1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.15 KB, 126 trang )


27



thay đổi theo yêu cầu của thực tiễn, cho nên trên cơ sở mục tiêu đào tạo,

giảng viên xác định những kiến thức cần trang bị cho người học, đồng thời có

phương pháp truyền đạt khoa học để người học tiếp thu hiệu quả, đó là những

phương pháp dạy, kỹ năng sư phạm mà người thầy cần phải học tập, trau dồi.

Thứ hai, giảng viên hướng dẫn cho người học phương pháp tư duy,

gồm tư duy độc lập, tư duy sáng tạo và tư duy phê phán để xử lý tốt các tình

huống trong đấu thầu.

Hiện nay, việc hướng dẫn cho người học phương pháp tư duy rất quan

trọng, bên cạnh việc trang bị tri thức mới. Cho nên, một yêu cầu được đặt ra

hiện nay là trong quá trình giảng dạy của mình, giảng viên phải hướng dẫn

cho người học năng lực tư duy.

Giảng viên trích dẫn các quan điểm khác nhau về một vấn đề trong

thực tế để người học vận dụng giải quyết, đánh giá quan điểm đó hay đưa ra

một vấn đề lý luận để vận dụng vào các tình huống tương tự trong hoạt động

quản lý ở đơn vị, địa phương mình.

- Trình độ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước

về hoạt động đấu thầu.

Trong nền hành chính của bất cứ một địa phương nào, cán bộ, công

chức luôn có vị trí đặc biệt quan trọng. Trình độ cán bộ, công chức hành

chính nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của

bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà

nước luôn là hệ quả trực tiếp từ hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công

chức hành chính nhà nước.

Đội ngũ cán bộ, công chức là nguồn lực chủ yếu của hệ thống hành

chính có thể vận hành và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Do tình



28



hình kinh tế xã hội thường xuyên thay đổi, đòi hỏi thường xuyên phải phát

triển năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác quản lý nhà nước về

hoạt động đấu thầu.

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, những kết quả đạt được về lĩnh vực

đấu thầu tại UBND huyện Hoài Đức là rất đáng khích lệ, hình thành nên

những dự án, công trình có ý nghĩa to lớn góp phần cải thiện hạ tầng kỹ thuật,

hạ tầng xã hội từ đó đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất

lượng cuộc sống của nhân dân, trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ công

sức, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới,

hội nhập và phát triển, một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa đủ năng lực

thực thi công vụ gây ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện các dự án.

- Sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành trong công tác quản lý nhà

nước về mặt đấu thầu.

Việc phối hợp giữa các phòng ban trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có rất

ý nghĩa đặc biệt quan trong nhằm tăng cường kiến thức, năng lực chuyên môn

của các đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện công vụ.

Sự cần thiết phải có sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc công tác

quản lý nhà nước về đấu thầu trước hết xuất phát từ yêu cầu công việc. Trước

khi phê duyệt dự án thì phải có sự tham gia ý kiến của các cơ quan có liên

quan trong quá trình thẩm định và phê duyệt.

Ví dụ một dự án xây dựng trường học ở địa điểm mới thì phải lấy ý kiến

phòng Quản lý đô thị về sự phù hợp quy hoạch, tiêu chuẩn quy mô và phương

án thiết kế, lấy ý kiến phòng Tài Nguyên Môi trường về kế hoạch sử dụng

đất, lấy ý kiến phòng Giáo dục đào tạo về quy mô đào tạo, phòng Tài chính

Kế hoạch về nguồn vốn đầu tư, UBND xã đặt địa điểm xây dựng công trình



29





Đến giai đoạn duyệt kế hoạch đầu thầu là nguồn vốn để thực hiện các

gói thầu là phải được xác định: nếu vốn đầu tư, hỗ trợ của ngân sách huyện thì

phòng Tài chính Kế hoạch phải tham mưu trình phương án giao vốn, nếu có

vốn hỗ trợ GPMB thì Hội đồng bồi thường GPMB phải xây dựng dự toán và

trình duyệt, nếu vốn ngân sách xã thì UBND xã phải có phương án bố trí, ….

Trong quá trình tiến hành lựa chọn nhà thầu thì các phòng ban trong huyện

cũng phải có sự phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có

năng lực đáp ứng được yêu cầu mục tiêu dự án.

Vì thế các phòng, ban, ngành có sự phối hợp tốt sẽ giúp cho việc thực

hiện công tác quản lý nhà nước được đảm bảo, hiệu quả, ngược lại sẽ tạo ra

những tác động tiêu cực đến quá trình triển khai các dự án và gây ảnh hưởng

xấu đến việc phát triển kinh tế xã hội.

1.4.2 Nhân tố khách quan

- Năng lực của các đơn vị tư vấn đấu thầu.

