1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

III. Đánh giá thực trạng nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty ERESSON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.65 KB, 54 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

điểm và chủ động mở rộng vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị sản xuất tiên

tiến, hiện đại trên thế giới.

Thứ hai: thị trường cung cấp hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng

cao, giá cả cạnh tranh.

Nhìn lại quãng thời gian trở về trước, thị trường châu âu, cụ thể là hai

nước Đức và Thụy Điển, có thể ví là thị trường độc quyền của công ty nói

riêng, của các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ

kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại Việt Nam nói chung. Nhưng

giờ đây, sự phát triển thương mại quốc tế đã thực sự gây cuốn hút mạnh mẽ

đối với các quốc gia đang trong tiến trình CNH – HĐH, đặc biệt là các doanh

nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp nặng trong đó có công ty

ERESSON. Thay vì chỉ hợp tác với các nhà cung cấp truyền thống, hiện nay,

công ty đã có thể mở rộng quan hệ với các đối tác mới ở gần hơn, có uy tín và

sẵn sàng bán các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, có những ưu

đãi thông thoáng hơn( như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore,…). Do đó,

công ty có thể giảm được thời gian và chi phí vận chuyển. Đó là chưa kể đến

những ưu đãi từ mối quan hệ hợp tác giữa các nước và khu vực, đặc biệt là

các ưu đãi về thuế nhập khẩu.

Thứ ba: công ty đã nhận được sự quan tâm của Hiệp hội Rượu – Bia Nước giải khát Việt Nam, đã được định hướng và có chính sách ưu tiênn đối

với nhập khẩu các lĩnh vực mà công ty đang hoạt động do Đảng và Nhà nước

đưa ra.

Là một thành viên ưu tú của Hiệp hội, công ty đã nhiều lần được Hiệp

hội giới thiệu về những thành tựu xuất sắc của mình trong cả nước và thế giới

thông qua sách báo, tạp chí chuyên ngành và các buổi hội nghị tầm cỡ quốc

tế. Do đó, công ty đã được biết đến như một doanh nghiệp hàng đầu trong

việc cung cấp các dây chuyền chế biến thực phẩm có chất lượng quốc tế.

Ngoài ra, phải kể đến những thuận lợi có được từ định hướng, chính

sách cởi mở của Đảng và Nhà nước. Đảng và nhà nước ta đã thống nhất chính

Đào Thị Kim Nhung



36



TMQT 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

sách nhập khẩu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam( thời kỳ

2001-2010) như sau: “ ưu tiên nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ mới

phục vụ cho việc thực hiện những mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước, cho tăng trưởng xuất khẩu. Tiết kiệm ngoại tệ, chỉ nhập khẩu vật tư

phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất hàng tiêu dùng để giảm

thiểu nhu cầu nhập khẩu . Bảo hộ chính sách sản xuất nội địa”.

1.2. Những thành tựu mà doanh nghiệp đạt được

Những thành tựu trong hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ

kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm còn nhờ vào những nỗ lực bên

trong.

Như chúng ta đã đề cập, nhập khẩu không phải là hoạt động chính yếu

của công ty. Nhưng công ty lại hết sức chú trọng đến chất lượng nhân lực

thực hiện cho hoạt động này. Đội ngũ tại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là

những cán bộ, nhân viên không những nắm rất chắc chuyên môn về xuất nhập

khẩu, về kỹ thuật điện lạnh mà còn năng nổ nhiệt tình, và hết lòng với công

việc được giao. Năm 2000, đội ngũ này đã giúp công ty trong việc liên doanh

hợp tác với tập đoàn HUPPMANN của Đức, một hãng nổi tiếng trong lĩnh

vực công nghệ chế tạo thiết bị cho ngành thực phẩm và đồ uống thế giới,

đồng thời trở thành đại lý duy nhất của HUPPMANN tại Việt Nam, Lào và

Cămpuchia. Sự hợp tác liên doanh liên kết, đầu tư đổi mới công nghệ đã

nhanh chóng đưa ERESSON phát triển mạnh, dần chiếm lĩnh thị trường trong

nước



và hướng tới xuất khẩu thiết bị sang Nga, Hàn Quốc,



Lào và



Cămpuchia. Danh tiếng của ERESSON nhanh chóng được lan rộng, sản phẩm

của ERESSON được giới kỹ thuật trong các doanh nghiệp sản xuất bia đánh

giá là “ có kỹ thuật, chất lượng và mỹ thuật hàng đầu Việt Nam”.

