1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Hộp 2-1: Hạn ở Ninh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 190 trang )


dựng hồ chứa đi đôi với yêu cầu nhiều nguồn kinh phí mà trong thực tế thường không

thể có đủ để làm theo ý muốn của con người.

Do nước mặt lộ thiên nên dễ khai thác và việc sử dụng nước mặt cũng ít tốn chi

phí nhất là sử dụng trực tiếp nước mặt của sông suối. Tuy nhiên do đặc tính phân bố rất

không đều theo thời gian và không gian nên việc sử dụng nước mặt đòi hỏi phải sử

dụng nhiều biện pháp công trình để trữ và dẫn nước. Với công trình lớn như hồ chứa

cũng cần nhiều vốn đầu tư ban đầu.

Việc sử dụng nước mặt cũng bộc lộ một số nhược điểm cần chú ý như là:

- Do diện tích mặt thoáng các nơi chứa nước mặt lớn nên có thể trong một số

tháng hoặc quanh năm, tốc độ bốc hơi có thể chiếm tỷ lệ cao thậm chí có thể vượt quá

20% lượng dòng chảy năm ở những vùng khô hạn. Tổn thất bốc hơi có thể lớn hơn rất

nhiều nếu mặt thoáng của hồ rất rộng. Tại những vùng có nền nhiệt độ cao quanh năm

bốc hơi sẽ lớn nếu là vùng mưa ít thì có khi mưa không đủ cho bốc hơi. Thí dụ: đập

Asswan là một đập rất lớn được xây dựng trên sông Nile của Ai cập, hồ chứa nước có

diện tích mặt thoáng rộng 6000 km2 với bề rộng trung bình tới 12 km và chiều dài là

500 km khiến cho tổng lượng nước tổn thất hàng năm do bốc hơi vào khoảng 9 km3 và

tổn thất do thấm và hấp phụ khoảng 1 km3. Đối với sông Nile của Ai cập có tổng lượng

nước khoảng 55,5 km3 thì lượng tổn thất đã chiếm tới 16% của lượng nước hiện nay

của Ai cập, lượng tổn thất này nếu tiết kiệm được đủ đảm bảo tưới cho 500.000 ha đất

nông nghiệp của khu vực này.

- Xói mòn đất dẫn tới gây bồi lắng các hồ chứa và đồng nghĩa với việc làm giảm

dung tích chứa nước của các hồ chứa và giảm tuổi thọ của hồ. Bề mặt đất nếu không có

biện pháp quản lý bảo vệ sẽ rất dễ bị mất đi lớp đất giàu các chất dinh dưỡng trên bề

mặt do bị xói mòn. Chính vì thế vấn đề bồi lắng hồ chứa hiện nay đang có xu thế tăng

do thảm phủ đang bị chặt phá, vùng khí hậu càng khô hạn, thảm thực vật càng ít thì

tiềm năng gây xói mòn đất và bồi lắng hồ chứa càng cao. Cống xả bùn cát đặt tại đáy hồ

ít khi hoạt động có hiệu quả nhưng mỗi lần hoạt động lại tiêu tốn rất nhiều nước và gây

ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng cho vùng hạ lưu.

- Tác động môi trường: tác động môi trường của các hồ chứa đối với Sức khỏe

con người và làm ngập đất thổ cư và đất nông nghiệp màu mỡ cũng là vấn đề cần xét

tới khi dự định xây dựng các hồ. Những hồ chứa khi xây dựng làm ngập diện tích lớn

và nhiều dân cư phải di chuyển sẽ có nhiều tác động tiêu cực tới môi trường xã hội và

đều phải cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định xây dựng. Trong thực tế cũng có nhiều

hồ chứa không được thực thi cũng do các tác động tiêu cực này.

- Phân phối nước từ các hồ chứa có thể rất đắt và đòi hỏi phải xây dựng những

tuyến kênh có chi phí cao do xa các vùng cần nước. Vì thế chỉ có thể xây dựng hồ khi

có đủ tiền đầu tư và việc hoàn vốn cũng phải trong một thời gian dài.

