Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.93 KB, 66 trang )
Chuyên đề tốt nghiệp
Đối với doanh nghiệp,tiền lương là một phần chi phí sản xuất kinh doanh
của doang nghiệp vì thế tiền lương luân được tính toán và quản lý một cách chặt
chẽ.
Đối với Đảng và Nhà nước,tiền lương phải được sử dụng như một động lực
thúc đẩy cá nhân lao động hăng say làm việc,không được mang tính chất dàn đều
bình dân .Muấn xác định đúng mức tiền lương cần căn cứ vào số lượng và chất
lượng sản phẩm lao động của mỗi cá nhân lao động hay tập thể lao động .
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Công nhân trong nhà máy,lao động trí óc
và chân tay đều có lương bổng .Lương bổng theo sức lao động của mình,tùy theo
mức lao động,chất lượng sản xuất .Làm tốt, làm nhiều được hưởng nhiều,làm xấu
làm ít được hưởng ít,có khi phải bồi thường lại cho Nhà nước .Chính phủ không
phát lương cho người ngồi ăn không .”
1.2Tiền lương danh nghĩa :
Tiền lương danh nghĩa được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động .Số tiền này trả phụ thuộc vào năng suất của người lao động
và hiệu quả làm việc của người lao động,cũng như phụ thuộc vào trình độ và
kinh nghiệm làm việc,thâm liên trong nghề của người lao động
1.3. Tiền lương thực tế:
Tiền lương được hiểu là số lượng các loại hàng hóa tiêu dùng và các dịch
vụ cần thiết mà người lao động được hưởng lương có thể mua bằng tiền lương
danh nghĩa của họ .
Như vậy tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc số lượng tiền lương danh
nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả các loại hàng hóa và dịch vụ cần thiết người
lao động muấn mua .Nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm đi và ngược lại
Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được biểu hiện qua
công thức sau :
Itltt =
I tltt
Ip
Trong đó :
Itltt :Chỉ số tiền lương thực tế
Itldn :Chỉ số tiền lương danh nghĩa
Phạm Văn Chuyên
3
Lớp: Kinh tế lao động 45
Chuyên đề tốt nghiệp
Ip
:Chỉ số giá cả
Như vậy,ta có thể thấy rõ là nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm
đi .Điều này có thể xảy ra ngay cả khi tiền lương danh nghĩa tăng lên (do có
những thay đổi,điều chỉnh trong chính sách tiền lương ).Đây là một quan hệ rất
phức tạp do sự thay đổi của tiền lương danh nghĩa,của giá cả và phụ thuộc vào
những yếu tố khác nhau .Trong xã hội,tiền lương thực tế là mục đích trực tiếp
của người lao động hưởng lương .Đó cũng là đối tượng quản lý trực tiếp trong
các chính sách về thu nhập,tiền lương và đời sống .Do vậy mà chính phủ luân
phải đề ra các chính sách tránh tình trạng cho lạn phát cao như : khống chế giá cả
tiêu dùng của các mặt hàng thiết yếu,trợ cấp,trợ giá …và một công cụ không kém
phần quan trọng là khống chế mức lương tối thiểu .
2.
Vai trò,chức năng và nhiệm vụ của tiền lương:
2.1 Vai trò của tiền lương :
Hiện nay ở các doanh nghiệp cả người lao động và đội ngũ quản lý không
sống chủ yếu bằng tiền lương mà bằng các nguần thu khác .Nhiều nơi tiền
thưởng lớn hơn tiền lương .Đây là điều rất phi lý .Các doanh nghiệp phải đảm
bảo cho người lao động sống bằng tiền lương mà không cần thu thập từ các
nguần thu khác .Với ý nghĩa đó tiền lương phải đảm bảo được các mặt sau :
Về kinh tế:Tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát
triển kinh tế gia đình .Người lao động dùng một phần tiền lương trang trải một
phần chi phí trong gia đình phần còn lại dùng để tích lũy .
