Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.69 KB, 95 trang )
thuật rất đa dạng như: các công trình giao thông vận tải, các công trình bưu
chính viễn thông, hay các công trình của ngành điện…
1.1.1.2 Đặc điểm của kết cấu hạ tầng
Đặc trưng của kết cấu hạ tầng là có tính thông nhất và đồng bộ, giữa
các bộ phận có sự gắn kết hài hòa với nhau tạo thành một thể vững chắc đảm
bảo cho phép phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống. Đặc trưng
thứ hai là các công trình kết cấu hạ tầng có quy mô lớn và chủ yếu ở ngoài
trời, bố trí rải rác trên phạm vi cả nước, chịu ảnh hưởng nhiều của tự nhiên.
1.1.1.3 Phân loại kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng xã hội: là tổng hợp các công trình và phương tiện nhằm
duy trì và phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện, đảm bảo đời sống
tinh thần của các thành viên trong xã hội. Các công trình này thường gắn liền
với đời sống của các điểm dân cư, góp phần nâng cao đời sống dân cư trờn
lãnh thổ. Ví dụ: các cơ sở đào tạo, cơ sở khám chữa bệnh, văn hóa nghệ thuật,
phòng chống dịch bệnh, các cơ sở liên quan đến đời sống tinh thần, cơ sở đảm
bảo an ninh xã hội…
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: là các công trình phục vụ cho sản xuất và đời
sống con người. Bao gồm các loại sau:
- Mạng lưới giao thông vận tải bao gồm: hệ thống đường bộ, hệ thống
đường thủy, hệ thống đường hàng không, hệ thống giao thông trờn cỏc vựng
bao gồm cỏc cụng trình như đường các loại, cầu cống, nhà ga, bến xe, bến
cảng và các công trình kỹ thuật khỏc…
- Mạng lưới bưu chính viễn thông bao gồm toàn bộ mạng lưới phân phát,
chuyển phát thông tin, tem thư, bỏo chớ, vô tuyến truyền tin… phục vụ cho
nhu cầu giao tiếp, liờn lạc trong cả hoạt động sản xuất và đời sống xã hội.
- Mạng lưới cấp thoát nước bao gồm nhà máy, hệ thống dẫn nước, các
trạm bơm…phục vụ, cung cấp nước sinh hoạt và cho sản xuất.
- Hệ thống cung cấp điện bao gồm hệ thống các nhà máy nhiệt điện, thủy
điện, hệ thống dẫn dầu, khí đốt… và mạng lưới đường dây dẫn điện, cung cấp
năng lượng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
Sơ đồ 1.1 Hệ thống kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng
xã hội
C ơ sở
giáo
dục
Cơ sở
y tế
Kết cấu hạ tầng
kỹ thuật
Khu
vui
chơi
giải
trí
Hệ
thống
bưu
chính
viễn
thông
Hệ
thống
giao
thông
vận tải
Hệ
thống
cung
cấp
điện
Hệ
thống
cấp
thoát
nước
1.1.1.4 Vai trò của kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là vô cùng quan
trọng và hết sức cần thiết. Giao thông nói chung là sản phẩm của quá trình sản
xuất hàng hóa, ngược lại giao thông là điều kiện để sản xuất hàng hóa phát
triển. Do đó, giữa yêu cầu phát triển của giao thông và sản xuất hàng hóa thì
giao thông phải được xây dựng và phát triển trước so với sản xuất hàng hóa.
Song để phát triển nhanh giao thông trước hết phải đầu tư xây dựng và củng
cố kết cấu hạ tầng giao thông.
Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có vai trò nền móng là tiền đề vật
chất hết sức quan trọng cho mọi hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
Nếu không có một hệ thống đường giao thông đầy đủ, đảm bảo tiêu chuẩn thì
các phương tiện vận tải như các loại xe ô tô, tàu hỏa, máy bay...sẽ không thể
hoạt động tốt được, không đảm bảo an toàn, nhanh chóng khi vận chuyển
hành khách và hàng hóa. Vì vậy chất lượng của các công trình hạ tầng giao
thông là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động vận tải nói
riêng và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền sản xuất kinh tế – xã hội nói
chung. Một xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vận tải ngày càng tăng đòi
hỏi cơ sở hạ tầng giao thông phải được đầu tư thích đáng cả về lượng lẫn về
chất.
Đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông vững mạnh là cơ sở nền tảng
đảm bảo sự phát triển bền vững cho cả một hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế –
xã hội của một quốc gia. Cơ sở hạ tầng GTVT là một bộ phận quan trọng cấu
thành nên kết cấu hạ tầng của một nền kinh tế. Nếu chỉ quan tâm đầu tư cho
các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, hoặc các cơ sở hạ tầng xã hội mà không
quan tâm xây dựng mạng lưới giao thông bền vững thì sẽ không có sự kết nối
hữu cơ giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Kết cấu hạ tầng của nền
kinh tế sẽ trở thành một thể lỏng lẻo, không liên kết và không thể phát triển
được.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nhằm đảm bảo cho ngành
GTVT phát triển nhanh chóng. Nhờ đó thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất
hàng hóa và lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong cả nước; khai thác sử
dụng hợp lý mọi tiềm năng của đất nước nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa còn lạc hậu; cho phép mở rộng giao lưu kinh tế văn hóa và nâng cao
tính đồng đều về đầu tư giữa các vùng trong cả nước.
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là phù hợp với xu thế tất
yếu của một xã hội đang phát triển với tốc độ đo thị hóa cao. Ngày nay, các
phương tiện giao thông vận tải phát triển như vũ bão nhờ vào những thành tựu
của nền văn minh khoa học và kỹ thuật. Từ chiếc xe kéo bằng sức người thì
ngàu nau đã được thay thế bằng xe đạp, xe máy, ô tô, xe trọng tải lớn, xe điện
ngầm, tàu siêu tốc....Sự tăng lên của dân số kết hợp với sự xuất hiện của hàng
loạt các phương tiện giao thông ngày càng hiện đại đòi hỏi các công trình hạ
tầng như đường sá, cầu cống, nhà ga, sân bay, bến bãi...cần được đầu tư mở
rộng, nâng cấp và xây dựng lai trên quy mô lớn, hiện đại bằng những vật liệu
mới có chất lượng cao. Có như thế mới khắc phục được những tồn tại trong
vấn đề vận chuyển lưu thông ở những đô thị lớn như những tồn tại trong vấn
đề vận chuyển lưu thông ở những đô thị lớn như nạn ùn tắc giao thông, tai
nạn giao thông.
Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là một ngành sản xuất với mục
đích làm tiền đề cho việc phát triển các ngành kinh tế xã hội khác. Hiệu quả
của nó chính là sự thúc đẩy và tạo tiềm năng phát triển thu hút vốn của các dự
án đầu tư từ bên ngoài, tối ưu hóa những nguồn lực tại địa phương và cuối
cùng là mở rộng quy mô và năng lực của cơ sở hạ tầng kỹ thuật một khu vực
nhất định. Có thể thấy được phần nào vai trò của việc đầu tư xây dựng kế cấu
hạ tầng qua kết quả đánh giá của Ngân hàng thế giới: nếu đầu tư cho kết cấu
hạ tầng tăng thêm 1% thì GDP cũng tăng thêm 1% và bình quân hàng năm
một người dân nhận được 0,3% nước sạch; 0,8% mặt đường trải nhựa; 1,5%
năng lượng và 1,7% về thông tin liên lạc. Trong thời kỳ suy giảm việc đầu tư
mạnh vào Kết cấu hạ tầng kỹ thuật sẽ là công cụ chính sách để kích thích sự
phục hồi nền kinh tế. Do đó việc phát triển và hoàn thiện mạng lưới GTVT
luôn là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững nền kinh tế
của đất nước. Mỗi một dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ luôn
được xem xét những lợi Ých mà dự án đem lại để có được những đánh giá cụ
thể.