Việc sử dụng trực tiếp nước tự nhiên của các sông suối trong mùa cạn nếu quá

mức sẽ dễ gây nên tình trạng cạn kiệt nguồn nước khu vực hạ lưu, ảnh hưởng xấu đến

môi trường sinh thái. Điều này là tình trạng phổ biến đối với các sông ở khu vực miền

Trung và Tây Nguyên của nước ta do nhân dân có thói quen sử dụng nhiều đập dâng

nhỏ tạo thành hệ thống bậc thang ngăn và lấy dòng chảy tự nhiên trong mùa cạn để tưới

cho lúa và hoa màu các vùng đất hai bên sông. Chính việc khai thác như vậy đã khiến



cho vùng hạ lưu nhiều sông hiện nay mùa cạn rất cạn nước, tạo nguy cơ gia tăng xâm

nhập mặn và phát triển của sa mạc hoá.

Ưu và nhược điểm của sử dụng nguồn nước ngầm

Nguồn nước ngầm được khai thác từ trong các tầng chứa nước dưới đất bằng

biện pháp chủ yếu là đào giếng hay khoan giếng rồi bơm lên để sử dụng. Do nước ngầm

có chất lượng tốt, ít bị ô nhiễm nên nó thường được ưu tiên dùng cho cấp nước sinh

hoạt. Ngoài ra nước ngầm cũng được khai thác để dùng cho tưới và các yêu cầu khác.

Việc sử dụng nhiều hay ít nguồn nước ngầm so với nước mặt phụ thuộc vào điều kiện

nguồn nước cũng như tập quán của từng quốc ga, từng địa phương. Tại các nước vùng

Trung á như ấn độ, Pakistan,... do nguồn nước mặt hạn chế nên nước ngầm được sử

dụng nhiều kể cả cho tưới những khu vực rộng lớn. Tại nước ta có tiềm năng nước mặt

tương đối phong phú nên nước mặt được dùng phổ biến cho tất cả các lĩnh vực, còn

nước ngầm mới chủ yếu dùng nhiều cho cấp nước sinh hoạt và chỉ một số vùng có sử

dụng để tưới cho cây công nghiệp như ở Tây Nguyên.

Do các tầng nước ngầm ít khi đủ lớn để tiếp nhận một lượng nước lũ trong một

khoảng thời gian ngắn và không thể trả lại cho chúng một lưu lượng lớn trên một đơn vị

công trình khai thác nước ngầm như các giếng hay lỗ khoan nên việc sử dụng nước

ngầm không hợp lý có thể làm suy giảm độ cao mực nước ngầm, ảnh hưởng xấu tới độ

ẩm của tầng đất canh tác trên bề mặt. Tuy nhiên, do nằm sâu trong tầng đất nên nước

ngầm ít bị ảnh hưởng của bốc hơi và không bị giảm dung tích chứa nước do bồi lắng.

Các tác động xấu đến môi trường cũng dễ kiểm soát và hạn chế nếu khai thác và sử

dụng hợp lý.

Khi nhìn vào các ưu điểm và nhược điểm nêu trên thì có thể thấy dường như

nước ngầm có ưu thế hơn nước mặt và đáng ra nó được lựa chọn để sử dụng nhiều hơn

nước mặt nhưng thực tế lại không đúng như vậy. Nhu cầu sử dụng nước tập trung với

khối lượng nước lớn thí dụ như các hệ thống tưới lớn thường đòi hỏi phải khai thác các

nguồn nước mặt vì nếu sử dụng nước ngầm sẽ dễ làm hạ thấp độ cao mực nước ngầm

dễ gây sụt lún đất, nhất là trong các khu vực đô thị lớn.

2.5.4.2. Phương pháp phối hợp sử dụng hợp lý nước mặt và nước ngầm

Đây là vấn đề rất cần thiết hiện nay nhưng việc thực hiện không phải dễ dàng

nhất là việc điều tra khảo sát cũng như giám sát nước ngầm còn nhiều khó khăn về mặt

kỹ thuật cũng như thực hiện. Một số khía cạnh cần xem xét để phối hợp sử dụng nước

mặt và nước ngầm trên lưu vực sông như là:

a. Đánh giá các khía cạnh liên quan tới tầng chứa nước ngầm

Sử dụng phối hợp nước mặt và nước ngầm bao gồm sự kết hợp hài hòa cả 2

nguồn nước để hạn chế các tác động không mong muốn đến kinh tế xã hội và môi

trường và tối ưu hóa việc cân bằng cung và cầu về nước. Sự phối hợp sử dụng nước mặt

và nước ngầm thường được xem xét trong các chương trình quản lý lưu vực sông nghĩa

là giữa các con sông và các tầng chứa nước ngầm trong cùng lưu vực sông [Neil S.

Grigg, 1976], bao gồm:



Xác định rõ sự có mặt các tầng nước ngầm trong khu vực nghiên cứu.



