1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Thực hiện quản lý nhu cầu nước với hệ thống nông nghiệp có tưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 190 trang )


−Xây dựng và thực hiện chính sách giá nước phù hợp trên nguyên tắc tính đủ các

chi phí... để khuyến khích mọi người dùng nước sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả,

hạn chế lãng phí nước (thuộc chính sách của nhà nước).

−Thực hiện nghiêm các luật của nhà nước liên quan đến sử dụng nước trong

phạm vi hệ thống, như là Luật Môi trường và Luật Tài nguyên nước, trong đó chú trọng

đảm bảo sự công bằng trong phân chia nước, xử phạt nghiêm các hành động vi phạm

như làm thất thoát nước lớn, làm ô nhiễm nước.

−Từng bước đầu tư nâng cấp và tiến tới hoàn chỉnh các hệ thống công trình lấy

nước và dẫn nước, làm thêm các công trình mới để có thể đáp ứng việc phân phối nước

theo nhu cầu của mọi người dùng.

−Đầu tư kỹ thuật trong quản lý phân phối nước tưới nhằm dẫn nước một

cách tối ưu tới mọi hộ dùng nước, nâng cao hiệu quả hơn nữa của sử dụng nước tưới.

−Giáo dục để nâng cao nhận thức những người dùng nước sử dụng nước tiết

kiệm và không làm ô nhiễm nguồn nước. Tổ chức để người dùng nước (nông dân) tham

gia một cách hiệu quả trong quản lý và bảo vệ nguồn nước của hệ thống (nêu chi tiết ở

phần sau).

−Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và vận hành có ý thức trách nhiệm và có trình

độ chuyên môn và quản lý để thực hiện tốt các yêu cầu của quản lý đặt ra.

2.2.2.3. Nhu cầu sử dụng nước và vấn đề quản lý nước theo nhu cầu ở nước ta

Do điều kiện tự nhiên, do đặc điểm địa hình với 3/4 lãnh thổ là đồi núi và chế độ

khí hậu nhiệt đới gió mùa mà dòng chảy sông ngòi Việt Nam không những chỉ phân bố

không đều theo không gian mà còn phân bố rất không đều theo thời gian. Tương ứng

với 2 mùa của khí hậu, dòng chảy sông ngòi Việt Nam cũng có hai mùa là mùa lũ và

mùa kiệt. Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa lũ, mùa kiệt cũng khác nhau theo không

gian và có xu thế chậm dần từ Bắc vào Nam.



Tổng lượng dòng chảy các tháng mùa lũ chiếm tới 70% đến 80% tổng lượng

dòng chảy cả năm và với khoảng thời gian từ 6 tháng thậm chí đến 9 tháng còn lại trong

năm thì tổng lượng dòng chảy sông ngòi chỉ còn 20% đến 30%, trong khi nhu cầu dùng

nước trong mùa khô lại chiếm tới trên 70% nhu cầu dùng nước cả năm.



Sự phân bố không đều của mưa, dòng chảy theo thời gian là nguyên nhân chủ

yếu gây ra hạn hán, thiếu nước trong mùa khô và lũ lụt, ngập úng trong mùa mưa.

Trước đây, chúng ta vẫn thường quan niệm: Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt

đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, tiềm năng tài nguyên nước phong phú. Trên thực tế,

tiềm năng tài nguyên nước của Việt Nam so với khu vực và thế giới chỉ xếp loại trung

bình. Tình hình tài nguyên nước ở các lưu vực sông lớn, các vùng của Việt Nam là

không giống nhau, tình trạng hạn hán, thiếu nước, nhiễm mặn, lũ lụt đã xảy ra ở nhiều

vùng với nhiều mức độ khác nhau.

Theo số liệu tính toán (đến năm 1990), mức bảo đảm nước trung bình theo đầu

người trong 1 năm của nước ta là 11.000 m3; lớn hơn 2,8 lần so với trung bình ở châu á

là 3.970 m3/người và 1,4 lần so với trung bình thế giới là 7.650 m3/người (Số liệu này

là tính với mức đảm bảo cấp nước toàn lưu vực, nếu chỉ tính phần dòng chảy sinh ra

trên lãnh thổ Việt Nam thì mức đảm bảo cấp nước sẽ thấp hơn nhiều). Mức bảo đảm

nước còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các hệ thống sông, các vùng trên lãnh thổ nước

ta.

Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Nước Quốc tế (IWRA), nếu xét chung cho cả nước

thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng không ít vùng và lưu vực sông hiện nay

thuộc loại thiếu nước, thậm chí thuộc loại hiếm nước, như ở vùng Ninh Thuận, Bình

Thuận và Đồng Nai.

Một đặc điểm rất đáng lưu ý là 2/3 nguồn nước của Việt Nam từ ngoài lãnh thổ

chảy vào, trong tương lai chúng ta phải nghĩ đến khả năng các nước láng giềng tăng

nhu cầu sử dụng nước, nghĩa là lượng nước chảy vào nước ta sẽ giảm, mặt khác tăng

trưởng kinh tế, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, gia tăng dân số... càng tăng thêm sức ép

về nhu cầu sử dụng tài nguyên nước đồng thời cũng làm giảm mức đảm bảo cấp nước

bình quân theo đầu người.

Theo tiêu chuẩn về sự thiếu nước của UNESCO và Tổ chức Khí tượng thế giới

thì mức độ thiếu nước được chia ra 4 mức theo hệ số khai thác nước: kdn (là tỷ lệ %

giữa lượng nước sử dụng và tài nguyên nước trên một lưu vực sông hay một vùng địa

lý) cụ thể như sau:

Thừa nước:

kdn < 10%

Đủ nước:

10% < kdn < 20%

Thiếu nước:

20% < kdn < 40%

Thiếu nước nghiêm trọng: kdn > 40%

Do lượng dòng chảy trong năm tập trung chủ yếu vào các tháng mùa lũ nên tình

trạng thiếu nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong mùa cạn. Theo số liệu của Dự án phối

hợp cấp quốc gia về quản lý tài nguyên nước - ADB (Hồ sơ tài nguyên nước) thì tổng

lượng nước có khả năng sử dụng trong mùa cạn trên toàn lãnh thổ nước ta khoảng 165

tỷ m3, trong đó lượng dòng chảy sông suối xấp xỉ 140 tỷ m3, nước dưới đất 8,2 tỷ m3

và 19,8 tỷ m3 được các hồ chứa điều tiết. Nguy cơ thiếu nước trong mùa khô là rất cao,

trên các lưu vực sông độc lập có nguồn nước dồi dào thì nhu cầu dùng nước thường

không vượt quá (10(20)% lượng dòng chảy mùa kiệt, nhưng tỷ lệ này có thể trên 30%

thậm chí trên 100% ở các lưu vực sông nằm trong vùng khô hạn như ở Khánh Hoà,

Ninh Thuận.



Nhu cầu dùng nước thực tế trong mùa cạn là rất lớn, nhất là lượng nước cần

dùng cho sản xuất nông nghiệp. Sơ bộ tính toán tổng lượng nước cần dùng trong mùa

cạn của năm 2000 là 70,7 tỷ m3, chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng

cung cấp trong mùa cạn hay 51% tổng lượng dòng chảy mùa cạn của sông suối. Nhiều

vùng, tổng lượng nước cần dùng đã vượt quá 50% tổng lượng nước có khả năng cung

cấp. Riêng ở hệ thống sông Đồng Nai, tổng lượng nước cần dùng chiếm khoảng 42,9%

tổng lượng nước có khả năng cung cấp. Đồng bằng sông Cửu Long, tổng lượng nước

cần dùng trong mùa cạn của năm 2000 chiếm tới 33% tổng lượng nước có thể cung cấp.

ở những vùng ngập mặn, lượng nước cần dùng có khi lớn hơn tổng lượng nước có thể

cung cấp tới hơn 3 lần, thậm chí tới 10 lần như ở vùng Tứ Giác Long Xuyên.

