1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của đấu thầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.15 KB, 126 trang )


5



với thế giới thì bắt đầu xuất hiện khái niệm “đấu thầu”. Theo định nghĩa về

thuật ngữ đấu thầu trong Luật Đấu thầu của Việt Nam thì đó là quá trình lựa

chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu

thuộc các dự án sử dụng vốn nhà nước. Kết quả của sự lựa chọn là có hợp

đồng được ký kết với các điều khoản quy định chi tiết trách nhiệm của hai

bên. Một bên là nhà thầu phải thực hiện các nhiệm vụ như nêu trong hồ sơ

mời thầu (có thể là dịch vụ tư vấn, cung cấp hàng hoá hoặc chịu trách nhiệm

xây dựng một công trình...), một bên là chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát,

kiểm tra, nghiệm thu và thanh toán tiền.

Theo quan điểm của tác giả, thực chất của quá trình đấu thầu ở Việt

Nam đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước là một quá trình mua sắm- quá

trình chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước.

1.1.2 Vai trò của đấu thầu

Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, nó tuân theo các

quy luật khách quan của thị trường như quy luật cung- cầu, quy luật giá cả- giá

trị. Thông qua hoạt động đấu thầu, những người mua (BMT) có nhiều cơ hội để

lựa chọn những người bán phù hợp với mình, mang lại hiệu quả cao nhất- xứng

với giá trị của đồng tiền mà người mua sẵn sàng bỏ ra. Đồng thời những người

bán (nhà thầu) có nhiều cơ hội để cạnh tranh nhằm đạt được các hợp đồng, có

thể cung cấp các hàng hóa sản xuất ra, cung cấp các kiến thức mà mình có hoặc

các dịch vụ mà mình có khả năng đáp ứng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Với vai trò của công tác đấu thầu là nhằm quản lý việc chi tiêu, sử dụng

các nguồn tiền một cách có hiệu quả nên trên thế giới hiện nay các định chế tài

chính đều áp dụng các quy định về đấu thầu để giải ngân đối với các khoản tài

trợ cho các quốc gia vay vốn. Có thể kể đến các quy định trên thế giới về đấu

thầu mua sắm như Luật mẫu về Đấu thầu của UNCITRAL (Liên hợp quốc),



6



Hiệp định Mua sắm chính phủ của WTO ( Tổ chức thương mại thế giới), Hướng

dẫn đấu thầu mua sắm của WB, ADB, JICA... Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia

cũng đều có các quy định riêng về đấu thầu theo các hình thức khác nhau có thể

là luật, nghị định, sắc lệnh...

* Vai trò của đấu thầu đối với nền kinh tế

Công tác đấu thầu đóng góp những thành tựu to lớn cho sự phát triển

kinh tế, thể hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động của kinh tế thị trường,

cụ thể vai trò của hoạt động đấu thầu thể hiện cơ bản qua các mặt sau:

Thông qua đấu thầu, các hoạt động kinh tế đều được kích thích phát

triển như các ngành sản xuất trực tiếp, các ngành công nghiệp phụ trợ, chế

biến. Với việc nhiều nhà thầu đứng vai trò tổng thầu để kết hợp được các nhà

chế tạo, nhà sản xuất, các chuyên gia tư vấn nhằm thực hiện các gói thầu quy

mô lớn, tổng hợp nhiều lĩnh vực đã làm cho hoạt động kinh tế được diễn ra

theo hướng chuyên môn hóa sâu và đa phương hóa rộng.

Đấu thầu là một công cụ quan trọng của kinh tế thị trường, giúp người

mua (BMT) và người bán (nhà thầu) gặp nhau thông qua cạnh tranh;

Phát triển các ngành sản xuất theo hướng chuyên môn hoá sâu và hợp

tác hoá rộng đồng thời phát triển thị trường đấu thầu. Thông qua đấu thầu đã

phát triển được thị trường người bán, nhiều doanh nghiệp nhà thầu lớn mạnh,

nhiều doanh nghiệp được thành lập mới hoặc đặt chân vào thị trường đấu

thầu, kích thích thị trường trong nước phát triển chống được sự độc quyền tự

nhiên. Các CĐT, BMT cũng được tăng cường về năng lực, họ có thêm kiến

thức, thông tin và trở thành những người mua ngày một thông thái hơn. Bên

cạnh đó, hoạt động đấu thầu góp phần tạo động lực cho sự phát triển nhờ tăng

cường sự công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả và thúc đẩy cạnh tranh

các hoạt động mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước cho các công trình



7



công cộng;

Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhược điểm của

những thủ tục hành chính nặng nề cản trở sự năng động, sáng tạo;

* Vai trò của đấu thầu đối với Chính phủ

Đấu thầu là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ quản lý chi tiêu, sử

dụng các nguồn vốn của Nhà nước sao cho có hiệu quả và chống thất thoát,

lãng phí. Đó là những khoản tiền được chi dùng cho đầu tư phát triển mà có

sự tham gia của các tổ chức nhà nước, DNNN ở một mức độ nào đó, cũng

như cho mục tiêu duy trì các hoạt động của bộ máy Nhà nước;