Xác định công suất cấp nước của các tầng chứa nước ngầm xét theo lưu

lượng tiềm năng.













Đánh giá sự tái nạp tự nhiên của tầng nước ngầm.

Đánh giá sự tái nạp tự nhiên có điều kiện của tầng nước ngầm.

Đánh giá tiềm năng tái nạp nhân tạo của các tầng nước ngầm.

Những lợi ích kinh tế môi trường rút ra từ các lựa chọn khác nhau.



b. Đánh giá các kho chứa nước dưới đất và khả năng cấp nước của các tầng chứa nước

ngầm

Để sử dụng một dung tích dưới đất để trữ một lượng nước đáng kể với một mức

độ quan trọng như dòng chảy hàng năm với dự kiến sử dụng nó ở giai đoạn sau. Vì thế

rất cần xác định khả năng trữ nước tiềm năng của các hồ chứa ngầm cũng như sự phù

hợp của nó đối với việc tái nạp lại nước ngầm từ nước mặt và khả năng lấy lại để cung

cấp của con người khi có nhu cầu về nước.

Các bể chứa nước ngầm phải có đủ dung tích tự do giữa mặt đất và mực nước

ngầm để chứa và lưu nước được tái nạp trong giai đoạn không cần nước. Điều kiện này

đòi hỏi phải điều tra địa chất thủy văn để lập bản đồ địa chất, địa vật lý và khoan thăm

dò để xác định hình dạng và công suất cấp nước của tầng nước ngầm.

Trong việc sử dụng nước ngầm, chúng ta không thể chỉ nghĩ đơn thuần việc khai

thác trữ lượng hiện có mà phải xem xét cả khả năng và cách thức để tái nạp bổ sung cho

tầng chứa nước ngầm từ nguồn nước mưa hay từ các nguồn nước trên bề mặt của sông,

hồ.

Để có thể tái nạp lại nước ngầm cần đánh giá các thông số sau đây của tầng đất

lưu vực:



Vật liệu bề mặt phải có tính thấm cao để nước dễ thấm xuống đất.



Vùng đất chưa bão hòa phải có tính thấm theo phương thẳng đứng cao và

không bị cản trở bởi các tầng đất khó thấm như các lớp đất sét.



Độ sâu từ bề mặt đất đến mực nước ngầm không vượt quá từ 5 đến 10m.



Khả năng chuyển nước của các tầng nước ngầm phải đủ cao để chuyển

nhanh nước từ nơi được thiết kế để tái nạp nước ngầm, nhưng không thể quá cao như

trường hợp các hang động Karst làm cho nước không thể khôi phục lại được.

Khả năng chuyển nước của các tầng chứa nước ngầm cũng có thể coi là chỉ thị

tốt cho trữ lượng của các tầng chứa nước ngầm và đảm bảo lưu lượng khai thác của các

giếng cao và dễ dàng lấy lại được lượng nước được dự trữ.

c. Phương pháp tái nạp tự nhiên và nhân tạo nước cho các tầng nước ngầm

Nếu không có sự can thiệp của con người thì sự tái nạp tự nhiên các tầng chứa

nước ngầm từ các dòng chảy mặt và sự thấm sâu của nước mưa vẫn xảy ra hàng năm và

lượng tái nạp hàng năm cũng có cùng độ lớn với nhu cầu nước. Ngược lại bất kỳ một sự

biến đổi nào về hướng tự nhiên của các dòng chảy mặt cũng có thể ảnh hưởng đến sự

tái nạp các tầng chứa nước ngầm.

Sự tái nạp tự nhiên có điều kiện xảy ra khi có sự khai thác nước ngầm mạnh ở

khu vực gần sông làm giảm mực nước ngầm và giảm cả mức nước của các dòng chảy

ngầm từ sông. Hiện tượng này được biết rõ ở các vùng có khí hậu ôn hoà, nơi các dòng

sông chảy quanh năm, nhưng cũng có thể xảy ra tại các vùng khí hậu bán khô hạn nơi



có sự giảm mức nước ngầm thủy áp nằm dưới mức nước sông mà sông tạm thời tạo ra

vùng không gian rỗng trong tầng chứa nước ngầm và tạo điều kiện để tái nạp lại trong

mùa lũ.

Sự tái nạp nhân tạo: tái nạp nhân tạo các tầng chứa nước ngầm từ nước mặt có

thể thực hiện bằng 3 phương pháp như: (1) chảy tràn của nước mặt, (2) quản lý lưu vực

và (3) làm giếng tái nạp nước ngầm từ nước mưa.