Về chính trị -xã hội :Tiền lương không chỉ ảnh hưởng đến tâm tư của
người lao động đối với doanh nghiệp mà còn đối với xã hội .Tiền lương cao sẽ
ảnh hưởng tích cực .Ngược lại nếu tiền lương thấp người lao động sẽ không thiết
tha với doanh nghiệp chán nản trong công việc,làm cho năng suất lao động giảm
xuống không phát huy khả năng lao động của mình .Nhiều nơi người lao động do
bất mãn với tiền lương mà doanh nghiệp trả đã tổ chức đình công .Điều này có
ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thậm chí sẽ ảnh
hưởng đến sự ổn định nền chính trị của một vùng của một quốc gia.Cho nên có
thể khảng định rằng tiền lương là một nhân tố quan trọng nhất .
Phạm Văn Chuyên
4
Lớp: Kinh tế lao động 45
Chuyên đề tốt nghiệp
2.2 Chức năng của tiền lương :
2.2.1 Thước đo giá trị sức lao động
Tiền lương thể hiện giá trị của sức lao động,thông qua việc làm người lao
động được trả công .Cũng như các quan hệ mua bán khác,sức lao động là một thứ
hàng hóa đặc biệt được đem ra bán trên thị trường sức lao động .Nhưng trước
tiên nó phải là sức lao động có ích,đem lại lợi ích cho cả người bán (người lao
động)và người mua (người sử dụng lao động).Gía trị của sức lao động được
phản ánh thông qua chất lượng của công việc thực hiện .Công việc nào có giá trị
càng lớn thì mức lương càng cao.
2.2.2 Tái sản xuất sức lao động
Trong quá trình lao động,người lao động phải bỏ ra một năng lượng nhất
định để hoàn thiện công việc của mình .Cái mà người lao động mong muấn đó là
ổn định phát triển cuộc sống của họ và gia đình họ .Vì vậy,tiền lương không
những có chức năng đảm bảo những tư liệu sinh hoạt để bù đắp lại những hao phí
trong quá trình lao động mà còn tạo điều kiện giúp cho họ tích lũy hơn nữa trí lực
và thể lực nhằm tái sản xuất sức lao động.
2.2.3 Tạo động lực cho người lao động :
Tiền lương được coi là một đòn bẩy kích thích tạo động lực cho người lao
động .Để thực hiện chức năng này tiền lương không chỉ đảm bảo tái sản xuất sức
lao động mà còn đảm bảo được tính công bằng hợp lý .Nghĩa là người lao động
được thấy tiền lương của mình nhận được phản ánh đúng sức lao động mà mình
bỏ ra .Ngoài ra tùy vào năng lực của từng người mà có biện pháp nâng cao lương
cho người lao động,như vậy mới tạo động lực cho người lao động .Khi nào mà
tiền lương là một bộ phận chủ yếu là nguần thu cơ bản trong tổng thu nhập của
người lao động thì nó mới thực sự trở thành động lực của người lao động .
2.2.4.Kích thích và thúc đẩy phân công lao động phát triển
Nâng cao hiệu quả của người lao động là nguần gốc chủ yếu để tăng thu
nhập,tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu của người lao động .Nếu hiệu quả của
người lao động được tăng lên,năng suất lao động xã hội tăng thì mức tiền công
trả cho người lao động cũng tăng .Việc tăng năng suất lao động luân luân dẫn
Phạm Văn Chuyên
5
Lớp: Kinh tế lao động 45
Chuyên đề tốt nghiệp
đến việc phân bố lại lao động .Tăng năng suất lao động xã hội nhưng quan tâm
phát triển đồng đều giữa các nghành kinh tế trọng điểm .Nhiều nghành rất cần
cho sự phát triển lâu dài lại thiếu lao động,nhất là lao động có trình độ cao .Trong
trường hợp này tiền lương có chức năng lớn đó là đảm bảo tính công bằng hợp lý
giữa các nghành,các khu vực trong nền kinh tế quốc dân .Các ngành,các khu vực
phải dựa vào nhau cùng phát triển,như vậy mới kích thích thúc đẩy phân công lao
động xã hội phát triển .
