1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Chương 2 QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 190 trang )


o

-



Quy hoạch

Phân tích bài toán.

Phân tích các hoạt động.

Phân tích nhu cầu.

Xác định mục tiêu và các ràng buộc.

Dự báo nhu cầu.

Xây dựng các phương án.

Phân tích hệ thống.

Mô phỏng và tối ưu hệ thống.

Phân tích nhiều mục tiêu và điều kiện ràng buộc.

Lựa chọn và ra quyết định.

Thông tin, thông báo và giải quyết các mâu thuẫn xung khắc trong dùng



nước.

o

-



Quản lý vận hành

Phân bổ nguồn nước cho các ngành dùng nước và hệ sinh thái.

Quản lý nhu cầu nước.

Quản lý hành chính và tổ chức.

Vận hành và duy tu sửa chữa các công trình.

Giám sát và đánh giá kết quả.

Quản lý tài chính và kiểm toán.



Dưới đây sẽ đề cập đến một số kiến thức và kỹ thuật liên quan đến quản lý vận

hành hệ thống nước của lưu vực sông.

2.2. QUẢN LÝ CUNG CẤP NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NHU CẦU NƯỚC

Một trong những vấn đề trọng tâm của quản lý tổng hợp tài nguyên nước cần

phải thực hiện, đó là quản lý nước theo nhu cầu, hay nói ngắn gọn là quản lý nhu cầu

nước. Việc thực hiện quản lý nước theo nhu cầu là một sự thay đổi cơ bản về cách thức

quản lý sử dụng nước, nó sẽ làm tăng hiệu quả và lợi ích sử dụng nước của lưu vực

sông. Trước khi đi vào khái niệm quản lý nước nhu cầu cũng cần đề cập đến khái niệm

quản lý cung cấp nước truyền thống hiện hành.

2.2.1. Quản lý cung cấp nước



Cung cấp nước là quá trình lấy và trữ nước từ nguồn và dẫn đến khu vực sử dụng

cho người dùng. Thí dụ nước từ các hồ chứa và đập dâng theo hệ thống kênh mương

dẫn đến các khu tưới. Quản lý cung cấp nước là quản lý các hệ thống khai thác và sử

dụng nguồn nước để cung cấp cho các người dùng.

Cách quản lý nước hiện nay ở nước ta vẫn chủ yếu là quản lý cung cấp nước,

trong đó việc quản lý dựa trên lượng nước thực tế đã có của hệ thống rồi tiến hành phân

chia và cung cấp cho các ngành sử dụng. Mặc dù việc phân chia nước hiện nay cũng

dựa trên yêu cầu nước của các hộ dùng nước, nhưng việc cung cấp được bao nhiêu

nước cho các hộ, đã cung cấp đủ theo yêu cầu hay vẫn còn thiếu? Điều này còn phụ

thuộc vào điều kiện nguồn nước hiện tại có đủ cho yêu cầu của tất cả các hộ dùng nước

hay không, và người quản lý không phải chịu trách nhiệm về sự thiếu nước nếu tình

trạng này xảy ra. Trong trường hợp nguồn nước tại công trình đầu mối hạn chế thì

đương nhiên là sẽ không cung cấp đủ nước cho tất cả các hộ dùng nước và người quản

lý ngoài việc dựa trên yêu cầu của hộ dùng nước còn phải dựa trên các nguyên tắc ưu

tiên đã được thông qua để lập kế hoạch và vận hành hệ thống.

Quản lý cung cấp nước là cách quản lý truyền thống hiện còn đang rất phổ biến ở

nước ta hiện nay.

2.2.2. Quản lý nhu cầu nước

2.2.2.1. Nhu cầu nước sử dụng của con người và nước cho hệ sinh thái

Tài nguyên nước của lưu vực sông bao gồm nước mặt trên các sông, hồ và nước

dưới đất chứa trong các tầng đất và các khu chứa nước ngầm tầng sâu. Tại các vùng cửa

sông ven biển có nước trong các đầm phá, vùng vịnh ven biển. Nguồn nước trên lưu

vực sông con người chỉ được quyền sử dụng một phần cho các nhu cầu nước của con

người, còn một phần phải duy trì cho nuôi dưỡng dòng sông và duy trì các hệ sinh thái

nước [Smakhtin V. U., 2002].

Trên lưu vực sông, theo khái niệm về nhu cầu nước nêu trên cần phải chia làm

hai phần và có cách quản lý thích hợp, đó là: (i) nhu cầu nước cho sử dụng của con

người, và (ii) nhu cầu nước cho duy trì hệ sinh thái của sông.



