1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

* Kiểm tra trong đấu thầu các dự án do UBND huyện làm chủ đầu tư hoặc giao cho UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.15 KB, 126 trang )


65



+ Tình hình thực tế áp dụng văn bản, những vướng mắc, khó khăn

trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có);

- Kiểm tra công tác đào tạo về đấu thầu theo các nội dung sau đây:

+ Điều kiện tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu: Giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập đối với cơ sở

không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

sự phù hợp của đội ngũ giảng viên đấu thầu với quy định của pháp luật bao

gồm việc đăng ký tên trên hệ thống dữ liệu cơ sở đào tạo đấu thầu theo quy

định, sự phù hợp của tài liệu giảng dạy (giáo trình và tài liệu trình bày) theo

quy định;

+ Việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu: giảng viên, giáo trình,

bài giảng, thời lượng khóa học, và các nội dung khác có liên quan; đánh giá

kết quả học tập và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu, cấp lại chứng

chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu;

+ Việc lưu trữ hồ sơ các khóa học và quản lý hồ sơ học viên;

+ Báo cáo hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu.

- Kiểm tra chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu, chứng chỉ

liên quan đến trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên gia đấu thầu.

- Kiểm tra việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch đấu thầu theo các nội

dung sau đây:

+ Cơ sở pháp lý;

+ Nội dung của kế hoạch đấu thầu, tính hợp lý của việc phân chia gói

thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu áp dụng cho các

gói thầu, hình thức hợp đồng, thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu;

+ Việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu (nếu có) và lý do điều chỉnh;

+ Việc trình duyệt và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, chất lượng báo cáo



66



thẩm định kế hoạch đấu thầu.

- Kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu theo

các nội dung sau đây:

+ Sự tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu;

+ Sự tuân thủ theo cơ sở pháp lý được duyệt như kế hoạch đấu thầu, hồ

sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Chất lượng hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu,

hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá và báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ

yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu;

+ Nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong

việc ký kết và thực hiện hợp đồng;

+ Trình tự và tiến độ thực hiện các gói thầu theo kế hoạch đấu thầu đã

duyệt.

- Phát hiện những tồn tại, sai sót trong công tác đấu thầu và đề xuất

biện pháp khắc phục. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi

phạm pháp luật về đấu thầu, trong Báo cáo kiểm tra cần đưa ra kiến nghị theo

quy định của pháp luật về xử lý vi phạm (nếu có) đến người quyết định đầu tư

của dự án đó.

- Kiểm tra tình hình thực hiện báo cáo về công tác đấu thầu.

Thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra về công tác đấu thầu đã giúp

các cơ quan quản lý nhà nước cũng như người có thẩm quyền, chủ đầu tư của

các dự án chủ động nắm bắt và kiểm soát được tình hình thực hiện công tác

đấu thầu tại các dự án, mục đích chính là nhằm đảm bảo công tác đấu thầu

diễn ra công bằng, minh bạch, hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí trong đầu tư.

+ Công trình Nhà văn hóa thôn Tiền Lệ xã Tiền Yên đã được UBND

huyện Hoài Đức phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình tại Quyết định



67



số 19/QĐ-UBND ngày 09/1/2009. Tuy nhiên khi chưa có quyết định phê

duyệt kế hoạch đấu thầu thì UBND xã Tiền Yên đã phê duyệt hồ sơ mời thầu

và phê duyệt chỉ định đơn vị thi công gói thầu xây lắp.

+ Công trình Trường trung học cơ sở thị trấn Trạm Trôi đã được

UBND huyện Hoài Đức phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp tại Quyết

định số 4135/QĐ-UBND ngày 17/11/2008, sau đó thì bên mời thầu của chủ

đầu tư chỉ đăng tải 02 kỳ liên tiếp trên báo đấu thầu không đủ 03 kỳ liên tiếp

theo quy định.

+ Công trình Gia cố mặt đê tả đáy đoạn từ K9+981,2 đến K11+257

Hoài Đức đã được UBND huyện Hoài Đức về việc phê duyệt duyệt kế hoạch

đấu thầu tại Quyết định số 3684/QĐ-UBND ngày 3/6/2008 và phê duyệt

duyệt hồ sơ mời thầu tại Quyết định số 4083/QĐ-UBND ngày 17/6/2008. Tuy

nhiên Ban quản lý dự án ĐTXD huyện đã không thực hiện việc đăng tải kế

hoạch đấu thầu theo đúng quy định của Luật Đấu thầu dẫn tới sự hạn chế

tham gia của các nhà thầu.

