Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.69 KB, 95 trang )
kết quả đã đạt được của đầu tư đem lại góp phần tăng thêm năng lực sản xuất
của xã hội.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các
nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư hoặc xã hội kết quả trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó.
Như vậy, nếu xem xét trờn giỏc độ đầu tư thì đầu tư là những hoạt động
sử dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thờm cỏc tài sản vật chất, nguồn
nhân lực và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cư hoặc để duy trì khả năng
hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có.
1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải đường bộ
1.2.2.1 Khái niệm
Từ việc phân tích khái niệm đầu tư ở trên, chúng ta có thể đưa ra khái
niệm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là hình thức cấp
vốn cho việc khôi phục, nâng cấp hoặc xây dựng mới các công trình đường bộ
gồm các loại công trình đường, cầu và hầm đường bộ nhằm đáp ứng nhu cầu
vận tải và giao lưu đi lại của nhân dân.
Như vậy, đầu tư phát triển giao thông đường bộ là một hoạt động đầu
tư phát triển của nhà nước, của các đơn vị kinh tế hoặc của các địa phương
vào các công trình hoặc hạng mục công trình thuộc lĩnh vực giao thông vận
tải.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là loại hình đầu
tư cơ bản với đặc thù là một ngành sản xuất độc lập và đặc biệt bao gồm cỏc
hỡnh thức cụ thể như: làm mới, làm lại, mở rộng, khôi phục và sửa chữa lớn
các công trình đường bộ.
Làm mới là việc đầu tư xây dựng các tuyến đường, những chiếc cầu mà
từ trước đến nay chưa cú trờn mạng lưới đường sá, cầu cống của đất nước.
Đõy là hoạt động mang tính chất tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, nú gúp
phần làm tăng số lượng và giá trị tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân.
Đối với các công trình giao thông đường bộ đang có, nhưng do điều
kiện kỹ thuật khai thác và nhiệm vụ vận chuyển thay đổi thì việc mở rộng cho
phù hợp với đòi hỏi cũng là một dạng tái sản xuất mở rộng tài sản quốc gia.
Đối với các công trình giao thông đường bộ hiện có nhưng bị hư hại,
muốn khai thác bình thường thì phải tiến hành khôi phục hoặc sửa chữa.
Những hình thức này đều nhằm tái sản xuất giản đơn tài sản cố định.
1.2.2.2 Đặc điểm
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nói chung và kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng là ngành sản xuất vật chất đặc biệt
bởi nú cú những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ không chỉ mang lại lợi ích là lợi nhuận đơn thuần của các tổ chức thực
hiện mà quan trọng hơn, nó tạo điều kiện tiền đề cho các ngành sản xuất khác
khai thác phát triển và khôi phục nhu cầu đi lại của nhân dân, là điều kiện để
ổn định và phát triển kinh tế trong hiện tại cũng như trong tương lai. Chủ đầu
tư hầu như không có lợi nhuận trực tiếp trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ mà lợi ích mong đợi là cho kinh tế xã hội của đất nước.
Thứ hai, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ với bản
chất là loại hình đầu tư phát triển nờn luụn cần khối lượng vốn lớn, thời gian
tiến hành thi công dài.
Thứ ba, sản phẩm đầu tư là những công trình giao thông đường bộ, là
những hàng hóa công cộng, do nhiều thành phần tham gia khai thác, sử dụng.
Trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì sản phẩm được mua
có tính đơn chiếc, được mua từ trước khi sản xuất và theo yêu cầu đinh trước
của người mua hàng. Ở đõy, người mua chính là chủ đầu tư các công trình
giao thông đường bộ. Mỗi sản phẩm đều có thiết kế riêng, yêu cầu riêng về
công nghệ, quy mụ…Chớnh vỡ vậy, mặc dù về hình thức có thể giống nhau
nhưng chi phí xây dựng, chất lượng, khối lượng các công trình có thể khác
nhau. Sản phẩm của xây dựng giao thông đường bộ là các công trình cố định,
tồn tại, phát huy tác dụng lâu dài và gắn với đất đai.