Một trong những vùng đặc biệt thiếu nước phải quan tâm ở nước ta là vùng ven biển

Ninh Thuận.

Vào năm 2010, dự báo tổng lượng nước dùng sẽ tăng lên đáng kể trong tất cả các

vùng. Tổng lượng nước dùng trong mùa cạn của cả nước có thể đạt tới 90 tỷ m3, chiếm

54% tổng lượng nước có thể cung cấp hay 65% tổng lượng dòng chảy sông suối tương

ứng tần suất 75%. Trong tất cả các vùng, hệ số khai thác nước đều lớn hơn 30%, thấp

nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long (34,7%), sau đó đến vùng Bắc Trung Bộ (46,5%),

còn các vùng khác tương đối lớn (80(97%). Tóm lại, vào khoảng năm 2010, lượng nước

cần dùng trong mùa cạn có thể chiếm tới trên 50%, có nơi trên 100% tổng nguồn nước

có khả năng cung cấp. Do đó, việc sử dụng dòng chảy tự nhiên một cách tốt nhất để đáp

ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tế sẽ là một thách thức lớn cả ở hiện tại và trong

tương lai.

Từ tình hình thực tế trên có thể thấy rằng để giải quyết vấn đề nước dùng cho

phát triển kinh tế xã hội, chúng ta cần phải có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử

dụng nước, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để từng bước tiến tới thực hiện quản lý

nước theo nhu cầu.

2.3. QUẢN LÝ HỒ CHỨA

Hồ chứa là một loại công trình chứa nước vô cùng quan trọng của con người

nhằm điều tiết lại dòng chảy của sông cho phù hợp với yêu cầu nước của con người.

Một hồ chứa được xây dựng lên nhờ một đập chắn ngang sông tại vị trí địa hình

thuận lợi cho khả năng chứa được nhiều nước. Phần lớn các hồ chứa đều làm nhiệm vụ

cung cấp nước cho tưới, phát điện hay cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp. Các hồ

có dung tích lớn còn có thể tham gia vào nhiệm vụ phòng lũ cho hạ lưu hoặc điều tiết

dòng chảy cho đẩy mặn và bảo vệ môi trường hạ lưu trong mùa cạn. Ngoài ra nước

trong hồ chứa còn có thể dùng cho phát triển thủy sản, giao thông thủy lên thượng lưu

hoặc dùng cho du lịch, nghỉ ngơi giải trí.

Một hồ chứa làm nhiều nhiệm vụ gọi là hồ chứa lợi dụng tổng hợp hay hồ đa

mục tiêu, thường là các hồ chứa lớn như hồ Hòa Bình, Sơn La. Các hồ này có vai trò rất

quan trọng đối với phát triển kinh tế dân sinh của vùng hay cả đất nước. Bất kỳ một hồ

chứa nào cũng đều phải trải qua quá trình từ quy hoạch, thiết kế, thi công và quản lý

vận hành.

Quản lý vận hành hồ chứa là giai đoạn kể từ sau khi hồ chứa xây dựng xong và

bước vào khai thác cho đến khi hồ hết tuổi thọ và không còn phục vụ được nữa. Quản



lý vận hành hồ liên quan rất lớn đến hiệu quả hoạt động của công trình. Trong giai đoạn

này những vấn đề chủ yếu sau cần quan tâm:



Xây dựng quy trình vận hành hồ hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu như

thiết kế, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường khu vực hạ lưu.



Quản lý chất lượng nước trong hồ, bao gồm quản lý hiện tượng ô nhiễm

nước, hiện tượng phú dưỡng, hiện tượng axít hóa của nước hồ.



Quản lý bồi lắng bùn cát trong lòng hồ, các hiện tượng xói và sạt lở bờ hồ

cũng như đoạn sông hạ lưu.



Duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các hạng mục công trình của hồ để đảm

bảo hồ chức vận hành tốt, an toàn khi có mưa lũ lớn.