Đây là loại hình đầu tư phát triển mang tính xã hội hóa cao, lợi Ých có
được là cho cả nền kinh tế xã hội nên ngoài mục đích thu lợi nhuận, nhà đầu
tư chủ yếu mong muốn đạt được những lợi Ých lâu dài mà thông qua hoạt
động đầu tư xây dựng này đem lại cho cộng đồng và xã hội. Việc sử dụng các
công trình giao thông đường bộ đem lại những tiện Ých và hữu dụng cũng
như sự thuận lợi trong giao thông vận tải hàng ngày, đáp ứng như cầu đi lại
của người dân. Cuộc sống của người dân quanh khu vực có công trình giao
thông được hưởng những lợi Ých tác động trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt
của họ. kết quả được hưởng đó là sự tiết kiệm thời gian và giảm chi phí vận
chuyển con người và hàng hóa. Tốc độ khai thác của phương tiện đi lại và
tình trạng tắc nghẽn giao thông, nạn kẹt xe đã làm mất khá nhiều thời gian
của hành khách và phương tiện lưu thông trên đường. GTVT chiếm một vị trí
đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế quốc dân. Đầu tư xây dựng mạng
lưới kết cấu hạ tâng GTVT chính là tiền đề giúp cho sự phát triển cân bằng về
kinh tế giữa các vùng trong một quốc gia, giảm sự chênh lệch về mức sống
người dân giữa các vùng kinh tế. Phát triển mạng lưới GTVT hợp lý còn đem
lại những tác động tích cực tới đời sống kinh tế xã hội như: tác động giảm đói
nghèo tại các vùng sâu, vùng xa do phát triển buôn bán thương mại, trao đổi
hàng hóa có lợi thế so sánh, nâng cao đời sống người dân (cấp nước sạch, cấp
điện, mở mang đường xá..), tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường lao động, tăng
thu nhập (nhờ phát triển kinh tế hàng hóa, giao lưu buôn bán, dịch vụ, xuất
nhập khẩu, di dân, luồng vốn đầu tư....)
Lợi Ých của việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT nhiều trường
hợp không thể lượng hóa và định lượng được. Đó là những lợi Ých xã hội
gián tiếp đem lại từ việc xây dựng những công trình giao thông đường bộ.
Những vấn đề cấp bách của xã hội sẽ được giải quyết thông qua việc xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT. Đó là sự giảm thiểu tỷ lệ tai nạn giao
thông xả ra trên đường do những hạn chế về chất lượng hệ thống đường bộ.
Số lượng những vụ tai nạn giao thông trên đường bộ do nguyên nhân chất
lượng đường xá và cầu cống không đáp ững tiêu chuẩn chất lượng là rất lớn.
Đây là nhân tố tác động trực tiếp tới người điều khiền phương tiện giao thông
tham gia giao thông trên đường. Mạng lưới giao thông đường bộ càng ngày sẽ
trở nên quá tải với số lượng và mật độ phương tiện giao thông phát triển như
hiện nay. Do đó những dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT luôn
nằm trong chiến lược phát triển giao thông vận tải quốc gia cũng như phục vụ
phát triển kinh tế hội nhập. Một lợi Ých mà thông qua hoạt động đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng GTVT đều được tính tới yếu tố môi trường. Những tiêu
chuẩn kỹ thuật liên quan tới vấn đề bảo vệ môi trường luôn được tính tới như
lưu lượng xe sử dụng công trình, giảm thiểu bụi bặm, tiêu chuẩn tiếng ồn với
khu dân cư xung quanh. Những chi phí cho công tác khắc phục ảnh hưởng
của ô nhiễm môi trường nhờ đó cũng được giảm đáng kể.
Có thể nói trong những năm gần đây, ngành GTVT đã được nhà nước
quan tâm ưu tiên tăng vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách để xây dựng kết cấu hạ
tầng GTVT. Đồng thời ngành GTVT cũng đã chủ động phát huy nội lực để
phát triển. Nhiều hình thức huy động vốn được Chính phủ chấp thuận và ủng
hộ để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT. Điển hình là những công trình
đầu tiên đầu tư bằng hình thức BOT, BT với tổng mức đầu tư vài chục tỷ
đồng cho đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
Đối với nước ta, khi bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là
10 năm gần đây, việc phát triển kết cấu hạ tầng GTVT đã góp phần thúc đẩy
sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng của đất nước. Sự
phát triển nhanh và ngày càng nâng cao về chất lượng kết cấu hạ tầng GTVT
dã thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của xã hội.