Thứ tư, quá trình thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ luôn di dộng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, lực lượng thi công
phân tán, trải dài trên tuyến, nên đòi hỏi cao về năng lực tổ chức và sự linh
hoạt của cán bộ thi công, công tác tổ chức cung cấp vật tư phải nhịp nhàng,
phù hợp với tiến độ thi công, lực lượng thi công phải gọn nhẹ, trình độ công
nhân phải thành thạo, đơn vị thi công cần được trang bị tiên tiến, hiện đại.
Thứ năm, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nói chung và
giao thông đường bộ nói riêng phải đi trước một bước. Phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông vận tải có chức năng là trang bị kết cấu hạ tầng giao thông
phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận
chuyển ngày càng tăng của con người. Đồng thời do tính trễ của hoạt động
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (thời gian thực hiện cỏc
cụng viờc từ việc khảo sát, thiết kế cho đến khi thi công hoàn thành một công
trình giao thông đường bộ thường dài). Vì vậy, để kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ đáp ứng được nhu cầu đi lại và phục vụ sản xuất kinh doanh cần
phải dự báo được những yêu cầu cơ bản mà sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước đòi hỏi, để có định hướng đúng về quy mô, chất lượng các
công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Từ những đặc điểm phân tích ở trên, chúng ta thấy đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực chất là đầu tư phát triển mạng lưới
đường bộ, một phương thức giao thông quan trọng và tiện lợi bậc nhất trong
các loại hình giao thông hiện nay.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông
đường bộ
Để đỏnh giá vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông đường bộ,
chỳng ta có thể sử dụng hai nhóm chỉ tiêu: thứ nhất, nhóm chỉ tiêu phản ánh
việc thu hút vốn đầu tư gồm: quy mô, cơ cấu vốn đầu tư; thứ hai, nhóm chỉ
tiêu phản ánh việc sử dụng vốn đầu tư gồm: các chỉ tiêu phản ánh kết quả và
các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Cụ thể như sau:
- Quy mô vốn đầu tư: là chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiền, phản ánh chi
phí bỏ ra gắn liền với việc làm tăng thêm tài sản cố định là các công trình giao
thông đường bộ. Đó là các chi phí nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất
mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Như vậy, quy mô (khối lượng)
vốn đầu tư là chỉ tiêu tuyệt đối và được tính bằng đơn vị giá trị.
Để xác định sự tăng trưởng của vốn đầu tư có thể sử dụng mức tăng
(∆I) của vốn đầu tư hoặc tốc độ tăng trưởng (g) của vốn đầu tư.
- Cơ cấu vốn đầu tư:
Cơ cấu của một đối tượng được thể hiện bằng hai đặc trưng chính, đó là
các bộ phận cấu thành nên đối tượng và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu
thành đối tượng đó. Như vậy, cơ cấu vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa
từng loại vốn trong tổng số vốn đầu tư.
Vốn đầu tư có thể được phân chia theo nguồn vốn, cho biết tỷ lệ vốn
đầu tư theo các nguồn khác nhau (ví dụ: vốn trong nước bao gồm các nguồn
sau: Ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, tư nhân, vốn vay trong
nước…)
Vốn đầu tư có thể phân chia theo nội dung đầu tư: đầu tư cho hạ tầng
giao thông đường bộ gồm đầu tư xây đường, cầu, hầm.
Đồng thời, vốn đầu tư có thể phân chia theo tính chất của đầu tư, gồm:
đầu tư mới, đầu tư cải tạo và nâng cấp.
Vốn đầu tư có thể phân theo mô quy dự án đầu tư.
