1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

2 Mục tiêu và nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.15 KB, 126 trang )


11



(BMT) đưa ra các yêu cầu phù hợp (thể hiện trong HSMT) và người bán (nhà

thầu) cạnh tranh với nhau để giành được hợp đồng (bán được hàng) với giá

bán cạnh tranh song vẫn bảo đảm chất lượng của hàng hoá, công trình, dịch

vụ. Một nguyên tắc cơ bản để bảo đảm được cạnh tranh trong đấu thầu đó là

việc tạo ra sự mâu thuẫn lợi ích hay xung đột lợi ích. Xung đột lợi ích trong

đấu thầu có thể hiểu một cách nôm na rằng CĐT, BMT luôn mong muốn

nhanh, bền, tốt, rẻ trong khi đó, nhà thầu thì luôn muốn làm ít, hưởng nhiều

và có nhiều hợp đồng. Tuy vậy, do hoạt động đấu thầu là việc chi dùng tiền

nhà nước nên việc mong muốn của các chủ thể tuy là chính đáng song không

thể tuỳ tiện mà cần theo quy định. Như vậy, khi có sự xung đột lợi ích giữa

các bên sẽ tạo ra động lực cạnh tranh giữa CĐT, BMT và các nhà thầu để đạt

được sự cân bằng về lợi ích thì cuộc đấu thầu sẽ diễn ra và hàng hoá, dịch vụ,

công trình được cung cấp sẽ bảo đảm về chất lượng. Bên cạnh đó, giữa các

nhà thầu cũng phải có sự cạnh tranh để giành lấy được hợp đồng và đó sẽ là

điều kiện để kích thích các nhà thầu phát huy sáng tạo, cải tiến biện pháp thi

công, cải tiến công nghệ...

Để thực hiện mục tiêu này, BMT phải tạo mọi điều kiện để các nhà thầu

có cơ hội tham dự đấu thầu. Điều này được thể hiện trên nhiều khía cạnh được

đổi mới trong Luật Đấu thầu so với Quy chế đấu thầu trước đây, thể hiện:

- Ngay từ giai đoạn lập và phê duyệt KHĐT, việc phân chia công việc

phải thực hiện đấu thầu hành các gói thầu đã phải tính đến việc tăng khả năng

cạnh tranh (Điều 6 và Điều 18 của Luật Đấu thầu);

- Thông tin về đấu thầu, thông báo mời thầu phải được đăng tải trên tờ

báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý

Nhà nước về đấu thầu (Điều 5 Luật Đấu thầu);

- Thời gian phát hành HSMT cho các nhà thầu được kéo dài tới trước



12



thời điểm đóng thầu để nhiều nhà thầu có cơ hội tham gia dự thầu.

* Thống nhất quản lý việc chi tiêu sử dụng tiền của Nhà nước.

Việc mua sắm bằng nguồn vốn nhà nước (mua sắm công) cần phải

được quản lý thống nhất, tránh việc mỗi nơi lại theo những chỉ đạo, hướng

dẫn khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Nhìn chung việc tổ chức đấu thầu ở

Việt Nam thời gian qua đảm bảo thực hiện theo luật pháp của Nhà nước. Tuy

nhiên, thực tế cho thấy, việc tuân thủ luật pháp còn mang nặng tính hình thức.

Điều đó có nghĩa là chúng ta đã có quy định, người thực hiện tuân thủ một

cách nghiêm túc, nhưng trên thực tế rất nhiều hoạt động không diễn ra công

khai (như thông đồng, dàn xếp, móc nối, quân xanh quân đỏ,...) để lách Luật.

Do vậy, ngoài việc hiểu Luật, tuân thủ Luật Đấu thầu, điều quan trọng là cần

phải tăng cường thanh tra các hoạt động đấu thầu và xử lý các vi phạm pháp

luật về đấu thầu.

Để bảo đảm thống nhất quản lý việc chi tiêu, sử dụng vốn nhà nước thì

hoạt động đấu thầu cần bảo đảm như sau:

+ Có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, tránh

sự chồng chéo, mâu thuẫn. Để làm được điều này cần có sự chỉ đạo thống

nhất từ các cấp cao nhất, tiếp đến là sự đồng thuận, thống nhất của các Bộ,

ngành, địa phương, tránh lợi ích cục bộ - không vì lợi ích toàn cục, lợi ích của

người dân.

