1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

3 Phương pháp và công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.15 KB, 126 trang )


22



Đặc điểm của phương pháp này là nó tác động lên đối tượng quản lý

không bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là chỉ đề ra mục tiêu,

nhiệm vụ phải đạt được, đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế,

những phương tiện vật chất có thể sử dụng để họ tự tổ chức việc thực hiện

nhiệm vụ.

Vai trò của phương pháp này là:

Phát huy được sự sáng tạo của các đối tượng quản lý.

Làm cho hoạt động đấu thầu diễn ra theo khuôn khổ pháp luật và phát

triển trong cạnh tranh.

* Phương pháp giáo dục.

Là cách thức tác động của nhà nước vào nhận thức và tình cảm của

những con người thuộc đối tượng quản lý, nhằm nâng cao tính tự giác, tích

cực và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm cho

người lao động phân biệt phải – trái, đúng – sai, lợi – hại ..., từ đó nâng cao

tính tự giác trong công việc.

Vai trò của phương pháp này:

Biến hoạt động của con người từ thụ động sang chủ động

Vừa quản lý tốt hoạt động đấu thầu vừa kết hợp giải quyết các vấn đề

xã hội ( công bằng, văn minh).

1.3.2 Công cụ quản lý

Công cụ quản lí nói chung là tất cả mọi phương tiện mà chủ thể quản lí

sử dụng để tác động lên đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu quản lí đề

ra. Vai trò của công cụ quản lí thể hiện ở chỗ là nếu mục tiêu đề ra có chính

xác và khả thi đến đâu đi nữa, nhưng nếu không có công cụ quản lí tương ứng

thì cũng không thể thực hiện được.



23



Từ khái niệm chung nhất về công cụ quản lí, có thể có định nghĩa về

công cụ quản lí Nhà nước về đấu thầu là tổng thể những phương tiện hữu hình

và vô hình mà Nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể trong hoạt động

đấu thầu nhằm thực hiện mục tiêu quản lí.

Các công cụ quản lí nhà nước về đấu thầu:

Pháp luật:

Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc

chung (quy phạm pháp luật) thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồng

xã hội, do Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo toàn và

phát triển xã hội theo các đặc trưng đã định.

Chức năng chủ yếu của pháp luật là điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục để

đảm bảo các hoạt động diễn ra theo mục tiêu và phương hướng nhất định.

Hình thức biểu hiện của công cụ pháp luật là văn bản quy phạm pháp

luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện công tác

quản lý nhà nước về đấu thầu hiện hành bao gồm:

- Luật đấu thầu năm 2005;

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư

xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội

và hướng dẫn thi hành việc lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng

số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội;

- Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật

đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng;

- Thông tư số 21/2010/TT-BKH ngày 28/10/2010 của Bộ KH&ĐT quy

định chi tiết lập Báo cáo thẩm định HSMT, HSYC;

- Thông tư số 08/2010/TT-BKH ngày 21/4/2010 của Bộ KH&ĐT quy



24



định chi tiết lập Báo cáo Thẩm định kết quả đấu thầu.

- Thông tư số 01/2011/TT-BKHĐT ngày 04/01/2011 của Bộ KH&ĐT

quy định chi tiết kiểm tra về công tác đấu thầu.

- Thông tư số 10/2010/TT-BKH ngày 13/5/2010 Bộ KH&ĐT quy định

về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu nhằm tăng cường tính chuyên

nghiệp hóa, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu, đồng

thời nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo đấu thầu.

- Thông tư số 17/2010/TT-BKH ngày 22/7/2010 của Bộ KH&ĐT quy

định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng.

- Thông tư liên tịch số 20/2010/TTLT-BKH-BTC ngày 21/9/2010 liên

Bộ KH&ĐT, Tài chính quy định chi tiết việc cung cấp thông tin về đấu thầu

để đăng tải trên Báo Đấu thầu.

- Một số văn bản khác có liên quan về việc hướng dẫn đăng tải thông tin

trên Hệ thống đấu thầu qua mạng và Báo Đấu thầu;

Kế hoạch

Kế hoạch theo nghĩa hẹp là phương án hành động trong tương lai. Theo

nghĩa rộng, kế hoạch là quá trình xây dựng, chấp hành, giám sát và kiểm tra

việc thực hiện phương án hành động trong tương lai.

Kế hoạch trung hạn (kế hoạch 3 năm, kế hoạch 5 năm): là phương tiện

chủ yếu để cụ thể hóa các mục tiêu và các giải pháp đã được lựa chọn trong

chiến lược. Kế hoạch trung hạn, trong đó có phân bổ chỉ tiêu cho từng năm, là

hình thái chủ yếu của kế hoạch, và là định hướng chung cho quá trình phát

triển kinh tế - xã hội.