- Kết quả đầu tư được phản ánh qua:
(1) khối lượng vốn đầu tư thực hiện thực tế so với kế hoạch đặt ra (tính
bằng tỷ lệ %)
(2) Hạ tầng giao thông được hình thành từ hoạt động đầu tư (tính bằng
Km đường, cầu, hầm được xây mới hoặc nâng cấp, sửa chữa.
- Hiệu quả đầu tư
Hiệu quả đầu tư là tổng hợp các lợi ích kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi
trường, an ninh quốc phòng do đầu tư tạo ra. Các lợi ích này được xác định
trong mối quan hệ so sánh giữa các kết quả do đầu tư tạo ra với chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó.
Như vậy, hiệu quả đầu tư hạ tầng giao thông có thể được đo bằng:
(1) khối lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển và luân chuyển
tăng thêm do hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ được xây mới và nâng
cấp, cải tạo;
(2) giảm tình trạng ùn tắc đường;
(3) giảm tình trạng tai nạn giao thông…
1.2.4 Tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải đường bộ
Thứ nhất, đầu tư xây dựng cỏc cụng trình kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ tới phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế xã hội, thúc đẩy hội nhập khu vực và quốc tế.
Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
đường bộ là một ngành sản xuất với mục đích làm tiền đề cho việc phát triển
các ngành kinh tế xã hội khác. Theo đỏnh giá của Ngân hàng thế giới, nếu đầu
tư cho kết cấu hạ tầng thêm 1% thì GDP cũng tăng thêm 1% và bình quân
hàng năm người dân nhận được thêm 0,3% nước sạch, 0,8% mặt đường trải
nhựa; 1.5% năng lượng và 1,7% thông tin liên lạc.
Xây dựng giao thông còn kích thích các ngành sản xuất khỏc. Vỡ xõy
dựng giao thông tiêu thụ một lượng lớn sắt thép, xi măng, cũng như các vật
liệu xây dựng khác như cát, đá và cỏc hoỏ chất phụ gia xây dựng. Vì thế sẽ
kích thích các ngành sản xuất thép, sản xuất xi măng, khai thác cát, đá. Ngành
vận tải cũng vì thế có thị trường để vận chuyển một khối lượng lớn vật tư, vật
liệu.
Khi hệ thống giao thông đường bộ được nâng cấp, cải thiện sẽ cú tác
động làm giảm thời gian và chi phí vận chuyển vật tư hàng hóa đầu vào và
hàng hóa đầu ra của các ngành sản xuất, giảm cho phớ nhiờn liệu dùng cho
các phương tiện vận tải, giảm hao mòn, giảm chi phí và thời gian sửa chữa
các phương tiện này. Đõy là những yếu tố cấu thành chi phí sản xuất của
doanh nghiệp, của ngành sản xuất và lớn hơn nữa là của toàn xã hội. Lợi
nhuận của các doanh nghiệp sẽ tăng lên do giảm được các chi phí vận chuyển,
chi phí khấu hao tài sản.
Có thể nói trong thời kỳ suy thoái kinh tế việc ưu tiên đầu tư xây dựng
hạ tầng là giải pháp đúng đắn và hiệu quả nhất để phục hồi kinh tế. Đầu tư
xây dựng hạ tầng giao thông còn là cơ hội chuẩn bị tốt hạ tầng để khi kinh tế
hồi phục là có thể cung cấp điều kiện cho các ngành sản xuất khỏc phỏt triển
nhanh, giảm được tắc nghẽn giao thông hiện nay. Kinh nghiệm của các nước
khi đưa ra giải pháp ứng cứu kinh tế đều dành nguồn lớn cho hạ tầng trong đú
có hạ tầng giao thông. Trong gói giải pháp đợt hai, chính quyền Hoa Kỳ đã
dành 120 trong tổng số 787 tỷ đụla cho cơ sở hạ tầng. Uỷ ban cải cỏch phỏt
triển Trung Quốc trong gúi kớch cầu đợt 2 cũng dành 31,5 trong tổng số 130
tỷ Nhân dân tệ cho cơ sở hạ tầng. Tất nhiên cần chọn lĩnh vực hạ tầng nào
đang là khâu yếu nhất và khi đầu tư vào đạt nhiều mục tiêu nhất nhằm khắc
phục suy thoái.
