1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Kế toán >

I. Khái niệm, nhiệm vụ và yêu cầu chung của kế toán HCSN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.14 KB, 108 trang )


1.2. Nhiệm vụ kế toán đơn vị HCSN.

Kế toán hành chính sự nghiệp là kế toán chấp hành ngân sách nhà nước tại

các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan hành chính các cấp, (gọi chung là các đơn vị

hành chính sự nghiệp).

Kế toán hành chính sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số

liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh

phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, tài sản công; tình hình chấp hành

dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở đơn vị.

Kế toán hành chính sự nghiệp với chức năng thông tin mọi hoạt động kinh tế

phát sinh trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước tại đơn vị hành chính sự

nghiệp, được nhà nước sử dụng như một công cụ sắc bén có hiệu lực trong việc

quản lý ngân sách nhà nước tại đơn vị, góp phần đắc lực vào việc sử dụng các

nguồn vốn (trong đó cơ bản là vốn ngân sách) một cách tiết kiệm, hiệu quả.

Để thực sự là công cụ sắc bén, có hiệu lực trong công tác quản lý kinh tế tài

chính, kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện những nhiệm

vụ chủ yếu sau:

- Thu thập, phản ánh xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được

cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí; sử dụng

thu phát sinh ở đơn vị.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu chi,

tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế của nhà nước, các tiêu chuẩn

định mức kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản ở đơn

vị, kiểm tra việc chấp hành tình hình thu nộp NSNN, chấp hành kỷ luật

thanh toán và chế độ chính sách nhà nước.

- Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự

toán

cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu chi, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.



- Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp

trên

và cơ quan tài chính theo qui định. Cung cấp thông tin tài liệu cần thiết để phục vụ



cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu.Phân tích đánh giá hiệu

quả sử dụng nguồn kinh phí, vốn quỹ ở đơn vị.

1.3. Yêu cầu công tác kế toán trong các đơn vị HCSN.

- Phản ánh đầy đủ kịp thời chính xác và toàn diện mọi khoản vốn, quỹ

kinh

phí, tài sản và mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị.

- Chỉ tiêu kinh tế phản ánh thống nhất với dự toán về nội dung và

phương

pháp tính toán.

- Số liệu trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm baỏi cho các

nhà quản lý có được những thông tin cần thiết về tình hình tài chính của

đơn vị.

- Tổ chức công tác kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả.

II.

Nội dung của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự

nghiệp.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp

phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác và toàn diện mọi khoản vốn, quĩ,

kinh

phí, tài sản và mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị.

- Chỉ tiêu kinh tế phản ánh phải thống nhất với dự toán về nội dung và

phương pháp tính toán.

- Số liệu trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cho các

nhà quản lý có được những thông tin cần thiết về tình hình tài chính của

đơn vị.

- Tổ chức công tác kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả.

2.1. Tổ chức công tác ghi chép ban đầu.

Mọi nghiệp kinh tế phát sinh trong việc sử dụng kinh phí và thu chi ngân

sách của mọi đơn vị HCSN đều phải lập chứng từ kế toán đầy đủ, kế toán phải căn



cứ vào chế độ chứng từ do nhà nước ban hành trong chế độ kế toán HCSN để ghi

nhận các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào chứng từ cụ thể và xác định

trình tự luân chuyển chứng từ cho từng loại chứng từ một cách khoa học, hợp lý

phục vụ cho việc ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu thông tin kinh tế tài chính để đáp

ứng yêu



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

×