+ Hoạt động đấu thầu không mang tính đặc thù theo ngành mà cần hiểu

các ngành đều có đặc thù về tính kỹ thuật chuyên biệt để phân biệt ngành này

với ngành khác. Vì vậy, khi thực hiện các gói thầu của các ngành khác nhau

bao giờ cũng phải quan tâm tới các yếu tố kỹ thuật chuyên biệt và điều đó đòi

hỏi nhà thầu phải có năng lực, kinh nghiệm phù hợp. Các yếu tố khác biệt đó

đều phải được thể hiện trong HSMT (cụ thể ở phần yêu cầu kỹ thuật, tiêu



13



chuẩn đánh giá). Như vậy, các gói thầu khác nhau (kể cả cùng ngành, cùng dự

án nhưng khác nhau về quy mô) sẽ có HSMT khác nhau chứ không phải có

quy định khác nhau cho từng ngành hay cụ thể hơn là từng gói thầu. Chính vì

lẽ đó, trong đấu thầu các trình tự thực hiện là như nhau, không phải vì đặc thù

của từng ngành mà dẫn tới trình tự thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại

một số tổ chức, cá nhân vẫn cho rằng có đặc thù về đấu thầu trong ngành mình

để ”vận dụng” hướng dẫn quy định đấu thầu riêng cho ngành mình không theo

quy định chung, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này sẽ làm ảnh

hưởng tiêu cực tới tính thống nhất quản lý chi tiêu, sử dụng tiền nhà nước.

* Công khai, minh bạch

Công khai, minh bạch trong đấu thầu vừa là một trong những mục tiêu,

vừa là một trong những yêu cầu cần quán triệt.

Công khai trong đấu thầu có thể hiểu là sự không che đậy, dấu giếm,

không bí mật vì lợi ích của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó mà cần thể hiện,

bày tỏ các nội dung thông tin theo quy định cho mọi người liên quan hoặc có

quan tâm được biết.

Nội dung công khai cần thể hiện trên khía cạnh thông tin, bao gồm các

yêu cầu về gói thầu được thể hiện trong HSMT bảo đảm thể hiện rõ ràng, dễ

hiểu, tránh đa nghĩa. Theo đó, tất cả những nội dung trong HSMT mới được

coi là yêu cầu, ngoài HSMT không thể được coi là yêu cầu và nhà thầu không

bị bắt buộc thực hiện các nội dung công việc ngoài HSMT. Kể cả tiêu chuẩn

đánh giá (tổng hợp đến chi tiết) đều phải được thể hiện rõ ràng, minh bạch

trong HSMT, quá trình xét thầu không được thêm bớt, bổ sung.

Các thông tin liên quan tới việc tham dự thầu, tổ chức các cuộc thầu, thông tin

về dự án, thông tin về trao thầu... đều phải được thông báo công khai rộng rãi

theo quy định.



14



* Đảm bảo công bằng

Đây là mục tiêu rất quan trọng trong đấu thầu. Trong toàn bộ quá trình

thực hiện Luật Đấu thầu, phải hết sức tôn trọng quyền lợi của các bên có liên

quan. Mọi thành viên từ chủ đầu tư đến các nhà thầu, các tổ chức tư vấn được

thuê thực hiện một phần công việc của đấu thầu đều bình đẳng với nhau trước

pháp luật. Mỗi bên có quyền và trách nhiệm được quy định. Chủ đầu tư không

được phép cho rằng mình là người có quyền cao nhất muốn làm gì thì làm,

muốn cho ai trúng thầu thì cho. Nhà thầu không được lợi dụng quan hệ thân

thiết, hoặc những tác động vật chất đối với các thành viên tổ chuyên gia đấu

thầu để làm sai lệch KQĐT theo hướng có lợi cho mình.

