1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Lũ lụt ở miền núi và Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 190 trang )




Đánh giá nhu cầu sử dụng nước của các ngành dùng nước cũng như yêu

cầu nước cho duy trì hệ sinh thái. Từ đó xác định giới hạn cho phép hay ngưỡng khai

thác nguồn nước cũng như yêu cầu duy trì dòng chảy môi trường.



Phân bổ nguồn nước sử dụng cho các ngành một cách hợp lý.



Thực thi các biện pháp kỹ thuật để hạn chế tổn thất nước, sử dụng nước tiết

kiệm.



Bảo vệ tài nguyên nước chống suy thoái và ô nhiễm nước.



Bảo vệ và cất giữ nước nhất là trong các khu vực hay thời kỳ nước khan

hiếm như những thời kỳ xảy ra hạn hán...

Trong thực tế ở nước ta hiện nay việc sử dụng nước trên lưu vực sông nói chung

còn tương đối tùy tiện do phần lớn các lưu vực sông chưa có tổ chức quản lý lưu vực

sông cũng như chưa có sự tham gia điều phối của tổ chức này trong quản lý nguồn

nước. Do cách quản lý tài nguyên nước còn riêng rẽ theo ngành và theo địa giới hành

chính nên việc thực hiện những nội dung trên rõ ràng là còn rất khó khăn về cả khía

cạnh kỹ thuật cũng như quản lý. Đó cũng là những tồn tại và cái khó phải từng bước

tháo gỡ mà thực tế đang đòi hỏi phải giải quyết.

Để giải quyết vấn đề này trên nhiều lưu vực sông trên thế giới trong khoảng 2

thập kỷ gần đây đã có những cải tiến và phát triển các phương pháp kỹ thuật ứng dụng

cho quản lý tài nguyên nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước của lưu vực sông

như là:

o Ứng dụng phương pháp kiểm kê nước và sử dụng nước của lưu vực sông để qua đó

tìm các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả của sử dụng tài nguyên nước.

o Nghiên cứu xây dựng các nguyên tắc để phân bỏ nguồn nước hợp lý cũng như giải

quyết xung khắc trong sử dụng nước giữa các ngành, các hộ dùng nước.

o Nghiên cứu các biện pháp quản lý bảo vệ và cất giữ nước trong điều kiện nguồn

nước khan hiếm.

o Bảo vệ chống suy thoái nguồn nước mặt và nước ngầm.

Ngoài ra còn một số vấn đề khác nữa liên quan đến quản lý cũng như thể chế

chính sách về quản lý tài nguyên nước.

Tất cả các vấn đề trên đều rất cần thiết mà trong quản lý tài nguyên nước một lưu

vực sông phải nghiên cứu và ứng dụng. Kiến thức và kinh nghiệm thực tế về các vấn đề

này rất nhiều không thể trình bày tất cả ở đây nhưng trong các phần sau đây cũng sẽ

giới thiệu một số kiến thức về kiểm kê nước, các biện pháp bảo vệ và cất giữ nước khi

nguồn nước khan hiếm, phối hợp sử dụng hợp lý nước mặt, nước ngầm. Riêng về vấn

đề phân bổ̉ nguồn nước sẽ giới thiệu một số ý kiến trong chương 4.

2.5.2. Bảo vệ, chống suy thoái và cạn kiệt nguồn nước

Khái quát

Nước của lưu vực sông là một tài nguyên vô cùng quý giá mà tầm quan trọng

của nó theo nhận thức mới người ta đã ghi nhận chỉ đứng sau tài nguyên con người.

Tầm quan trọng của nước được đánh giá như vậy bởi lẽ nước vô cùng thiết yếu và



không hể thiếu cho cuộc sống trên trái đất, và nếu mất nó không tài nguyên nào có thể

thay thế được.



Nhận thức ngày nay cũng nhấn mạnh đến đặc điểm của nước trong quá trình sử

dụng, đó là mặc dù là một tài nguyên có thể tái tạo nhờ có chu trình thủy văn, nhưng

nước lại dễ bị tổn thương và suy thoái nếu nước không được khai thác sử dụng hợp lý

và quan tâm bảo vệ.

Suy thoái nguồn nước là hiện tượng mà khả năng tái tạo của nguồn nước bị suy

giảm khiến cho nguồn nước của lưu vực sông bị suy thoái cả về số lượng cũng như chất

lượng, ảnh hưởng đến khả năng khai thác sử dụng của con người. Để cho nước của lưu

vực sông bị suy thoái thì chính con người sống trên lưu vực sông sẽ bị ảnh hưởng trước

tiên do nguồn nước sẽ khó đáp ứng yêu cầu sử dụng của con người một cách lâu dài.

Hiện nay việc mất cân đối trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường lưu

vực đã khiến cho nguồn nước nhiều lưu vực sông trên thế giới đang bị suy thoái nghiêm

trọng, trong đó không loại trừ một số sông ở nước ta.

