức tạp, nó đòi hỏi các cán bộ nhân viên phải có

chuyên môn sâu về kỹ thuật và ngoại ngữ để có thể giám sát , đánh giá chất lượng

thực hiện công việc của nhà thầu.



22



- Năng lực làm việc nhóm: Làm việc theo nhóm (Team work) là các cá nhân

cùng làm việc với nhau để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt hơn là khi họ làm việc

riêng rẽ.

- Quản lý đấu thầu dự án: Quá trình quản lý dự án đòi hỏi phải mua sắm hàng

hoá và dịch vụ do đó việc quản lý dự án luôn đi kèm công tác đấu thầu. Đây là công

việc rất quan trọng, nó giúp ban quản lý có được các đối tác tốt nhất cho quá trình

thực hiện dự án của mình. Các kỹ năng bao gồm kế hoạch hoá đấu thầu, lập và phát

hành hồ sơ mời thầu, thực hiện đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, quản trị hợp đồng.

Tuỳ theo vị trí công tác cụ thể mà các cá nhân tham gia quản lý dự án được

yêu cầu phải có các loại năng lực khác nhau. Ngoài những tiêu chí cụ thể nêu trên

còn có yếu tố tác động rất lớn tới việc thể hiện được năng lực của từng cá nhân đó

là sự say mê nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

1.4.3. Năng lực về cơ sở vật chất của ban quản lý dự án

Trong quản lý dự án, năng lực về cơ sở vật chất của Ban quản lý dự án có

đóng góp một phần quan trọng vào sự thành công của dự án. Trong mục này chúng

ta đánh giá về sự đáp ứng về trụ sở làm việc, các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho

công việc, điều kiện ăn ở của cán bộ khi làm việc tại công trường, các hoạt động thể

thao giải trí để phục hồi sức khoẻ…

1.4.4. Năng lực về kiểm soát dự án

Là đánh giá năng lực trong việc thực kiểm soát quá trình thu thập thông tin về

tiến độ, chi phí và các kết quả (các yêu cầu về kỹ thuật) từ đó so sánh với kế hoạch

đã đặt ra và thực hiện việc sửa đổi, hiệu chỉnh để đạt kế hoạch đã đặt ra.

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý dự án của Ban quản lý dự án

1.5.1. Cơ chế quản lý dự án đầu tư

Cơ chế quản lý dự án đầu tư là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ

quan quản lý nhà nước xây dựng để các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tuân thủ

theo trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Trong các dự án nhiệt điện sử

dụng vốn ODA, ngoài các thông tư, nghị định về quản lý dự án của Nhà nước còn

có các cơ chế quản lý DAĐT là các quy định của nhà tài trợ, quy định của nhà nước



23



về các dự án ODA...Quản lý phù hợp giúp cho các tổ chức kinh tế thực hiện đúng

quy định pháp luật, là điều kiện thuận lợi hỗ trợ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của

mình.

Với các dự án sử dụng vốn ODA luôn có các quy định ràng buộc từ nhà tài

trợ, các quy định về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu trong công tác mua sắm, xây lắp...

hoặc các quy định để tạo điều kiện cho các công ty thuộc quốc gia cấp vốn ODA

được tham gia các dự án này... Các điều kiện ràng buộc này đã làm ảnh hưởng đến

việc ra quyết định trong quản lý dự án như bị hạn chế trong việc tuyển chọn nhà

thầu...Thậm chí các quy định, hướng dẫn của nhà tài trợ đôi khi chưa phù hợp với

điều kiện thực tế, pháp luật tại Việt Nam nên nhiều khi gây lúng túng và tốn nhiều

thời gian trong việc điều hoà các bất cập.

1.5.2. Thông tin và sự phối hợp giữa các bên liên quan trong dự án

Trong các dự án lớn luôn có sự phối hợp giữa các ban ngành từ trung ương tới

địa phương, từ đơn vị chủ quản đến ban thực hiện dự án. Sự phối hợp giữa các bên

liên quan là một nhân tố vô cùng quan trọng tác động đến năng lực quản lý dự án

của ban quản lý dự án.

