1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

Vai trò của nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.65 KB, 54 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

chi phí rất thấp. Không những thế, theo đánh giá của các chuyên gia đầu

ngành, chất lượng đồ uống do các cơ sở bia địa phương, tư nhân, cổ phần sản

xuất thường không ổn định, nhiều khi không đảm bảo chất lượng, hàm lượng

độc tố cao, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và uy tín của ngành Rượu – Bia Nước giải khát và sức khỏe người tiêu dùng.

Cho đến nay, trong nước có ít doanh nghiệp có thể đủ năng lực để tự đầu

tư, đổi mới máy móc, thiết bị sản xuất sản phẩm đồ uống. Các doanh nghiệp

còn lại phải đi tìm một hướng đi khác. Một số doanh nghiệp lựa chọn hình

thức liên doanh với nước ngoài để tận dụng nguồn vốn và công nghệ, kỹ thuật

hiện đại của các hãng nổi tiếng như: công ty Bia Đông Á, công ty Liên doanh

Bia Việt Nam, công ty Nước giải khát Quốc tế IBC, …Nắm bắt tình hình đó,

một số doanh nghiệp chuyên đầu tư, xây lắp đã mạnh dạn mua máy móc, thiết

bị, linh kiện của nước ngoài về để tiến hành thi công, lắp đặt trong nước như:

công ty Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa POLYCO, công ty Đầu tư Xây lắp Cơ

Điện lạnh ERESSON, công ty TNHH phát triển Công nghệ Việt Pháp, …

Bởi vậy, hơn bao giờ hết, nhập khẩu các máy móc, vật tư và phụ kiện

cho các dây chuyền chế biến thực phẩm là nhu cầu thiết yếu cho sản xuất

trong nước, thậm chí là điều không thể nào tránh khỏi cho sự phát triển.

2.2. Vai trò của nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây

chuyền chế biến thực phẩm

Cũng như những hoạt động khác, nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ

kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm đã có những đóng góp không

nhỏ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, ngành

Rượu – Bia - Nước giải khát và bản thân từng doanh nghiệp nói riêng.

Đầu tiên phải nói đến là hoạt động này đã góp phần nào tạo điều kiện

thúc đẩy nhanh cho quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch

cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nói riêng trong

lĩnh vực sản xuất bia, chỉ với 8 doanh nghiệp ( chiếm 1,7%) được trang bị

thiết bị hiện đại, tự động hóa cao, cùng với hệ thống lên men theo công nghệ

Đào Thị Kim Nhung



6



TMQT 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

hiện đại, tự động hóa cao, cùng với hệ thống lên men theo công nghệ hiện đại

đã sản xuất được 443 triệu lít, chiếm 62% sản lượng toàn ngành. Hiệu suất

huy động đạt 79%. Trong khi đó, với 461 cơ sở sản xuất bia địa phương, tư

nhân, cổ phần( chiếm 98,3%) chủ yếu được trang bị bằng thiết bị chế tạo

trong nước thiếu đồng bộ, tự động chưa cao, thậm chí còn lạc hậu, phương

pháp lên men chủ yếu theo công nghệ cũ( hệ thống nhà lạnh và thiết bị lên

men chính phụ riêng biệt) chỉ sản xuất khoảng 38% sản lượng toàn ngành.

Hiệu suất huy động chỉ 61%. Đặc biệt, sự tăng trưởng của ngành đã cùng với

các ngành công nghiệp khác đã góp phần rất lớn trong GDP của cả nước.

Năm 2003, tỷ trọng của toàn ngành công nghiệp trong GDP là 40%, đóng góp

trên 53% vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, hàng năm hoạt động này đã góp phần tăng thu cho ngân

sách nhà nước thông qua nhập khẩu. Thuế nhập khẩu đối với các loại hàng

này thường rất cao. Mức thuế thông thường là 0% - 35%, nhưng đa số là

trong khoảng 5% - 35%, đặc biệt phần lớn phụ kiện đều nằm trong mức 20% 30%. Trong khi đó giá cả nhập về của các loại hang này không hề thấp mà

nhu cầu lại ngày càng tăng. Vì vậy, mỗi năm, hoạt động này đã góp vào ngân

sách đến hàng tỷ đồng.

Không những thế, các vật tư, thiết bị, linh kiện nhập về đã cho ra những

sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người

dân. Thay vì dùng đồ uống nhập ngoại như trước, giờ đây người dân đã có thể

lựa chọn cho mình những loại đồ uống phù hợp, có chất lượng cao được sản

xuất trong nước. Do đó, nó làm giảm nhập khẩu đồ uống của các hãng nước

ngoài và làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhái nhãn mác và hàng nhập lậu.

Đặc biệt hơn nữa, hoạt động này còn đóng góp vào việc bổ sung kịp thời

những mặt mất cân đối của nền kinh tế .

Thứ nhất: gián tiếp và trực tiếp tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao

động đã giảm bớt mất cân đối trong cơ cấu đào tạo và việc làm - một trong

những vấn đề trọng yếu và tháo gỡ của các cơ quan chức năng.

Đào Thị Kim Nhung



7



TMQT 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Thứ hai: nó góp phần đẩy mạnh xuất khẩu cho đất nước, đồng thời cải

thiện sự mất cân đối trong cán cân mậu dịch( cán cân xuất nhập khẩu). Từ chỗ

sản phẩm sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ trong nước, giá trị kim ngạch xuất

khẩu không đáng kể, cho đến nay, sản phẩm Rượu – Bia - Nước giải khát đã

đang từng bước tiếp cận thị trường thế giới với kim ngạch xuất khẩu bình

quân đạt khoảng 7 triệu USD/năm( theo thống kê của hiệp hội Rượu – Bia Nước giải khát Việt Nam). Đối với tình trạng liên tục nhập siêu như hiện nay,

thành công đó cũng rất đáng ghi nhận.

Trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến đã thực sự tạo bước đột phá

cho Ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam nói chung, cho bản thân

doanh nghiệp nói riêng. Theo báo cáo của Bộ Công nghiệp, mức tăng trưởng

bình quân toàn ngành đạt 10%/năm. Năm 2003, công suất bia của cả nước đạt

1,29 tỷ lít, đến năm 2004 đã vượt lên 1,37 tỷ lít, sản lượng nước giải khát tăng

bình quân trong khoảng 10 năm trở lại đây là 25,8%/năm, sản lượng rượu

tăng nhẹ và có xu hướng chậm lại nhưng chất lượng rượu đảm bảo hơn.

Xét riêng về bản thân các doanh nghiệp sản xuất Rượu – Bia - Nước giải

khát, nhờ mạnh dạn đầu tư ứng dụng các công nghệ tiên tiến được nhập từ các

hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới đã thực sự có được sức sống mới và các

bước nhảy vọt. Một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực

này là Tổng công ty Rượu – Bia - Nước giải khát Hà Nội. Từ năm 1992 đến

năm 1994, công ty đã đầu tư nhập khẩu dây chuyền chiết chai mới công suất

10.000 chai/giờ và 15.000 chai/giờ của KHS và Krones(Đức), dây chuyền lên

men ngoài trời 20 triệu lít/năm của Chema Brukerdur(Đức), hệ thống lạnh và

nén khí đồng bộ(Đức), dây chuyền thu hồi khí CO2 250kg/giờ của Đan Mạch.

Nhờ có hệ thống thiết bị hiện đại, công suất của công ty đã tăng từ 30 lên 50

triệu lít/năm.



Đào Thị Kim Nhung



8



TMQT 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

II. Nhu cầu máy móc, vật tư, phụ kiện cho Ngành Rượu – Bia - Nước

giải khát tại thị trường Việt Nam

1.



Đầu tư thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm

Từ năm 2005, tổng công ty Rượu – Bia - Nước giải khát Hà Nội sẽ tiếp



tục đầu tư bổ sung thêm một số thiết bị đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng

sản phẩm hệ thống chiết keg bia hơi số 2 có công suất 240keg/giờ, máy pha

bia tự động, hệ thống silô chứa nguyên liệu, máy xếp dữ Pallet, đổi mới dây

chuyền bia lon công suất 18.000 lon/giờ, đầu tư hệ thống thiết bị thanh trùng

và thiết bị đồng bộ của sản phẩm bia tươi. Đầu tư hệ thống tank lên men và

các thiết bị phụ trợ công suất 20 triệu lít/năm để năng suất lên 120 triệu

lít/năm và thay thế cho hệ thống hầm cũ khi đưa vào nhà máy bia Vĩnh Phúc

đi vào hoạt động.

2.



Hình thức đầu tư

Hiện nay, ngành Rượu – Bia - Nước giải khát Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư



các nhà máy có công suất lớn, phát huy tối đa năng lực của các cơ sở sản xuất

có thiết bị và công nghệ tiên tiến, đồng thời tiến hành đầu tư mở rộng năng

lực của một số nhà máy hiện có. Đa dạng hóa hình thức đầu tư, phương thức

huy động vốn, khuyến khích huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế

trong nước, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, đẩy mạnh việc cổ phần hóa đối với

những doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn

3.



Các chỉ tiêu chủ yếu để phát triển ngành Rượu – Bia - Nước giải

khát Việt Nam đến năm 2010



Đào Thị Kim Nhung



9



TMQT 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Bảng 2: Mục tiêu của “Quy hoạch tổng thể phát triển Ngành Rượu – Bia

- Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010”

Stt



Chỉ tiêu



Đơn vị



Năm 2002

Mục tiêu



Năm 2005



Chênh lệch

các mục



2

3

4

5



Triệu lít



1000



Triệu lít

Triệu lít

Triệu lít



0

250

800

225



300

1100

2900



120

1500

4120



-180

400

1220



Nhu cầu vốn Tỷ đồng



0

385



8002



14292



6290



đầu tư cho toàn



1



Mục tiêu được

đến

Năm

điều chỉnh lại

Năm

200

đến năm 2010

2010

5

120 1500 2500



1



Bia

Rượu

Nước giải khát

Tổng



tiêu đến

năm 2010



ngành

Nguồn: http://www.vietnamnet.vn

Như vậy, theo kế hoạch trên, đa số các chỉ tiêu đều được điều chỉnh tăng lên

khá cao, chỉ riêng sản phẩm rượu được điều chỉnh giảm xuống nhưng không

đáng kể. Do đó, nhu cầu vốn đầu tư cho toàn ngành dự kiến cũng tăng lên

6.290 tỷ đồng so với mục tiêu đề ra ban đầu

a. Về bia:

- Tổng công ty Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam giữ vai trò chủ chốt

trong việc nâng cao uy tín thương hệu bia Việt Nam, đảm bảo sản xuất và tiêu

thụ đạt tỷ trọng từ 60% đến 70% thị phần trong nước và hướng tới xuất khẩu

- Tập trung đầu tư các nhà máy có công suất lớn, sản xuất kinh doanh hiệu

quả, quản lý chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, giá

thành được người tiêu dùng chấp nhận, cụ thể:

+ Xây dựng mới một nhà máy bia tại Củ Chi thuộc công ty Bia Sài Gòn với

công suất 100 triệu lít/năm(giai đoạn 2000-2005) và có khả năng mở rộng lên

300 triệu lít/năm trong những năm tiếp theo

Đào Thị Kim Nhung



10



TMQT 44



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

×