Chóng ta cũng biết rằng, giao thông vận tải chính là sự kết hợp hữu cơ của kết
cấu hạ tầng, phương tiện và tổ chức dịch vụ vận tải. Trong đó, kết cấu hạ tầng
đóng vai trò quan trọng và cần phải đi trước một bước. Chủ trương đúng đắn
trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTVT đã được nêu ra trong Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Mục tiêu của đại hội Đảng lần nữa
đã đặt ra từ nay đến 2020 phải đưa nước ta trở thành nước có nền kinh tế phát
triển, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước thì kết cấu hạ tầng GTVT là một mắt xích cũng như yếu tố
quan trọng.
Đối với nước ta, tầm quan trọng của việc xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT
được thể hiện trên các phương diện sau đây:
Thứ nhất, phát triển kết cấu hạ tầng GTVT là một trong những yếu tố tác
động mạnh mẽ tới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, thúc đẩy
hội nhập khu vực và thế giới. Nếu chúng ta có một hệ thống kết cấu hạ tầng
giao thông đồng bộ và hiện đại sẽ tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các
vùng lãnh thổ, giảm sự chênh lệnh về mức sống và dân trí giữa các khu vực
dân cư. Nước ta có 7 vùng kinh tế lớn: Vùng đồng bằng Sông Hồng, Đông
Nam Bé, khu bốn cũ, duyên hải miền Trung, tây Nguyên, đồng bằng sông
Cửu Long, vùng trung du miền núi phía Bắc. Thực tế cho thấy vùng nào có cơ
sở hạ tầng giao thông được đầu tư phát triển thì có tốc độ phát triển kinh tế xã
hội cao, những vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa mới chưa có sự quan tâm về
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thì có tốc độ phát triển chậm hơn,
tạo ra sự mất cân đối với các vùng khác. Mặt khác, việc phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông sẽ giúp cho nền kinh tế tối ưu hóa được các nguồn lực, tận
dụng được lợi thế so sánh giữ các vùng, miền trong sản xuất công nghiệp và
kinh doanh dịch vụ. Nền sản xuất hàng hóa sẽ có cơ hội phát triển thông qua
hệ thống trao đổi và phân phối. Trong chiến lược phát triển kinh tế của từng
vùng luôn có chiến lược phát triển mạng lưới giao thông vận tải. Phát triển kết
cấu hạ tầng GTVT còn là đòi hỏi cấp bách trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ
của những ngành công nghiệp phương tiện vận tải như công nghiệp ô tô, xe
máy. Trong những chiến lược phát triển những ngành công nghiệp sản xuất
phương tiện giao thông vận tải luôn cần có sự đồng hành của phát triển cơ sở
hạ tầng. Cơ sở hạ tầng GTVT phát triển sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất
kinh doanh của ngành công nghiệp giao thông. Xây dựng và nâng cao chất
lượng đường bộ còn để theo kịp tốc độ phát triển của phương tiện cơ giới
đường bộ cũng như nhu cầu lưu thông ngày càng cao như hiện nay. Không
chỉ có những ngành công nghiệp sản xuất tạo được sự phát triển khi kế cấu hạ
tầng GTVT phát triển mà ngay cả những ngành công nghiệp không khói như
ngành du lịch cũng sẽ phát triển mà ngay cả những ngành công nghiệp không
khói như ngành du lịch cũng sẽ phát triển khi Việt nam có được một hệ thống
GTVT hoàn thiện, thuận tiện và liên kết được các khu vực, vùng miền trong
cả nước. Xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT còn có ý nghĩa rất quan trọng góp
phần cải thiện môi trường đầu tư Việt nam, nâng cao hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng. Đây là hai vấn đề liên quan và tác động qua lại. Chúng ta xây dựng và
phát triển cơ sở hạ tầng GTVT để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng
chính nguồn vốn đó để xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT, tạo ra điều kiện cho
những ngành sản xuất vật chất hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện giải
quyết công ăn việc làm. Mục tiêu của Việt nam trong thời gian tới là duy trì
tốc độ tăng trưởng GDP từ 7,5 đến 8%/ năm tức là cần một nguồn vốn đầu tư
rất lớn. Sự tăng trưởng mạnh mẽ liên tục về kinh tế đồng nghĩa với việc cơ sở
hạ tầng đang bị quá tải. Vấn đề chất lượng và sự bảo đảm của cơ sở hạ tầng là
mối lo ngại lớn của các nhà đầu tư, một nền cơ sở hạ tầng kém có thể cản trở
việc hình thành kinh doanh.