Các vấn đề trên thuộc trách nhiệm của người quản lý vận hành và để thực hiện

cần ứng dụng hoặc phát triển các phương pháp kỹ thuật hiện đại để giải quyết, thí dụ

như phương pháp vận hành tối ưu, các mô hình toán vận hành hồ chứa. Các nội dung

kỹ thuật vận hành hồ chứa có thể tham khảo trong các giáo trình thủy văn kỹ thuật mà

không trình bày ở đây.

2.4. QUẢN LÝ VÀ GIẢM NẸ THIÊN TAI DO LŨ LỤT

2.4.1. Lũ và vấn đề quản lý lũ trên lưu vực sông

Trên lưu vực sông, lũ là một trong những dạng thiên tai có thể gây nhiều nguy

hiểm và thiệt hại cho con người và phát triển kinh tế xã hội. Lũ thường sinh ra do mưa

trên các vùng núi trung và thượng lưu và tác động tới tất cả các khu vực nhưng lớn nhất

là tới khu vực hạ lưu.

Trên khu vực thượng lưu với đặc điểm địa hình chia cắt mạnh và độ dốc lớn, lũ

có thể gây ngập úng một số vùng đất thấp ven các sông suối, nhưng nguy hiểm và gây

tổn thất lớn nhất vẫn là lũ quét và lũ bùn đá.

Tại vùng hạ lưu sông với địa hình trũng thấp, lũ thường gây ngập úng trên các

diện tích rộng, gây nhiều thiệt hại cho con người và các hoạt động kinh tế, ngập úng các

kho tàng, bến bãi nhất là với các con sông có khả năng thoát lũ kém.

Mặc dù lũ là một hiện tượng tự nhiên mà con người sống trên lưu vực sông

thường xuyên phải đối mặt hàng năm, nhưng các thiệt hại và tổn thất do lũ lụt, con

người cũng có thể làm giảm nhẹ nếu có các biện pháp hợp lý để chuẩn bị và phòng

tránh trước khi trận lũ có thể xảy ra. Điều này liên quan đến vấn đề quản lý lũ lụt trên

lưu vực sông, một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng cũng như quản lý sử dụng hợp

lý và hiệu quả nguồn nước của sông đã nêu ở các mục trên.

Quản lý lũ lụt của lưu vực sông là một phần nằm trong chiến lược và chính sách

nước của mỗi quốc gia với mục tiêu xây dựng và phát triển một chính sách về quản lý

và kiểm soát lũ lụt, xây dựng các công cụ để dự báo và thực hiện các biện pháp để

phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại của lũ lụt đối với các khu vực trọng điểm và mở rộng

cho các khu vực khác trên toàn lưu vực.

2.4.2. Xây dựng và phát triển chính sách quản lý lũ lụt

Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý lũ là nâng chất lượng cuộc sống cho con

người trên lưu vực sông, nhất là tại các vùng cao thường xuyên bị đe dọa bởi ngập lũ

hàng năm bằng xây dựng các phương án và thực hiện các biện pháp để giảm đến mức

thấp nhất các tổn thất do lũ lụt gây ra mà hiệu quả của nó có thể ước tính được bằng



tiền. Tuy nhiên, cũng có những mục tiêu khác mà việc quản lý lũ có thể mang lại cho

con người không thể tính ra được bằng tiền như là bảo vệ chất lượng môi trường hoặc

tạo dựng xã hội bền vững cho tất cả mọi người.

Để có thể quản lý và kiểm soát tốt lũ lụt trên lưu vực sông, trên mỗi lưu vực cần

phải nghiên cứu và phát triển một chính sách quản lý lũ thích hợp.

Nói chung, một chính sách quản lý lũ được xây dựng trên cơ sở lựa chọn các

mục tiêu nhất định phù hợp với các điều kiện ràng buộc kinh tế xã hội cụ thể của khu

vực hay lưu vực sông nghiên cứu, từ đó đưa ra cơ sở nhận thức cho việc quy hoạch các

hoạt động cụ thể để kiểm soát và phòng chống lũ.

Một chính sách quản lý lũ cần xem xét và đưa ra:



Các biện pháp và các giải pháp công trình hợp lý để phòng chống và giảm

nhẹ các tổn thất và rủi ro do lũ gây ra.