2.2.2 Tình hình áp dụng các phương pháp và công cụ đối với hoạt động

quản lý nhà nước về đấu thầu.

* Phương pháp quản lý

Các phương pháp quản lý về đấu thầu của nhà nước nói chung và của

UBND huyện nói riêng đều nhằm đảm bảo hoạt động đấu thầu diễn ra công

bằng, minh bạch, công khai từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh, tiết kiệm

ngân sách, sử dụng vốn hiệu quả ...

Trong những năm qua UBND huyện đã sử dụng các phương pháp:

hành chính, kinh tế, giáo dục để thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt

động đấu thầu, tình hình thực hiện cụ thể như sau:

Phương pháp hành chính



68



Là cách tác động trực tiếp bằng các quyết định mang tính bắt buộc của

cơ quan có thẩm quyền lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra,

đặc biệt ở các mặt sau:

- Lập kế hoạch đấu thầu.

Tất cả các dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu

tư phát triển và các dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy

trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ

chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân do UBND huyện Hoài

Đức đầu tư, quản lý trước khi lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án thì bắt buộc

chủ đầu tư lập kế hoạch đấu thầu gửi phòng Tài chính Kế hoạch thẩm định

trình UBND huyện phê duyệt làm căn cứ để triển khai các bước tiếp theo.

Đối với các dự án do UBND xã, thị trấn quản lý thì Ban Tài chính xây

dự xã là cơ quan đầu mối thẩm định kế hoạch đấu thầu trình UBND xã, thị

trấn phê duyệt.

- Đăng tải thông tin về đấu thầu.

UBND huyện đã ban hành văn bản số 32/UBND-TCKH ngày14/1/2008

chỉ đạo Ban quản lý dự án ĐTXD huyện, UBND các xã, thị trấn, các đơn vị

được giao nhiệm vụ chủ đầu tư phải thực hiện cung cấp thông tin về đấu thầu

trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu đối với các nội

dung sau:

+ Kế hoạch đấu thầu: Trong kế hoạch đấu thầu phải nêu rõ số lượng gói

thầu và nội dung của từng gói thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:

Tên gói thầu;

Giá gói thầu;

Nguồn vốn;



69



Hình thức lựa chọn nhà thầu; phương thức đấu thầu;

Thời gian lựa chọn nhà thầu;

Hình thức hợp đồng;

Thời gian thực hiện hợp đồng.

+ Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi: Yêu cầu đăng tải 03

kỳ liên tiếp trên báo đấu thầu.

+ Kết quả lựa chọn nhà thầu

+ Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu

+ Các thông tin khác liên quan.

- Đối tượng tham gia hoạt động đấu thầu.

Thực hiện điểm a khoản 1 điều 5 Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày

05/5/2008 của Chính phủ có quy định: Cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động

đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu, trừ các

nhà thầu. Căn cứ vào quy định trên của Chính phủ, hàng năm UBND huyện

Hoài Đức cũng tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp

tham gia hoạt động đấu thầu để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng

yêu cầu phải có chứng chỉ nghiệp vụ về đấu thầu, đặc biệt đối với phòng Tài

chính Kế hoạch ( cơ quan đầu mối thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời

thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu), Ban quản lý dự án ĐTXD huyện ( Bên mời

thầu: tổ chức đấu thầu, giải quyết kiến nghị trong đấu thầu).

Việc áp dụng phương pháp hành chính trong công tác quản lý nhà nước

về đấu thầu đã giúp cho UBND huyện thực hiện tốt công tác chuẩn bị đấu thầu

từ khâu lập kế hoạch đấu thầu, tổ chức đấu thầu và lựa chọn được nhà thầu.

Ban quản lý dự án ĐTXD huyện, UBND các xã, thị trấn, các đơn vị được giao

nhiệm vụ chủ đầu tư đã chủ động lập kế hoạch đấu thầu theo đúng quy định

( lựa chọn hình thức đấu thầu phù hợp, phân chia gói thấu đảm bảo việc lựa



70



chọn thuận lợi, thời gian triển khai hợp lý), đăng tải thông tin công khai minh

bạch ... từ đó thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, góp phần tăng khả

năng cạnh tranh, thể hiện sự công khai minh bạch trong đấu thầu.

Ví dụ: Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường xã Song Phương – Vân

Côn, Đoạn từ cầu vượt Láng Hòa Lạc – Trục đường xã Vân Côn do UBND

huyện Hoài Đức quyết định đầu tư và giao cho Ban quản lý dự án ĐTXD

huyện thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư.