Hiện tại, công ty ERESSON đang triển khai áp dụng hệ thống quản lý

chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 vào công tác thiết kế, chế tạo và

sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và tiến tới xuất khẩu thiết bị

sang các nước Đông Nam Á, Nga, Mỹ và một số nước châu âu khác.

Đào Thị Kim Nhung



37



TMQT 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Ngoài ra cũng phải kể đến sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban khác

đối với phòng kinh doanh xuất nhập khẩu trong những năm vừa qua.

Một cơ chế quản lý chặt chẽ, linh hoạt, một đội ngũ nhân lực có chất

lượng cao đã thực sự đem đến một sức mạnh tổng hợp và tạo cho công ty một

môi trường văn hóa doanh nghiệp khá tốt.

2. Khó khăn

2.1. Những nhân tố vĩ mô

Thứ nhất: phải kể đến khó khăn về những vấn đề liên quan đến thuế

nhập khẩu. Đây âu cũng là vấn đề chung của các doanh nghiệp khác trong và

ngoài ngành . Chiếm đa số trong các loại hàng hóa này đều không được quy

định cụ thể trong bảng thuế nhập khẩu. Ví dụ, bơm dùng cho bia và các loại

nước hoa quả không có tên trong bảng thuế nhập khẩu. Khi áp mức thuế cho

loại hàng này chỉ có thể áp theo mức thuế của “bơm nước”( mức thuế 30%)

hoặc theo bơm loại khác(mức thuế 0%). Nhưng áp thuế làm sao để đảm bảo

chính xác và hợp lý nhất? Đây vốn là vấn đề rất khó thống nhất giữa doanh

nghiệp và bộ phận hải quan, nhiều trường hợp gây tranh cãi và mất nhiều thời

gian.

Thứ hai: thủ tục hải quan có nhiều khâu phức tạp và rườm rà. Muốn

được giải quyết các vấn đề về giấy tờ nhanh chóng hoặc muốn sớm được

nhận hàng công ty phải tốn không ít những chi phí bất hợp lý mà người ta vẫn

thường gọi là “chi phí đen”.

Thứ ba: không chỉ riêng công ty mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

hiện nay đều có những khó khăn trong việc vay vốn. Trong khi đó, ở nước ta

từ năm 2002 đến thời điểm hiện nay, cùng với sự tăng lên của giá cả đa số các

mặt hàng thì lãi suất ngân hàng cũng tăng liên tục. Hiện nay, công ty thường

chi một khoản lãi suất 1,03%/tháng(12,36%/năm) cho các khoản vay nội tệ để

mua ngoại tệ mà không được hưởng các ưu đãi như trước đây.



Đào Thị Kim Nhung



38



TMQT 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2.2. Tồn tại của doanh nghiệp

Hiện nay, vì những hạn chế về vốn cũng như số lượng và năng lực của

cán bộ và công nhân nên công ty vẫn chưa thể đảm nhận những dự án quá

lớn( trên 10 triệu USD). Mặc dầu vậy, nhiều khi công ty cũng từ chối những

dự án quá nhỏ( dưới 100 triệu đồng). Do đó, không tránh được những lúc

nhập khẩu bị trì trệ.

Một khó khăn khác thuộc về những yếu kém của các cán bộ, nhân viên

xuất nhập khẩu. Họ bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ, nhất là kỹ năng đàm

phán trực tiếp với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, họ còn có một số nhược

điểm trong khả năng tìm kiếm và phân tích thông tin, khả năng đảm nhiệm

nghĩa vụ vận tải và nhận hàng từ công ty vận chuyển. Đây chính là một

nguyên nhân làm cho chi phí nhập khẩu tăng cao và gây ra tính thụ động

trong việc nhận hàng hóa.

Ngoài ra, công ty cũng chưa thực sự chú trọng đến phát triển mạng lưới

khách hàng, chưa thực sự áp dụng chặt chẽ Hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất

lượng quốc tế ISO 9001:2000. Cùng với một số khó khăn khác nữa, những

khó khăn trên đã có phần làm chậm lại con đường tiến tới thành công của

ERESSON.



Đào Thị Kim Nhung



39



TMQT 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh nhập khẩu máy móc,

vật tư và phụ kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm

tại công ty ERESSON

I.