2.2.5. Chức năng xã hội của tiền lương
Ngoài chức năng trên tiền lương còn phải làm yếu tố kích thích việc hoàn
thiện các mối quan hệ của người lao động trong một đơn vị kinh tế .Người
lao động phải được đảm bảo cuộc sống cả trong và sau quá trình làm
việc .Tiền lương là một phương tiện để hoàn thiện các mối quan hệ xã hội
và giữa người lao động với nhau .Ngoài ra, tiền lương còn đảm bảo các mối
quan hệ xã hội của người lao động đã nghỉ hưu và mất sức.
2.3. Nhiệm vụ của tiền lương
Đảm bảo cho người lao động tiền lương đủ chi phí để tái sản xuất sức lao
động .Đây cũng là yêu cầu cấp thiết của tiền lương phải nuôi sống người lao
động duy trì sức lao động của chính họ .
Bảo đảm vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương khiến người lao động phải
có trách nhiệm với công việc,tiền lương phải tạo ra niềm say mê nghề nghiệp.Khi
lĩnh lương người lao động tự thấy không được thỏa mãn mà phải không ngừng
nâng cao trình độ về mọi mặt cả về lý luận và thực tiễn chịu khó tìm tòi học hỏi
để đúc rút ra kinh nghiệm .
Bảo đảm vai trò điều phối lao động của tiền lương .Với tiền lương thỏa
đáng người lao động tự nguyện nhận mọi công việc được giao dù ở đâu làm gì
(công việc độc hại,khó khăn, nguy hiểm )hay bất kỳ khi nào (đầu giờ,giữa
giờ,cuối giờ thậm trí ngoài giờ làm việc ).
Với vai trò quản lý lao động bằng tiền lương :Doanh nghiệp sử dụng công
cụ tiền lương không chỉ với mục đích khác nữa là thông qua việc trả tiền
lương,chủ doanh nghiệp có thể kiểm tra,theo dõi,giám sát người lao động làm
Phạm Văn Chuyên
6
Lớp: Kinh tế lao động 45
Chuyên đề tốt nghiệp
việc theo ý đồ của mình,đảm bảo tiền lương chi ra mang lại hiệu quả rõ rệt .Hiệu
quả của tiền lương không chỉ được tính theo tháng, mà còn được tính theo
ngày,giờ ở doanh nghiệp,từng bộ phận và từng người .
Để phát huy tác dụng của đòn bẩy kinh tế của tiền lương,trong các doanh
nghiệp cần chú ý các vấn đề sau :
Xác định quỹ tiền lương toàn doanh nghiệp một năm
Xác định quỹ tiền lương bình quân của một cán bộ công nhân viên trong
một năm .
Đề ra những biện pháp làm tăng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân
trên cơ sở tăng khả năng tạo nguần tiền lương .
Xác định phương thức phân phối tiền lương nội bộ căn cứ vào nguyên tắc
phân phối theo lao động,đảm bảo vừa kích thích vừa kiểm tra được công việc của
họ .
II. CÁC YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC TIỀN
LƯƠNG
1. Các yêu cầu của hệ thống thù lao
* Tnh hợp pháp :Hệ thống thù lao phải tuân thủ các điều luật về lương tối
thiểu,các quy định về thời gian và điều kiện lao động …
* Tính hấp dẫn :Thể hiện ở mức lương khởi điểm .Mức lương khởi điểm
thường là một trong những yếu tố cơ bản nhất khiến người lao động quyết định
có chấp nhận việc làm ở doanh nghiệp hay không .Thông thường các doanh
nghiệp càng trả lương cao càng có khả năng thu hút được người lao động giỏi
* Tạo động lực :Thể hiện ở các mức lương sau mức lương khởi điểm .các
mức lương này phải có sự phân biệt tương ứng với yêu cầu mức độ phức tạp và
kỹ năng thực hiện cũng như mức độ đóng góp .