Biểu hiện của tình trạng suy thoái tài nguyên nước lưu vực sông là: (i) sự cạn

kiệt dòng chảy trong mùa cạn dẫn đến tình trạng đứt dòng của sông ở vùng hạ du, (ii)

sự gia tăng các hiểm họa do nước gây ra như lũ lụt và sa bồi thủy phá, bồi lấp các cửa

sông, (iii) sự suy giảm chất lượng nước khiến cho nước sông không còn sử dụng được,

(iv) sự gia tăng xâm nhập mặn ở vùng cửa sông.

Suy thoái lưu vực sông, đặc biệt là suy thoái nguồn nước sẽ khiến cho một dòng

sông có thể trở thành một dòng sông chết, dần dần không còn sử dụng được cho con

người nữa, thí dụ như điều này đã xảy ra trên sông Hoàng Hà và sông Hoài của Trung

Quốc những năm gần đây.

Hoàng Hà là một sông lớn của Trung Quốc có lượng dòng chảy hàng năm là 40

tỷ m3, xưa nay là dòng sông nước dâng thành lũ, nhưng ngày nay đã bị đứt dòng, bắt

đầu từ năm 1972. Trong 26 năm, từ 1972-1998 ở vùng hạ lưu sông Hoàng Hà có đến 21

năm bị đứt dòng. Tiến vào thập kỷ 90 từ năm 1991 đến 1998 sông liên tục bị đứt dòng,

trong đó năm 1997 lòng sông bị khô cạn hẳn 9 lần, tổng cộng 226 ngày và với tổng

chiều dài 700 km, trong đó có cả trường hợp sông bị khô trong cả thời kỳ mưa lớn.

Ngày nay ở đoạn sông Tế Nam ở hạ lưu Hoàng Hà sông cạn hẳn, người xe qua lại

được. Vì thời gian sông khô lâu cho nên lòng sông ở hạ lưu trở thành một dải cát lớn.



Hoài Hà cũng là một trong 6 sông lớn của Trung Quốc có diện tích lưu vực

chiếm 1/8 diện tích đất canh tác của Trung Quốc và sản xuất khoảng 1/6 lượng lương

thực của cả nước. Sông Hoài hiện nay cũng đã bị đứt dòng trong mùa khô, ngoài ra

sông này còn bị hiểm họa của sự ô nhiễm nước. Trong bối cảnh phát triển kinh tế của

Trung Quốc, những năm 1980 sông Hoài đã phải tiếp nhận mỗi năm khoảng 1,5 tỷ tấn

nước thải của hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp tiểu công nghiệp sản xuất da, giấy, luyện

kim, phân bón... nên ô nhiễm nước gia tăng nhanh chóng. Năm 1993 có đến 70% các

sông nhánh lớn của sông Hoài nước bị ô nhiễm nặng, nước sông biến thành màu đen và

thối, 2/3 độ dài sông hoàn toàn mất giá trị sử dụng. Nhiều nhà máy cấp nước không còn

nguồn nước và trở thành nhà máy xử lý nước thải. Nhiều nơi nhà nước phải cấp tích kê

nước cho các cơ quan và các gia đình như ở mỗi gia đình mỗi ngày được 10 lít nước.

Tháng 5/1994 chính phủ Trung Quốc đã phải công bố một chương trình khẩn cấp để

cứu sông Hoài, thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có cả việc đóng cửa hàng nghìn nhà

máy, xí nghiệp chế tạo bột giấy, nhà máy hóa học... cho đến tháng 1/1998 chất lượng

nước sông Hoài mới được cải thiện trở lại đạt tiêu chuẩn loại 3, loại 4.

Ở nước ta tình trạng suy thoái nguồn nước đã diễn ra ở một số sông, trong đó có

các sông vùng Ven biển miền Trung, mặc dù chưa đến mức nghiêm trọng như sông

Hoàng Hà hay sông Hoài ở trên, nhưng cũng rất đáng lo ngại.

Vùng VBMT có 10 lưu vực sông đặc trưng cho 11 tỉnh, trong đó ngoài sông Thu

Bồn và sông Ba có diện tích lớn hơn 10.000 km2, các sông còn lại đều là có diện tích

nhỏ hơn 4000 km2. Tài nguyên nước các sông ở khu vực phía bắc của vùng tương đối

phong phú nhưng sau đó giảm dần khi xuống phía nam. Thí dụ như các sông từ sông

Kone trở ra phía bắc có nguồn nước khoảng 15.400 m3/ha-năm, còn các sông ở nửa

phía nam như sông Ba ở Phú Yên chỉ có khoảng10.000 m3/ha-năm, sông Cái-Phan

Rang ở Ninh Thuận 4000 m3/ha-năm, và các sông ở Bình Thuận có 3.700 m3/ha-năm.

Lượng nước của các sông lại phân phối rất không đều theo thời gian, khoảng 80%

lượng nước tập trung trong 4 tháng mùa mưa lũ từ tháng IX đến hết tháng XII, còn mùa

khô kéo dài 8 tháng trong đó có những tháng gần như không có mưa, rất khó khăn cho

sử dụng nước cho sản xuất và đời sống.

Nguồn nước các sông VBMT có vai trò sống còn đối với kinh tế xã hội của tất cả

các tỉnh trong vùng, tuy nhiên trong mấy thập kỷ gần đây, nguồn nước đã có nhiều biểu

hiện suy thoái, chủ yếu là về số lượng.