(1). Chảy tràn của nước mặt

Tái nạp nhân tạo nước ngầm bằng phương pháp chảy tràn của nước mặt trên bề

mặt đất để nước tự thấm xuống và bổ sung cho nước ngầm. Biện pháp này bao gồm

việc cần làm tăng diện tích bề mặt để nước từ các sông hồ ao và các hố trũng thấm

xuống nước ngầm. Đây là phương pháp được coi là có hiệu quả nhất và tốn ít chi phí

nhất để tái nạp lại nước ngầm hiện nay. Tuy nhiên, chỉ có các tầng chứa nước không áp

mới có thể tái nạp lại bằng phương pháp này, và đòi hỏi có một diện tích đất bề mặt khá

lớn để chứa nước và do đó gây tổn thất bốc hơi lớn nếu đất có tính thấm kém. Phương

pháp này đòi hỏi 2 loại công trình: công trình dẫn nước và hệ thống vùng thấm.

Các công trình dẫn nước là những công trình tương tự như hệ thống tưới ngập.

Các công trình truyền thống sau hàng thế kỷ kinh nghiệm đã được làm thích nghi với

các điều kiện của các vùng khô hạn hoặc ẩm ướt. Chúng bao gồm các bờ đất và các vật

hướng dòng chảy ra các bãi đất. Nếu dòng chảy quá lớn có thể phá hỏng các bờ và làm

giảm khả năng tưới của đồng ruộng. Nếu hàm lượng phù sa bùn cát trong nước ngập

quá cao sẽ làm bồi lắng hết các kênh dẫn nước nên cần thường xuyên dọn sạch. Tóm

lại, mặc dù việc xây dựng lại các bờ đất không đắt nhưng chi phí tổng cộng để duy trì

hệ thống là khá cao.

Hệ thống tạo thấm có thể bao gồm các vùng trũng chứa nước, các lòng dẫn và

các hố phụ thuộc vào địa hình và sử dụng đất ở từng nơi. Hệ thống tạo thấm phổ biến

bao gồm một loạt các vùng trũng chứa nước mỗi chỗ có diện tích từ 0,1 đến 10 ha theo

quy mô không gian có sẵn. Mỗi nơi chứa nước có hệ thống tự làm ngập nước hoặc tháo

cạn và nạo vét khi cần thiết. Hệ thống các nơi chứa nước không nên nối tiếp nhau theo

dãy vì như vậy không tháo cạn để nạo vét riêng biệt được. Những nơi chứa nước đầu hệ

thống nên đóng vai trò là các bể lắng sơ bộ. Tại xung quanh các đô thị, các hố đào để

khai thác đất đá làm vật liệu xây dựng (cát sỏi) cũng có thể tận dụng làm hệ thống tạo

thấm. Độ sâu các hố này có thể dao động từ 2(3 m thậm chí tới 30(40 m. Các hố này

cũng có thể được chủ động đào để tái nạp lại nước ngầm. Tái nạp nước ngầm đơn giản

là dẫn nước vào các hố này. Ngay cả đối với các chỗ đào sâu cũng vẫn nên có 1 hố làm

hố lắng trước khi nước tái nạp chảy vào hố tái nạp chính. Cả hố lắng và hố thấm chính

nên có hàng rào bao quanh và thiết bị đưa nước vào để tránh gây xói lở thành hố.

Tưới ngập là một kỹ thuật tưới truyền thống ở nhiều vùng trên thế giới, đặc biệt

là tưới cho lúa nước như ở nước ta bao gồm việc đưa nước vào các thửa ruộng bậc

thang nằm ven các sông suối. Mặc dù mục đích của việc tưới ngập không phải là để tái

nạp nước ngầm nhưng kỹ thuật tưới này đã làm tăng sự tái nạp nước ngầm cho các tầng

chứa nước phía dưới các vùng được tưới. Đưa lượng nước dư thừa vào trong nước

ngầm sẽ làm giảm nhẹ các nguy cơ do việc lấy nước mặt để tưới ở các vùng khô hạn.