Trong các dự án nhiệt điện các bên liên quan thường là: Chính quyền địa

phương (từ chính quyền xã đến chính quyền tỉnh), EVN, Bộ Tài chính, Bộ Công

thương, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Quốc phòng…,trong đó mối quan hệ chính

là mối quan hệ giữa ban quản lý dự án, EVN và Bộ Công thương. Ngoài ra, có thể

có mối quan hệ với cơ quan tài trợ vốn nếu dự án đó được xây dựng bằng vốn ODA.

Muốn dự án đạt được kết quả như mong muốn thì sự phối hợp giữa các bên

phải thật sự hoàn hảo,để không gây ra các gián đoạn không cấn thiết. Muốn được

như vậy thì việc thông tin phải đầy đủ và kịp thời.

1.5.3. Quy định của nhà tài trợ (nếu dự án được thực hiện bằng vốn ODA)

Trong các dự án được triển khai xây dựng bằng nguồn vốn vay ODA thì luôn

có các quy định ràng buộc từ nhà tài trợ, những quy định này có ảnh hưởng lớn đến

việc thực hiện dự án của các Ban quản lý dự án. Các quy định này cũng khác nhau

tùy thuộc vào từng nhà tài trợ và tưng hợp đồng vay vốn cụ thể. Ví dụ như khi vay



24



vốn từ WB thì các ban quản lý dự án phải luôn tuân theo các hướng dẫn của WB từ

việc lập hồ sơ mời thầu, xét lựa chọn nhà thầu…Đối với các dự án vay vốn của

JICA thì luôn kèm theo các điều khoản ưu đãi cho các nhà thầu của Nhật Bản, điều

này làm cho việc đấu thầu kém tính cạnh tranh, làm cho giá xây dựng gói thầu đôi

khi bị đội lên cao hơn so với thực tế.

Việc dự án được xây dựng bằng nguồn vốn vay ODA giúp cho doanh nghiệp

giảm bớt gánh nặng về chi phí do đây là nguồn vốn vay có lãi suất thấp, đồng thời

tiếp thu được các kinh nghiệm quản lý tiên tiến, khoa học…Tuy nhiên, các quy định

của nhà tài trợ nhiều khi chưa thật hợp lý với điều kiện tại Việt Nam gây lúng túng

cho các cá nhân tham gia quản lý dự án. Các quy định ràng buộc về nhà thầu gây ra

sự hạn chế về các đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu thầu nên việc đấu thầu giảm tính

cạnh tranh, điều này có tác động rõ nét đến các dự án nhiệt điện vì các nhà thầu đủ

năng lực làm tổng thầu EPC không nhiều, nay lại vướng thêm quy định ràng buộc

của nhà tài trợ thì số lượng các nhà thầu đủ điều kiện đấu thầu gói thầu EPC càng

hạn chế, điều này có tác động to lớn tới giá gói thầu.

1.5.4. Thiết kế dự án

Để đạt được mục tiêu, hiệu quả cho dự án thì công tác thiết kế có vai trò cực

kỳ quan trọng, việc này đòi hỏi đơn vị thiết kế phải chuyên nghiệp và có nhiều kinh

nghiệm.

Đối với các dự án nhiệt điện thì thường được xây dựng bằng các hợp đồng

EPC, các nhà thầu sẽ đảm nhiệm hoàn toàn công việc thiết kế, chế tạo, cung cấp, lắp

đặt và chuyển giao cho chủ đầu tư. Họ là những người chuyên nghiệp và có kinh

nghiệm thiết kế các dự án tương tự. Do đó, công tác thiết kế có chất lượng khá tốt.

Bên cạnh đó các Ban quản lý dự án luôn thuê các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm

trong lĩnh vực nhiệt điện, bố trí các chuyên viên với chuyên môn phù hợp để giám

sát trong quá trình thiết kế và thi công sau này nên chất lượng của công tác thiết kế

khá tốt, đảm bảo được yêu cầu của dự án. Tuy nhiên, do sự phức tạp và tính riêng lẻ

của từng dự án nên công tác thiết kế vẫn luôn phải quan tâm đặc biệt, vì đây là công

việc làm nền tảng cho toàn bộ dự án, công việc thiết kế chính xác, đúng tiến độ góp



25



phần đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thành dự án đúng tiến độ và chất lượng

sau này.

