1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 190 trang )


nguồn sống và nuôi dưỡng sự sống của con người và các cộng đồng sinh học trên lưu

vực sông [WDC, 2002].

Đối với tự nhiên, sông có chức năng chủ yếu là chuyển tải nước và các loại vật

chất từ nguồn tới vùng cửa sông, thường là biển cả. Đối với con người và hệ sinh thái,

sông còn có các chức năng khác như là:

- Sông cung cấp nơi ở cho cá và các sinh vật của hệ sinh thái nước, nơi diễn ra

các hoạt động sinh sống, nghỉ ngơi và giải trí của người dân sống ven sông.

- Sông cung cấp nước cho các nhu cầu sử dụng của con người và cho duy trì hệ

sinh thái nước và các hệ sinh thái ven sông.

- Sông có khả năng chuyển hóa các chất ô nhiễm thông qua sự tự làm sạch của

nước sông.

Lưu vực sông là nơi cư trú của con người và thế giới sinh vật, cung cấp các tài

nguyên đồng thời là nơi chứa đựng và đồng hóa các chất thải do quá trình sống của con

người và các sinh vật thải ra tạo dựng sự cân bằng của các quá trình sinh thái.

1.1.3. Tài nguyên của lưu vực sông

Trên lưu vực sông đều có các nguồn tài nguyên tự nhiên bao gồm tài nguyên

nước, đất và các tài nguyên sinh thái (như rừng và các hệ động thực vật trên cạn và

dưới nước). Trong lưu vực sông cũng chứa đựng các nguồn khoáng sản, các nguồn

năng lượng rất cần thiết cho cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội của con người. Tất

cả các tài nguyên tự nhiên của lưu vực sông đều có mối liên quan với nhau trong quá

trình thành tạo cũng như biến đổi dưới tác động của các quy luật tự nhiên cũng như các

hoạt động của con người.

Tiềm năng về tài nguyên của lưu vực sông là cơ sở quan trọng tạo nên sự phát

triển cũng như sự thịnh vượng về vật chất và văn hóa tinh thần của các cộng đồng dân

cư sinh sống trên lưu vực sông.

Trong các nguồn tài nguyên, nước là tài nguyên quan trọng và thiết yếu nhất của

con người và hệ sinh thái. Các tài nguyên khác đều tồn tại và biến đổi cũng trong mối

liên quan đến nước. Sự phát triển kinh tế, xã hội và cuộc sống của muôn loài trên lưu

vực sông không thể bền vững nếu không có đủ lượng nước cần thiết với chất lượng đảm

bảo. Nước cũng có khả năng tạo nên “hình dáng” cho môi trường của con người thông

qua năng lực xói mòn đất trên các sườn núi dốc, sự vận chuyển bùn cát và tạo nên đồng

bằng ở vùng hạ lưu, gây nên lũ lụt và hạn hán. Nó mang lại cho con người và các sinh

vật sinh sống trên đó cả niềm vui lẫn sự lo âu. Ngoài tài nguyên nước, đất cũng là một

tài nguyên quan trọng khác của lưu vực sông, luôn gắn chặt với nước trong quá trình

quản lý và sử dụng. Các thay đổi trong sử dụng đất đều ảnh hưởng đến biến đổi của

nước cả về số lượng và chất lượng.

Trong mỗi lưu vực sông luôn tồn tại các mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành

phần tài nguyên, thí dụ như giữa đất và nước, giữa đất, nước và hệ sinh thái. Mối quan

hệ này biểu hiện và diễn biến theo không gian và thời gian, đặc biệt là trong khai thác

sử dụng tài nguyên của các vùng thượng lưu, trung lưu tới vùng hạ lưu. Chính nhờ các

mối quan hệ này khiến cho lưu vực sông từ một vùng địa lý đã trở thành một hệ thống

luôn kết dính với nhau [Bryan Bruns, D.J, 2001].

Tài nguyên sinh thái cũng có vai trò và vị trí rất quan trọng, là một phần đáng kể

các giá trị môi trường của sông và lưu vực sông. Tài nguyên sinh thái chứa đựng trong



các giống, loài của các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước, trong các vùng đất ngập nước

ven sông và rừng ngập mặn ở vùng cửa sông. Nguồn lợi sinh thái đáng kể nhất trong

sông là nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nguồn lợi về cá, nhiều khi là nguồn sống và thu

nhập chủ yếu của cộng đồng dân cư sống ven sông.