Dịch vụ tư vấn đấu thầu hiện nay được các cơ quan, đơn vị thực hiện đấu

thầu ngày càng quan tâm sử dụng nhằm đảm bảo quy trình lựa chọn nhà thầu

được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, tiết kiện thời

gian và đem lại hiệu quả kinh tế cao, phổ biến trong việc thực hiện: tư vấn lập

hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và giải quyết các kiến nghị trong đấu

thầu với tư cách là bên mời thầu.

Nếu đơn vị tư vấn đấu thầu có năng lực, kinh nghiệm trong công tác đầu

thầu sẽ giúp cho chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng được yêu cầu cho gói

thầu nhanh gọn và hiệu quả, ngược lại nếu đơn vị tư vấn không đủ năng lực

thì làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án, lãng phí thời gian và nguồn

vốn, mất đi cơ hội thực hiện dự án đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả



30



thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của chủ đầu tư trong một thời kỳ nhất

định.

Vì vậy, việc lựa chọn đơn vị tư vấn đấu thầu có đủ năng lực chuyên môn

là rất quan trọng để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đấu thầu.

- Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản

Trong cơ chế cũ, tài chính quốc gia và tài chính của các doanh nghiệp

quốc doanh không tách biệt nhau. Ngân sách Nhà nước bù đắp các khoản lỗ

của doanh nghiệp quốc doanh và thu phần lợi nhuận của chúng. Do đó hầu hết

các công trình xây dựng đều do Nhà nước nuôi, lỗ Nhà nước bù, các đơn vị

kinh tế cơ sở chỉ biết làm, thiếu thì kêu, hết việc thì nghỉ hưởng lương, và

cũng từ đây nảy sinh ra nhiều biểu hiện tiêu cực, xuất hiện hình thức "lỗ thật,

lãi giả".. Cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm đã khơi dậy mọi tiềm năng, tạo

đà cho sự năng động vươn lên và thực sự đi vào hạch toán kinh doanh đối với

các doanh nghiệp. Ngân sách Nhà nước đã giảm đáng kể các khoản bù lỗ,

đồng thời tăng cường các khoản chi trả nợ nước ngoài và dự trữ quốc gia, vì

vậy vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản còn bị hạn chế bởi nhiều mặt.

Việc sử dụng vốn đầu tư hiện nay đã ảnh hưởng không ít đến việc thực

hiện chế độ đấu thầu. Một khi doanh nghiệp đã tự đi vào hạch toán kinh

doanh thì trong đấu thầu vốn đầu tư càng phải được quan tâm tích cực. Bởi

nếu không xác định được vốn đầu tư cho công trình lấy từ nguồn nào thì

không thể tiến hành đấu thầu được. Nhân tố này đòi hỏi:

Phía Nhà nước (chủ đầu tư) phải xác định được nguồn vốn đầu tư:

+ Vay nước ngoài &viện trợ nước ngoài.

+ Lấy từ ngân sách Nhà nước.

+ Vốn huy động (huy động của tư nhân).

+ Vốn vay ngân hàng.



31



+ Vốn tự có (liên doanh, liên kết).

Phía doanh nghiệp (nhà thầu): phải đánh giá đúng năng lực tài chính

của mình, phải tự khẳng định mình, tức là tự đi vào hạch toán kinh doanh,

phải tính đúng, tính đủ các chi phí, phải đảm bảo được thu - chi cân đối, làm

được như vậy tạo ra được cơ sở vững chắc để tham dự đấu thầu.

Vậy vốn đầu tư vừa là điều kiện tiên quyết, vừa là phương tiện thực

hiện và là mục tiêu hàng đầu của bất cứ một cuộc đấu thầu nào.

- Nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ

Trong sự phát triển kinh tế hiện nay, chúng ta không thể mãi mãi dùng

lao động thủ công hay máy móc cũ kỹ mà phải tiến theo sự phát triển của

khoa học thời đại, đặc biệt là ngành xây dựng cơ bản giờ đây còn đòi hỏi khoa

học kỹ thuật ở mức ngang tầm với thế giới để phục vụ trong công trình có qui

mô lớn và công nghệ phức tạp. Do đó khoa học kỹ thuật công nghệ là một chỉ

tiêu cơ bản trong quá trình xét thầu.

Việc sử dụng khoa học kỹ thuật vào xây lắp sẽ cho phép giảm được

đáng kể khối lượng lao động thủ công, nâng cao được năng suất và chất lượng

công trình, đặc biệt là giảm chi phí trong xây lắp. Trong lĩnh vực tư vấn cũng

vậy, việc áp dụng triệt để yếu tố khoa học công nghệ góp phần rút ngắn thời

gian, đáp ứng được độ chính xác và hiệu quả cao trong công việc.

Như vậy nhân tố khoa học kỹ thuật tạo khả năng cạnh tranh cho nhà

thầu một cách đắc lực, nhằm dẫn nhà thầu đến gần với khả năng thắng thầu

lớn nhất.