Tính công bằng trong đấu thầu thể hiện rằng các chủ thể tham gia đều

phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Cụ thể hơn là người

có thẩm quyền phê duyệt các nội dung quan trọng trong đấu thầu phải thực

hiện theo quy định mà không thể dùng ảnh hưởng cá nhân để phê duyệt tạo

thuận lợi cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức có lợi ích liên quan. Còn đối

với chủ đầu tư phải có trách nhiệm lập HSMT bảo đảm công bằng, không

được tạo lợi thế cho một hoặc một số cá nhân, hạn chế sự tham gia của các

nhà thầu khác. Khi HSMT đã được phê duyệt thì CĐT, BMT, tổ chuyên gia

phải thực hiện theo đúng các nội dung nêu trong HSMT, không được thiên vị,

đối xử bất công với bất kỳ nhà thầu nào. Ngoài ra, mọi thông tin liên quan đến

quá trình tổ chức đấu thầu đều phải được công khai theo quy định đến tất các

nhà thầu để có cơ hội tiếp cận như nhau trong quá trình tham gia đấu thầu.

* Bảo đảm hiệu quả của công tác đấu thầu.

Hiệu quả của công tác đấu thầu chính là việc sử dụng một cách có hiệu

nguồn tiền của Nhà nước. Việc sử dụng các nguồn tiền của Nhà nước có thể

mang lại hiệu quả ngắn hạn cho dự án và hiệu quả dài hạn về kinh tế - xã hội.



15



Hiệu quả ngắn hạn là các gói thầu đều được thực hiện bảo đảm chất

lượng trong phạm vi nguồn ngân sách dự kiến sẽ bảo đảm được tính khả của

dự án.

Hiệu quả dài hạn về mặt kinh tế có thể dễ dàng nhìn nhận và đánh giá

thông qua chất lượng hàng hoá, công trình, dịch vụ ứng với số tiền bỏ ra và

chính các công trình, nhà máy, dịch vụ, các chính sách được tạo lập... sẽ có

tác động tạo ra các nguồn thu mới, các giá trị thặng dư cho đất nước. Hiệu

quả xã hội có thể nhìn nhận qua các khía cạnh như tạo thêm nhiều công ăn

việc làm, nâng cao mức sống dân cư, tạo diện mạo mới cho bộ mặt kinh tế

của đất nước thông qua các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được

nâng cấp, cải thiện sẽ là những động lực để thu hút đầu tư nước ngoài, tạo

môi trường thông thoáng cho các hoạt động đầu tư- kinh doanh.

* Phòng, chống tham nhũng

Mục tiêu tiếp theo của đấu thầu là loại trừ tham nhũng. Đây là mục tiêu

vừa có tính lâu dài, vừa có tính cấp bách trước mắt vì Việt nam đã ký vào

công ước quốc tế về chống tham nhũng. Có thể nói rằng, tham nhũng là một

trong những căn bệnh dễ có nguy cơ nảy sinh trong quá trình mua sắm công

vì công quỹ, tài sản là của Nhà nước, của chung, thuộc sở hữu toàn dân, đặc

biệt trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng giao thông, lĩnh vực mua sắm công có

lượng vốn đầu tư thường rất lớn.

Tham nhũng có thể xẩy ra trong đấu thầu dưới nhiều hình thức khác

nhau, có thể kể đến các hành vi tham nhũng như:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, cố ý làm trái pháp luật dẫn

đến có hành động sai trong việc quyết định trúng thầu, ký hợp đồng để được

hưởng bổng lộc từ nhà thầu;

- Nhũng nhiễu, đòi hỏi các thứ có giá trị từ tổ chức, cá nhân có liên



16



quan đến quá trình đấu thầu, và do đó có hành động làm sai lệch KQĐT;

- Rút ruột công trình, sử dụng các vật tư, nguyên liệu không đúng với

cam kết trong HSDT và trong hợp đồng đã ký kết làm giảm chất lượng, tuổi

thọ của công trình...

Để thực hiện mục tiêu loại trừ tham nhũng này, công tác đấu thầu cần phải:

+ Công khai các thông tin về đấu thầu, các yêu cầu, điều kiện, tiêu

chuẩn đánh giá HSDT trong HSMT;

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu nhằm phát hiện

và ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng;

+ Xử lý nghiêm theo đúng quy định của luật pháp những hành vi tham nhũng.

