1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Xem xét về xã hội của quản lý và sử dụng nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 190 trang )




Xem xét các khía cạnh về đảm bảo công bằng xã hội trong sử dụng nước

của các hoạt động khai thác sử dụng nước trên lưu vực sông, không để tình trạng các

nhóm người nghèo bị thiệt thòi về mặt quyền lợi mà không được đền bù...



Vấn đề quyền dùng nước và đảm bảo quyền dùng nước cho tất cả mọi

người khi ra các quyết định về quy hoạch và khai thác sử dụng nước. Quyền dùng nước

được luật pháp quy định và bảo hộ cho tất cả mọi người. Vì thế các quyết định về mặt

quản lý phải là cơ sở để thực thi và bảo vệ quyền dùng nước của mọi người, không để

tình trạng một ngành có năng lực tài chính và vị thế lớn chiếm sử dụng nguồn nước của

các ngành khác hoặc của các người khác nhất là những người sống dựa chủ yếu vào

nguồn nước ở hạ lưu các lưu vực sông.



Xem xét về mức thu nhập và điều kiện sống của người dân mà cuộc sống

của họ luôn liên quan mật thiết đến nước chịu tác động của các quyết định quản lý

nước, như là các người dân sống ven sông ở hạ lưu của các dự án khai thác và sử dụng

nước.



Vấn đề định cư dân số và ổn định xã hội liên quan đến các quyết định xây

dựng các công trình khai thác và sử dụng nước. Thí dụ như vấn đề di dân tái định cư

khi xây các hồ chứa lớn như nêu trên làm sao giảm nhẹ các tác động tiêu cực về mặt xã

hội bằng việc đền bù thỏa đáng và tổ chức tốt các nơi tái định cư với các điều kiện

ngang bằng hoặc hơn nơi ở cũ của họ.



Xem xét về phong tục tập quán và truyền thống văn hóa của người dân,

nhất là những người bị ảnh hưởng xấu do các quyết định quản lý nước có thể gây ra.



Xem xét về vấn đề các quyết định quy hoạch và quản lý nước luôn góp

phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên lưu vực và góp phần xóa đói

giảm nghèo.

Xem xét về mặt xã hội trong quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước phải

được thể hiện qua việc tiến hành đánh giá tác động đến môi trường xã hội cho tất cả các

chương trình, kế hoạch hay phương án đưa ra và phải lấy ý kiến của cộng đồng dân cư

để làm cơ sở cho việc ra quyết định cuối cùng. Trong việc thực hiện cần phải coi trọng

việc lấy ý kiến tham vấn của cộng đồng một cách rộng rãi để qua đó điều chỉnh lại dự

án và các quyết định theo hướng tất cả vì lợi ích của tất cả mọi người.

Để giải quyết tốt các vấn đề xã hội trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

cần phải quan tâm đến vai trò của người phụ nữ trong sử dụng nước cũng như việc phát

huy vai trò của họ tham gia quản lý nước. Vấn đề này đã được nêu rõ sự cần thiết thực

hiện trong nguyên tắc thứ 3 của hội nghị Dublin.

1.6.2. Xem xét về môi trường

Môi trường và phát triển luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau như định

nghĩa sau: “môi trường là địa bàn để thực hiện các hoạt động phát triển, còn ngược lại,

các hoạt động phát triển ngoài tạo ra của cải vật chất còn cần góp phần bảo vệ và cải

thiện các điều kiện môi trường cho tốt hơn, phù hợp với mong muốn của con người”.

Trong định nghĩa trên mới đề cập đến mặt tích cực của các hoạt động phát triển.

Trong thực tế các hoạt động phát triển không thể tránh được có các tác động tiêu cực tới

môi trường do trong phát triển phải khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên và tạo ra

các chất thải. Các hoạt động phát triển tài nguyên nước cũng không nằm ngoài quy luật



chung đó mặc dù “chất thải” gây ra của loại hoạt động này không nguy hiểm và gay cấn

như các chất thải của các hoạt động phát triển công nghiệp.