- Nhân tố thông tin

Thông tin cần thiết cho mọi hoạt động xã hội. Trong đấu thầu thì lượng

thông tin phải xử lý rất nhiều. Thông tin giúp nhà thầu hiểu rõ về công trình mà

mình đang tranh giành hợp đồng, thông tin tạo điều kiện cho nhà thầu biết được



32



những đối thủ đang cạnh tranh với mình ... và điều đáng quan tâm hơn cả là có

thông tin, thì việc lập hồ sơ dự thầu mới tạo được cơ sở trúng thầu.

Đối với chủ đầu tư, thông tin là cơ sở phục vụ cho việc xét chọn nhà

thầu có đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng. Hiện nay, phần lớn các công trình

trên hạn ngạch đều có đầu tư từ nước ngoài và hình thức bắt buộc là phải đấu

thầu quốc tế, do đó lượng thông tin quốc tế phải đảm bảo kịp thời, nhằm tạo

điều kiện cho phía Việt Nam thuận lợi trong công tác ngoại giao và đàm phán.

Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về

hoạt động đấu thầu, mỗi nhân tố có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau,

nhưng nhân tố nào cũng đều có tính hai mặt: ảnh hưởng tiêu cực và ảnh

hưởng tích cực. Do đó khi thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động đấu

thầu cần phải chú trọng phân tích và quan tâm đến tất cả mọi nhân tố, vì các

nhân tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau, nhân tố này

làm cơ sở cho nhân tố kia phát triển, và mục đích là thúc đẩy việc thực hiện

công tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu có hiệu quả.



33



CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI UBND

HUYỆN HOÀI ĐỨC GIAI ĐOẠN 2008 - 2010

2.1 Tổng quan về huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội

2.1.1 Vài nét khái quát huyện Hoài Đức.



* Vị trí địa lý.

Hoài Đức là một huyện đồng bằng cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km

về phía tây, có vị trí địa lý: phía bắc giáp huyện Đan Phượng, Phúc Thọ; phía nam

giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ; phía tây giáp huyện Quốc Oai, huyện

Phúc Thọ; phía đông giáp huyện Từ Liêm.

* Địa hình.

Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy; địa hình

nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được phân làm 2 vùng tự

nhiên rõ rệt là vùng bãi ven sông Đáy và vùng nội đồng bởi đê Tả sông Đáy.

Vùng bãi do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên địa hình có những vùng

trũng xen lẫn vùng cao do đó thường gây úng, hạn cục bộ; Vùng nội đồng có địa

tương đối bằng phẳng.

Đặc điểm địa hình này tạo điều kiện Hoài Đức có thể xây dựng cơ cấu

kinh tế đa dạng bao gồm sản xuất nông nghiệp kết hợp sản xuất công nghiệp

và dịch vụ.

* Nguồn lực đất đai.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Hoài Đức khoảng 8.246,7 ha, với

địa hình đồng bằng, là địa phương nằm trong vùng châu thổ sông Hồng nên

chất đất chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất có độ phì khá cao,

tầng đất dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây

lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả. Trong đó diện tích



34



nông nghiệp là 4217,09 ha chiếm 51,14% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi

nông nghiệp là 3972,38 ha chiếm 48,17% tổng diện tích đất tư nhiên, còn lại

diện tích nhỏ khoảng 57,3 ha diện tích đất chưa sử dụng.

* Điều kiện kinh tế xã hội.

- Dân số và nguồn lao động.

Đến năm 2010 dân số huyện Hoài Đức là 193 nghìn người, mật độ dân

số khoảng 23,3 người/ha cao hơn mật độ của Hà Nội ( 19,7 người/ha) và cao

hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (9,3

người/ha), cơ cấu dân số chủ yếu vẫn là nông thôn 93% dân số.

Năm 2008 dân số trong độ tuổi lao động chiếm 52,9% ( 92.627 người)

trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có 90,81 nghìn

người với tỷ trọng nông nghiệp chiếm khoảng 50% tổng số lao động trong các

ngành.

Về chất lượng nguồn lao động: nhìn chung nguồn lao động của Hoài

Đức có chất lượng khá. Huyện có điểm thuận lợi trong giải quyết việc làm đó

là có nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống ( năm 2008 Hoài Đức có 11

làng nghề và thành lập 06 hiệp hội ngành nghề ở các làng nghề, hàng năm giải

quyết việc làm cho khoảng 8.000 – 9.000 người lao động. Lực lượng lao động

làm trong làng nghề được đào tạo thông qua sự truyền dạy của lớp người đi

trước. Số người lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp bị mất đất sản xuất

chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn; lao động qua đào tạo chiếm tỷ

trọng nhỏ và tập trung vào đội ngũ công chức cấp xã, huyện và viên chức các

ngành giáo dục, y tế …

- Điều kiện thị trường.

Nội thành Hà Nội là thị trường rộng lớn cho các sản phẩm hàng hóa

của Hoài Đức, từ các sản phẩm lương thực, rau quả, gia súc, gia cầm đến các



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

×