Một số dự báo cho hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ

kiện cho các dây chuyền chế biến thực phẩm tại công ty ERESSON

Thực tế cho thấy, trong gần 20 năm đổi mới, đặc biệt kể từ khi các doanh



nghiệp Rượu – Bia - Nước giải khát có vốn đầu tư nước ngoài đi vào hoạt

động, thị trường đồ uống Việt Nam đã có bước đầu sôi động hẳn lên. Sự cạnh

tranh giữa các hãng rượu, bia, nước giải khát với nhau, giữa người mua và

người bán, giữa các đại lý nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa đã và đang diễn

ra hết sức quyết liệt. Kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh

nghiệp chuyên thiết kế, xây dựng , lắp đặt các dây chuyền chế biến thực

phẩm đồ uống.

Là một trong những công ty chuyên đầu tư, xây lắp, mục tiêu lớn nhất

của ERESSON là trở thành nhà cung cấp thiết bị hàng đầu ở Việt Nam và

Đông Nam Á trong lĩnh vực bia, sữa, nước giải khát và chế biến thực phẩm

bằng cách cung cấp cho khách hàng các thiết cơ khí và dịch vụ lắp đặt với độ

tin cậy cao, tương đương với các đơn vị cùng lĩnh vực trên tòan thế giới. Liệu

công ty có giành được vị thế như mình mong muốn hay không? Để dự đoán

được điều này, chúng ta hãy đi vào tìm hiểu và phân tích các nhân tố quan

trọng có liên quan đến xu hướng phát triển của công ty, từ đó sẽ có một tầm

nhìn tổng quát về hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư và phụ kiện cho các

dây chuyền chế biến thực phẩm của công ty trong những năm tới.

1.



Nhu cầu tiêu dùng và sản xuất Rượu – Bia - Nước giải khát trong

nước sẽ tăng lên rất cao

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành Rượu – Bia - Nước giải



khát Việt Nam và của thế giới, cũng như trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của

các quốc gia có ngành công nghiệp Rượu – Bia - Nước giải khát phát triển,

tổng mức nhu cầu Rượu – Bia - Nước giải khát, hay nói cách khác tiềm năng

Đào Thị Kim Nhung



40



TMQT 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

phát triển của thị trường phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như: dân số, thu

nhập dân cư, truyền thống và văn hóa dân tộc, lối sống của người dân và tốc

độ đô thị hóa. Như vậy, nếu căn cứ vào các tiêu chuẩn trên đây thì trong 10

năm tới, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ Rượu – Bia - Nước giải

khát mạnh nhất trên thế giới.

Nhu cầu tiêu dùng ắt hẳn nhu cầu sản xuất cũng phải tăng theo để kịp

đáp ứng. Nhưng thực tế trên thị trường Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam

hiện nay, các sản phẩm sản xuất ra trong nước và các sản phẩm ngoại nhập

cạnh tranh gay gắt và lộn xộn. Nạn hàng giả, hàng nhái nhãn mác và hàng

nhập lậu vẫn luôn là thách thức lớn đối với các sản phẩm nội địa. Mặt khác,

để tham gia vào khối AFTA năm 2006, lộ trình cắt giảm thuế quan sẽ hoàn

thành vào cuối năm nay, do đó một bài toán khó lại đặt ra với nhiều doanh

nghiệp sản xuất là làm sao để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong một

môi trườn khốc liệt hơn nhiều. Bài toán đó chỉ có một lời giải, đó chính là sự

đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ, có thể phát huy hết công suất

thiết kế.

2.



Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đầu tư – xây lắp trong ngành

Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam

Như chúng ta đã biết, để có một ngành công nghiệp năng động, yếu tố



quan trọng là cạnh tranh. Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị

trường. Bóp chế cạnh tranh là bóp chết nền kinh tế. Hiện nay, tổng số cả nước

vẫn chưa có đến 10 doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt các dây chuyền chế biến

thực phẩm. Trong số con số hãn hữu đó, không phải doanh nghiệp nào cũng

lớn mạnh. Hạn chế này đã làm cho môi trường cạnh tranh của sản phẩm tạo ra

không quyết liệt. Vì vậy, ở một số khía cạnh nào đó có thể nói các doanh

nghiệp này chưa phải tính toán nhiều đến sự thiết hụt nhu cầu trong nước.

3.



Định hướng của doanh nghiệp

3.1. Mục tiêu của ERESSON là trở thành nhà cung cấp thiết bị hàng đầu



tại Việt Nam và Đông Nam Á trong lĩnh vực bia, sữa, nước giải khát và chế

Đào Thị Kim Nhung



41



TMQT 44



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

×