Một vấn đề quan trọng khác đó là việc lập tiến độ dự án: Khi lập tiến độ dự

án cần phải dự báo được các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian triển khai dự án, tiên

lượng các thời gian bị ảnh hưởng để đưa vào dự án. Các dự án hầu hết bị chậm tiến

độ là do khi lập tiến độ dự án người lập không tiên lượng được các yếu tố ánh

hưởng đến dự án do đó công tác thi công thực tế không thể đảm bảo tiến độ.



26



CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NHIỆT ĐIỆN NGHI SƠN 1

2.1. Giới thiệu tổng quan về Ban quản lý dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý dự án Nhiệt điện

Nghi Sơn 1

Ban QLDA Nhiệt điện Nghi Sơn 1 là một Ban quản lý dự án trực thuộc Tập

đoàn điện lực Việt Nam, thay mặt Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) quản lý các

dự án do EVN là chủ đầu tư theo quy định tại điều 36 nghị định 16/2005/NĐ-CP

ngày 07/02/2005, Khoản 12 điều 1 Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của

chính phủ và các quy định của EVN, bao gồm các dự án:

 Dự án nhiệt điện Nghi Sơn 1

 Các dự án khác do tập đoàn giao

 Chuẩn bị sản xuất cho các dự án được EVN giao nhiệm vụ

 Quản lý quy hoạch trung tâm điện lực Vũng Áng 3,4. Quảng Trạch

 Thực hiện tư vấn quản lý dự án; tư vấn giám sát thi công; tư vấn thẩm tra dự

toán và tổng dự toán; tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá thầu các công trình

nhiệt điện và các công trình lưới điện đồng bộ.

Dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1 là một dự án có vai trò quan trọng trong việc

đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Việc xây dựng Nhà máy điện Nghi Sơn 1 là

cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn điện theo qui hoạch. Nhà máy cần

được đưa vào vận hành năm 2013-2014 theo yêu cầu phụ tải điện. Các vai trò của

nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn như sau:

Đối với hệ thống điện Quốc gia việc xây dựng Nhà máy điện Nghi Sơn sẽ

giảm tổn thất truyền tải cho hệ thống và tăng tính an toàn cung cấp điện.

Dự án Nhà máy điện Nghi Sơn sẽ đóng góp vào việc giảm tỷ trọng nguồn thủy



27



điện trong hệ thống nhằm giảm rủi ro thiếu hụt điện năng vào các năm hạn hán.

Trong khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Trị rất cần thiết xây dựng các nhà

máy điện nhằm bảo đảm cung cấp điện ổn định với tổn thất truyền tải thấp.

Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn với công nghệ hiện đại và hiệu suất cao sẽ đóng

góp vào việc giảm giá thành sản suất và bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, Nhà máy điện Nghi Sơn sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển

vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ là một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của khu vực

Bắc Trung Bộ.

Giới thiệu chung về dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1:

- Tên dự án : Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1

- Chủ đầu tư: Tập đoàn điện lực Việt Nam

- Tổ chức tư vấn lập dự án : Cty tư vấn xây dựng điện 3 (PECC3)

- Tư vấn lựa chọn nhà thầu và giám sát EPC : Jpower &Colenco

- Công suất và địa điểm xây dựng: là nhà máy nhiệt điện đốt than với công

suất lắp đặt là 600MW ( 2 tổ máy mỗi tổ 300MW), nằm trong quy hoạch tổng thể

TTĐL Nghi Sơn 1800MW. Địa điểm thuộc lưu vực sông Yên hoà, xã Hải Thượng

và Hải Hà, Huyện Tĩnh Gia – Thanh Hoá.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 dự kiến sẽ đưa vào vận hành tổ máy 1 vào

quý IV năm 2013, tổ máy 2 vào quý I năm 2014.