Căn cứ Báo cáo thẩm định số 739/BC-TCKH ngày 12/12/2010 của

phòng Tài chính Kế hoạch, Tờ trình số 470/TTr-BQL ngày 04/12/2010 của

Ban quản lý dự án ĐTXD huyện đề nghị phê duyệt kế hoạch đấu thầu, UBND

huyện Hoài Đức đã ban hành Quyết định số 4014/QĐ-UBND ngày

20/12/2010 về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu với các nội dung sau:

Phần công việc đã thực hiện: Tư vấn khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ

thuật, thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.

Phần công việc không đấu thầu: Chi phí quản lý dự án, chi phí đảm bảo

giao thông, chi phí dự phòng, chi phí thẩm định quyết toán.

Phần công việc sẽ tổ chức thực hiện đấu thầu được chia thành 05 gói

thầu bao gồm:



TT



Tên gói thầu



Giá gói

thầu

( đồng)



Hình thức

lựa chọn

nhà thầu



Thời

Hình thức gian thực

hợp đồng hiện hợp

đồng



17.907.000



Chỉ định

thầu



Theo tỷ lệ

phần trăm



Dịch vụ tư vấn

1



Tư vấn đấu thầu



20 ngày



71



2



Giám sát thi

công



3



169.916.000



Chỉ định

thầu



Theo tỷ lệ

phần trăm



Theo thời

gian thi

công



38.510.000



Chỉ định

thầu



Theo tỷ lệ

phần trăm



30 ngày



Chỉ định

thầu



Trọn gói



10 ngày



Đấu thầu

rộng rãi



Theo đơn

giá



180 ngày



Tư vấn kiểm

toán



Mua sắm hàng hóa

Bảo hiểm công

14.259.000

trình

Xây lắp

Xây lắp công 6.632.173.00

5

trình

0

4



Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu áp dụng cho 05

gói thầu nêu trên:

Hình thức lựa chọn nhà thầu:

+ Đối với gói thầu từ số 1- 4 áp dụng hình thức chỉ định rút gọn đối với

gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá trị dưới 500 triệu

đồng phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định 85/2009/NĐ-CP

ngày 15/10/2009 của Chính phủ.

+ Đối với gói thầu số 5 áp dụng hình thức: Đấu thầu rộng rãi trong nước.

Phương thức áp dụng cho các gói thầu từ 1-5: 01 túi hồ sơ.

Giá gói thầu: Được xác định trên cơ sở dự toán được duyệt.

Nguồn vốn đầu tư:

+ Ngân sách huyện đầu tư.

+ Đề nghị ngân sách Thành phố hỗ trợ.

Thời gian lựa chọn nhà thầu: Sau khi có quyết định duyệt kế hoạch đấu thầu.

Đối với gói thầu xây lắp ( gói số 5) áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi

sau khi UBND huyện phê duyệt kế hoạch đấu thầu, Ban quản lý dự án ĐTXD



72



huyện ( Bên mời thầu) đã thông báo mời thầu trên báo đấu thầu số 5,6,7 từ

ngày 07/1/2011 và tiến hành tổ chức mở thầu vào 9h00 ngày 18/1/2011 đảm

bảo đúng quy định về thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày đối

với gói thầu quy mô nhỏ có giá gói thầu dưới 08 tỷ đồng.

Phương pháp kinh tế

Là cách tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế để

đối tượng bị quản lý lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả, cụ thể ở một

số công việc sau:

- Bảo đảm dự thầu: là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp

đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của

nhà thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Giá trị bảo

đảm dự thầu từ 1-3% giá trị gói thầu theo yêu cầu của Bên mời thầu được xác

định trong hồ sơ mời thầu.



- Bảo đảm thực hiện hợp đồng: là việc nhà thầu thực hiện một trong

các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm

thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trong thời gian xác định theo yêu

cầu của hồ sơ mời thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng tối đa bằng 10%

giá hợp đồng, trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực

hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được

người có thẩm quyền cho phép.

- Bảo hành công trình: là việc khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư

hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình

thường do lỗi của nhà thầu gây ra. Thời gian bảo hành công trình là thời gian

được tính từ ngày chủ đầu tư ký Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng đã

hoàn thành để đưa vào sử dụng. Thời gian bảo hành công trình phải được gia



73



hạn cho đến khi khắc phục xong các sai sót do lỗi của nhà thầu., giá trị bảo hành

5% giá trị hợp đồng.

- Một số công việc khác mà chủ đầu tư có thể yêu cầu:

+ Lưu lượng tiền mặt để thực hiện yêu cầu của hợp đồng

+ Ứng phần vốn còn thiếu để thực hiện gói thầu

+ Cam kết sử dụng phương tiện vận tải dưới 10T, 15T.

