Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.69 KB, 95 trang )
gian thu hồi vốn dài, lãi suất thấp nờn cỏc nhà đầu tư, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển thường không muốn và không đủ khả năng để đầu tư vào lĩnh
vực này. Vì vậy, nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫn là nguồn vốn chủ yếu.
- Vốn tín dụng nhà nước: từ năm 1997, được Chính phủ cho phép, Cục
đường bộ Việt Nam đã thực hiện một số hình thức tăng nguồn vốn đầu tư cho
hệ thống giao thông quốc lộ bằng hình thức này. Đõy là một nguồn vốn lớn,
hỗ trợ đầu tư chống được sự xuống cấp ở các tuyến đường không được đầu tư
bằng nguồn ngân sách. Nguồn vốn để trả nợ vay đầu tư là số tiền thu phí sử
dụng sau khi hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
- Vốn của các doanh nghiệp nhà nước: Đõy là nguồn vốn của các doanh
nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây dựng giao thông vận tải, tham gia đầu tư
xây dựng công trình. Vốn này bao gồm vốn tự có của doanh nghiệp, vốn huy
động từ khu vực tư nhân qua các doanh nghiệp thành viên là công ty cổ phần,
vay tín dụng…
- Vốn của khu vực tư nhân và dân cư: đõy là nguồn vốn của các công ty
tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH đầu tư theo hình thức BOT, ngoài
vốn tự cú, các nhà đầu tư tư nhân cũng đi vay tín dụng.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): bao gồm vốn của các cá nhân
hay tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới dạng đầu tư trực tiếp bao
gồm: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và hợp
đồng hợp tác kinh doanh.
- Vốn vay ODA: là nguồn vốn quan trọng trong đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ. Vốn vay ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức của
các tổ chức quốc tế cho các nước nghèo, chậm phát triển vay ưu đói để khôi
phục và phát triển kinh tế. Vốn vay ODA nước ngoài dựa vào hiệp định ký
kết giữa các tổ chức tiền tệ quốc tế, cỏc Chính phủ nước ngoài với Chớnh phủ
Việt Nam. Từ năm 1993 đến nay, được sự cho phép của Chính phủ, ngành
giao thông vận tải bắt đầu tiếp nhận nguồn vốn ODA để khôi phục nâng cấp
hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông. Đến nay, các nhà tài trợ chính gồm: Ngân
hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Chính phủ Nhật Bản
(OECF – JBIC), và Chính phủ nhiều nước khác như Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ…
- Vốn viện trợ: nguồn vốn của các nước, các tổ chức nhân đạo quốc tế
viện trợ cho Việt Nam dưới hình thức không hoàn lại. Nguồn vốn này thường
không lớn và có địa chỉ cụ thể do nhà tài trợ lựa chọn. Các dự án giao thông
nông thôn thường được tiếp nhận nguồn vốn này.
Theo các nguồn vốn huy động ở trờn, có thể chia thành hai nhóm: là
nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.
Nguồn vốn trong nước được hình thành từ nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước, vốn của các doanh nghiệp nhà nước và vốn của khu vực tư nhân và dân
cư. Đõy là nguồn vốn đóng vai trò chủ chốt, quyết định, là cơ sở để thu hút
nguồn vốn từ bên ngoài. Vốn trong nước có đủ lớn mới giữ được thế chủ
động, không bị phụ thuộc vào nước ngoài.
Nguồn vốn nước ngoài: bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
và vốn vay ODA. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, một vấn đề
nan giải là thiếu vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng
giao thông vận tải, trong khi nguồn vốn trong nước lại hạn hẹp, vì vậy, nguồn
vốn nước ngoài là một nguồn bổ sung hết sức quan trọng. Ngoài việc bổ sung
thêm nguồn vốn, loại hình đầu tư trực tiếp thường sẽ giúp cho nước tiếp nhận
vốn học tập nghiệm, kỹ năng quản lý, tác phong làm việc leo lối công nghiệp
của các nước phát triển. Điều này là hết sức quan trọng đối với các nước đang
phát triển.