Đối với vấn đề hội nhập trong khu vực và trên thế giới thì vai trò của
GTVT là có thể thấy rõ. Mạng đường bộ ASEAN hiện đang được tiến hành
xây dùng trong giai đoạn hai là một ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa hội nhập
và phất triển kết cấu hạ tầng GTVT.
Thứ hai, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT còn là giải pháp trực tiếp và
gián tiếp tới những vấn đề xã hội cấp bách. Cần thiết phải đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng GTVT trước hết là để đáp ứng nhu cầu GTVT của xã hội đang
có tốc độ phát triển tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Nhu cầu giao thông
đường bộ bao gồm cả nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nhu cầu vận chuyển
hành khách. Theo thống kê thì trong vòng 10 năm qua, hoạt động vận tải bình
quân tăng 8.6% / năm về tấn hàng hóa, 9,9% về T.km, 8% về hành khách và
9.6% về HK.Km. Tốc độ tăng trưởng nói trên có thể nói là khá cao so với chỉ
tiêu tăng trưởng kinh tế chung 7.5% mà Đảng và Chính phủ đề ra.
Chất lượng dịch vụ vận tải đường bộ phụ thuộc rất lớn vào hiện trạng mạng
lưới GTVT hiện có. Chất lượng dịch vụ vận tải chỉ có thể được nâng cao nếuc
chúng ta có một hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ đạt tiêu chuẩn, hiện đại và
đồng bộ. Khi mạng lưới đường bộ được nâng cấp, mở rộng sẽ góp phần quan
trọng trong việc giảm tai nạn giao thông và hạn chế tình trạng ùn tắc giao
thông tại đô thị. Công tác an toàn giao thông với việc thực hiện mục tiêu “3
giảm” – Giảm về số vụ tai nạn giao than, giảm số người chết và giảm số
người bị thuơng sẽ không thể thực hiện được nếu hiện trạng đường bộ không
được cải thiện. Theo thống kê thì mỗi năm nước ta có trên một vạn người chết
và hàng vạn người khác bị thương do TNGT và hàng ngàn phương tiện bị hư
hang. Tình hình tai nạn giao thông ở Việt nam luôn là vấn đề nóng bỏng được
Chính phủ và xã hội quan tâm. Tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn đến nền
kinh tế xã hội và gia đình những nạn nhân. Theo nhận định của những chuyên
gia nước ngoài thì tổng thiệt hại hàng năm do TNGT của Việt nam là khoảng
2% GDP. Những vụ tai nạn giao thông xảy ra ngoài những nguyên nhân như
ý thức người tham gia giao thông kém, thói quen điều khiển phương tiện
không tuân thủ những quy định an toàn giao thông thì một yếu tố quan trọng
là hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT còn kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn,
xuống cấp và không được bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên và điểm mấu chốt
là chưa phát triển kịp với tốc độ phát triển của phương tiện vận tải. Đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng GTVT còn giải quyết được nhiều vấn đề về môi
trường giao thông hiện là bức xúc của mọi người dân. Khói thải, bụi và tiếng
ồn giao thông vận tải đã vượt quá chỉ số cho phép tại rất nhiều đô thị. Chất
lượng các phương tiện giao thông đường bộ lại thấp, kết hợp với cơ sở hạ
tầng chưa phát triển tạo nên sự ô nhiễm cao. Dân cư sống tập trung hai bên
đường, mặt phố với mật độ cao càng làm tăng mức độ ảnh hưởng đến MTGT.
Qua khảo sát cho thấy hàm lượng bụi trong không khí MTGT Việt nam cao từ
10 đến 60 lần giá trị cho phép, tiếng ồn thường vượt từ 2 đến 15dB. Việc ùn
tắc giao thông luôn diễn ra trên phạm vi cả nước vẫn có xu hướng gia tăng và
luôn thuộc vào nhóm nước có mức tắc nghẽn giao thông vào loại cao trên thế
giới. Môi trường không khí đang có nguy cơ ô nhiễm nặng, nồng độ một số
tác nhân ô nhiễm từ khí thải phương tiện GT đã vượt quá giá trị cho phép
nhiều lần. Hiện tượng ô nhiễm không khí thường xuyên xảy ra trong hệ thống
giao thông và đô thị đặc biệt tại những điểm ùn tắc giao thông và có chất
lượng kém về kết cấu hạ tầng cũng như hệ thống thiết bị GT chưa đầy đủ. Do
vậy, một giải pháp bảo vệ MTGT bên cạnh những giải pháp về kỹ thuật,
chính sách, luật lệ hay phát triển giao thông công cộng đó là phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông với chiến lược phát triển bền vững. Một mạng lưới GTVT
có quy hoạch hoàn thiện về tiêu chuẩn, về kỹ thuật, về yếu tố kinh tế xã hội sẽ
giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường. Môi trường giao thổng tại các
đô thị sẽ thoát khỏi tình trạng quá tải và xuống cấp, giảm thiểu ô nhiễm khi
xây dựng đường nhựa thay cho đường đất tại các khu vực nông thôn, vùng
hẻo lánh.