Thí dụ trên sông Mê Kông, thành phần của nước sông đã nuôi dưỡng một hệ sinh

vật thủy sinh rất phong phú và đa dạng ước tính có khoảng 1.300 loài cá phân bố ở

khắp các môi trường sống đa dạng ở trên lưu vực sông [Jensen, 2000]. Các dạng nơi cư

trú cho các loài cá khác nhau đó là:



Khu vực cửa sông ở châu thổ sông Mê Kông là nơi sinh sống của nhiều

loài cá sông và cá nước lợ theo mùa di cư ngược dòng để đẻ trứng ở môi trường nước lợ

hay nước ngọt;



Vùng thượng lưu của sông Mê Kông là nơi có rất nhiều loài nước ngọt (ví

dụ Cyprinidae, Siluridae, Claridae);



Các nhánh sông Mê Kông nằm sâu trong lục địa ở vùng Đông Bắc Thái

Lan, Lào và vùng đất ngập nước ở Campuchia, đóng vai trò là môi trường sống để các

loài động vật sinh sản và nuôi dưỡng cá con, trong đó có các loài có giá trị cả về mặt

kinh tế và sinh thái.

Người ta tìm thấy loài tôm lớn nước ngọt (Macrobrachium rosenvergii) ở sông

Mê Kông di cư từ nước ngọt đến vùng nước mặn và từ vùng cửa sông để đẻ trứng. Các

loài khác cũng đẻ trứng ở vùng cửa sông Mê Kông trong khoảng thời gian từ tháng III

đến tháng VIII. Thu hoạch tôm là hoạt động kinh tế ngày càng quan trọng ở lưu vực

sông Mê Kông, đặc biệt đối với thị trường xuất khẩu.



Vùng Đồng Tháp Mười ở hạ lưu sông Mê Kông có diện tích xấp xỉ 700.000 ha

thuộc Việt Nam và 300.000 ha thuộc Campuchia. Khu vực này có địa hình chủ yếu là

những vùng đất thấp bằng phẳng ngập lũ theo mùa với một diện tích lớn bị ngập từ

tháng VII đến tháng I năm sau. Trong suốt mùa khô, vùng Đồng Tháp Mười hoàn toàn

khô cạn trừ các ao đầm nằm rải rác. Hệ thống này đã tạo ra nguồn lợi lớn về nông

nghiệp, rừng và thủy sản ở dưới nước, trên cạn. Thí dụ vùng Đồng Tháp Mười có các



hệ thực vật phức tạp bao gồm các loài thực vật của rừng ngập mặn như tràm, đước và

các khu rừng gỗ. Đa dạng sinh học là điểm nổi bật về môi trường sống của vùng này, là

nơi trú ngụ của rất nhiều loài cá và chim và đồng thời cung cấp một số lượng lớn các

sản phẩm có giá trị thương mại như gỗ xây dựng, gỗ nhiên liệu, tinh dầu, và mật ong

cho con người.

Trong mùa lũ, vùng Đồng Tháp Mười là nơi sinh sống của một số lượng lớn các

loài cá di cư từ thượng lưu xuống để sinh sản và cư trú. Một số loài như tôm

Macrobrachium là nguồn thủy sản quan trọng được thu hoạch với số lượng lớn vào cuối

mùa mưa. Vùng Đồng Tháp Mười cũng hỗ trợ rất nhiều loài chim nước trong đó có các

loài di cư vào mùa đông bị đe dọa tuyệt chủng như loài sếu đầu đỏ, bởi đó là nơi có

nguồn thức ăn phong phú hấp dẫn.

Vùng đất nhiễm chua phèn cao tìm thấy ở vùng Đồng Tháp Mười gây khó khăn

cho các vấn đề bảo tồn và phát triển. Các hoạt động phát triển quan trọng như xử lý đất

nhiễm chua phèn và dẫn nước từ sông Mê Kông đến để thau chua khi nước lũ rút kết

hợp với việc đánh luống trồng hoa màu đã giúp cho tăng nhanh sản xuất lúa gạo ở diện

tích vùng Đồng Tháp Mười thuộc Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải cân bằng việc duy trì

đất nhiễm chua phèn nặng và chế độ lũ lụt tự nhiên nhằm duy trì mức độ bao phủ của

rừng để bảo tồn tính đa dạng sinh học [MRC, 2001].

Thí dụ trên cho thấy việc bảo vệ tính đa dạng sinh học và các tài nguyên sinh

thái của sông và các khu vực trên lưu vực sông là vô cùng quan trọng nhằm duy trì các

giá trị môi trường cho chính con người.