1.3.2 Huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước để đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông vận tải đường bộ
1.3.2.1 Các hình thức huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ
Hiện nay, cỏc hỡnh thức huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ được huy động theo cỏc hỡnh thức sau:
- Phỏt hành trái phiếu: là hình thức vay nợ, trong đó thể hiện cam kết
của người phát hành sẽ thanh toán số tiền xác định vào một ngày xác định
trong tương lai với mức lãi suất nhất định cho chủ sở hữu nó. Chủ thể phát
hành trái phiếu có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương hay các công ty.
Trái phiếu chính phủ được phát hành nhằm mục tiờu cõn bằng ngân sách,
thực hiện các dự ỏn xây dựng kết cấu hạ tầng và được bảo đảm bằng ngân
sách quốc gia. Trái phiếu của Chính quyền địa phương phát hành để tài trợ
cho các dự ỏn xây dựng ở địa phương và đảm bảo bằng ngân sách địa
phương. Các công ty phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn cho đầu tư phát
triển.
- Huy động theo hình thức BOT: là hình thức đang được triển khai và
phát triển. Với mục đích giảm chi tiêu công cộng từ ngân sách, nhiều quốc gia
đó tìm kiếm hình thức đầu tư mới sử dụng nguồn vốn và nhân lực từ khu vực
kinh doanh trong và ngoài nước, dựa trờn nguyờn tắc thu phí hoàn vốn, tiêu
biểu là BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao), BTO (xây dựng, chuyển
giao, vận hành). Đõy là xu hướng phát triển nguồn vốn của các nước đang
phát triển.
- Đổi đất lấy công trình: đõy là một chính sách, biện pháp để tạo vốn
xây dựng phát triển hạ tầng giao thông hiệu quả. Trong xây dựng hệ thống
giao thông đường bộ, ở những nơi có đường giao thông đi qua, giá trị đất đai
ở hai bên đường sẽ tăng lên. Do đó, sau khi xây dựng tuyến đường, với mức
độ cho phép thì chuyển nhượng một diện tích đất nhất định để bù vào tiền đầu
tư xây dựng đường.
1.3.2.2 Sử dụng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cũng như
vốn xây dựng các cơ sở hạ tầng khác, đều có thể chia theo các giai đoạn của
một dự án đầu tư xây dựng, tức là gồm: vốn cho quá trình chuẩn bị đầu tư,
vốn để thực hiện đầu tư xây dựng và vốn duy tu bảo dưỡng, sửa chữa.
- Vốn cho quá trình chuẩn bị đầu tư: gồm các chi phí cho điều tra khảo
sát, lập và thẩm dịnh báo cáo nghiên cứu khả thi công trình.
- Vốn cho quá trình thực hiện đầu tư và xây dựng: gồm chi phí xây lắp,
mua sắm thiệt bị và các chi phí khác có liên quan.
+ Chi phớ xây lắp gồm: chi phí phá dỡ các vật kiến trúc cũ (có tính đến
giá trị vật tư, vật liệu được thu hồi (nếu có) để giảm vốn đầu tư; chi chí san
lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ
phục vụ thi công, nhà tạm hiện trường để ở và điều hành thi công (nếu có);
chi phí xây dựng các hạng mục công trình, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí di
chuyển thiết bị thi công và lực lượng xây dựng. Chi phí xây dựng được xác
định dựa trên khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước phù hợp với các yếu tố khách
quan của thị trường trong từng thời kỳ và được quản lý theo Quy chế quản lý
đầu tư và xây dựng.
+ Chi phí mua sắm thiết bị gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ,
trang thiết bị phục vụ sinh hoạt, sản xuất, làm việc, chi phí vận chuyển từ nơi
mua đến công trình, kho bãi, chi phí bảo quản, bảo dưỡng, thuế và phí bảo
hiểm thiết bị công trình, chi phí khởi cụng cụng trình (nếu có).