Có thể thấy rằng trong mấy chục năm trở lại đây, nhất là từ sau 1975, nguồn

nước các sông vùng VBMT đã được khai thác sử dụng với tốc độ ngày càng tăng cho

phát triển kinh tế dân sinh, trong đó sử dụng nhiều nhất là cho tưới trong nông nghiệp.

Cùng với gia tăng các hoạt động khai thác lưu vực, nhất là việc khai hoang phát triển

cây công nghiệp tại trung và thượng lưu các sông, tình trạng phá rừng tràn lan không

kiểm soát được đã có nhiều tác động xấu làm suy thoái nguồn nước. Biểu hiện suy thoái

có thể thấy rất rõ là tình trạng cạn kiệt dòng chảy mùa cạn ở hạ lưu các sông gần như

phổ biến và ngày càng gia tăng nhất là trong đoạn từ quốc lộ số 1 đến cửa của các sông

Ba, Trà Khúc, sông Thu Bồn, sông Kôn - Hà Thanh, sông Cái - Phan Rang... Hiện nay,

dòng chảy của sông Hà Thanh tại vị trí cầu Diêu Trì trong các tháng mùa cạn còn

không đáng kể trong mười năm trở lại đây. Lòng sông tại đoạn này chỉ còn là một lạch

nhỏ 20(30 m, khiến cho vùng hạ lưu sông Hà Thanh khu vực gần cửa sông rất khan



hiếm nước sinh hoạt và nước tưới. Hiện tại phải chuyển nước từ sông Kôn sang qua đập

Thạnh Hòa để cung cấp cho vùng này. Đoạn sông này theo điều tra trong nhân dân

những năm nửa đầu thế kỷ 19 mùa cạn nhân dân muốn qua sông đều phải dùng đò,

thuyền.

Hạ lưu sông Ba cũng trong trạng suy thoái nguồn nước mùa cạn tương đối nghiêm

trọng. Tại khu vực cầu Đà Rằng mặt cắt sông rộng đến 2 km nhưng trong các tháng VIII,

IX phần lòng sông có nước chỉ còn không đến 200 m và nơi lạch sâu nhất nước cũng

không sâu đến 5 m nên giao thông thủy ở hạ du gần như không còn đáng kể.



Đó là do suy thoái lưu vực thượng nguồn và hậu quả của khai thác quá mức dòng

chảy cơ bản của sông bằng quá nhiều các đập dâng lớn nhỏ, trong đó có đập Đồng

Cam, một đập dâng lớn chỉ cách cửa sông khoảng 30 km và đã lấy tới gần 30 m3/s cho

tưới mà hiện không có hồ chứa điều tiết tại thượng nguồn. Đập Đồng Cam trong các

năm gần đây ngày càng thấy rõ dấu hiệu suy giảm nguồn nước đến thượng lưu đập

trong các tháng mùa cạn.

Phân tích các số liệu đo đạc chiều cao cột nước tràn của đập Đồng Cam đã thấy

những năm gần đây đã có thời gian dòng chảy đến không đủ yêu cầu lấy nước tưới của

đập khiến cho mực nước thượng lưu đập đã hạ xuống thấp hơn cao trình ngưỡng tràn,

điều mà các năm trước kia không bao giờ xảy ra. Thí dụ năm 2000 có 24 ngày (từ 1/5

đến 23/5) mực nước thượng lưu đập thấp hơn cao trình ngưỡng tràn, lúc thấp nhất tới

0,3 m. Năm 2002 trong 5 tháng mùa cạn từ tháng II đến tháng VII chiều cao cột nước

tràn hạ xuống rất thấp chỉ còn 0,10 (0,20 m, thấp hơn cột nước tràn của các năm trung

bình từ 0,20 - 0,40 m.

Dòng chảy môi trường ở hạ lưu sông Ba đã bị suy giảm nghiêm trọng khiến cho

hệ sinh thái vùng hạ lưu cũng đã bị tổn thương và các giá trị sinh thái còn rất thấp. Tình

trạng này cứ tiếp diễn mà không có giải pháp quản lý thì trong một hai trăm năm tới

hiện tượng đứt dòng không thể không xảy ra.



Ngoài sông Ba, dòng chảy hạ lưu của một số sông khác như sông Trà Khúc cũng

bị cạn kiệt rất đáng kể từ sau khi có đập Thạch Nham. Trong thực tế đập Thạch Nham

thường lấy tới gần 50 m3/s của sông để cung cấp cho tưới trong những tháng mùa cạn.

Tuy nhiên, nguồn nước đến đập nhiều tháng chỉ có khoảng 30 m3/s nên gần như đập

Thạch Nham lấy toàn bộ nguồn nước đến đập mà không có một lượng nước nào chảy

tràn qua đập để xuống hạ lưu. Chính vì vậy nguồn nước tại khu vực hạ lưu đập ra đến

biển hiện đang trong tình trạng suy thoái rất nghiêm trọng cả về số lượng cũng như chất

lượng, đe dọa sự bền vững của phát triển kinh tế xã hội của vùng này. Tương tự như

vậy dòng chảy hạ lưu sông Cái - Phan Rang cũng bị suy giảm do ảnh hưởng lấy nước

của các đập Nha Trinh - Lâm Cấm, sông Pha ở khu vực trung lưu nhưng ở mức độ thấp

hơn.