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại cấp

huyện

* Nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu

Thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu được tiến

hành theo quy định tại Điều 66 Chương V Luật Đấu thầu do Quốc Hội ban

hành năm 2005 với các nội dung sau đây:

- Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy

phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu

Việc ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản

quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu là các hoạt động của quá trình

truyền bá văn bản, chính sách về đấu thầu do cơ quan nhà nước có thẩm

quyền ban hành theo thủ tục, trình tự.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu

Áp dụng cho các cá nhân trực tiếp tham gia họat động đấu thầu, phải có

chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu, trừ các nhà thầu do cơ sở

được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật cấp.

Đấu thầu là lĩnh vực đặc thù đòi hỏi người thực hiện phải có năng lực,



17



trình độ và đặc biệt là kiến thức nghề nghiệp. Theo đó chất lượng công tác

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về đấu thầu đóng vai trò rất quan trọng

giúp cho người làm công tác đấu thầu có được kiến thức và trình độ để giải

quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn nhằm sử dụng có hiệu quả nhất

đồng vốn của nhà nước.

- Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu

Là hoạt động được tiến hành thường xuyên trong một khoảng thời gian

nhất định nhằm rà soát, đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu tại

một địa phương, đơn vị từ đó rút ra kinh nghiệm trong công tác quản lý để có

những chính sách, giải pháp phù hợp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai

đoạn mới.

- Quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu trên phạm vi cả nước bao gồm

tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu và hệ thống mạng đấu

thầu quốc gia

Là việc xây dựng, quản lý và phát hành Báo Đấu thầu, trang thông tin điện

tử về đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia do Cục quản lý đấu thầu thuộc

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Hợp tác quốc tế về đấu thầu

Hợp tác quốc tế về đấu thầu là hoạt động có vai trò quan trọng để xây

dựng và phát triển công tác đấu thầu của mỗi quốc gia. Thông qua việc Xây

dựng và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, điều ước hoặc thoả thuận quốc

tế về đấu thầu. Tổ chức thực hiện giao dịch, tiếp xúc, giới thiệu và tham gia

thẩm định các dự án đầu tư, liên doanh liên kết với nước ngoài trong các lĩnh

vực đấu thầu. Triển khai thực hiện một số chương trình, dự án phù hợp từ

nguồn viện trợ, tài trợ của các nước, các tổ chức liên chính phủ và phi chính

phủ trong lĩnh vực đầu tư.



18



- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu

thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật này và

quy định của pháp luật có liên quan

Kiểm tra, Thanh tra đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân

liên quan đến hoạt động đấu thầu để thực hiện gói thầu thuộc dự án quy định

của Luật Đấu thầu. Tổ chức và hoạt động của thanh tra đấu thầu được thực

hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Nhà thầu dự thầu có quyền kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu và

những vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu tới bên mời thầu, chủ đầu tư

và người có thẩm quyền. Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu thì

người có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của nhà thầu trên cơ sở Báo cáo của

Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị theo quy định của Luật Đấu thầu.

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu

được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu bị xử lý theo một hoặc

các hình thức sau đây: Cảnh cáo, phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu thầu,

về hình sự nếu hành vi đó cấu thành tội phạm, ngoài việc bị xử lý theo các hình

thức trên còn bị đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về

đấu thầu. Chính phủ quy định cụ thể việc xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.

* Nội dung chính quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại

UBND huyện Hoài Đức

Tuy nhiên, đối với mức độ và phạm vi công việc, do tính chất các dự

án, công trình ở cấp huyện chủ yếu từ nhóm C trở xuống nên việc quản lý nhà

nước đối với hoạt động đấu thầu chỉ gồm có các nội dung sau đây:

Phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm

pháp luật và chính sách về đấu thầu.



19



- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc ban hành.

+ Quốc hội: Ban hành Luật

+ Chính phủ: Ban hành Nghị định

+ Bộ Kế hoạch & Đầu tư: Ban hành Thông tư, Quyết định, Công văn.

+ UBND huyện ( phòng Tài chính Kế hoạch) phổ biến hướng dẫn các

văn bản do Quốc hội, Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư ban hành.