- Nguồn vốn: 85% vốn vay JBIC (nay là JICA) 15% vốn đối ứng của Tập

đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

- Hiệp định vay vốn: số VN XIV-1 ngày 30/03/2007.

- Giá trị vốn vay: 20.943.000.000 Yên Nhật.

- Phạm vi công việc: (Theo hình thức hợp đồng EPC).

Thiết kế, cung cấp, xây dựng, lắp đặt, đưa vào vận hành và thử nghiệm hai tổ

máy 2x300MW.

- Phương thức đấu thầu: Đấu thầu rộng rãi quốc tế 1 giai đoạn, 1 túi hồ sơ,

có sơ tuyển. (Tham chiếu Quyết định số 2729/QĐ-BCN ngày 07/08/2007 của Bộ



28



Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án 2 và

tham chiếu dự thảo Invitation for Bids trang III mục 10.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1

- Là đại diện của chủ đầu tư, trực tiếp quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây

dựng Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1.

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về tổ chức bộ máy, nhân lực, cơ sở vật chất

và hệ thống quản lý để tiếp nhận bàn giao Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 theo

đúng tiến độ được duyệt.

- Quản lý, vận hành Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ban quản lý dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1

- Trưởng Ban Quản lý dự án có trách nhiệm lãnh đạo các đơn vị, trực tiếp chỉ

đạo các phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Kinh tế - Kế hoạch, phòng Tài chính Kế toán, phòng Vật tư - thiết bị và phòng Kỹ thuật.

- Phó Trưởng ban quản lý dự án: là người giúp việc cho Trưởng Ban Quản lý

dự án, được Trưởng Ban quản lý dự án giao quản lý điều hành một số lĩnh vực,

công việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Quản lý dự án, trước pháp

luật về các lĩnh vực công tác được Trưởng Ban Quản lý dự án phân công. Nhiệm vụ

và chức năng của các phòng:

*Phòng Tổ chức Hành chính

a. Chức năng:

Phòng Tổ chức Hành chính là phòng tham mưu cho Trưởng ban các lĩnh vực

công tác: Tổ chức cán bộ và đào tạo, lao dộng tiền lương, thi đua tuyên truyền,

thanh tra, bảo vệ, pháp chế và công tác hành chính trong Ban QLDA Nhiệt điện 2.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn:

* Công tác tổ chức cán bộ:

- Tổ chức bộ máy quản lý của Ban; tổ chức các hội đồng để thực hiện các

nhiệm vụ của Ban được giao theo thẩm quyền.

- Tổ chức tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động và bố trí lao động vào vị trí

chức danh.



29



- Quy hoạch, đào tạo, đánh giá, bổ nhịêm, luân chuyển cán bộ,quản lý hồ sơ

nhân sự.

- Thường trực hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Ban.

- Thực hiện chế độ báo cáo công tác cán bộ theo quy định của Tập đoàn Điện

lực Việt Nam.

*Công tác quản lý lao động tiền lương:

- Xây dựng và trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kế hoạch lao động

tiền lương.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế trả tiền lương, tiền thưởng và quỹ

phúc lợi và thực hiện các chế độ cho người lao động ( bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế v.v..) và thực hiện các chế độ báo cáo về lao động tiền lương định kỳ và đột xuất

cho Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).

- Tổ chức thi nâng bậc, nâng ngạch cho CBCNV hàng năm.

- Chủ trì thực hiện việc quyết toán quỹ lương hàng năm với EVN.

* Công tác thi đua tuyên truyền:

- Xây dựng phương án phát động thi đua, tuyên truyền.

- Tổ chức phát động thi đua và tổng kết thi đua theo mục tiêu hàng năm.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí và các địa phương trong

công tác tuyên truyền về dự án.

- Chủ trì phối hợp với các phòng liên quan để tổ chức các buổi lễ trong quá

trình thực hiện dự án.

* Công tác thanh tra, bảo vệ, pháp chế:

- Xây dựng kế hoạch/ phương án thanh tra, kiểm tra định kỳ về thực hiện nội

quy, quy chế của Ban, EVN và pháp luật của Nhà nước.