Điểm tồn tại chung là trong quy hoạch và sử dụng nguồn nước hiện tại của các

sông nêu trên là đều không có hồ điều tiết dòng chảy ở thượng nguồn để đảm bảo bổ

sung dòng chảy đến cho các đập dâng lớn ở hạ lưu trong các tháng mùa cạn. Đây là

nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên.

Hiện tại suy giảm dòng chảy mùa cạn ở hạ du các sông đã gây nên những hậu

quả nhất định đối với môi trường của khu vực như suy thoái hệ sinh thái nước, suy

giảm nguồn lợi thủy sản. Năng lực vận chuyển bùn cát của sông cũng bị giảm mạnh

khiến cho hạ lưu các sông thường xuyên bị bồi lấp, nổi lên nhiều dải cát và đất bồi trải

rộng đến tận cửa sông. Sự suy giảm dòng chảy của sông trong mùa cạn đã làm giảm

đáng kể khả năng pha loãng của nước sông, khiến cho khả năng tự làm sạch của nước

sông bị giảm sút, ô nhiễm nước có khả năng tăng lên. Nước mặn cũng tiến sâu hơn vào

đất liền gây khó khăn cho lấy nước cung cấp cho các khu dân cư khu vực gần biển.

Suy thoái nguồn nước ở hạ lưu các sông có thể do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Do khai thác sử dụng nguồn nước không hợp lý tại khu vực trung và thượng

lưu sông: thí dụ lấy quá mức dòng chảy mùa cạn bằng quá nhiều các đập dâng ở trung

và thượng lưu mà không có hồ điều tiết dòng chảy thượng nguồn, như trường hợp các

lưu vực sông Ba, sông Trà Khúc.

- Do quản lý bảo vệ lưu vực không tốt, nhất là việc bảo vệ thảm phủ rừng. Việc

gia tăng tình trạng chặt phá rừng thượng nguồn sẽ khiến cho nguy cơ lũ lụt mạnh lên và

dòng chảy mùa cạn ở hạ lưu càng giảm đi do khả năng điều tiết của lưu vực sông bị suy

giảm.

- Do tăng nhanh khai thác lưu vực, nhất là việc khai hoang đất rừng thành đất

nông nghiệp không có quy hoạch, việc canh tác không hợp lý cũng làm gia tăng xói

mòn đất và suy giảm dòng chảy mùa cạn trong sông.

Đối với các sông bị suy thoái chất lượng nước, nguyên nhân chủ yếu là do không

quy hoạch và quản lý chặt chẽ các nguồn nước thải chảy vào trong sông, khiến cho ô

nhiễm nước tăng lên, vượt quá khả năng tự làm sạch của nước. Vì thế, quản lý chặt chẽ

chất lượng nước và có các biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm sẽ giúp cho dòng sông

hạn chế suy thoái chất lượng nước.

Nguồn nước của sông một khi đã bị suy thoái trầm trọng cả về số lượng và chất

lượng nước sẽ có tác hại rất to lớn đến các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và đe dọa

cuộc sống của con người sống trên lưu vực sông mà muốn khắc phục cần rất nhiều chi

phí và phải trong một thời gian dài. Vì thế, với các lưu vực sông, cần phải phát hiện



sớm những dấu hiệu của sự suy thoái nguồn nước nếu có, đánh giá rõ nguyên nhân và

đề xuất những biện pháp quản lý, kiểm soát kịp thời. Việc thực hiện quản lý tổng hợp

tài nguyên môi trường trên lưu vực sông là giải pháp tốt nhất hiện nay để ngăn chặn và

hạn chế suy thoái nguồn nước.

2.5.3. Bảo tồn và cất giữ nước trong trường hợp nguồn nước khan hiếm

2.5.3.1. Bảo tồn nước

Tiềm năng nguồn nước của lưu vực sông là một giá trị ổn định được ước tính

bằng lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, do các biến động của khí

hậu và nhất là biến đổi của lượng mưa năm trong thời kỳ nhiều năm cũng gây nên biến

động của nguồn nước lưu vực sông theo hàng năm. Như một quy luật của tự nhiên,

dòng chảy trong sông cũng biến đổi mang tính chu kỳ và trong đó có những năm nhiều

nước, năm ít nước và năm nước trung bình. Những năm nhiều nước sẽ có lượng dòng

chảy năm phong phú, mưa lớn và lũ lớn có thể xảy ra, ngược lại trong năm ít nước,

lượng dòng chảy của sông cũng ít và tình trạng khô hạn, hạn hán có thể xảy ra.

Để điều hành việc khai thác và sử dụng nước trên lưu vực sông một cách hiệu

quả, những người quản lý lưu vực sông không những cần biết sự biến động của nguồn

nước đến, nhu cầu dùng nước của các ngành mà còn phải biết điều phối sao cho việc sử

dụng nước cũng phải tương đồng với điều kiện nguồn nước thực tế của sông.