- Đối tượng được hướng dẫn:

Các cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu gồm:

+ Chuyên viên phòng Tài chính Kế hoạch huyện

+ Cán bộ ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện

+ Chuyên viên một số phòng ban huyện

+ Chủ tịch, các phó chủ tịch, cán bộ phụ trách đầu tư các xã, thị trấn.

- Công cụ thực hiện:

+ Hệ thống văn bản phổ biến, hướng dẫn.

+ Đội ngũ giảng viên.

+ Hệ thống trường, lớp thực hiện

+ Hệ thống tài liệu, máy móc thiết bị.

- Chỉ số đánh giá công tác quản lý nhà nước đấu thầu.

+ Số lượng văn bản mới ban hành được phổ biến

+ Số đơn vị, người được tiếp cận văn bản

Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu.

- Cơ quan, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng.

+ Các cơ sở tổ chức hoạt động, đào tạo bồi dưỡng được thành lập theo

quy định pháp luật

+ Sở Kế hoạch & Đầu tư, UBND huyện ( Phòng Tài chính Kế hoạch)

phối hợp hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng



20



- Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng:

+ Chuyên viên phòng Tài chính Kế hoạch huyện

+ Cán bộ ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện

+ Chuyên viên một số phòng ban huyện

+ Chủ tịch, các phó chủ tịch, cán bộ phụ trách đầu tư các xã, thị trấn.

- Công cụ thực hiện:

+ Hệ thống văn bản phổ biến, hướng dẫn.

+ Đội ngũ giảng viên.

+ Hệ thống trường, lớp thực hiện

+ Hệ thống tài liệu, máy móc thiết bị.

- Chỉ số đánh giá công tác quản lý nhà nước đấu thầu.

+ Số người được cấp chứng chỉ về đấu thầu/số người tham dự khóa học

về đấu thầu

+ Số người được đào tạo, bồi dưỡng

+ Năng lực quản lý đấu thầu của các đơn vị

Kiểm tra hoạt động trong đấu thầu các dự án do UBND huyện làm

chủ đầu tư hoặc giao cho UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tư

- Cơ quan, tổ chức thực hiện kiểm tra.

+ UBND huyện kiểm tra

- Đối tượng kiểm tra:

+ Đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư

+ Dự án do UBND huyện quyết định đầu tư hoặc hỗ trợ vốn

- Công cụ thực hiện:

+ Ban hành văn bản về kế hoạch kiểm tra

+ Thành lập đoàn kiểm tra

- Chỉ số đánh giá công tác quản lý nhà nước đấu thầu.



21



+ Năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư

+ Số dự án thực hiện đúng trình tự thủ tục về đấu thầu

1.3 Phương pháp và công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu

1.3.1 Phương pháp quản lý

Phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu là tổng thể

những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của cơ quan nhà nước lên

hoạt động đấu thầu để thực hiện các mục tiêu quản lý ( tăng cường cạnh tranh,

tiết kiệm ngân sách, đảm bảo công bằng, minh bạch, công khai ...) để hướng

đến mục tiêu chung là phát triển kinh tế xã hội.

Các phương pháp quản lý chủ yếu của nhà nước về hoạt động đấu thầu:

* Phương pháp hành chính.

Phương pháp hành chính trong quản lý đấu thầu là các cách tác động

trực tiếp bằng các quyết định dứt khoát mang tính bắt buộc của nhà nước lên

đối tượng và khách thể trong quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong

những tình huống nhất định.

Đặc điểm của phương pháp này mang tính quyền lực và tính bắt buộc.

Vai trò của phương pháp này:

Xác lập trật tự cho đối tượng đấu thầu hoạt động

Giải quyết vấn đề nhanh chóng, dứt khoát

Khâu nối các phương pháp khác lại

* Phương pháp kinh tế.

Là phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích

kinh tế để cho đối tượng bị quản lý lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả

nhất trong phạm vi hoạt động, là sự vận dụng các phạm trù kinh tế, đòn bẩy

kinh tế, các định mức kinh tế kỹ thuật ... ( thực chất là một biện pháp để sử

dụng các quy luật kinh tế).



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

×