Kế hoạch hàng năm: là sự cụ thể hóa của Kế hoạch trung hạn nhằm

thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của kế hoạch trung hạn. Kế



25



hoạch hàng năm được xây dựng căn cứ vào mục tiêu và định hướng, vào

phương pháp, nhiệm vụ của Kế hoạch trung hạn và vào kết quả phân tích tình

huống.

Kế hoạch đấu thầu là việc phân chia dự án thành các gói thầu, bảo đảm

quy mô không quá nhỏ hoặc quá lớn làm hạn chế sự tham gia của các nhà

thầu. Nội dung của các gói thầu bao gồm:

- Tên gói thầu;

- Giá gói thầu;

- Nguồn vốn;

- Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu;

- Thời gian lựa chọn nhà thầu;

- Hình thức hợp đồng;

- Thời gian thực hiện hợp đồng;

Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu:

- Quyết định đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan.

Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì căn cứ theo

quyết định của người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án.

- Điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế đối với các dự án

sử dụng vốn ODA.

- Thiết kế, dự toán được duyệt (nếu có).

- Nguồn vốn cho dự án.

- Các văn bản pháp lý khác liên quan (nếu có).

Báo đấu thầu

Báo Đấu Thầu là tờ báo duy nhất của Việt Nam được thành lập theo

Luật Đấu thầu đã được Quốc hội thông qua. Trong điều 5 Luật Đấu Thầu ghi

rõ “những nội dung liên quan đến đấu thầu phải được đăng tải trên các tờ báo



26



chuyên về đấu thầu”

Với mục tiêu cạnh tranh-công bằng-minh bạch và hiệu quả kinh tế, Báo

Đấu thầu là công cụ đặc biệt giúp quản lý Nhà nước về đấu thầu, đồng thời là

cơ hội cho các nhà thầu trong và ngoài nước tiếp cận các thông tin đấu thầu

đầy đủ và chân thực. Theo Luật Đấu thầu, những nội dung liên quan đến việc

chi tiêu và đầu tư phát triển từ nguồn vốn Nhà nước của Trung ương, địa

phương, Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND các cấp đều phải công khai trên tờ

báo chuyên về đấu thầu, nay là Báo Đấu thầu, từ thông báo mời thầu, kế

hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, đấu thầu hạn chế… đến những sai

phạm trong lĩnh vực đấu thầu. Với việc đăng tải miễn phí các thông tin này,

sự ra đời của Báo Đấu thầu đã tiết kiệm cho các Ban quản lý, chủ đầu tư hàng

trăm tỷ đồng mỗi năm.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt

động đấu thầu

1.4.1 Nhân tố chủ quan

- Chất lượng giảng viên thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và thể

hiện rõ nét, sâu sắc nhất trong mối quan hệ, tác động qua lại với học viên, cụ thể:

Thứ nhất, giảng viên truyền đạt kiến thức góp phần hình thành tri thức

cho người học.

Quá trình đào tạo đòi hỏi phải trang bị cho học viên những kiến thức,

kỹ năng cơ bản và nghiệp vụ chuyên ngành về hoạt động đấu thầu theo

chương trình, mục tiêu đào tạo đã được xác định để làm cơ sở cho người học

tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào trong thực tiễn công tác quản lý nhà nước

về đấu thầu.

Những kiến thức cần trang bị cho người học là vô cùng vô tận, luôn



27



thay đổi theo yêu cầu của thực tiễn, cho nên trên cơ sở mục tiêu đào tạo,

giảng viên xác định những kiến thức cần trang bị cho người học, đồng thời có

phương pháp truyền đạt khoa học để người học tiếp thu hiệu quả, đó là những

phương pháp dạy, kỹ năng sư phạm mà người thầy cần phải học tập, trau dồi.

Thứ hai, giảng viên hướng dẫn cho người học phương pháp tư duy,

gồm tư duy độc lập, tư duy sáng tạo và tư duy phê phán để xử lý tốt các tình

huống trong đấu thầu.

Hiện nay, việc hướng dẫn cho người học phương pháp tư duy rất quan

trọng, bên cạnh việc trang bị tri thức mới. Cho nên, một yêu cầu được đặt ra

hiện nay là trong quá trình giảng dạy của mình, giảng viên phải hướng dẫn

cho người học năng lực tư duy.

Giảng viên trích dẫn các quan điểm khác nhau về một vấn đề trong

thực tế để người học vận dụng giải quyết, đánh giá quan điểm đó hay đưa ra

một vấn đề lý luận để vận dụng vào các tình huống tương tự trong hoạt động

quản lý ở đơn vị, địa phương mình.

- Trình độ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước

về hoạt động đấu thầu.

Trong nền hành chính của bất cứ một địa phương nào, cán bộ, công

chức luôn có vị trí đặc biệt quan trọng. Trình độ cán bộ, công chức hành

chính nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của

bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà

nước luôn là hệ quả trực tiếp từ hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công

chức hành chính nhà nước.

Đội ngũ cán bộ, công chức là nguồn lực chủ yếu của hệ thống hành

chính có thể vận hành và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Do tình



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

×