Việc điều phối nguồn nước cung cấp cho các nhu cầu của các ngành sẽ không có

gì khó khăn với những năm trên lưu vực sông có nhiều nước. Tuy nhiên, với những

năm ít nước, khi mà lượng dòng chảy trong sông và trong các khu chứa, hồ chứa nước

có thể hạ xuống đến mức rất thấp thì việc quản lý và sử dụng nước ngoài theo các

nguyên tắc thông thường còn cần có các biện pháp hỗ trợ để bảo tồn nguồn nước đã có

và gìn giữ để sử dụng một cách tiết kiệm để đáp ứng với mức độ cao nhất các nhu cầu

của các ngành.

“Bảo vệ hay bảo tồn nước” và “gìn giữ nước” cho sử dụng của con người (tiếng

Anh của từ này là “water conservation” và “water savings”) là một vấn đề rất quan

trọng liên quan đến việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước vốn rất hạn chế trong

những thời gian thiếu nước. Nó thường liên quan đến việc đề xuất các chính sách hay

biện pháp quản lý, cũng như cách thức sử dụng nước phù hợp để duy trì và gìn giữ

nguồn nước quý hiếm trong những thời gian gay cấn này.

Bảo tồn nước hướng trọng tâm vào việc giới hạn lại hay kiểm soát chặt chẽ nhu

cầu nước, tránh việc thải nước cũng như mất nước và xem xét các biện pháp hỗ trợ để

sử dụng nước thực sự tiết kiệm, nó cần phải áp dụng cho từng ngành dùng nước cụ thể

nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nước.

Khan hiếm nước thường xảy ra trong những vùng khô hạn khi mà nguồn nước

hiện có của sông suối không đủ đáp ứng tất cả các nhu cầu của người dùng. Nó cũng có

thể xảy ra trong những năm hạn và xảy ra hạn hán, những nơi đất bị suy thoái bị hoang

mạc hóa và thiếu nước.

2.5.3.2. Các biện pháp bảo tồn và cất giữ nước

a. Bảo tồn và cất giữ nước trong vùng khô hạn



Vùng khô hạn thì thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước. Các vùng bị khô

hạn thường có nguyên nhân chính là khí hậu. Nguồn nhiệt đến bề mặt đất lớn do bức xạ

mặt trời rất phong phú, lượng bốc hơi lớn nhưng lượng mưa trong năm lại rất ít là

nguyên nhân làm cho dòng chảy tại chỗ các nơi này rất hạn chế và dễ xảy ra thiếu nước.

Nước ta mặc dù ở vùng khí hậu nhiệt đới nhưng cũng có những vùng tương đối

khô hạn do ảnh hưởng của khí hậu như vùng hạ lưu các sông Cái Phan Rang thuộc tỉnh

Ninh Thuận lượng mưa những năm mưa ít chỉ trong khoảng 600 - 800 mm nhưng

lượng bốc hơi mặt nước có thể trên 1000 mm. Trong những vùng này việc sử dụng

nước muốn hiệu quả phải có những biện pháp bảo vệ và gìn giữ nguồn nước hiện có và

trong sử dụng phải luôn tiết kiệm nước. Sau đây là những biện pháp bảo vệ và gìn giữ

nước cho những vùng này theo phương châm trên:

- Tích trữ nước trong các hồ chứa và điều hành hồ theo nguồn nước hiện có đáp

ứng yêu cầu của các ngành dùng nước.

- Kiểm soát chặt chẽ việc bơm hút lấy nước ngầm và làm nhiễm bẩn nước ngầm.

- Tăng cường việc duy tu bảo dưỡng và kiểm soát các hệ thống cung cấp nước để

vận hành an toàn, tiết kiệm và hiệu quả cao.

- Cần có chính sách phân chia nước bắt buộc cho các ngành dùng nước trên cơ

sở xem xét các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của sử dụng nước cũng như là

hiệu quả của chúng trong việc bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường.

- Gìn giữ nguồn nước hiện có và tăng cường sử dụng các nguồn nước thải đã

được xử lý, và có thể sử dụng các nguồn nước với chất lượng thấp và cả nước tiêu cho

những người dùng phù hợp.

- Những người dùng nước phải thực hiện các phương pháp kỹ thuật và thực hành

để bảo vệ nước cả số lượng và chất lượng.

- Cần phát triển một thể chế riêng cho quản lý nguồn nước bao gồm luật pháp và

các biện pháp điều hành phù hợp với tình hình của vùng.

- Cần áp dụng chính sách về giá nước và các trợ giúp tài chính cần thiết để đảm

bảo cho việc sử dụng nước có hiệu quả, cho việc sử dụng quay vòng nước, xử lý và sử

dụng nước hồi quy.

- Cần tăng cường việc giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về các giá trị

kinh tế, xã hội và môi trường của nước, bao gồm cả yêu cầu bảo vệ tự nhiên.

Trong những vùng luôn xảy ra thiếu nước do tình trạng khí hậu khô hạn thì cần

xây dựng một “chương trình tiết kiệm nước” trong đó tập trung vào một số khía cạnh

như là:

- Kiểm soát tất cả những chỗ rò rỉ nước trên các kênh và đường ống dẫn nước.