- Đầu mối tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Tổ chức các cuộc thanh tra/ kiểm tra theo kế hoạch, hoặc đột xuất do Trưởng

ban giao.



30



- Hướng dẫn thể thức văn bản cho các phòng trực thuộc.

- Tổ chức công tác bảo vệ an ninh chính trị, an ninh trật tự, phòng chống cháy

nổ, phòng chống lụt bão tại trụ sở và các văn phòng trực thuộc.

* Công tác hành chính:

- Xây dựng dự toán chi phí hoạt động hằng năm của Ban trình EVN duyệt.

- Thực hiện mua sắm, thiết bị văn phòng và các văn phòng phẩm phục vụ hoạt

động của Ban, Tham gia công tác đấu thầu các gói thầu mua sắm tài sản, htiết bị

văn phòng.

- Quản lý, điều động sử dụng tài sản, trang thiết bị của Ban.

- Tổ chức phục vụ đời sống và sinh hoạt tại các văn phòng trực thuộc.

- Tổ chức thực hiện các chế độ bảo hộ lao động cho CBCNV.

- Tổ chức việc tiếp khách, khánh tiết theo quy chế của Ban.

- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp sinh hoạt theo nội quy và quy chế của Ban.

- Phiên dịch, biên dịch tài liệu phục vụ chung của Ban.

- Được quyền thừa lệnh Trưởng ban ký một số văn bản của Ban ( Giấy giới

thiệu, giấy đi đường, lệnh điều xe, thông báo và một số văn bản hành chính).

- Lập và trình phương án đào tạo nhân lực vận hành nhà máy.

- Tổ chức đào tạo nhân lực cho nhà máy sau khi phương án đào tạo được

duyệt.

- Lập và trình EVN phương án tổ chức bộ máy khi đi vào vận hành (Kể cả

hình thành công ty cổ phần).

- Tổ chức quản lý văn thư lưu trữ chung cho Ban, quản trị mạng máy tính.

* Các vị trí chức danh của phòng TCHC: Phòng TCHC có các vị trí chức

danh sau đây:

- Trưởng phòng TCHC

- Phó trưởng phòng TCHC

- Chuyên viên lao động tiền lương



31



- Chuyên viên thanh tra pháp chế

- Chuyên viên thi đua, tuyên truyền

- Chuyên viên hành chính, lễ tân

- Chuyên viên phiên dịch

- Chuyên viên tin học, quản trị mạng

- Văn thư

- Lưu trữ

- Nhân viên phục vụ điện nước

- Thường trực bảo vệ

- Lái xe

- Tạp vụ.

*Phòng Kinh tế - Kế hoạch (P2)

a. Chức năng: Phòng KTKH là phòng tham mưu cho Trưởng ban các lĩnh

vực công tác: Kế hoạch, tổng hợp báo cáo thống kê, công tác đấu thầu, hợp đồng

kinh tế và quản lý tiến độ dự án từ khâu quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu

tư, đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

b. Nhiệm vụ quyền hạn:

- Xây dựng và trình duyệt kế hoạch như: kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án,

kế hoạch thực hiện đầu tư, kế hoạch tiến độ xây lắp công trình, kế hoạch tiến độ dự

án hằng năm, kế hoạch sử dụng vốn đầu tư xây dựng hàng năm, kế hoạch vật tư

thiết bị dự án và chuẩn bị sản xuất, kế hoạch tự giám sát, đánh giá đầu tư dự án.

- Chủ trì xây dựng kế hoạch đấu thầu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chủ trì công tác đấu thầu như: Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, trình

duyệt kết quả đấu thầu, thương thảo hợp đồng với nhà thầu, dự thảo và hoàn thiện

hợp đồng và quản lý hợp đồng.

- Tổng hợp và lập báo cáo định kỳ và đột xuất theo qui định của EVN (báo cáo

thực hiện vốn đầu tư, các báo cáo thực hiện kế hoạch tiến độ tháng, quý, năm).



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

×