1.1.4. Quản lý tổng hợp lưu vực sông

Khái niệm

Lưu vực sông có thể xem như một vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia

nước trên mặt và dưới đất mà trong phạm vi đó nước trên mặt và dưới đất đều chảy một

cách tự nhiên vào lưu vực sông. Trong lưu vực sông tồn tại các mối quan hệ chặt chẽ

giữa nước mặt và nước ngầm, giữa số lượng và chất lượng nước, giữa đất và nước và

giữa vùng thượng lưu và hạ lưu. Các mối quan hệ này đã khiến cho lưu vực sông từ một

vùng địa lý đã trở thành một hệ thống luôn kết dính với nhau [Bryan Bruns, D.J, 2001].

Lưu vực sông là một hệ thống mở và luôn tương tác với tầng khí quyển bên trên

thông qua hoạt động của hoàn lưu khí quyển và chu trình thủy văn để nhận được một

lượng nước đến hàng năm sử dụng cho các nhu cầu của con người và cho hệ sinh thái.

Lưu vực sông là một hệ thống vô cùng quan trọng của tự nhiên với các chức năng cũng

rất quan trọng đối với con người, thí dụ như cung cấp không gian sống cho con người

và các sinh vật, cung cấp các tài nguyên tự nhiên cho con người, đặc biệt là nước cho

sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy sản, nghỉ ngơi giải trí,...

Trong lưu vực sông, nước là một yếu tố môi trường thiết yếu, luôn liên quan tới

đất và các yếu tố môi trường tự nhiên khác. Sự phát triển kinh tế, xã hội và cuộc sống

của muôn loài trên lưu vực sông không thể bền vững nếu không được cung cấp đúng và

đủ nước theo thời gian và không gian, đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Nước cũng

là một tài nguyên có khả năng tạo nên ”hình dáng” cho môi trường của con người đang

sống thông qua năng lực xói mòn đất trên các sườn núi dốc, sự vận chuyển bùn cát và

tạo nên đồng bằng ở vùng hạ lưu, gây nên lũ lụt và hạn hán. Nó mang lại cho con người

và các sinh vật cả niềm vui lẫn sự lo âu.



Theo ranh giới “thủy văn” của lưu vực sông thì trên một lưu vực sông, nhất là

lưu vực sông lớn xuyên quốc gia, có thể tồn tại nhiều ngôn ngữ, tộc người, các hình thái

kinh tế, chính trị xã hội khác nhau. Trong một quốc gia thì một lưu vực sông có thể

gồm ranh giới hành chính của nhiều tỉnh có trình độ phát triển khác nhau, trên đó tồn tại

các điều kiện tự nhiên, các dạng tài nguyên, các hệ sinh thái, các điều kiện kinh tế xã

hội không giống nhau.

Quản lý lưu vực sông (QLLVS) là quản lý tất cả những gì đã nêu ở trên, nó rộng

hơn nhiều quản lý nước truyền thống và bao gồm cả những phần vô cùng quan trọng

của quy hoạch sử dụng đất, các chính sách nông nghiệp và kiểm soát xói mòn, quản lý

môi trường và nhiều chính sách khác nữa [Van Beek E., 2000].

QLLVS bao trùm tất cả các hoạt động của con người cần phải sử dụng nước và

tác động tới hệ thống tài nguyên nước mặt. Nó là quản lý các hệ sinh thái nước như là

một phần của môi trường tự nhiên rộng lớn và trong mối quan hệ với môi trường kinh

tế xã hội của chúng.

Quản lý tổng hợp lưu vực sông khác với cách quản lý theo địa giới hành chính

thông thường ở chỗ:

- Phạm vi không gian của quản lý là bao quát trên toàn bộ lưu vực sông.

- Cách quản lý dựa trên nguyên tắc của quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên

và bảo vệ môi trường lưu vực nhằm đạt đến mục tiêu bền vững, trong đó trọng tâm là

quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong mối liên quan tới tài nguyên đất và các tài

nguyên liên quan khác.

Vì thế, quản lý tổng hợp lưu vực sông cần phải:

− Chú ý quản lý các dạng khác nhau của nước: nước mặt và nước ngầm.

− Chú ý quản lý cả số lượng và chất lượng nước trên lưu vực sông.

− Chú ý các mối liên quan giữa các nguồn tài nguyên, đặc biệt là giữa tài nguyên

đất và tài nguyên nước.

− Tổng hợp các giới hạn tự nhiên, các nhu cầu kinh tế xã hội.

