1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.65 KB, 54 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2.3. Thuê phương tiện vận tải

Công việc thuê phương tiện vận tải thường tiến hành trong trường hợp

theo hợp đồng mua bán công ty phải có nghĩa vụ đó. Thực tế cho thấy, chỉ có

hợp đồng nhập khẩu theo các điều kiện FCA, FOB( chiếm 11%) thì công ty

mới thực hiện nghĩa vụ trên.

2.4. Mua bảo hiểm

Công ty cũng ít khi tiến hành mua bảo hiểm vì 87,9% hợp đồng là hợp

đồng nhập khẩu theo giá CIP và CIF. Tất cả những lần nhập khẩu theo điều

kiện FOB và FCA công ty đều mua bảo hiểm cho hàng hóa tại công ty Bảo

Việt.

2.5. Thanh toán tiền hàng

Tùy vào phương thức thanh toán đã quy định trong hợp đồng, công ty sẽ

thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình theo cách riêng.

Ví dụ, trong phương thức thanh toán bằng L/C: khi được ngân hàng

chuyển bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với các điều khoản ghi trong hợp đồng,

công ty sẽ trả lời trong vòng 2 ngày nhằm đề nghị ngân hàng phát hành trích

từ tài khoản của mình thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu.

2.6. Làm thủ tục hải quan và nộp thuế nhập khẩu cho hàng hóa

Ở khâu này công ty thường lần lượt tiến hành các bước sau:

Mở tờ khai hải quan và nộp hồ sơ để đăng ký làm thủ tục hải quan.

Đổi vận đơn lấy lệnh giao hàng.

Xuất trình hàng hóa tại điểm kiểm tra trong hoặc ngoài cửa khẩu và hải

quan kiểm tra hàng hóa.

Nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt( nếu có), thuế GTGT và phụ

thu.

Chấp hành quyết định của hải quan: hầu hết các hàng hóa nhập khẩu của

công ty đều được thông quan.



Đào Thị Kim Nhung



24



TMQT 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2.7. Nhận hàng nhập khẩu

Tùy thuộc vào phương thức vận tải về cảng đích, công ty sẽ thực hiện

việc nhận hàng cụ thể. Ví dụ, khi nhận hàng ở cảng hoặc sân bay, công ty sẽ

thực hiện các bước sau:

•Ký kết hợp đồng ủy thác nhận với một công ty giao nhận. Công ty này

sẽ thay mặt công ty giám sát việc vận tải hàng hóa, nhận và kiểm tra các

chứng từ hàng hóa, nhận hàng từ người chuyên chở, thanh toán cước,…

•Ký kết hợp đồng xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hóa với

cảng, sân bay( nếu cần).

•Cung cấp các chứng từ cần thiết cho công ty giao nhận để nhận hàng

hóa.

2.8. Kiểm tra hàng nhập khẩu

Do công ty thường ủy thác cho công ty giao nhận tiến hành nhận hàng

hóa

Nên việc kiểm tra hàng hóa tại cảng, cửa khẩu biên giới, trạm nhận hàng

hóa

của sân bay đều do công ty giao nhận đảm nhiệm.

Khi hàng về tới cơ sở, công ty tiến hành kiểm tra hàng hóa trước khi

nhập kho. Trong thực tế đã có một số trường hợp công ty nhận được hàng

không đúng quy cách phẩm chất như trong hợp đồng. Lúc đó, công ty ngay

lập tức mời cơ quan giám định và công ty bảo hiểm tới làm công tác giám

định. Đồng thời, công ty thông báo cho người bán nước ngoài biết.

2.9. Khiếu nại

Đối với trường hợp nhận được hàng hóa không đúng quy cách phẩm chất

như hợp đồng quy định, công ty sẽ lập một bộ hồ sơ khiếu nại( bộ gốc) gửi

cho người bán, 2 bộ sao gửi cho công ty bảo hiểm và công ty vận tải.

Cách giải quyết thông thường cảu công ty là buộc người bán giảm giá

hàng hoặc phạt người bán bằng một số tiền nhất định.



Đào Thị Kim Nhung



25



TMQT 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ

kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm đã góp phần tăng doanh thu, lợi

nhuận cho công ty, hỗ trợ cho công ty trong các công trình xây dựng, lắp đặt

các nhà máy bia, rượu và nước trên toàn quốc, đồng thời đóng góp phần vào

các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước.

Trước năm 2000, hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho

các dây chuyền chế biến thực phẩm chưa có thành tựu đáng kể. Điều này

cũng bởi vào thời gian đó quy mô hoạt động công ty còn nhỏ.

Bước vào năm 2001, công ty đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng mới.

Tuy vậy, doanh thu của công ty vẫn đạt trên 15 tỷ đồng, trong đó doanh thu

từ hoạt động nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 10%, góp một phần nhỏ trong thu

nhập bình quân của người lao động( 970.000 đồng/người/tháng).

Đặc biệt năm 2002, sau khi các nhà máy sản xuất đã hoàn thiện, doanh

thu của công ty đã đạt trên 40 tỷ đồng, doanh thu từ hàng nhập khẩu chiếm

28%, riêng doanh thu hoạt khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây

chuyền chế biến thực phẩm đã chiếm 23,5%, làm tăng thu nhập bình quân

của người lao động 1.200.000 đồng/người/tháng.

Sau năm 2002, đã đánh một mốc son lịch sử đáng nhớ kể từ khi công ty

bắt đầu thành lập. Riêng hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện

cho các dây chuyền chế biến thực phẩm đã góp phần rất lớn cho công ty trong

việc thiết kế, chế tạo và lắp đặt hoàn chỉnh gần 100 công trình lớn với chất

lượng cao như: nhà máy bia cao cấp BAYKER Thái Bình, công ty Thực

phẩm Công nghiệp Nam Định( bia NADA), công ty Cổ phần BALAN Nam

Định(bia Ba Lan), công ty Sữa Mộc Châu(Sơn La), công ty bia Sóc

Trăng( bia Sài Gòn),…. Cuối năm 2002, đầu năm 2003, ERESSON đã trúng

thầu công trình Hệ thống chứa men và bảo quản men cho Nhà máy Bia Bến

Thành, tham gia dự án công trình các tank chứa nước và hóa chất cho công ty

bia Heiniken Hà Tây…

Đào Thị Kim Nhung



26



TMQT 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Có thể nói, ngay từ khi mở rộng đầu tư và xây dựng mới, công ty đã bắt

đầu khởi sắc. Từ năm 2003 đến nay, tình hình doanh thu và lợi nhuận của

hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế

biến thực phẩm có những chuyển biến khá tốt. Để cụ thể hóa hơn những kết

quả mà công ty đã đạt được, chúng ta sẽ theo dõi tình hình thực hiện doanh

thu, lợi nhuận và chi phí của hoạt động này dựa vào bảng sau:



Đào Thị Kim Nhung



27



TMQT 44



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

×