+ Yêu cầu về máy móc thiết bị sử dụng cho gói thầu, ....

Việc thực hiện một trong những công việc trên của chủ đầu tư là nhằm

mục đích gắn chặt trách nhiệm của nhà thầu đối với gói thầu từ khâu tham dự

đấu thầu đến việc bảo hành khắc phục các sai sót do lỗi nhà thầu, từ đó góp

phần nâng cao chất lượng, hiệu lực quản lý nhà đối với công tác đấu thầu.

Phương pháp giáo dục

Là cách thức tác động vào nhận thức của đối tượng quản lý nhằm nâng

cao tính tự giác, tích cực lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thể

hiện ở một số công việc sau:

- Khuyến khích các chủ đầu tư ngoài việc đăng tải thông tin trên báo

đấu thầu theo quy định thì đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng

khác.

- Đưa ra các tiêu chí phù hợp trong hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu để có

thể thu hút sự tham gia của các nhà thầu mới thành lập.

- Xử lý những tình huống, giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

- Thương thảo hoàn thiện để ký kết hợp đồng.

* Công cụ quản lý



74



Công cụ quản lý là phương tiện mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động

lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra.

Pháp luật

Là một trong những công cụ được UBND huyện sử dụng thường xuyên

để thực hiện việc quản lý nhà nước về họat động đấu thầu, thể hiện rõ rệt ở

việc sau:

- Áp dụng đúng các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về đấu

thầu từ bước lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ yêu cầu (mời thầu), tổ chức lựa

chọn nhà thầu.

- Phổ biến hướng dẫn để các chủ đầu tư nắm bắt được văn bản mới của

nhà nước.

Việc sử dụng đúng các quy định của pháp luật về đấu thầu hiện hành là

một giải pháp rất quan trọng để đảm bảo hoạt động đấu thầu diễn ra công

khai, minh bạch, tạo sự cạnh tranh từ đó giúp chủ đầu tư lựa chọn tốt nhà thầu

có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu gói thầu.

Kế hoạch

Kế hoạch trung hạn, hàng năm để thực hiện đầu tư các dự án trên địa

bàn được UBND huyện xây dựng và trình HĐND huyện phê duyệt từ đó có

cơ sở đầu tư, phân bổ kinh phí để thực hiện dự án có hiệu quả.

Đối với kế hoạch đấu thầu của từng dự án là cụ thể hóa việc triển khai

kế hoạch hàng năm, trung hạn, là việc phân chia dự án thành các gói thầu, bảo

đảm quy mô không quá nhỏ hoặc quá lớn làm hạn chế sự tham gia của các

nhà thầu. Việc phân chia dự án thành các gói thầu đảm bảo quy định của Luật

đấu thầu, Nghị định về đấu thầu giúp cho các chủ đầu tư trên địa bàn thực

hiện và quản lý tốt dự án.



75



Báo đấu thầu

Là công cụ đặc biệt giúp quản lý Nhà nước về đấu thầu, đồng thời là cơ

hội cho các nhà thầu trong và ngoài nước tiếp cận các thông tin đấu thầu đầy

đủ và chân thực.

Trong những năm qua, các chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ

đầu tư của UBND huyện Hoài Đức đã thực hiện cơ bản tốt việc đăng tải các

thông tin về đấu thầu theo đúng quy định hiện hành, từ đó góp phần giúp

UBND huyện thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đấu thầu.

2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động

đấu thầu tại UBND huyện Hoài Đức

2.3.1 Tình hình thực hiện đấu thầu tại UBND huyện

- Năm 2008 UBND huyện triển khai thực hiện đấu thầu 189 dự án trong

đó: huyện làm chủ đầu tư 78 dự án, xã làm chủ đầu tư 111 dự án; 187 dự án

đầu tư xây dựng và 02 dự án đầu tư không có hoạt động xây dựng.

- Năm 2009 UBND huyện triển khai thực hiện đấu thầu 66 dự án trong

đó: huyện làm chủ đầu tư 20 dự án, xã làm chủ đầu tư 46 dự án; 44 dự án đầu

tư xây dựng và 22 dự án đầu tư không có hoạt động xây dựng.

- Năm 2010 UBND huyện triển khai thực hiện đấu thầu 119 dự án trong

đó: huyện làm chủ đầu tư 70 dự án, xã làm chủ đầu tư 49 dự án; 108 dự án

đầu tư xây dựng và 11 dự án đầu tư không có hoạt động xây dựng.



Bảng 2.1 Một số dự án tiêu biểu giai đoạn 2008-2010:



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

×