- Kiểm soát việc chảy tràn của nước trên các kênh và các công trình thủy lợi.

- Kiểm soát tổn thất bốc hơi từ hồ chứa.

- Thực hiện việc giảm nhu cầu nước tưới của nông nghiệp thông qua việc thay

đổi cơ cấu cây trồng, phương pháp canh tác, kỹ thuật tưới, bao gồm cả việc sử dụng lại

nước và nước bị nhiễm mặn.

- Sử dụng quay vòng nước trong công nghiệp và trong phát điện.

- Giảm nhu cầu nước cho nghỉ ngơi giải trí, nước sử dụng trong khu vực đô thị,

cho tưới ở vườn hoa và sân gôn, có thể dùng nước với chất lượng thấp.



- Thực hiện các công cụ và cách thức thực hành để dùng nước ít hơn trong các

khu nhà bếp và nhà tắm.

- Thực hiện chính sách giá nước trên cơ sở tính theo thể tích nước sử dụng.

- Thực hiện việc khuyến khích giảm nhu cầu nước và sử dụng nước và phạt đối

với sử dụng quá lượng nước quy định.

- Phát triển một chương trình giáo dục và các chiến dịch cho việc thực hiện các

công cụ tiết kiệm nước cho những người dùng nước và cho cộng đồng.

b. Bảo tồn nước trong vùng thường xảy ra hạn hán

Hạn hán thường xảy ra trong những năm mưa ít và thời gian xuất hiện hạn hán

vào một số tháng của mùa cạn. Có những vùng lượng nước không phải quá ít nhưng

hạn hán vẫn có thể xảy ra do tác động xấu của việc khai thác sử dụng đất, hậu quả của

việc phá rừng. Các vùng Tây Nguyên và Ven biển miền Trung của nước ta trong những

năm gần đây đã xảy ra tình trạng như vậy. Nguồn nước của một số lưu vực sông trong

năm có thể không quá hạn chế, thậm chí mô duyn dòng chảy năm 30(40 l/s-km2 nhưng

hạn hán vẫn thường xuyên xảy ra liên tiếp trong một số năm, đe dọa nghiêm trọng việc

cấp nước cho nông nghiệp và cả nước sinh hoạt của nhân dân.

Trong những vùng thường hay xảy ra hạn hán cũng cần phải thực hiện những

biện pháp và chính sách để bảo vệ nguồn nước và gìn giữ nước cho sử dụng được hiệu

quả nhất, giảm các thiệt hại có thể gây nên của hạn hán. Các biện pháp cho vùng này có

thể chia thành hai loại là: (i) các biện pháp bảo vệ nước chuẩn bị trước khi có hạn,

thường là khi dự báo được nguy cơ hạn có thể xảy ra, và (ii) các biện pháp thực hành

khi hạn hán đã xảy ra.

Các biện pháp bảo vệ nguồn nước trước khi có hạn bao gồm:

- Phát triển và thực hiện một cách hữu hiệu hệ thống theo dõi để phát hiện hạn

như là một phần chủ yếu của hệ thống thông tin khí tượng thủy văn.

- Trữ và điều hành nước trong các hồ chứa để làm sao có thể giảm thiểu các tác

động của việc giảm thấp của nguồn nước trong thời gian hạn hán.

- Kiểm soát và quy hoạch sao cho có thể lấy được một số lượng lớn nước ngầm

nhằm gia tăng nguồn nước có được trong thời gian xảy ra hạn.

- Nâng cao các điều kiện cho vận hành, duy tu và quản lý các hệ thống cung cấp

nước chủ yếu là kiểm soát các thất thoát nước do vận hành.

- Thiết lập một chính sách phân chia nước để thực hiện trong thời gian xảy ra

hạn, trong đó phải xem xét tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của việc

sử dụng hạn chế nguồn nước.

- Quy hoạch cho việc làm tăng thêm nguồn nước có thể có được trong thời gian

hạn bao gồm cả việc sử dụng lại nước thải, sử dụng các nguồn và cần chú ý rằng nước

phải được trữ trong dung tích dự trữ trước khi hạn hán xảy ra.

- Phát triển các kỹ thuật và thực hành để thực hiện tới cả hộ dùng nước cuối cùng

giúp cho việc giảm nhu cầu dùng nước và kiểm soát nước thải dưới điều kiện giảm thấp

nguồn nước hiện có.

- Phát triển các điều kiện về thể chế cho việc chuẩn bị và quản lý trước khi có

hạn, bao gồm cả việc triển khai theo thời gian các biện pháp giảm nhẹ thiệt hại do hạn.



- Xây dựng giá nước và các trợ giúp tài chính cũng như việc xử phạt nhằm giảm

việc tiêu thụ và sử dụng nước và tránh việc thải và mất nước, bao gồm kiểm soát việc

suy thoái chất lượng nguồn nước.

- Tăng cường nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị kinh tế, xã hội và môi

trường của nước cũng như sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp giảm nhẹ thiệt hại

của hạn.