Thứ hai, đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ còn là giải pháp trực tiếp và gián tiếp tới những vấn đề xã hội cấp bách.
Xây dựng giao thông cần nhiều lao động, nhất là lao động phổ thông.
Trong điều kiện cung lao động lớn, nhưng chất lượng lao động không cao (tỷ
lệ lao động qua đào tạo thấp), tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao và tỷ lệ sử
dụng thời gian lao động ở nông thôn thấp, thất nghiệp trá hình tồn tại phổ biến
thì đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông sẽ tạo việc làm cho nhiều lao động,
giảm áp lực giải quyết việc làm cho các khu vực khác.
Khi mạng lưới giao thông đường bộ được nâng cấp, mở rộng sẽ góp
phần giảm tai nạn giao thông và hạn chế ùn tắc giao thông tại đô thị. Tai nạn
giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông tại đô thị đang là vấn đề nóng bỏng
được Chính phủ và xã hội quan tâm. Tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn đến
vấn đề kinh tế xã hội và gia đình người bị nạn. Theo nhận định của các
chuyên gia nước ngoài thì tổng thiệt hại do tai nạn giao thông xảy ra hàng
năm ở Việt Nam là khoảng 2% GDP. Ngoài những nguyên nhân do ý thức
của người tham gia giao thông kém, thói quen điều khiển phương tiện giao
thông khụng tuõn thủ những quy định an toàn giao thông thì một yếu tố quan
trọng là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cũn kém chất lượng,
không đạt tiêu chuẩn, xuống cấp và không được bảo dưỡng duy tu thường
xuyên và quan trọng nhất là chưa kịp phát triển với tốc độ phát triển của
phương tiện vận tải đường bộ. Việc ùn tắc giao thông luôn diễn ra trên phạm
vi cả nước vẫn có xu hướng tăng và luôn thuộc vào nhúm cỏc nước có mức
tắc nghẽn giao thông vào loại cao trên thế giới.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cũn góp phần
giải quyết vấn đề môi trường giao thông. Khói thải, tiếng ồn, bụi giao thông
hiện tại đã vượt quỏ tiờu chuẩn cho phép ở rất nhiều đô thị. Chất lượng các
phương tiện giao thông thấp cộng với kết cấu hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng
được tạo nên sự ô nhiễm cao. Theo khảo sát, hàm lượng bụi trong không khí ở
Việt Nam cao từ 10 đến 60 lần mức cho phép, tiếng ồn thường vượt từ 2 đến
15dB. Môi trường không khí đang có nguy cơ ô nhiễm nặng, nồng độ một số
tác nhân ô nhiễm từ khí thải phương tiện giao thông đường bộ đã vượt quỏ
giỏ trị cho phép nhiều lần. Do vậy, một mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ có quy hoạch, hoàn thiện về tiêu chuẩn kỹ thuật, về yếu tố kinh tế
xã hội sẽ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường giao thông đường bộ.
Thứ ba, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ luôn nằm
trong mục tiờu “phỏt triển bền vững”. Trong quan điểm phát triển giao thông
vận tải, vấn đề phát triển bền vững là nhằm vào ba phương diện: một là
phương diện nhu cầu, hai là phương diện cung ứng và ba là phương diện thể
chế. Trong đó, cung ứng là đối trọng của nhu cầu và thể chế là điểm tựa. Thể
chế luôn luôn phải thay đổi để điều tiết cân bằng cung cầu. Hiện nay, một số
biểu hiện phát triển ngành giao thông vận tải bền vững là: phát triển các dự án
có tính khả thi cao, cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố kinh tế và môi trường, lựa
chọn các giải pháp chi phí hiệu quả, lâu bền, hợp thành thể thống nhất với quy
hoạch đô thị và sử dụng hiệu quả đất đai.