Các đập ngăn bậc thang cũng là những công trình nhỏ được xây dựng ngang qua

các lòng dẫn nước nhằm làm giảm lưu tốc của dòng chảy và tạo điều kiện cho nước

thấm vào tầng chứa nước ven sông. Khi các dòng chảy là những lòng dẫn hẹp chảy qua

những vùng đất bằng phẳng nằm chỉ cao hơn đáy các lòng dẫn này khoảng vài mét. Đập

ngăn bậc thang có thể được xây dựng cao từ 1 m đến 2 m so với bề mặt của vùng đất

bằng phẳng và chắn ngang theo dòng chảy trên toàn bộ bề rộng của thung lũng. Khi có

lũ, nước lũ sẽ bị chặn lại và gây ngập toàn bộ vùng thung lũng, nước sẽ dễ dàng thấm

vào đất hơn.

Các đập ngầm áp dụng ở một độ sâu nhỏ trong vùng có phù sa sông để ngăn

không cho nước ngầm chảy mất ngay sau khi có nước lũ được giữ trong các tầng chứa

nước ngầm. Nó bao gồm việc đào sâu xuống khoảng từ 1,0 đến 1,5 m ngang qua thung

lũng sông và đắp lại bằng đất có độ thấm nước nhỏ như đất sét hoặc bằng tường gạch.

Đập ngầm cũng có thể làm bằng đập cát và đắp cao hơn mặt đất từ 1(2 m để ngăn cản

dòng chảy rắn như cát sỏi lắng đọng và bị chặn lại ngay trước đập và làm tăng vùng

chứa phù sa sông.

(2). Quản lý lưu vực và “gặt hái nước”

Biện pháp quản lý lưu vực để tăng lượng nước cung cấp tới tầng nước ngầm là

một biện pháp rất hiệu quả cho tái nạp nước ngầm.

Đây là lĩnh vực quản lý bề mặt lưu vực nhằm thực hiện nhiều phương pháp kỹ

thuật dọc theo các sườn đồi để chống xói mòn đất và làm giảm lượng dòng chảy mặt và

làm tăng lượng nước thấm vào đất và tái nạp nước cho nước ngầm.

Biện pháp canh tác nông nghiệp bằng cách làm ruộng bậc thang truyền thống là

một hình thức "gặt hái nước" phổ biến nhất hiện nay, nhất là những vùng khô hạn.

Những khu vực nào mà các ruộng bậc thang được duy trì tốt thì lượng nước tái nạp cho

nước ngầm sẽ được cải thiện, tuy nhiên, nếu một khi sử dụng quá mức thì nó lại gây ra

xói mòn, trượt, sụt lún đất của các bờ ngăn, làm hỏng các khu ruộng bậc thang và làm

thay đổi chế độ thủy văn của vùng. Vì thế, dù các ruộng bậc thang có ý nghĩa kinh tế

thế nào chăng nữa cũng không thể áp dụng trên diện rộng vì có thể làm thay đổi điều

kiện thủy văn của lưu vực trong một thời gian đáng kể.

Quản lý lưu vực cũng rất cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ và tăng mật độ của

thảm phủ trên bề mặt đất, nhất là việc trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, điều này sẽ

vừa có tác động tăng khả năng bổ sung nước cho tầng chứa nước ngầm trong mùa mưa

lũ và giảm lượng dòng chảy lũ cho vùng hạ lưu.

(3). Tái nạp nhân tạo nước ngầm bằng giếng

Phương pháp này người ta xây dựng các giếng để tái nước mưa cho tầng nước

ngầm. Việc đưa nước xuống bằng các giếng ống hoặc các giếng kiểu hầm lò vào thẳng

các tầng chứa ngầm. Cách này là cách duy nhất được áp dụng để tái nạp cho các tầng

chứa nước có áp hoặc các tầng sâu với các lớp đất thấm nước yếu. Việc tái nạp có xảy

ra ngay tức thì và không có tổn thất do bốc hơi hoặc do vận chuyển nước. Phương pháp

này rất hiệu quả cho các vùng có tầng đá rắn chắc và bị đứt gãy và tại các hang động đá

vôi Karst. Các giếng tái nạp và các "giếng tiêm nước" được xây dựng tương tự như các

giếng bơm nước có sử dụng các ống lọc.

Khó khăn lớn nhất của các giếng tái nạp nước ngầm là chúng rất dễ bị tắc. Trong

khi các bể hở phải hàng năm mới bị tắc và trong mọi trường hợp vẫn dễ dàng khôi phục



lại thì các giếng tái nạp nước ngầm lại có thể bị tắc sau một vài ngày hoặc tuần và rất

khó khôi phục lại như ban đầu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc giếng tái nạp này,

đó là:



Do trong nước có các chất lơ lửng nên chúng đã làm giảm không gian

rỗng trong đất và làm giảm các khe rỗng giữa các lớp tiếp xúc. Chính các chất lơ lửng

làm tắc nhanh chóng các giếng mà đất ở đó có kết cấu hạt mịn.