Quy hoạch và quản lý các vùng đất ngập nước, các bãi chứa lũ phù hợp

với yêu cầu chống lũ.



Các kỹ thuật và dịch vụ để dự báo, cảnh báo lũ, thu thập thông tin số liệu,

các hỗ trợ của Nhà nước đối với người dân để định cư dân số, giảm nhẹ các thiệt hại đối

với các trận lũ lớn trong tương lai.



Các hậu quả về kinh tế, xã hội và môi trường đối với người dân và cộng

đồng dân cư.

Để có thể đạt được hiệu quả, chính sách lũ cũng phải xem xét một cách riêng rẽ

trên các vùng đất đã phát triển và hoặc đất còn chưa phát triển của lưu vực sông. Tác

động của lũ đối với các vùng đất hiện đã phát triển cần phải được kiểm soát và giảm

nhẹ bằng các biện pháp và giải pháp công trình làm giảm lũ, còn đối với các vùng mới

phát triển thì tiềm năng giảm nhẹ tổn thất do lũ lại nằm trong khâu thực hiện quy hoạch

và kiểm soát sự phát triển. Ngoài ra, trong việc phát triển chính sách về kiểm soát lũ

cần xem xét các vấn đề khác như:

Quá trình xây dựng và thực hiện chính sách quản lý lũ

Xem xét hiệu chỉnh

Vận hành quản lý

Xác định mục

tiêu



Thực hiện

Đề xuất



Đánh giá bài

toán lũ



Các phương

án



Lựa chọn



Chiến lược



¦Ướ́c lượng



Xác định các tiêu

chuẩn



Hình 2-2: Sơ đồ quá trình thực hiện chính sách quản lý lũ lụt

(Nguồn UNDP, 1991)



Trước tiên cần đề cập đến sơ đồ của quá trình thực hiện chính sách quản lý lũ

trên lưu vực sông. Nói chung quá trình thực thi chính sách quản lý lũ lụt bao gồm việc

xây dựng và thực hiện các phương án chống các thiệt hại do lũ gây nên đối với lưu vực

sông. Quá trình này là một chuỗi các bước có liên quan đến nhau như hình 2-2 trong đó

bao gồm các bước sau:



Xác định mục tiêu của quản lý giảm nhẹ tổn thất lũ lụt.



Đánh giá vấn đề lũ lụt và các thiệt hại do lũ gây ra.



Đề xuất các phương án phòng chống và giảm tổn thất lũ lụt.



Xác định các chỉ tiêu đánh giá thiệt hại của lũ lụt.



Ước lượng hiệu quả cho các phương án đã đề xuất.



Lựa chọn một chiến lược hợp lý để kiểm soát và giảm các thiệt hại do lũ

lụt đối với lưu vực sông.



Thực hiện chiến lược đã lựa chọn ở bước trên.



Xem xét việc cần thiết hiệu chỉnh hoặc nâng cao chiến lược kiểm soát và

giảm các thiệt hại do lũ lụt đã lựa chọn.



Vận hành và quản lý.

Theo sơ đồ trên chúng ta có thể xây dựng các nội dung công tác quản lý lũ trên

một lưu vực tùy theo hiện trạng của công tác quản lý và phòng chống thiên tai lũ lụt đã

thực hiện được như thế nào. Đối với lưu vực sông chưa được nghiên cứu thì việc quy

hoạch để xác định các chiến lược và các phương án phòng chống lũ lụt cho lưu vực đều

cần phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và sau đó thực hiện các bước nghiên cứu như

sơ đồ nêu trên. Vấn đề này phải là một phần bao gồm trong nội dung quản lý lưu vực

sông.