1.3 NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO
THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
1.3.1. Các nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ
Vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là biểu hiện bằng
tiền của toàn bộ các chi phí cần thiết để tạo nên thực thể công trình có phản
ánh toàn bộ những chi phí dùng cho việc xây dựng mới, mở rộng, xõy dựng
lại và khôi phục tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: chi phí
khảo sát, quy hoạch; chi phí chuẩn bị đầu tư và thiết kế; chi phớ xây dựng; chi
phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các khoản chi phí khác thực hiện trong một
thời kỳ nhất định. Nhìn một cách tổng hợp, nguồn vốn đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ được hình thành từ các nguồn vốn chính:
nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn do các doanh nghiệp nhà
nước đầu tư, nguồn vốn thuộc khu vực dân cư và tư nhõn, vốn đầu tư nước
ngoài.
- Vốn ngân sách nhà nước: đõy là nguồn vốn đầu tư cơ bản và quan trọng
nhất để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cũng như duy
trì việc bảo dưỡng, vận hành và đảm bảo giao thông trờn cỏc tuyến đường.
Nguồn vốn này được hình thành từ khoản chênh giữa tổng thu và chi thường
xuyên của ngân sách nhà nước. Ngoài ra còn từ bỏn, thuê tài nguyên tài sản
thuộc khu vực nhà nước và các khoản phớ khỏc. Công trình giao thông đường
bộ là những công trình công cộng, đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn trong khi thời
gian thu hồi vốn dài, lãi suất thấp nờn cỏc nhà đầu tư, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển thường không muốn và không đủ khả năng để đầu tư vào lĩnh
vực này. Vì vậy, nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫn là nguồn vốn chủ yếu.
- Vốn tín dụng nhà nước: từ năm 1997, được Chính phủ cho phép, Cục
đường bộ Việt Nam đã thực hiện một số hình thức tăng nguồn vốn đầu tư cho
hệ thống giao thông quốc lộ bằng hình thức này. Đõy là một nguồn vốn lớn,
hỗ trợ đầu tư chống được sự xuống cấp ở các tuyến đường không được đầu tư
bằng nguồn ngân sách. Nguồn vốn để trả nợ vay đầu tư là số tiền thu phí sử
dụng sau khi hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
- Vốn của các doanh nghiệp nhà nước: Đõy là nguồn vốn của các doanh
nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây dựng giao thông vận tải, tham gia đầu tư
xây dựng công trình. Vốn này bao gồm vốn tự có của doanh nghiệp, vốn huy
động từ khu vực tư nhân qua các doanh nghiệp thành viên là công ty cổ phần,
vay tín dụng…
- Vốn của khu vực tư nhân và dân cư: đõy là nguồn vốn của các công ty
tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH đầu tư theo hình thức BOT, ngoài
vốn tự cú, các nhà đầu tư tư nhân cũng đi vay tín dụng.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): bao gồm vốn của các cá nhân
hay tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới dạng đầu tư trực tiếp bao
gồm: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và hợp
đồng hợp tác kinh doanh.
- Vốn vay ODA: là nguồn vốn quan trọng trong đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ. Vốn vay ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức của
các tổ chức quốc tế cho các nước nghèo, chậm phát triển vay ưu đói để khôi
phục và phát triển kinh tế. Vốn vay ODA nước ngoài dựa vào hiệp định ký
kết giữa các tổ chức tiền tệ quốc tế, cỏc Chính phủ nước ngoài với Chớnh phủ
Việt Nam. Từ năm 1993 đến nay, được sự cho phép của Chính phủ, ngành
giao thông vận tải bắt đầu tiếp nhận nguồn vốn ODA để khôi phục nâng cấp
hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông. Đến nay, các nhà tài trợ chính gồm: Ngân