Các biện pháp giảm nhẹ các ảnh hưởng và thiệt hại của hạn hán khi hạn đã xảy ra:

- Khai thác hệ thống theo dõi hạn hán để giám sát tình hình của hạn, cung cấp

thông tin cho những người ra quyết định cũng như người dùng nước.

- Thực hiện thay đổi các nguyên tắc quản lý vận hành các hồ chứa nước và nước

ngầm phù hợp với việc chống hạn của vùng.

- Thực hiện các chính sách dẫn nước và phân chia nước bắt buộc đối với tất cả

các người dùng.

Việc chuẩn bị và thực hiện các biện pháp bảo vệ nước trong thời gian trước khi

có hạn là rất quan trọng, nó giúp cho chúng ta có thể chủ động phòng chống hạn. Thực

hiện điều này cũng cần phải có một chương trình “tiết kiệm nước để giảm nhẹ tác động

của hạn hán”. Chương trình này cũng có những biện pháp tương tự như chương trình

“tiết kiệm nước” ở trên và có thể bổ sung một số biện pháp riêng phù hợp với những

vùng có hạn như là:

- Trồng các cây chịu được hạn và thay đổi các cơ cấu cây trồng phù hợp với tình

trạng hạn hán.

- Xem xét lại các diện tích cần phải tưới nước và thực hiện các biện pháp tưới

tiết kiệm nước.

- Mở rộng việc sử dụng nước có chất lượng thấp hơn để dùng cho tưới.

- Thực hiện các công cụ và cách thực hành để giảm nhu cầu nước dùng cho sinh

hoạt, đô thị và nghỉ ngơi giải trí, bao gồm việc dùng nước có chất lượng thấp hơn cho

sử dụng tưới ở sân gôn, hoặc vườn hoa,...

- Ngừng việc cung cấp nước bằng các đường ống mà thay bằng cách vận chuyển

bồn chứa. Cách này có thể giảm rất lớn lượng nước sử dụng.

- Thực hiện chính sách giá nước bắt buộc liên quan đến thể tích nước sử dụng,

kiểu của sử dụng nước, và hiệu quả của sử dụng nước.

- Thực hiện việc khuyến khích cho việc giảm nhu cầu nước và lượng nước sử

dụng, phạt thích đáng các trường hợp dùng nước quá mức và làm suy thoái nguồn nước.

Phát triển một chiến dịch cho tới người dùng nước cuối cùng để thực hiện các

công cụ và cách thức tiết kiệm nước.

c. Bảo tồn và gìn giữ nguồn nước trong vùng bị hoang mạc hóa

Hiện tượng hoang mạc hóa thường diễn ra trong các vùng đất đai bị suy thoái

mạnh mẽ do xói mòn và nhiễm mặn, hoặc do khai thác quá mức đất và nước, và do suy

thoái chất lượng nước. Tình hình này thường xuất hiện ở vùng đất ven biển hạ lưu các

sông. Hiện tại một số khu vực ven biển hạ lưu một số sông vùng Ven biển miền Trung

cũng bắt đầu có hiện tượng này.

Yêu cầu bảo vệ nước và gìn giữ nước trong vùng đất đai đang bị hoang mạc hóa

là rất cần thiết nhằm đảm bảo nước cho yêu cầu phát triển kinh tế của con người nhưng



đồng thời cũng phải kết hợp với yêu cầu làm sao khôi phục được các điều kiện của môi

trường sinh thái để vùng này có thể lấy lại được sự cân bằng và trở về như lúc ổn định:

- Quy hoạch và quản lý sử dụng nước và đất để thiết lập lại cân bằng môi trường

của các hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái do con người tạo nên.

- Các chính sách phân chia nước phải khuyến khích việc sử dụng nước hiệu quả,

và bao gồm các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước.

- Thực hiện các biện pháp và thực hành quản lý chất lượng nước, kiểm soát các

tác động liên quan đến môi trường, bao gồm cả việc giám sát môi trường.

- Thực hành việc bảo vệ đất và nước trong các vùng đất nông nghiệp được tưới,

đặc biệt là kiểm soát xói mòn.

- Thực hành việc quản lý đất và cây trồng để làm giàu lại các chất dinh dưỡng

trong đất, trong đó có cả việc bảo vệ độ ẩm đất.

- Từng bước kiểm soát sự nhiễm mặn của nước và đất.

- Tăng cường khung thể chế cho thực hiện và bắt buộc thực hiện các chính sách

và biện pháp yêu cầu.

- Giáo dục cho tất cả các người liên quan như nhà quản lý, người nông dân,

người nội trợ,... biết cách làm thế nào để tiết kiệm nước.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc cần phải chống lại sự hoang mạc hóa và

sự thiếu nước.

Trong quá trình thực hiện cần có các chính sách và hành động để bảo vệ và gìn

giữ nước chống lại tình trạng hoang mạc hóa và thiếu nước. Ngoài các nội dung cụ thể

như đã nêu trong chương trình bảo tồn nước và tiết kiệm nước trong khi có hạn hán, ở

đây cần thêm một số biện pháp sau đây:

- Thay đổi cây trồng và cơ cấu cây trồng để giảm nhu cầu nước tưới và thuận lợi

cho duy trì độ ẩm của đất.