Cũng theo tiêu chí của phát triển bền vững, các quyết định trong quy hoạch và

quản lý sử dụng nước ngày nay rất cần thiết xem xét sự bền vững về mặt môi trường và

phải thông qua đánh giá tác động môi trường cho mỗi hoạt động cụ thể trên lưu vực

sông, đó là:



Đánh giá tác động môi trường chiến lược cho các chiến lược và chính

sách đề xuất và quyết định đối với quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quy

hoạch quản lý tổng hợp lưu vực sông. Vấn đề này sẽ nêu rõ hơn trong mục 3.3 của

chương 3.



Đánh giá tác động môi trường cho các dự án xây dựng các công trình khai

thác và sử dụng tài nguyên nước để chỉ ra các tác động tiêu cực chủ yếu và đề xuất các

biện pháp giảm nhẹ.

Nói chung việc xem xét về mặt môi trường trong quản lý tài nguyên nước nhằm

đảm bảo cho việc cung cấp nước với chất lượng thích hợp cho tất cả các ngành sử dụng

và cho cả hệ sinh thái. Vấn đề này liên quan đến việc xác định các biện pháp cần thiết

để quản lý, giám sát và cả việc xử lý các nguồn nước đã bị ô nhiễm để đưa vào cung

cấp không gây tác động xấu tới con người và hệ sinh thái.

Trong việc xem xét về mặt môi trường đối với việc cung cấp nước trước đây

người ta cũng chỉ chú ý đến nhu cầu nước sử dụng cho con người mà ít quan tâm đến

nhu cầu nước cho duy trì các hệ sinh thái nước. Tuy nhiên tình trạng suy thoái quá

nhanh và mất đi các giá trị sinh thái của nhiều hệ sinh thái các lưu vực sông lớn hiện

nay đã cảnh tỉnh con người và trong một hai thập kỷ gần đây, việc xem xét môi trường

đối với duy trì các chức năng của hệ sinh thái các lưu vực sông đã được quan tâm và

đưa vào chính sách nước quốc gia của nhiều nước trên thế giới. Về nhu cầu nước cho

hệ sinh thái và yêu cầu duy trì dòng chảy môi trường có thể xem cụ thể hơn trong mục

2.2.2.1 của chương 2.

Xem xét về mặt môi trường cũng cần làm rõ các mối đe dọa suy thoái tài nguyên

nước lưu vực sông do các hoạt động không hợp lý của con người gây nên và từ đó đưa

ra các biện pháp quản lý và kiểm soát.

Vấn đề này bao gồm cả việc suy thoái về số lượng và cả chất lượng nước. Việc

xem xét phải mở rộng sang cả các lĩnh vực quản lý sử dụng các nguồn tài nguyên khác

như đất và quy hoạch sử dụng đất, rừng và vấn đề bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng mới và

phục hồi các rừng thứ sinh; quản lý các nguồn ô nhiễm từ các khu đô thị, khu công

nghiệp, việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong các khu vực nông

nghiệp...

Đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển tài nguyên nước là một

yêu cầu bắt buộc để xem xét các vấn đề môi trường trên lưu vực sông nhằm hạn chế và

giảm nhẹ các tác động tiêu cực mà hoạt động sử dụng nước của con người có thể gây ra

như làm thay đổi chế độ thủy văn của sông, tổn thất các hệ sinh thái trên các vùng đất

ngập nước và trong sông, làm gia tăng xâm nhập mặn hoặc sụt lún đất do khai thác sử

dụng quá mức nguồn nước ngầm.

Việc đánh giá môi trường phải tập trung vào 4 nhóm chính là:



(i) Môi trường vật lý tự nhiên:



Mưa và các yếu tố khí hậu.



Số lượng và chất lượng nước mặt, sự biến đổi chế độ thủy văn của sông.



Trạng thái của tầng chứa nước ngầm và các tác động tới chất lượng nước.



Chất lượng đất, địa chất, xói mòn lưu vực và bồi lắng hồ chứa và trong

sông.



Xói lở và diễn biến dòng sông tại hạ lưu và thoát lũ vùng cửa sông.

(ii) Môi trường sinh thái tự nhiên



Cá và hệ sinh thái nước.



Hệ sinh thái các vùng đất ngập nước.



Tài nguyên rừng và vấn đề quản lý bảo vệ lưu vực.



Bảo vệ đa dạng sinh học, các loài động vật hoang dã và quý hiếm.



Sinh thái trong hồ chứa.

(iii) Môi trường, phát triển kinh tế xã hội của con người



Cung cấp nước cho tưới, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp.