− Tổng hợp về luật pháp, chính sách và thể chế.

Trong nhịp độ phát triển ngày nay, các lưu vực sông ở hầu hết các khu vực trên

thế giới đều phải chịu áp lực rất lớn của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, nhất là

các tác động lên bề mặt lưu vực do gia tăng tốc độ khai thác sử dụng tài nguyên tự

nhiên, đặc biệt là sự phá rừng lấy gỗ, lấy đất canh tác, sự gia tăng các chất thải làm suy

giảm chất lượng nước do gia tăng tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hoá. Một số lưu vực

sông đã và đang bị suy thoái trầm trọng và ngày càng xa với các điều kiện bền vững

khiến cho năng lực của dòng sông ngày càng giảm sút, gia tăng các mâu thuẫn trong sử

dụng nước giữa các ngành dùng nước khác nhau cũng như giữa thượng lưu và hạ lưu.

Có thể thấy rõ một thực tế là các lưu vực sông ngày nay đáp ứng ngày càng khó

khăn hơn các nhu cầu xã hội khác nhau, bao gồm nhu cầu cơ bản của con người như

nước dùng cho sinh hoạt, nước cho các hoạt động sản xuất,… và cũng vì thế ngày nay

càng cần phải tăng cường hoạt động quản lý lưu vực sông. Sử dụng lưu vực như là đơn

vị không gian phân tích tổng hợp và xác định quan hệ qua lại giữa các thành phần của

hệ thống thủy văn, từ đó xác định các chính sách quản lý nước một cách phù hợp là một

khuynh hướng ngày nay đã được thế giới thừa nhận và ngày càng trở nên rất thông



dụng trên thế giới. Điều đó lý giải tại sao ngày nay quản lý lưu vực sông được coi là

một mục tiêu và sự quan tâm đặc biệt của hầu hết các nước trên thế giới trong một hai

thập kỷ gần đây.

Việc tiếp cận quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông để xây dựng các chính

sách, chiến lược quản lý và bảo vệ tài nguyên nước đã khiến cho tài nguyên nước được

xem xét một cách hệ thống, tránh được thói quen sử dụng nước một cách riêng rẽ và chỉ

dựa chủ yếu vào nguồn nước mặt đã có lâu đời ở nước ta. Cách tiếp cận này cũng

khuyến khích áp dụng phương pháp tự quản lý các nguồn tài nguyên khiến cho những

người sử dụng nước hiểu biết tốt hơn về các vấn đề thủy văn có liên quan [IWMI,

2000].

Định nghĩa

Hiện nay có nhiều định nghĩa về quản lý tổng hợp lưu vực sông của các cơ quan

nghiên cứu, tổ chức quốc tế, như là một số định nghĩa sau đây:

Tổ chức Cộng tác vì nước toàn cầu (GWP) thì cho rằng: “Quản lý tổng hợp lưu

vực sông là một quá trình mà trong đó con người phát triển và quản lý tài nguyên nước,

đất và các tài nguyên khác nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của các thành quả kinh tế xã

hội một cách công bằng mà không đánh đổi bằng sự bền vững của các hệ sinh thái then

chốt”.

Theo J. Buston thì “Quản lý tổng hợp lưu vực sông bao hàm việc các nhà hoạch

định chính sách xem xét tất cả các khía cạnh về các nguồn tài nguyên có trên lưu vực,

nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên đó theo cách tiếp cận hệ sinh thái nhằm đảm bảo

những sự lựa chọn phương án phát triển kinh tế xã hội có hiệu quả lâu dài thông qua sự

phát triển các mối quan hệ hài hòa giữa các hộ sử dụng tài nguyên và giữa cộng đồng

dân cư sống trên lưu vực”.

Tất cả các định nghĩa trên đều nhấn mạnh những khía cạnh nổi bật của quản lý

tổng hợp lưu vực sông và cho thấy quản lý tổng hợp lưu vực sông là sự hợp tác trong

quản lý và khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên có trên toàn bộ lưu vực một cách

hợp lý, hiệu quả và công bằng để đạt được lợi ích kinh tế và xã hội mà không làm tổn

hại đến sự bền vững của hệ sinh thái.