Nhu cầu nước cho sử dụng của con người

Nhu cầu nước của con người trên lưu vực sông bao gồm nhu cầu nước sử dụng

cho sinh hoạt và sử dụng trong sản xuất và đời sống. Nước cho sinh hoạt bao gồm nước

ăn uống đòi hỏi chất lượng cao và nước cho tắm rửa và các yêu cầu vệ sinh hàng ngày

thường được ước tính bằng số lượng lít nước trên một đầu người mỗi ngày. Nước cho

các yêu cầu sản xuất bao gồm nước dùng cho tưới của nông nghiệp, nước cung cấp cho

sản xuất của công nghiệp, nước cho phát điện, giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, cho

các yêu cầu nghỉ ngơi giải trí,...

Nhu cầu nước của con người trên lưu vực sông chịu ảnh hưởng của nhiều nhân

tố trong đó có: dân số và sự gia tăng dân số; các mục tiêu sử dụng nước; mức độ phát

triển kinh tế xã hội; các công nghệ được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, nông

nghiệp; khí hậu; mức độ hiệu quả trong sử dụng nước; mức sống và phong tục tập quán

của con người.

- Dân số và tốc độ tăng dân số: Dân số tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng liên

tục theo thời gian. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm tình trạng số người

không có nước sạch hiện nay vẫn còn rất lớn hậu quả của tăng nhanh dân số thế giới

trong thế kỷ 20 vừa qua. Hiện nay vẫn có khoảng hơn 1 tỷ người ở các nước đang phát

triển vẫn chưa có nước sạch để dùng và khoảng 2 tỷ người chưa có các công trình vệ

sinh phù hợp [Hội đồng thế giới về nước, 2000].

- Mục tiêu sử dụng nước: Kinh tế càng phát triển thì trên lưu vực sông càng nảy

sinh và tăng các mục tiêu sử dụng nước. Thí dụ các lưu vực sông ở nước ta hiện nay

nước dùng cho nông nghiệp là chủ yếu, nhưng trong quá trình phát triển các năm tới để

tiến tới một nước công nghiệp thì mục tiêu sử dụng nước sẽ tăng lên rất nhanh, nhất là

cho sản xuất các hàng hóa công nghiệp, cho du lịch dịch vụ...

- Mức độ phát triển kinh tế: Mức phát triển kinh tế của 1 vùng hay 1 quốc gia

quyết định mức sử dụng nước. Các nước giàu có nhu cầu sử dụng nước cao hơn các

nước nghèo. Thí dụ, ở các nước phát triển, nước sinh hoạt từ 400-500 l/ng/ngày, trong

khi ở các nước đang phát triển chỉ từ 50-100 l/ng/ngày. Điều này cũng tác động đến nhu

cầu nước của lưu vực sông.

- Các công nghệ được áp dụng trong công nghiệp/nông nghiệp: Các công nghệ

được áp dụng cho các ngành này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng nước, nước có thể

được tái sử dụng và giảm bớt tổn hao vì thế sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nước.

- Khí hậu: Mức nhu cầu nước sử dụng cũng chịu ảnh hưởng nhiều vào các nhân

tố khí hậu. Có thể thấy rằng nhiệt độ tăng sẽ làm tăng thêm nhu cầu sử dụng nước và

ngược lại, nhất là nước dùng cho tưới của cây trồng. Thêm vào đó sự biến đổi khí hậu

có thể gây ra sự phân bố lại kiểu tiêu thụ nước và ảnh hưởng đến nhu cầu nước sử dụng.

Thí dụ, nó có thể gây ra sự xáo trộn các vùng sản xuất và cây trồng, từ đó sẽ ảnh hưởng

đến sự phân bố lại nhu cầu sử dụng nước. Tại một số khu vực có sự di cư quy mô lớn

của dân cư do thay đổi khí hậu sẽ làm thay đổi nhu cầu nước của khu vực.

- Mức độ hiệu quả sử dụng nước: Sử dụng nước có hiệu quả có lợi ích lớn về

môi trường, sức khỏe và kinh tế, nó cũng làm giảm nhu cầu sử dụng nước, ngăn ngừa

được ô nhiễm nước bằng cách làm giảm dòng nước thải, quá trình sử dụng nước quay

vòng trong công nghiệp, tái sử dụng nước thải và tiết kiệm năng lượng.