Hàm lượng chất hữu cơ cao có thể tạo ra sự phát triển nhanh của các loại

vi khuẩn. Điều này giải thích tại sao hiện tượng tắc giếng xảy ra thay đổi theo thời gian

trong năm khi nước được bơm vào có nhiệt độ thay đổi.



Tắc giếng cũng xảy ra do các bong bóng khí hoặc không khí trong nước,

đặc biệt là tại các giếng nông nơi có áp lực nước thấp. Cần tránh trường hợp các ống,

van và các chỗ nối nước không đầy ống hoặc có áp lực thấp. Điều này có thể khắc phục

được bằng cách áp dụng các ống có đường kính nhỏ để đảm bảo điều kiện đầy ống.



Do sự pha trộn của các nguồn nước có thành phần khác nhau có thể tạo ra

các phản ứng hóa học và sinh ra các chất kết tủa trong nước. Một nguyên nhân gây tắc

nữa là do các hạt sét có thể đã có sẵn trong nước ngầm to dần lên.

Cách kinh tế nhất đối với các giếng tái nạp nước ngầm là cách bơm nước sử

dụng các giếng 2 mục tiêu (bơm vào và hút ra) để làm sạch giếng trong thời gian hút ra.

Tuy nhiên, việc xử lý nước sơ bộ để loại bỏ bớt chất lơ lửng trước khi tái nạp nước

ngầm là cần thiết.

2.5.4.3. Sử dụng phối hợp giữa nước mặt và nước ngầm là một trong những

vấn đề cần giải quyết hiện nay đối với lưu vực sông

Sự tăng nhanh chóng của tình trạng thiếu nước trên phạm vi toàn cầu đòi hỏi cần

có sự tiếp cận từ 2 phía của quản lý cung cấp nước và quản lý nhu cầu nước. Hiện nay

các quốc gia đang có xu thế coi các lưu vực sông là đơn vị quản lý tài nguyên nước về

quy mô không gian đối với việc hình thành chiến lược quản lý nước tổng hợp trong các

vấn đề liên ngành như đối với vấn đề bảo vệ tài nguyên nước và môi trường, phân bố

tài nguyên nước, quản lý nhu cầu nước.

Sử dụng tổng hợp nước mặt và nước ngầm là một chiến lược quản lý cấp nước

để tối ưu hóa việc phát triển tài nguyên nước. Quản lý và bảo vệ trong phạm vi lưu vực

và tái nạp nước ngầm nhân tạo phải được coi là công cụ để sử dụng cho mục đích đó.

Tuy nhiên rất cần các nghiên cứu tiếp để hiểu biết và định lượng tốt hơn vai trò

của quản lý lưu vực đối với bảo vệ đất, nước trong vòng tuần hoàn của nước. Sự phát

triển các kỹ thuật GIS giúp cho đánh giá rõ ràng hơn tổng thể tài nguyên nước trong

phạm vi lưu vực sông cũng như đánh giá ảnh hưởng các hoạt động của con người đối

với lưu vực sông.

2.6. GÍA NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ THU HỒI CHI PHÍ

Giá nước

Hiện nay trên thực tế, việc sử dụng nước cho các ngành kinh tế như tưới, nước

dùng cho sinh hoạt,... của người dân vẫn theo quan niệm truyền thống và Nhà nước còn

bao cấp một phần trong giá nước. Điều này đã khiến cho việc quản lý sử dụng những



tồn tại nhất định, nhất là tình trạng lãng phí nước và sử dụng không hiệu quả nguồn

nước.

Do giá nước không phản ánh đúng giá trị của nước nên nguồn thu của Nhà nước

cũng như các cơ quan cung cấp dịch vụ không đủ để cho duy tu bảo dưỡng cũng như

vận hành hệ thống, khiến cho các hệ thống công trình mau xuống cấp ảnh hưởng tới

hiệu quả cấp nước.