- Trong canh tác và tưới nước cần phải kiểm soát các nguồn ô nhiễm phân tán

(non-point source pollution) do việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực

vật, và quản lý bồi xói.

2.5.3.3. Hạn hán ở nước ta và vấn đề phòng chống

Nước ta có mùa khô kéo dài 6(9 tháng tùy từng vùng, nhưng lượng dòng chảy

mùa khô chỉ chiếm (20(30)% tổng lượng dòng chảy năm. Vùng ven biển Trung Bộ, sau

lũ đầu mùa lại là giai đoạn khô nóng, mưa ít, vì vậy dù không lớn nhưng lượng lũ đầu

mùa cũng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp

trong mùa khô hạn. Trong mùa cạn, có nơi có thời kỳ đã xuất hiện ba tháng liên tục có

lượng dòng chảy nhỏ nhất dưới 2(3% lượng dòng chảy năm.

Theo kết quả nghiên cứu của ngành Khí tượng Thủy văn về diễn biến hạn từ năm

1960 đến năm 2003, số năm không bị hạn ít hơn nhiều so với số năm bị hạn (chiếm

khoảng 25%), trong đó 1993, 1998, 2003 là những năm hạn hán đã xảy ra trên diện

rộng cả nước.

Việc xây dựng các công trình thủy lợi mới để cấp nước tưới và sửa chữa nâng

cấp các hệ thống công trình thủy lợi, khai thác nước dưới đất phục vụ tưới, cộng với các

biện pháp phi công trình như xây dựng các cơ chế chính sách, thay đổi cơ cấu cây



trồng, thông tin dự báo, bảo vệ rừng đầu nguồn là những biện pháp rất quan trọng để

đối phó với hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt này.



Hộp 2-1: Hạn ở Ninh Thuận

Mùa khô 2005 mới đến cuối tháng 2 đầu tháng 3 hạn hán đã xảy ra

rất nghiêm trọng tại miền Trung và Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Ninh

Thuận nằm ở vùng mưa ít nhất Việt Nam chỉ khoảng 800 mm một năm.

Theo Sở NN&PTNT toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có hơn 11.800 hộ dân của

35 thôn, xã không nằm trong hệ thống thủy lợi nên bị thiếu nước sinh hoạt

nghiêm trọng. Nước cho nông nghiệp và chăn nuôi cũng không còn đủ

nguồn để đáp ứng.

Hiện tại hầu hết các sông suối, ao hồ và các hồ chứa trong tỉnh đều

đã cạn kiệt nước hoặc nằm ở mực nước chết. Trong số 20 hồ chứa thì chỉ hồ

Tân Giang còn 500 m3 nước và cũng đang giảm rất nhanh. Để chống hạn

người dân đã nạo vét các ao hồ, đào hàng trăm giếng để lấy nước nhưng

phần lớn các ao và giếng đã đào cũng bị cạn kiệt. Phần lớn các diện tích đất

gieo trồng của tỉnh đều lâm vào tình trạng không có nước hoặc thiếu nước

tưới trầm trọng. Đàn gia súc hàng vạn con của tỉnh cũng đang trong tình

trạng suy kiệt vì thiếu nước uống và thức ăn, một số đã bị chết.

Thiếu nước sinh hoạt đang đe dọa hàng vạn dân nhất là những hộ

sống trong vùng đất cao của tỉnh. Hiện tỉnh đang có phương án khoan giếng

để triệt để khai thác nguồn nước ngầm nhưng tình hình cũng không khả

quan vì nguồn nước này chỉ có khả năng đáp ứng nước sinh hoạt cho

khoảng 60% trong tổng số 600.000 dân của tỉnh. Theo ước tính ban đầu

thiệt hại đối với nông nghiệp và chăn nuôi vào khoảng 111 tỷ đồng. Theo

dự báo đợt hạn này còn kéo dài đến tháng V vì tới thời điểm này mới có thể

bắt đầu có mưa.



2.5.4. Sử dụng hợp lý nguồn nước mặt và nước ngầm

2.5.4.1. Đặt vấn đề

Nguồn nước muốn sử dụng hiệu quả cần phải kết hợp sử dụng một cách hợp lý

giữa nước mặt và nước ngầm trên lưu vực sông. Đây cũng là một vấn đề tồn tại lớn hiện

nay ở nước ta vì phần lớn các lưu vực sông nước mặt và nước ngầm còn đang sử dụng

riêng rẽ.

Ưu và nhược điểm của việc sử dụng nước mặt

Trên tất cả các vùng khí hậu trên thế giới, lượng nước đến lưu vực sông dù là

mưa hay tuyết rơi cuối cùng cũng tạo nên một quá trình dòng chảy trên lưu vực sông.

Vấn đề phát triển tài nguyên nước bao gồm việc chuyển nước từ mùa có nguồn cung

cấp cao tới mùa có nhu cầu cao. Giải pháp phổ biến và rõ ràng nhất là tích trữ nước

trong các hồ chứa trong mùa mưa lũ và sử dụng trong mùa khô hạn. Tuy nhiên việc xây



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

×