Giao thông thủy và các hoạt động kiểm soát lũ.



Đường giao thông và đường sắt.



Cơ sở hạ tầng khu vực đô thị.

(iv) Các giá trị chất lượng cuộc sống, văn hoá, xã hội



Các yếu tố kinh tế xã hội, thu nhập và mức sống của dân cư.



Vấn đề di dân tái định cư.



Vấn đề dinh dưỡng và Sức khỏe của cộng đồng.



Các bệnh liên quan đến nước và lan truyền đường nước.



Các di tích lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống bảo tồn.

Việc thực hiện đánh giá tác động môi trường phải tuân theo các quy định về mặt

luật pháp của luật Bảo vệ môi trường và kết quả đánh giá trực tiếp phục vụ cho việc

xem xét và ra các quyết định liên quan đến quản lý nước. Kết quả đánh giá ngoài chỉ ra

các vấn đề môi trường chủ yếu, các tác động môi trường chủ yếu và mức độ của chúng,

còn phải dự báo các tác động trong tương lai và đề xuất các ý kiến về biện pháp giảm

nhẹ, giám sát môi trường lâu dài trong quá trình quản lý vận hành.

1.7. SỰ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH PHẦN LIÊN QUAN TRONG QLTTN

Nguyên tắc 2 của quản lý tổng hợp tài nguyên nước đã nêu rõ việc phát triển và

bảo vệ tài nguyên nước phải dựa trên phương pháp tiếp cận có sự tham gia của tất cả

các thành phần bao gồm những người dùng nước, người lập quy hoạch và người xây

dựng chính sách ở tất cả các cấp.

Đây là một vấn đề cốt lõi cần phải thay đổi về mặt nhận thức trong quản lý tài

nguyên nước. Thế giới cũng đã thừa nhận rằng khủng hoảng về nước trong thế kỷ 21

ngoài việc khủng hoảng về nguồn nước sạch đang giảm sút nhanh chóng do suy thoái

và ô nhiễm còn có sự khủng hoảng về phương pháp quản lý sử dụng. Đây là vấn đề cần

phải thay đổi để tháo gỡ.



Thực tế đã cho thấy ngày nay tài nguyên nước tại nhiều nơi đang tiếp cận tình

trạng nguy hiểm và nguy cơ cạn kiệt nguồn nước đang tới gần nhưng nước vẫn cứ tiếp

tục bị sử dụng một cách lãng phí, tùy tiện theo cách tự nhiên, còn sự quản lý chung vẫn

vô cùng lỏng lẻo, bị động và lúng túng.

Quản lý tài nguyên nước dựa theo phương pháp tiếp cận có sự tham gia của tất

cả các thành phần là cách tiếp cận mới nhằm làm một cuộc cách mạng để từng bước

giải quyết sự khủng hoảng về mặt quản lý. Điều quan trọng khác trước của cách tiếp

cận này là đề cao vai trò và vị trí của cả người dùng nước, thường gọi là vai trò của

cộng đồng tham gia vào quản lý và bảo vệ nguồn nước, cùng với những người lập quy

hoạch cũng như xây dựng chính sách về nước.

Để thực hiện cách tiếp cận quản lý nước có sự tham gia của tất cả các thành phần

là người sử dụng nước không chỉ dừng ở vị trí người sử dụng nước đơn thuần mà họ

còn có thể tham gia cùng những người quy hoạch và người ra quyết định trong việc xây

dựng chính sách và ra các quyết định về quản lý nước.

Hệ thống quản lý nước vẫn cần thiết có sự chỉ đạo và ra các quyết định theo cách

tập trung từ trên xuống của các cơ quan quản lý nước cấp trung ương xuống tới địa

phương. Tuy nhiên các quyết định đó cũng phải trên cơ sở việc xem xét tình hình thực

tế và yêu cầu của người sử dụng nước theo hướng từ dưới lên trên và có sự tham gia ý

kiến của những người dùng.

Vấn đề chủ yếu hiện nay là cần thay đổi nhận thức và cải tiến về mặt thể chế để

người dùng nước có thể dễ dàng đóng góp ý kiến và tham gia trực tiếp vào trong quá

trình quản lý nước của lưu vực sông, giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng

những người dùng nước hiểu rõ trách nhiệm và vai trò của mình trong quản lý nước.