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước có yêu cầu biến nước thành hàng hóa và nâng

cao hiệu quả sử dụng nước. Vấn đề này gắn chặt với việc xác định lại giá nước và việc

thu hồi vốn đầu tư của các công trình khai thác và sử dụng nguồn nước. Yêu cầu của

việc quản lý nước theo nhu cầu là phải tính đúng, tính đủ giá của nước, và về mặt quản

lý Nhà nước phải tạo các điều kiện cho người dân sử dụng nước và có thể trả đủ các chi

phí của việc khai thác và cung cấp dịch vụ nước cho họ. Đây là một vấn đề rất lớn và

thực hiện không dễ dàng trong một quá trình lâu dài, nhất là phải thay đổi cách nghĩ,

cách làm hiện nay của người dân và cả người quản lý nước.



Gía trị nội tại

Đón g góp cho các mục tiêu xã hội

Lợ̣i ích từ sử dụn g trực tiếp nguồn nước

Lợi ich từ các tổn thất như sử dung

nước hồ̀i quy, lượn g bốc thoát hơi

nước



Giá trị

đầy đủ

Giá trị

kinh tế



Các giá trị sử dụn g trực tiếp nước của

người dùn g



Hình 2-4. Các nguyên tắc chung xác định giá trị của nước

(Nguồn: Global Water Partnership)

Sau đây là khái niệm về giá nước và vấn đề thu hồi chi phí trong sử dụng nước.

Giá nước, tính toán một cách đầy đủ bao gồm hai phần, đó là giá trị kinh tế của sử dụng

nước và giá trị nội tại của nước như hình 2-4 [John Briscoe, 1996].

(i) Giá trị kinh tế của nước phụ thuộc vào người dùng nước và cách thức sử dụng

nước của họ, nó bao gồm:

- Giá trị sử dụng trực tiếp nguồn nước của người dùng cho đời sống và cho phát

triển kinh tế xã hội.

- Các lợi ích thu được từ lượng nước tổn thất: các lượng nước tổn thất như lượng

bốc thoát hơi nước và nước hồi quy sau tưới đều có thể được sử dụng lại và cũng mang

lại hiệu quả nhất định cho con người.



- Các lợi ích thu được từ sử dụng gián tiếp nguồn nước: như là nước cho hệ sinh



thái và cho môi trường.

- Các đóng góp của nước cho thành quả xã hội.

(ii). Giá trị nội tại của nước bao gồm những giá trị của nước còn chưa được sử

dụng. Nó như giá trị còn lại hoặc hiện hữu của nước.

Giá trị kinh tế đầy đủ của nước bao gồm giá cung cấp nước tính đủ cho việc quản

lý nguồn, chi phí vận hành và duy tu bảo dưỡng, giá đầu tư cơ bản, chi phí cơ hội và

các yếu tố kinh tế ngoại lai nảy sinh do sự thay đổi các hoạt động kinh tế của những

ngành bị ảnh hưởng gián tiếp như hình 2-5.

Yếu tố môi trường ngoại lai

Yếu tố kinh tế ngoại lai

Chi phí cơ hội

Giá đầu tư

cơ bản



Giá cung cấp

nước tính đày đủ



Giá trị

kinh tế



Giá trị

đầy đủ



Chi phí quản

lý vận hành



Hình 2-5. Nguyên tắc chung để tính giá nước cung cấp

(Nguồn: Global Water Partnership)

Việc coi nước là hàng hóa có giá trị kinh tế sẽ khiến cho người dùng nước phải

tự tiết kiệm nước và có thể tạo nên sự cân bằng giữa cung và cầu về nước, nhờ đó giữ

được dòng luân chuyển hàng hóa và dịch vụ mà nguồn lợi tự nhiên là nước.

Tự bảo đảm tài chính với quan điểm nước là hàng hóa xã hội: quản lý và sử dụng

nước muốn hiệu quả thì cần đảm bảo nguồn lực thích hợp về tài chính cho các cơ quan

dịch vụ về nước, chi phí toàn bộ của việc cung cấp nước phải được thu hồi để đảm bảo

đầu tư được bền vững. Việc bao cấp toàn bộ trong sử dụng nước phải được xóa bỏ, chỉ

trong trường hợp giá cung cấp quá cao nảy sinh các lo ngại về vấn đề xã hội thì nhà

nước có thể bao cấp cho một số nhóm mục tiêu nào đó nhưng phải minh bạch, công

khai.

Thực hiện việc biến nước thành hàng hóa đòi hỏi phải có những điều kiện thể

chế tiên quyết để bao cấp đúng mục tiêu, như là có hệ thống thuế và thu thuế phù hợp,

cơ cấu xác định các nhóm mục tiêu và năng lực giám sát theo dõi việc sử dụng nguồn

vốn. Việc quản lý phải được thực hiện trên nguyên tắc “hỗ trợ những gì tốt và đánh

thuế những gì xấu” cũng như các trợ cấp thông qua hệ thống thuế là các cách thức có

nhiều ưu điểm trong thực tế.