+ Các chi phí khác có liên quan gồm: chi phí giám sát thi công và lắp
đặt các thiết bị và chi phí tư vấn khác, chi phí Ban quản lý dự án, chi phí bảo
vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng công trình (nếu có),
chi phí kiểm định vật liệu dùng cho công trình (nếu có), lệ phí địa chính, chi
phí bảo hiểm, chi phí dự phòng, chi phí thu dọn vệ sinh công trình, tổ chức
nghiệm thu, khánh thành, bàn giao công trình, vốn lưu động ban đầu cho dự
ỏn, lãi vay ngân hàng…
Đối với các dự án nhóm A và một số dự ỏn cú yờu cầu đặc biệt được
Thủ tướng Chính phủ cho phép thỡ cũn cú chi phí nghiên cứu khoa hoc, công
nghệ có liên quan đến dự án.
- Vốn duy tu, sửa chữa: là chi phí duy tu, sửa chữa các công trình nhằm
duy trì và phục hồi năng lực của các công trình, chi phí này do chủ đầu tư
đảm nhận. Chi phí duy tu hay còn gọi là chi phí sửa chữa thường xuyên được
tiến hành hàng năm. Chi phí sửa chữa gồm: chi phí sửa chữa lớn và sửa chữa
vừa được tiến hành theo chu kỳ sửa chữa, phụ thuộc vào lượng vận tải thông
qua, cấp hạng đường, chế độ khai thác, điều kiện tự nhiên tại cụng trỡnh…
Thông thường chi phí này được tính theo phần trăm chi phí đầu tư ban đầu và
tình bình quân đều cho hàng năm khai thác.
- Tổng mức đầu tư là toàn bộ các chi phí được nêu ở trên. Tổng mức
đầu tư được phân tích tính toán và xác định trong giai đoạn lập báo cáo
nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư của dự án.
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Cơ chế đầu tư xây dựng các công trình giao thông đường bộ: Đõy
chính là môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh cho việc đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng và hoạt động đầu tư nói chung.
Đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì hệ thống cơ
chế có liên quan trực tiếp là tiêu chuẩn kỹ thuật về đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ, cơ chế quản lý đấu thầu gồm cả mô hình quản lý,
phân công, phân cấp và phối hợp giữa cỏc bờn liên quan.
- Chính sách huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng công trình giao
thông đường bộ: nước ta đang trong tình trạng thiếu vốn nên việc huy động và
cân đối vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng nói chung và hệ thống đường
bộ nói riêng càng có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm cho các dự án đầu tư được
thực hiện thành công theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Chính sách huy động vốn
cũng được hiểu là tổng thể hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về tài chính
tiền tệ được đổi mới theo hướng tạo môi trường đầu tư và môi trường kinh
doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn
phát triển. Trong những năm gần đõy, thực hiện chủ trương khai thác tối đa
nguồn vốn trong nước (chủ yếu là vốn trong dân cư) để bù đắp thiếu hụt ngân
sách, chúng ta đã tăng cường mở rộng quy mô và đa dạng húa cỏc hỡnh thức
huy động vốn. Bên cạnh cỏc hỡnh thức huy động vốn có tính truyền thống
như phát hành công trái quốc gia, phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc bằng
biện pháp hành chính, trực tiếp thông qua hệ thống kho bạc nhà nước, cỏc
hình thức huy động vốn mới nhằm tạo ra những kênh huy động vốn bổ sung
cho ngân sách nhà nước, ví dụ thông qua thị trường đấu thầu tín phiếu, trái
phiếu qua Ngân hàng nhà nước, qua trung tâm giao dịch chứng khoán…
- Công tác quản lý quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình
đường bộ: đõy là nhân tố tác động chớnh tỏc động đến hiệu quả của việc sử
dụng vốn đầu tư bao gồm những vấn đề liên quan tới quá trình xây dựng công
trình, quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, các định cơ chế phối hợp giữa cỏc
bờn liên quan, tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế quy định trong đầu tư xây
dựng các công trình giao thông.