* Tính công bằng :Hệ thống thù lao phải giúp mọi người lao động cảm thấy
sự chênh lệch giữa các công việc khác nhau (công bằng trong nội bộ ).Ngoài ra,
hệ thống thù lao của doanh nghiệp phải tương quan với thù lao của các doanh
nghiệp khác trong cùng ngành (công bằng so với bên ngoài ).
Phạm Văn Chuyên
7
Lớp: Kinh tế lao động 45
Chuyên đề tốt nghiệp
* Tính đảm bảo :Hệ thống thù lao phải giúp người lao động cảm nhận được
thù lao hàng tháng của mình được bảo đảm ở một mức nào đó và không phụ
thuộc vào các yếu tố biến động khác.
* Tính hiệu suất :Hệ thống thù lao phải mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp
.Hay hệ thống thù lao phải tính đến một đồng lương bỏ ra thì thu lại được bao
nhiêu đồng lợi nhuận .
2.
Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương .
2.1. Tiền lương ngang nhau cho những người lao động như nhau.
Xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động,nguyên tắc này dùng
thước đo lao động để đánh giá,so sánh và thực hiện trả lương .Nguyên tắc này
đưa ra nhằm bảo đảm sự công bằng trong việc trả lương cho người lao động
.Những người có tay nghề và năng suất lao động như nhau thì phải trả lương như
nhau không phân biệt về giới tính và tuổi tác…
Thực hiện nguyên tắc này nhằm xóa bỏ đi sự vận dụng những tiêu thức bất
hợp lý để hạ thấp tiền lương của người lao động .Đấy là một nguyên tắc rất quan
trọng vì nó có sức khuyến khích rất lớn đối với người lao động.
2.2.Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền
lương
Giữa tăng tiền lương và tăng năng suất lao động có liên quan chặt chẽ với
nhau .Năng suất lao động không ngừng tăng lên,đó là một quy luật .Tiền lương
của người lao động cũng tăng lên không ngừng do tác động của nhiều yếu tố
khách quan .
Quy định tăng năng suất lao động nhanh hơn tăng tiền lương bình quân là
nguyên tắc quan trọng trong tổ chức tiền lương vì có như vậy mới tạo ra cơ sở
cho giảm giá thành hạ giá bán và tăng tích lũy .Khi xem xét việc tăng tiền lương
cần phải xem xét nhiều khía cạnh :tăng tiền lương để đảm bảo đời sống cho
người lao động nhưng phải phù hợp với tăng năng suất lao động .Nguyên tắc này
là cần thiết để nâng cao sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,nâng cao đời sống
của người lao động và phát triển nền kinh tế .
Phạm Văn Chuyên
8
Lớp: Kinh tế lao động 45
Chuyên đề tốt nghiệp
2.3. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao
động làm việc ở các vị trí khác nhau trong doanh nghiệp .
Trình độ lành nghề bình quân của người lao động,điều kiện lao động và ý
nghĩa kinh tế của mỗi nghành trong nền kinh tế quốc dân là khác nhau .Điều này
có ảnh hưởng đến tiền lương bình quân của người lao động .Đương nhiên những
nghề có tính chất đặc biệt, có điều kiện làm việc nặng nhọc độc hại,tổn hao nhiều
năng lượng hoặc có vị trí mũi nhọn trong nền kinh tế thì việc trả lương cho mỗi
người lao động trong các ngành này phải cao hơn các ngành khác .Tuy nhiên
việc trả lương cao như thế nào để tránh sự chênh lệch quá mức góp phần vào sự
phân giàu nghèo trong xã hội là điều đáng lưu ý.Tiền lương trả cao hơn sức lao
động sẽ làm giảm năng suất lao động. vì vậy khi trả lương cho người lao động
cần thực hiện đúng các nguyên tắc của tiền lương .
III. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
1.