* Vai trò của đấu thầu đối với Chủ đầu tư

Thông qua đấu thầu, các CĐT đã lựa chọn được những nhà thầu đủ năng

lực, kinh nghiệm để thực hiện các dự án, gói thầu làm thay đổi diện mạo kết

cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của đất nước. Hàng loạt các con đường, cây cầu,

bến cảng, sân bay, nhà máy điện, xi măng, các công trình cấp nước, thoát nước,

dầu khí... đã được xây dựng, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh

tế đất nước phát triển.

Việc chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước thông qua đấu thầu sẽ giúp

các chủ đẩu tư có điều kiện xem xét, quản lý và đánh giá một cách minh bạch

các khoản chi tiêu do quá trình đấu thầu phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ

với sự tham gia của nhiều bên;

Ngoài ra, các CĐT, BMT đã được tăng cường rất nhiều về năng lực, từ

chỗ hiểu đấu thầu còn mơ hồ đến nay đã có thể thực hiện công tác đấu thầu

thuần thục.

* Vai trò của đấu thầu đối với Nhà thầu

Thông qua đấu thầu, các nhà thầu trong nước từ khi chỉ làm thầu phụ

cho các nhà thầu nước ngoài đến nay đã lớn mạnh có thể tham gia đấu thầu



8



cạnh tranh bình đẳng với nhà thầu nước ngoài để dành được các hợp đồng lớn.

Hoạt động đấu thầu không chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp mà được diễn

ra trên toàn thế giới. Các nhà thầu danh tiếng trên thế giới- họ là những người

sẵn sàng và có khả năng tham gia vào tất cả các hoạt động của các quốc gia,

thông qua đó các nhà thầu trong nước học hỏi được kiến thức, kinh nghiệm,

công nghệ để áp dụng cho mình.

1.1.3 Đặc điểm của đấu thầu

Bản chất của hoạt động đấu thầu mua sắm là việc bỏ tiền để đạt được mục

tiêu nhất định trong một thời gian xác định. Theo đó, hoạt động đấu thầu mua

sắm bằng tiền của Nhà nước được gọi là Mua sắm công hay Mua sắm Chính

phủ. Các quy định để thực hiện các hành vi mua sắm thông qua đấu thầu được

chi phối, điều tiết bởi người sở hữu nguồn tiền sử dụng cho việc mua sắm.

Với việc sử dụng tiền của Nhà nước để tiến hành mua sắm nên hoạt

động này có những đặc điểm như sau:

* Mục tiêu, nội dung đấu thầu mua sắm rõ ràng

Hoạt động đấu thầu mua sắm nhằm thực hiện nội dung công việc thuộc

các dự án được duyệt để đạt được các mục tiêu cơ bản về tăng trưởng kinh tế,

phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tăng cường mức sống của dân cư...

theo các kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế hàng năm, 5 năm hoặc dài

hạn. Do vậy, mục tiêu của đấu thầu gắn chặt và là một hoạt động không tách

rời với mục tiêu của dự án.

Đối với từng gói thầu cụ thể, mục tiêu thể hiện qua việc lựa chọn các

nhà thầu đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để

thực hiện việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ tư vấn), dịch

vụ xây dựng các công trình, hạng mục công trình, đào tạo, chuyển giao công

nghệ. Việc phải mua sắm hàng hoá; xây dựng công trình bảo đảm công năng,



9



tính năng và hiệu năng sử dụng; cung cấp các dịch vụ đều được thể hiện rõ

trong quyết định đầu tư, KHĐT của dự án.

* Có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình đấu thầu mua sắm

Khi đấu thầu sử dụng tiền của Nhà nước thì hoạt động này được thực

hiện bởi các cơ quan của Nhà nước, các DNNN hoặc các đơn vị có sử dụng

nguồn tiền của Nhà nước nên có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình đấu

thầu để bảo đảm được các mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng,

minh bạch và hiệu quả kinh tế. Các chủ thể tham gia có thể bao gồm:

Các đối tượng tham gia trực tiếp vào hoạt động đấu thầu:

- Bên mua: Chính là Nhà nước mà đại diện là các cơ quan của Nhà

nước theo từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế, bao gồm:

Thứ nhất là Người có thẩm quyền quyết định việc đấu thầu mua sắm

(Người phê duyệt quyết định đầu tư);

Thứ hai là Chủ đầu tư: Đó là cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ hoặc

sử dụng tiền của Nhà nước (DNNN, các tổ chức vay tiền của Nhà nước hoặc

do Nhà nước bảo lãnh cho khoản vay) thực hiện đầu tư, đấu thầu;

Thứ ba là BMT: Đó là tổ chức được Chủ đầu tư giao nhiệm vụ (trường

hợp thuộc Chủ đầu tư) hoặc thuê (thông qua hợp đồng) tổ chức đấu thầu;

Thứ tư là Tổ chuyên gia đấu thầu, bao gồm các cá nhân được Chủ đầu

tư quyết định thành lập để thực hiện nhiệm vụ đánh giá HSDT, lựa chọn nhà

thầu phù hợp với yêu cầu căn cứ HSMT và tiêu chuẩn đánh giá.