Quản lý vốn đầu tư càng tốt thì khả năng sinh lời cao, không thất thoát,
lãng phí. Không thất thoát, lãng phí càng củng cố thêm niềm tin cho nhà đầu
tư để tiếp tục bỏ vốn thực hiện. Như vậy việc thu hút vốn sẽ dễ dàng hơn. Do
đó, đối với các nguồn vốn đầu tư, phải xác định yếu tố hiệu quả là chất lượng
của việc huy động vốn trong lâu dài. Tuy nhiên, nếu việc sử dụng vốn thiếu
hợp lý không chỉ gây thất thoát, lãng phí, thiếu niềm tin ở nhà đầu tư mà còn
là nguyên nhân lớn của lạm phát, dễ đưa nền kinh tế vào tình trạng khó khăn,
chậm phát triển và gõy khú khăn cho việc thu hút, tạo lập vốn đầu tư mới.
1.4
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TRONG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển giao thông vận tải đường bộ của các nước
1.4.1.1 Kinh nghiệm Trung Quốc
Đất nước Trung Quốc với trên 1,4 tỷ dân đã khiến cả thế giới phải kinh
ngạc vì sự phát triển nhanh chóng. Liên tục từ năm 1999-2001 tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Trung Quốc đứng đầu thế giới với tốc độ tăng trưởng bình
quân 9,3%, năm 2003 là 9,1%. Một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự tăng
trưởng đó là sự phát triển mạng lưới giao thông đường bộ nói riêng và giao
thông vận tải nói chung. Hiện nay, 30/31 tỉnh và khu vực của Trung Quốc đó
có đường cao tốc, với tổng chiều dài trên 1,7 triệu km. Đường bộ của Trung
Quốc được xếp loại tiêu chuẩn là 78%, đường loại 1 là 13,1%, đường ngoài
tiêu chuẩn là 21,6%; đường được rải mặt đạt tới 90,7% tổng chiều dài đường.
Sở dĩ đạt được như vậy vì trong 20 năm vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã
thực hiện chính sách cải tạo giao thông vận tải và coi đó là một trong những
ưu tiên chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. Phương châm của Chính phủ
Trung Quốc là “Muốn làm giàu thì làm đường, muốn giàu nhỏ thì làm đường
nhỏ, muốn giàu lớn thì làm đường lớn, muốn giàu nhanh thì làm đường cao
tốc”. Để có vốn xây dựng, chiến lược của Trung Quốc là tăng nguồn vốn
thông qua nhiều kênh và mở rộng nguồn vốn. Các nguồn vốn này gồm: vốn
chính phủ, về cơ bản là vốn ngân sách nhà nước từ nguồn thu của kho bạc và
thuế đánh vào xe cơ giới dùng cho xây dựng đường; nguồn vốn tài chính địa
phương, từ nguồn trợ cấp của chính quyền địa phương, vốn xây dựng đường
bộ và một phần từ thuế bảo dưỡng đường đối với xe cơ giới; ngoài ra cũn cỏc
nguồn vốn đúng góp từ xã hội, sử dụng vốn nước ngoài, vốn vay. Định hướng
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ của Trung Quốc là sẽ
vay thêm vốn của Ngân hàng thế giới, ADB.. và vay vốn của Chính phủ các
nước để xây dựng đường, khuyến khích liên doanh giữa Trung Quốc với nước
ngoài hoặc đầu tư vốn nước ngoài trong công nghiệp. Để thu hút tài chính từ
công chúng Trung Quốc thực hiện phát hành công trái quốc gia dùng để xây
dựng đường và cổ phần những các công ty đường bộ. Để thực hiện tốt việc
quản lý đầu tư và xây dựng đường bộ, Trung Quốc thực hiện ba tốt: “Quy
hoạch tốt, Chính sách tốt, Thực hiện tốt”. Bộ Giao thông vận tải là cơ quan
quyền lực Nhà nước về đường bộ trực thuộc Hội đồng Nhà nước, cú trỏch
nhiệm: xây dựng chính sách phát triển đường bộ, áp dụng tiếp bộ khoa học
công nghệ đường bộ, xác định các chính sách kỹ thuật về đường bộ, kiểm tra,