Hình thức trả lương theo thời gian
1.1. Khái niệm
Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm
công tác quản lý,đối với công nhân sản xuất thì hình thức trả lương này chỉ áp
dụng ở những bộ phận lao động bằng máy móc hoặc những công việc không tiến
hành định mức một cách chặt chẽ,hoặc về tính chất của sản xuất nếu trả lương
theo sản phẩm sẽ không bảo đảm được chất lượng sản phẩm,không đem lại hiệu
quả thiết thực .
Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều nhược điểm hơn so với hình
thức trả lương theo sản phẩm vì nó chưa gắn thu nhập của mỗi người với kết quả
lao động mà họ đã đạt được trong thời gian làm việc .
1.2. Các chế độ trả lương theo thời gian :
1.2.1. Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản
Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản là chế độ trả lương mà tiền lương
nhận được của mỗi người do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian thực tế
làm việc nhiều hay ít quyết định .Áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao
động và đánh giá công việc chính xác.
Ltt =Lcb x T
Phạm Văn Chuyên
9
Lớp: Kinh tế lao động 45
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong đó:
Ltt:tiền lương thực tế mà người lao động nhận được
Lcb:tiền lương cấp bậc tính theo thời gian
T :thời gian thực tế đã làm việc của người lao động
* Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản có ba loại :
Lương giờ :Tính theo mức lương cấp bậc giờ và số giờ làm .
Lương ngày :Tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày thực tế trong tháng .
Lương tháng:tính theo mức lương cấp bậc tháng .
Nhược điểm :
Mang tính chất bình quân,không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm
việc,tiết kiệm nguyên vật liệu,tập trung công suất của máy móc thiết bị để tăng
năng suất lao động .
1.2.2.Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng :
Chế độ này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian đơn giản với
tiền lương,khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định.
Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng đối với công nhân phụ làm công vệc
phục vụ hay còn áp dụng với công nhân chính ở những khâu sản xuất có trình độ
cao,tự động hóa hoặc những công việc đòi hỏi tuyệt đối đảm bảo chất lượng .
LCN =L x TG + T
Trong đó:
LCN:Tiền lương của công nhân :
L:Lương trả theo thời gian đơn giản
TG:thời gian làm việc thực tế
T:thưởng
Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng không những phụ thuộc vào trình
độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn liên quan đến thành tích công
tác của người lao động thông qua chỉ tiêu thưởng .Do vậy,nó khuyến khích người
lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả công tác của mình .
2.
Hình thức trả lương theo sản phẩm
2.1. Khái niệm :
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động trực tiếp
Phạm Văn Chuyên
10
Lớp: Kinh tế lao động 45
Chuyên đề tốt nghiệp
Căn cứ vào số lượng và chất lượng của sản phẩm dịch vụ nào đó mà họ đã
hoàn thành.
Đây là hình thức trả lương được áp dụng trong các doanh nghiệp vì nó có
những ưu điểm nổi trội :
Quán triệt tốt nguyên tắc trả lương theo lao động vì tiền lương mà họ đã
nhận được phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của sản phẩm mà họ đã hoàn
thành .Điều này có tác dụng kích thích,tạo động lực cho người lao động tăng
năng suất lao động.
Khuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ tay nghề,tích
lũy kinh nghiệm,rèn luyện kỹ năng,phát huy sức lao động sáng tạo để nâng cao
khả năng làm việc .
Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của hình thức trả lương này,các doanh
nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau .
Xây dựng được mức lao động đảm bảo tính khoa học,chuẩn xác vì đây là
điều kiện rất quan trọng làm cơ sở tính toán đơn giá tiền lương .
Đảm bảo tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc,giúp cho người lao động có
thể làm việc và hoàn thành vượt mức năng suất lao động nhờ vào giảm bớt thời
gian sản xuất do phục vụ tổ chức và kỹ thuật không tốt .
Làm tốt công tác kiểm tra,nghiệm thu sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm
sản xuất ra theo đúng chất lượng đã quy định,tránh hiện tượng chạy theo số
lượng đơn thuần .Để từ đó,tiền lương được trả đúng với kết quả thực tế.