Câu hỏi ôn tập chương 1

1. Lưu vực sông có các vai trò và tầm quan trọng như thế nào đố́i với con người và

hệ sinh thái. Tại sao phải thực hiện QLTH lưu vực sông ?

2. Giải thích khái niệm, vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên, đặc biệt là tài

nguyên nước. Tại sao phải khai thác sử dụng hơp lý và bảo vệ tài nguyên nước ? Liên

hệ cụ thể̉ với tài nguyên nước của nước ta để̉ giải thích và làm rõ và trả lời câu hỏi ở

phần trên.

3. Hãy so sánh hai khái niệm quản lý tài nguyên nước truyền thống, quản lý tổng hợp

tài nguyên nước và nêu rõ tại sao ngày nay toàn thế giới trong đó có nước ta đều phải

thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

4. Hãy vận dụng khái niệm và các điều kiện của phát triển bền vững để phân tích và

làm rõ những nội dung cần phải làm để̉ khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước

ở nước ta ?

5. Theo anh (hay chị) các quốc gia đang quản lý tài nguyên nước theo phương thức

truyền thống muốn chuyển sang thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước thì phải

làm những gì và làm như thế nào ?

Tài liệu tham khảo chương 1

Ban thư ký ủy hội sông Mê Kông (MRC), 2001, Tài liệu đào tạo Môi trường,

Chương trình đào tạo Môi trường của MRC, các khóa học A, B, C, D, E, F, 2002.



1.



Thaddeus C., 1995, a Sustainable World - Defining and Measuring sustainable

development, IUCN Published, 2000.

3.

Pester G., Foster I., 1985, Rivers and landscape, Edward Arnold Publishers,

ISBN 0-7131-6433-6.

4.

Nancy D. Gordon, Thommas A, 1996, Stream hydrology- an introduction for

Ecologist. Part II. The Freshwater Environment.

5.

Me Kong river Commision (MRC), 1995, Mekong river Awareness Kit,

CD-ROM, 2003.

6.

Ủy Ban thế giới về đập (WDC), 2002, Đập và phát triển- Một khuôn khổ mới

cho quá trình ra quyết định, Nhà xuất bản Xây dựng, 1-85383-798-9.

7.

Bryan Bruns, D.J. Bandaragoda and M. Samad, 2001, Integrated Water

Resources Management in a River Basin Context, Proceedings of the Regional

Workshop Malang, Indinesia, Jan.,15-19, 2001.

8.

GWP, 2000, Integrated water resources Management, TAC background Papers

No. 4, ISBN 91-630-9229-8, 2000.

9.

ESCAP, 1995, Integrated water resources management in Asia and The pacific,

Water resources series No.75, ISBN 92-1-119710-4, 1976.

10.

Guidelines for intergrating wetland conservation and wise use into river basin

management, 7th meeting of the Conference of the contracting Parties to the

Convention on Wetlands, San Jose, Costa Rica, 10-18 May, 1999.

11.

IWMI, 1995, Irrigation Management transfer in Asia, RAP Publication Bangkok,

1995.

12.

Isobel W. Heathcote, 1998, Integrated Watershed Management, Principle and

Practice, New York 1998. ISBN 0-471-18338-5.

13.

John Briscoe, 1996, Water as an economic good: the idea and what it mean in

practice, a paper presented at the World congress of the International Commission on

Irrigation and Drainage, Cairo.

14.

John Briscoe, 1997, Managing Water as an Economic Good, Rules for

Reformers, of The International Committee on Irrigation and Drainage Conference on

Water as an Economic good, Oxford.

15.

Mostert E, Van Beek E., 2000, River basin management and planning: Keynote

paper for internatinal Workshop on River basin management, The Hague 27-29 October

1999.

16.

Savenije, 1997, Water resources management, Concept and Tools, Lecture notes,

WERMO.

17.

UNESCO, 1992,The Dublin Statement and Report of the Conference, Ireland,

18.

Smakhtin V. U., 2002, Environmental water needs and Impacts of Irrigated

Agriculture in River basins, a Framework for a New Research Program, IWMI

Working paper 42, ISBN 92- 9090-479-8.

19.

World Bank, 1993, Water resources Management, a World bank policy

paper,Washington, DC,20433 USA, ISBN 0-8213-2636-8.

2.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

×