Câu hỏi ôn tập



1.

Quản lý tài nguyên nước bao gồm những hoạt đông gì ? Hãy lấy thí dụ cụ

thể công việc cần làm tại một tỉnh về quản lý tài nguyên nước đẻ giải thích và minh

họa.

Giaỉ thích và làm rõ khái niệm quản lý nhu cầu nước. Tại sao quản lý nhu

2.

cầu nước lại là một vấn đề̀ trọng tâm phải thực hiện của quản lý tổng hợp tài nguyên

nước ? Để thực hiện quản lý nhu cầu nước thì chúng ta phải làm những gi?́

Phải làm những gì và theo trình tự như thế nào để quản lý và giảm nhẹ lũ

3.

lụt trên lưu vực sông ?

Trong những vùng nguồ̀n nước tự nhiên của sông trong mùa cạn bị hạn

4.

chế và thường hay xảy ra khô hạn thì chúng ta phải làm những gì để phò̀ng chống và

hạn chế các thiệt hại do hạn hán gây ra ?

Anh hay chị hiểu thế nào về phối hợp sử dụng nước mặt và nước ngầm.

5.

Có những biện pháp nào để̉ bảo vệ và sử dụng hiệu quả̉ nguồn nước ngầm của lưu vực,

tr̉ong đó biện pháp nào là quan trọng nhất ?

Tài liệu tham khảo chương 2

1.

Ủy ban thế giới về đập (WDC), 2002, Đập và phát triển - Một khuôn khổ mới

cho quá trình ra quyết định, NXB Xây dựng, 1-85383-798-9.

2.

MRC -Ban thư ký ủy hội sông Mê Kông, 2001, Tài liệu đào tạo Môi trường,

Chương trình đào tạo Môi trường của MRC, các khóa học A, B, C, D, E, F, 2002.

3.

Bryan Bruns, D.J. Bandaragoda and M. Samad, 2001, Integrated Water

Resources Management in a River Basin Context, Proceedings of the Regional

Workshop Malang, Indinesia, Jan.,15-19, 2001.

4.

ESCAP, 1995, Integrated water resources management in Asia and The pacific,

Water resources series No.75, ISBN 92-1-119710-4, 1976.

5.

Guidelines for integrating wetland conservation and wise use into river basin

management, 7th meeting of the Conference of the contracting Parties to the

Convention on Wetlands, San Jose, Costa Rica, 10-18 May, 1999.

6.

Isobel W. Heathcote, 1998, Integrated Watershed Management, Principle and

Practice, New York 1998. ISBN 0-471-18338-5.

7.

John Briscoe, 1996, Water as an economic good: the idea and what it mean in

practice, a paper presented at the World congress of the International Commision on

Irrigation and Drainage, Cairo.

8.

John Briscoe, 1997, Managing Water as an Economic Good, Rules for

Reformers, of The International Committee on Irrigation and Drainage Conference on

Water as an Economic good, Oxford.

9.

Mostert E, Van Beek E., 2000. River basin management and planning: Keynote

paper for internatinal Workshop on River basin management, The Hague 27-29 October

1999.

10.

Neil S. Grigg, 1976, Water Resources management, Principles, Regulations, and

Cases, by, McGraw - Hill, ISBN 0-07-024782-X.



UN, ESCAP, 1995, Principle and Practisces of water allocation among water use

Sectors, Water resources Series No 80, UN and Escap Publication, ISBN: 92-1-1200024.

12.

Savenije, 1997, Water resources management, Concept and Tools, Lecture notes,

WERMO.

13.

Smakhin V. U., 2002, Environmental water needs and Impacts of Irrigated

Agriculture in River basins, a Framework for a New Research Program, IWMI

Working paper 42, ISBN 92- 9090-479-8.

14.

World Bank, 1993, Water resources Management, a World bank policy paper,

Washington, DC, 20433 USA, ISBN 0-8213-2636-8.

15.

UNDP, 1991, Manual and guidelines for comprehensive flood loss prevention

and management.

16.

International Union for Conservation of nature and Natural Resources (IUCN),

2003, Flow - The essential of environmental flow, Gland, Switzerland and Cambridge,

UK.

11.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

×