2.2. Các chế độ trả lương theo sản phẩm .
2.2.1.Chế độ trả lương theo sẩn phẩm trực tiếp cá nhân.
Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân được áp dụng rộng rãi với
người trực tiếp sản xuất,có thể kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể
và riêng biệt.
Xác định số tiền lương trả cho người lao động,ta phải tính đơn giá tiền
lương .
ĐG =LCBVC /Q hay ĐG =LCBVC x T
Trong đó:
ĐG : Đơn giá tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm
Phạm Văn Chuyên
11
Lớp: Kinh tế lao động 45
Chuyên đề tốt nghiệp
LCBVC : Lương cấp bậc công việc (tháng,ngày)
Q : Mức sản lượng của công nhân trong kỳ
T: Mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm .
Tiền lương trong kỳ mà một công nhân nhận được tính như sau;
L1 =ĐG x Q1
Trong đó :
L1 : Tiền lương thực tế mà công nhân nhận được .
Q1 : Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành .
Ưu điểm :
Dễ dàng tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ . Khuyến khích công nhân
tích cực làm việc để nâng cao năng suất lao động.
Nhược điểm :
Công nhân chú ý đến số lượng không quan tâm đến chất lượng sản
phẩm .Gây lãng phi nguyên vật liệu .
2.2.2.Chế độ trả lương sản phẩm tập thể .
Chế độ này áp dụng cho những công việc đòi hỏi nhiều người cùng tham
gia thực hiện trong đó công việc của mỗi cá nhân có liên quan đến nhau .
Cách xác định đơn giá tiền lương như sau :
Tổ hoàn thành nhiều sản phẩm trong kỳ :
ĐG =LCBVC/Q0
Tổ hoàn thành một sản phẩm trong kỳ
ĐG =LCBVC x T0
Trong đó:
ĐG: Đơn giá tiền lương sản phẩm trả cho tổ
LCBVC: Lương cấp bậc công việc của cả tổ
Q0: Mức sản phẩm của cả tổ
T0:Mức thời gian của cả tổ
Tiền lương thực tế mà tổ nhận được
L1=ĐG*Q1
Trong đó:
L1 :Tiền lương thực tế mà tổ nhận được
Phạm Văn Chuyên
12
Lớp: Kinh tế lao động 45
Chuyên đề tốt nghiệp
Q1 :Sản lượng thực tế mà tổ đã hoàn thành
Sau đó thực hiện chia lương cho từng cá nhân trong tổ .Có thể sử dụng một
trong hai phương pháp sau :
* Phương pháp dùng hệ số điều chỉnh :
Xác định hệ số điều chỉnh .
L1
HDC = L 0
Trong đó :
HDC: Là hệ số điều chỉnh
L1 :Tiền lương thực tế mà cả tổ nhận được
L0 :Tiền lương cấp bậc của tổ
Xác định tiền lương cấp bậc của từng công nhân
Li = LCBi x HDC
Trong đó:
Li :Tiền lương thực tế mà công nhân i nhận được
LCBi : Tiền lương cấp bậc của công nhân i
* Phương pháp dùng hệ số (Giờ -hệ số)
Quy đổi số giờ làm việc thực tế của từng công nhân ở từng cấp bậc khác
nhau ra giờ làm việc thực tế của công nhân bậc 1.
TQi = Ti x Hi
Trong đó:
TQi :Số giờ làm quy đổi ra bậc 1
Ti :Số giờ làm việc của công nhân i
Hi :Hệ số lương bậc 1 trong thang lương
Như vậy,tiền lương thực tế trong một giờ của công nhân bậc 1 là:
L1 =
L1
Tqd
Trong đó :
L1 :Tiền lương một giờ của công nhân bậc 1 theo lương thực tế
L1:Tiền lương thực tế của cả tổ
Phạm Văn Chuyên
13
Lớp: Kinh tế lao động 45