- Bên bán: Nhà thầu (nhà cung cấp, nhà xây dựng và nhà tư vấn) tham

gia đấu thầu các gói thầu phù hợp với điều kiện năng lực và kinh nghiệm của

mình để dành được các hợp đồng trên cơ sở cạnh tranh hoặc thông qua các

hình thức lựa chọn khác theo quy định.



10



Các đối tượng tham gia gián tiếp vào hoạt động đấu thầu:

Ngoài Bên mua và Bên bán là các đối tượng tham gia trực tiếp hoạt

động đấu thầu còn có một bộ phận thứ ba gián tiếp tham gia vào hoạt động

đấu thầu, bao gồm:

Thứ nhất là cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát;

Thứ hai là tổ chức, công ty kiểm toán độc lập;

Thứ ba là công luận, các cơ quan báo chí;

Thứ tư là sự tham gia của cộng đồng với vai trò giám sát.

1.2 Mục tiêu và nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu

1.2.1 Mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu

Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp

ứng các yêu cầu của mình theo quy định của luật pháp. Trong nền kinh tế thị

trường, người mua tổ chức đấu thầu để người bán (các nhà thầu) cạnh tranh

nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các

yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của

nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ đó với giá đủ bù đắp

các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.

Đối với nhà nước thì việc quản lý hoạt động đấu thầu nhằm hướng tới

những mục tiêu chính sau:

* Tăng cường cạnh tranh

Một trong những yếu tố đạt được hiệu quả của công tác quản lý nhà

nước về đấu thầu là phải bảo đảm được quy luật cạnh tranh theo cơ chế thị

trường. Trong hoạt động đấu thầu nói chung và công tác đấu thầu của Việt

Nam nói riêng, mục tiêu cạnh tranh đang ngày càng được tăng cường. Có

cạnh tranh thì mới có động lực để sáng tạo, cải tiến, kích thích người mua



11



(BMT) đưa ra các yêu cầu phù hợp (thể hiện trong HSMT) và người bán (nhà

thầu) cạnh tranh với nhau để giành được hợp đồng (bán được hàng) với giá

bán cạnh tranh song vẫn bảo đảm chất lượng của hàng hoá, công trình, dịch

vụ. Một nguyên tắc cơ bản để bảo đảm được cạnh tranh trong đấu thầu đó là

việc tạo ra sự mâu thuẫn lợi ích hay xung đột lợi ích. Xung đột lợi ích trong

đấu thầu có thể hiểu một cách nôm na rằng CĐT, BMT luôn mong muốn

nhanh, bền, tốt, rẻ trong khi đó, nhà thầu thì luôn muốn làm ít, hưởng nhiều

và có nhiều hợp đồng. Tuy vậy, do hoạt động đấu thầu là việc chi dùng tiền

nhà nước nên việc mong muốn của các chủ thể tuy là chính đáng song không

thể tuỳ tiện mà cần theo quy định. Như vậy, khi có sự xung đột lợi ích giữa

các bên sẽ tạo ra động lực cạnh tranh giữa CĐT, BMT và các nhà thầu để đạt

được sự cân bằng về lợi ích thì cuộc đấu thầu sẽ diễn ra và hàng hoá, dịch vụ,

công trình được cung cấp sẽ bảo đảm về chất lượng. Bên cạnh đó, giữa các

nhà thầu cũng phải có sự cạnh tranh để giành lấy được hợp đồng và đó sẽ là

điều kiện để kích thích các nhà thầu phát huy sáng tạo, cải tiến biện pháp thi

công, cải tiến công nghệ...

Để thực hiện mục tiêu này, BMT phải tạo mọi điều kiện để các nhà thầu

có cơ hội tham dự đấu thầu. Điều này được thể hiện trên nhiều khía cạnh được

đổi mới trong Luật Đấu thầu so với Quy chế đấu thầu trước đây, thể hiện:

- Ngay từ giai đoạn lập và phê duyệt KHĐT, việc phân chia công việc

phải thực hiện đấu thầu hành các gói thầu đã phải tính đến việc tăng khả năng

cạnh tranh (Điều 6 và Điều 18 của Luật Đấu thầu);

- Thông tin về đấu thầu, thông báo mời thầu phải được đăng tải trên tờ

báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý

Nhà nước về đấu thầu (Điều 5 Luật Đấu thầu);

- Thời gian phát hành HSMT cho các nhà thầu được kéo dài tới trước



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

×