Mục đích của quản lý lưu vực sông

Theo quan điểm của phát triển bền vững thì quản lý lưu vực sông có ba mục đích

chủ yếu sau:



Bảo vệ các các chức năng của sông và lưu vực sông;



Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước trong mối quan hệ với đất

và các tài nguyên sinh thái khác;



Hạn chế suy thoái và duy trì môi trường của sông và lưu vực sông bền

vững cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Thực vậy, việc thực hiện quản lý lưu vực sông sẽ giúp cho con người có thể quản

lý bảo vệ các chức năng của hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, bảo vệ toàn bộ năng

suất của các nguồn tài nguyên trong một thời gian lâu dài, bảo vệ và cải thiện chất

lượng môi trường của lưu vực sông không cho nó suy thoái. Đồng thời, trong quản lý

lưu vực sông ngoài quản lý tài nguyên nước, các hoạt động quản lý còn phải vươn rộng

hơn sang các tài nguyên liên quan khác như tài nguyên đất, rừng, quản lý và bảo vệ các

hệ sinh thái lưu vực, quản lý các hoạt động của con người trên lưu vực có ảnh hưởng



đến các tài nguyên như là việc định cư dân số, phát triển đô thị, công nghiệp, nông

nghiệp…

Nước là một tài nguyên có thể tái tạo, sự hình thành và quy luật biến đổi của

nước phụ thuộc chặt chẽ vào chu trình thủy văn trên lưu vực sông. Việc khai thác và sử

dụng nước giữa các vùng khác nhau trên lưu vực đều tác động đến nhau. Thí dụ như lấy

quá mức nguồn nước ở thượng lưu sẽ ảnh hưởng rõ rệt làm suy giảm dòng chảy tại hạ

lưu. Vì thế, lấy toàn bộ lưu vực sông làm đơn vị quản lý sẽ tạo ra những điều kiện thuận

lợi và cơ sở tốt xem xét các mối quan hệ trên và hướng tới quản lý tài nguyên nước lưu

vực một cách tổng hợp và bền vững.

Với một lưu vực sông bao gồm nhiều tỉnh thì quản lý thống nhất theo lưu vực

sông sẽ tạo cơ sở thuận lợi để giải quyết tốt công việc quản lý, nhất là khi cần giải quyết

các mối quan hệ hay các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình sử dụng hay quản lý tài

nguyên giữa các vùng khác nhau trên lưu vực như là giữa thượng lưu, trung lưu và khu

vực hạ lưu của sông. Thông qua hoạt động của một cơ quan quản lý lưu vực sông, tất cả

các hoạt động quản lý bảo vệ tài nguyên được xem xét và xử lý một cách thống nhất và

nhanh chóng không phải thông qua bất cứ một cơ chế phối hợp phức tạp nào mà cơ chế

quản lý theo địa giới hành chính thường phải gặp.

Quản lý theo lưu vực sông sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện việc

lập kế hoạch, bảo tồn, phát triển và quản lý nước, đất, rừng và các nguồn lực dưới nước

trong phạm vi lưu vực sông, nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách

công bằng mà không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ thống môi trường trọng yếu

của lưu vực sông.

Xem xét một cách chi tiết thì quản lý lưu vực sông cần đạt được những yêu cầu

chủ yếu sau đây:



Phối hợp các chính sách, chương trình và các hoạt động trong mối quan

hệ của quản lý tổng hợp lưu vực sông.



Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tổng hợp lưu vực.



Khuyến khích sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài

nguyên nước trong mối quan hệ với đất và các tài nguyên tự nhiên khác.



Xác định và phục hồi những nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm và

xuống cấp.



Cung cấp đất canh tác ổn định, cung cấp đủ nước với chất lượng đảm bảo,

bảo vệ lớp phủ thực vật trong lưu vực.

Trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên tự nhiên trên lưu vực sông từ

thời xa xưa cho đến ngày nay, con người thường chú trọng đến việc khai thác các

nguồn lợi sẵn có của tự nhiên để sử dụng cho cuộc sống của mình, điều đó không thể

tránh khỏi các sự tổn thương đối với tài nguyên và hệ sinh thái. Làm thế nào vừa khai

thác sử dụng mà vẫn quản lý bảo vệ và duy trì được các nguồn tài nguyên tự nhiên của

lưu vực sông? Để đạt được mục tiêu trên, quản lý lưu vực phải hướng vào các hoạt

động chủ yếu sau:

- Ngăn ngừa và chặn đứng sự xuống cấp của các tài nguyên hiện có của lưu vực

sông, trong đó chú trọng những tài nguyên thiên nhiên đã bị xuống cấp (thí dụ như tài

nguyên nước và đất), và tìm cách bảo tồn chúng cho sử dụng lâu dài của con người.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

×