- Mức sống và phong tục xã hội: Phong tục xã hội của người dân có ảnh hưởng

đến cách sử dụng nước và do đó ảnh hưởng đến nhu cầu dùng nước. Mức sống trung

bình của con người có xu thế tăng lên thì nhu cầu nước trên đầu người cũng tăng.

Nhu cầu nước cho hệ sinh thái hay yêu cầu nước cho môi trường

Nước trong các sông suối rất cần thiết và không thể thiếu cho các yêu cầu sử

dụng của con người sinh sống trên lưu vực sông, nhưng nước cũng rất cần để duy trì

cuộc sống cho tất cả các loài trong hệ sinh thái hay nói cách khác là để duy trì cuộc

sống hay Sức khỏe của chính dòng sông đó.

Yêu cầu nước môi trường là yêu cầu nước cần cho việc duy trì cấu trúc và các

chức năng của hệ sinh thái nước trên lưu vực sông nhằm đảm bảo cho các hệ sinh thái

này tồn tại và phát triển một cách bền vững [IUCN, 2000].

Từ khái niệm về yêu cầu nước cho môi trường sẽ dẫn đến khái niệm về dòng

chảy môi trường (environmental flow), một thành phần dòng chảy mà con người trong

quá trình sử dụng nước cần phải bảo đảm duy trì thường xuyên trong sông để nuôi

dưỡng và phát triển các hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học và các chức năng của

dòng sông.

Thực ra yêu cầu nước cho môi trường là một khái niệm không dễ nhận thấy nếu

chúng ta không có đầy đủ các kiến thức tổng hợp về môi trường và hệ sinh thái. Điều

có thể dễ nhận thấy nhất về yêu cầu nước môi trường là yêu cầu nước cần thiết cho sự

sinh trưởng và phát triển của các loài tôm, cá sống trong lưu vực sông, các giống loài

mà giá trị của chúng gần gũi với cuộc sống con người nhất. Tuy nhiên, hiểu như vậy

cũng chưa đầy đủ vì các loài tôm cá chỉ là một phần trong cộng đồng sinh học của hệ

sinh thái nước và tất cả chúng lại có mối liên quan mật thiết đến nhau. Vì thế, yêu cầu

nước cho môi trường cần phải hiểu theo nghĩa tổng hợp như là nước cần cho duy trì tất

cả các thành phần và các chức năng của hệ sinh thái. Thí dụ như nước cho duy trì cuộc

sống và đa dạng sinh học trên các vùng đất ngập nước, trên các vùng đất bồi và rừng

ngập mặn ở khu vực cửa sông; nước cho duy trì lưu lượng và tốc độ nước chảy trong

sông giúp cho cá di chuyển từ vùng này sang vùng khác, để vận chuyển bùn cát và các

loại vật chất; nước cho sự pha loãng và tăng khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm

chảy vào nguồn nước hoặc cho đẩy nước mặn không cho xâm nhập sâu vào trong sông.

Cũng có người chỉ nhìn nhận nhu cầu nước cho môi trường chỉ là lượng nước tối

thiểu cần duy trì trong sông trong mùa cạn. Hiểu như vậy chưa thật đầy đủ bởi vì các

sinh vật thủy sinh cần nước trong các mùa nước lũ và mùa nước cạn không hoàn toàn

giống nhau. Như một quy luật tất yếu của tự nhiên, các loài tôm cá thường chờ đợi thời

kỳ nước sông lên cao ngập các bãi bờ ven sông để tìm nơi đẻ trứng và phát triển nòi

giống, có nhiều loài cá như là cá hồi hàng năm cần mùa nước lũ để ngược lên tận

thượng nguồn đẻ trứng, cá con sau đó lại xuôi dòng về hạ du rồi về biển cả. Năm sau

chúng lại trở về nguồn đẻ trứng như cha mẹ chúng. Việc làm suy giảm và không đảm

bảo yêu cầu nước cho môi trường trong bất kỳ thời gian nào trong năm cũng gây các

thiệt hại tới các giá trị môi trường của lưu vực sông và qua đó tổn hại tới các giá trị sử

dụng của con người [Smakhtin V. U., 2002].

Cũng như các loài vật khác, con người cũng là một thành phần của hệ sinh thái

và cuộc sống cũng như lợi ích của con người luôn gắn chặt với yêu cầu sử dụng nước,

với cảnh quan của môi trường sông như trong các hoạt động đánh bắt cá, giao thông



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

×