Chiến lược quản lý lũ



Để có thể nghiên cứu xây dựng chiến lược quản lý lũ, người quản lý lưu vực

sông cần hiểu rõ chiến lược này bao gồm những gì và làm thế nào? Nói chung chiến

lược kiểm soát và giảm nhẹ các thiệt hại do lũ lụt đối với một lưu vực sông là một chiến

lược tổng hợp bao gồm nhiều các giải pháp và biện pháp khác nhau, trong đó bao gồm

4 loại hoạt động [UNDP, 2001], đó là:



(1). Quản lý vùng chứa lũ (floodplain)

Các vùng chứa lũ là các vùng đất thấp ven sông mà khi có lũ trên lưu vực sông

thì dòng chảy lũ có thể chảy vào trữ trong đó rồi rút dần đi. Đây có thể là các vùng phân

chậm lũ, các vùng đất ngập nước ven sông, các khu vực đồng ruộng, thôn xóm có thể

cho nước lũ tràn qua khi có lũ lớn. Các vùng này có vai trò rất lớn đối với việc trữ và

làm giảm giá trị đỉnh lũ trên sông chính nên việc quản lý vùng này rất có ý nghĩa đối

với giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt. Việc quản lý vùng chứa lũ chủ yếu là quản lý và điều

hành về sử dụng đất phù hợp với quy luật và thời gian xuất hiện của lũ. Thí dụ các sông

vùng ven biển miền Trung do điều kiện không thể chống lũ chính vụ nên các vùng đất

thấp trong các tháng lũ lớn như tháng 11, 12 người dân thường không canh tác để hạn

chế thiệt hại có thể xảy ra. Tại miền Bắc, trong các khu vực phân lũ sông Hồng qua

sông Đáy cũng phải quy hoạch và điều hành hợp lý việc canh tác và phát triển đất đai

để có thể tạo một không gian chứa nước lũ và hành lang thuận lợi cho thoát lũ và giảm

các thiệt hại do lũ gây ra đối với khu vực.

(2). Các hoạt động khẩn cấp

Đó là chuẩn bị và thực hiện các hoạt động khẩn cấp chuẩn bị trước hoặc đối phó

khi có lũ lớn xuất hiện để giảm các thiệt hại nhất là sinh mạng của người dân sống trong

vùng bị ngập do lũ. Hoạt động này bao gồm:



Phổ biến các thông tin về lũ đến mọi người dân, các cấp chính quyền và

cơ quan nhà nước.



Xây dựng hệ thống dự báo và cảnh báo lũ cho nhân dân.



Các hoạt động phòng chống lũ như tu sửa đê, kè,...



Chuẩn bị và thực hiện các hoạt động cứu hộ khẩn cấp khi có lũ.



Khắc phục hậu quả sau khi lũ rút.

(3). Các biện pháp giảm nhẹ cường độ lũ: đỉnh lũ và cường độ lũ trên lưu vực

ngoài phụ thuộc vào mưa còn phụ thuộc vào một số nhân tố mà con người có thể tác

động vào như là:

− Quản lý và bảo vệ lưu vực, nhất là bảo vệ rừng đầu nguồn, khôi phục để tái

sinh rừng thứ sinh, trồng mới rừng và các cây trồng để phủ xanh đất trống đồi trọc sẽ có

tác động làm giảm đỉnh lũ và hạn chế thiệt hại do lũ đối với khu vực hạ lưu.

− Các biện pháp công trình như xây dựng các hồ chứa lớn để trữ nước và giảm lũ

cho hạ du.

− Quy hoạch các khu phân lũ và công trình phân lũ ở trung và thượng lưu để bảo

vệ các thành phố, các khu vực quan trọng ở hạ du.

− Các biện pháp cất giữ nước mưa để sử dụng cho sinh hoạt hoặc bổ sung cho

nước ngầm cũng làm giảm cường độ lũ cho khu vực hạ du.

(4). Biện pháp bảo vệ và cải tạo dòng sông hạn chế xói lở bờ và nâng cao khả

năng thoát lũ, như là:

− Xây dựng đê, kè để bảo vệ bờ.

− Cải tạo các kênh tiêu nước.

− Nạo vét cải tạo lòng sông, các vùng cửa sông để tăng khả năng thoát lũ.