Thứ ba, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải còn luôn nằm trong mục
tiêu phát triển bền vững. Các nguyên tắc phát triển bền vững được hiệu cụ thể
là chiếc lược phát triển lâu dài, hòa hợp với thế giới, thống nhất trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội và duy trì môi trường. Trong quan điểm phát
triển GTVT, vấn đề phát triển bền vững cần phải nhằm vào ba phương diện:
phương diện nhu cầu, phương diện cung ứng và phương diện thể chế. Cung
ứng là đối trọng của nhu cầu và thể chế là điểm tựa. Thể chế luôn phải thay
đổi để điều tiết cân bằng nhu cầu. Nước ta là nước đang phát triển, ngành
GTVT đang đứng trước thách thức mới là xây dựng hệ thống GTVT đáp ứng
nhu cầu GT đang tăng của xã hội, áp lực về tài chính thì rất lớn, sức Ðp về
môi trường cũng không nhỏ. Do đó cần xác định rõ ngành GTVT không tồn
tại riêng lẻ mà cấu thành bởi các nhu cầu xã hội, chính sách GTVT cũng
không tồn tại cho bản thân ngành mà phục vụ các mục tiêu xã hội như phát
triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Việc nhận diện được các mục tiêu
là vấn đề cốt yếu mà từ đó để xuất các chính sách, xây dựng chiến lược, quy
hoạch và quản lý hệ thống GTVT. Hiện nay, một số giải pháp cho ngành
GTVT phát triển bền vững là: Phát triển các dự án có tính khả thi cao, cân
nhắc kỹ lưỡng đến các yếu tố kinh tế và môi trường, lựa chọn các giải pháp
chi phí hiệu quả - lâu bền, hợp thành thể thống nhất với quy hoạch đô thị và
sử dụng hiệu quả đất đai. Trong thời gian qua, Bé GTVT đã tổ chức thực hiện
một loại quy định mới về trách nhiệm của tổ chức cá nhân trong quản lý tổ
chức xây dựng và sửa chữa đường giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, kết
cấu hạ tầng cũng như chương trình khắc phục những khâu yếu kém trong quy
trình đầu tư xây dựng cơ bản ngành giao thông. Bộ GTVT cũng đã xử lý
nghiêm túc những sai phạm dẫn tới chất lượng kém của các công trình kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ. Cũng nằm trong mục tiêu phát triển bền vững
thì trong thời gian qua, hầu hết các công trình xây dựng giao thông đường bộ
đều thực hiện việc đánh giá tác động môi trường và tuân thủ nghiêm ngặt các
tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT còn phục vụ nhiệm vụ đảm bảo an
ninh quốc phòng và chính trị của đất nước. Đầu tư xây dựng mạng lưới giao
thông đường bộ vững mạnh là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững
cho cả một hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của một quốc gia.
1.1.2 Khái niệm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Theo phân loại kết cấu hạ tầng ở trên, chúng ta thấy giao thông vận tải
nói chung và giao thông vận tải đường bộ nói riêng là một trong bốn bộ phận
của hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Điều 37 Luật Giao thông đường bộ quy
định:
1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi
đỗ xe và hành lang an toàn đường bộ.
2. Mạng lưới đường bộ gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã,
đường đô thị và đường chuyên dụng.
3. Đường bộ được đặt tên hoặc số hiệu và phân thành các cấp đường.
4. Chính phủ quy định việc phân loại, đặt tên hoặc số hiệu đường và tiêu
chuẩn kỹ thuật của các cấp đường bộ.