2.4.3. Các xem xét về kinh tế, xã hội và môi trường khi xây dựng phương án

kiểm soát và giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt [UNDP, 2001]

Quản lý lũ và giảm nhẹ các thiệt hại do lũ là một vấn đề rất quan trọng trong

quản lý lưu vực sông và nó luôn có liên quan mật thiết đến các vấn đề kinh tế, xã hội

cũng như môi trường của lưu vực. Vì thế cần phải xem xét các khía cạnh này trong khi

xây dựng chính sách cũng như đề xuất các giải pháp, biện pháp.

2.4.3.1. Các yếu tố kinh tế

Một bước chủ yếu trong việc xây dựng phương án để kiểm soát lũ và giảm nhẹ

các thiệt hại do lũ gây nên là phải ước tính tác động của ngập lụt đối với các hoạt động

kinh tế và sau đó xây dựng tập các giá trị để ước lượng các chi phí và lợi ích của các

biện pháp cần thiết phải thực hiện để kiểm soát lũ.

Các lợi ích thu được từ các biện pháp quản lý và hạn chế các tổn thất chính là từ

việc giảm các thiệt hại do lũ gây nên do có các biện pháp đó. Các lợi ích đầu tiên có thể

thấy được và biểu thị bằng giá trị kinh tế có thể bao gồm:



Chi phí dùng để thay thế hay sửa chữa các công trình hay thiết bị bị hư

hỏng do phá hoại của lũ.



Chi phí dùng cho di chuyển, cấp cứu và chạy chữa cho các nạn nhân và

thực hiện các biện pháp cứu hộ khẩn cấp khi xảy ra lũ lớn.



Chi phí cho việc tháo dỡ các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, cơ sở

thương mại bị ảnh hưởng của lũ.

Do cần phải so sánh giữa các chi phí của việc thực hiện các biện pháp kiểm soát lũ

với các thiệt hại có thể tránh được do thực hiện các biện pháp nêu trên nên cần phải ước

tính các thiệt hại do lũ gây nên như là một phần của phương án quản lý và kiểm soát lũ.

Nói chung, tổng các thiệt hại do lũ gây nên thường được coi như các chi phí có

thể nhìn thấy và không nhìn thấy của việc ngập úng. Các thiệt hại có thể thấy được do

lũ có thể chia thành hai loại trực tiếp và gián tiếp. Thiệt hại trực tiếp là thiệt hại do lũ

gây ra đối với nhà cửa, công trình hạ tầng cơ sở đô thị, đối với các cây trồng và vật

nuôi, còn thiệt hại gián tiếp của lũ là các chi phí do đình trệ việc buôn bán hoặc xáo

trộn điều kiện sống, các chi phí dịch vụ khẩn cấp,... Các chi phí không nhìn thấy được

bao gồm các tổn thất về Sức khỏe, bệnh tật do lũ gây ra. Các thiệt hại do lũ có thể biểu

thị trong hình 2-3.

Phân tích kinh tế cho các phương án kiểm soát và hạn chế tổn thất của lũ thường

dùng phương pháp phân tích chi phí và lợi ích thường dùng rất phổ biến trong tính toán

kinh tế các dự án hiện nay và liên hệ so sánh với các sơ đồ chống lũ.

Kết quả tính toán giúp cho lựa chọn được hệ số nội hoàn IRR sao cho tỷ số giữa

chi phí và lợi ích nằm ở giá trị mong muốn. Khó khăn gặp phải khi ứng dụng thực tế

của phương pháp này là làm sao định lượng được một cách đúng đắn các thiệt hại cũng

như lợi ích của việc phòng chống lũ đối với các nhóm dân cư sinh sống trong các vùng

khác nhau kể cả các lợi ích không thấy rõ ràng.

Về mặt lý thuyết cũng cần tính toán với các mức độ đầu tư khác nhau về mặt

kinh tế cho việc phòng chống lũ của mỗi dự án. Điều này sẽ được kết quả với các mức

độ khác nhau của bảo vệ cho các dự án trong các vùng khác nhau và trong thực tế cho

các phần khác nhau của cùng một thung lũng sông.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

×