1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Hộp 3-1: Những yêu cầu quản lý hoạt động các đập và hồ chứa nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 190 trang )


Nói chung trên lưu vực sông có nhiều đập và hồ chứa nước, phần lớn là các đập

và hồ chứa nhỏ, nhưng có một số các đập và hồ chứa nước thuộc loại vừa và lớn. Các

đập vừa và lớn thường có nhiều tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội của lưu vực

và thường có tuổi thọ lâu dài nên rất cần quan tâm đánh giá sau khi dự án đã được thực

hiện và nếu có thể tối ưu hóa năng lực và hiệu quả vận hành đập mà người quản lý phải

biết cách thực hiện.

Thí dụ ở miền Bắc Việt Nam các đập và hồ chứa phát điện và phòng lũ lớn như

đập và hồ chứa Hòa Bình trên lưu vực sông Đà và sắp tới sẽ là hồ Sơn La bậc thang

phía trên. Ngoài ra còn các hồ chứa khác như các hồ thủy điện Thác Bà, Na Hang (tên

chính thức hiện nay là Tuyên Quang trên nhánh sông Lô, Gâm và nhiều hồ phục vụ tưới

như hồ Núi Cốc, Tràng Vinh, Yên Lập,... Khu vực miền Trung có nhiều đập dâng lớn

như các đập Bái Thượng, Thạch Nham, Đồng Cam, Nha Trinh Lâm Cấm,... và nhiều

đập và hồ chứa khác nữa ở khu vực Tây Nguyên và lưu vực sông Đồng Nai.

Tất cả các đập và hồ chứa nước nhất là các đập và hồ chứa vừa và lớn cũng như

bối cảnh hoạt động của chúng không phải là bất biến theo thời gian. Các lợi ích và tác

động của chúng cũng có thể thay đổi do những điều chỉnh trong ưu tiên sử dụng nước,

trong sử dụng đất đai ở vùng lưu vực sông, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thay đổi

trong chính sách thể hiện qua các quy định về môi trường, an toàn, kinh tế và kỹ thuật.

Các tập quán quản lý và vận hành phải liên tục điều chỉnh để thích nghi với môi trường

thay đổi trong vòng đời dự án và phải xử lý những vấn đề xã hội nảy sinh.

Sau đây là những vấn đề cần chú ý trong quản lý các đập hồ chứa hiện có trong

đó chủ yếu là đối với các đập và hồ chứa nước lớn.

(1). Nắm bắt những cơ hội để tăng hiệu quả, tăng sự phù hợp môi trường và xã hội

của các đập và hồ chứa nước hiện tại

Các đập đã xây dựng trong quá trình quản lý khai thác đều có những cơ hội để

tăng hiệu quả sử dụng, tăng sự phù hợp với môi trường và xã hội. Người quản lý nguồn

nước và lưu vực sông cần phát hiện và nắm bắt những cơ hội đó để cố gắng nâng cao

hiệu quả và nếu có thể sẽ tối ưu hóa lợi ích của chúng. Một trong những điểm đáng lưu

ý nhất là sự tồn tại dai dẳng của các vấn đề xã hội và môi trường nảy sinh từ những dự

án trước đây. Thí dụ như nhiều trường hợp những hứa hẹn đền bù và những lợi ích khác

như cấp điện hay tiện nghi xã hội cho những người phải di dân từ trong lòng hồ và tái

định cư, cũng như các cộng đồng mới đón nhận họ chỉ thực hiện được một phần hoặc

không trở thành hiện thực. Đây là những vấn đề phải tiếp tục xử lý để đảm bảo hiệu ích

thực của dự án.

Các đập và hồ chứa nước đã xây dựng qua quá trình khai thác có thể có những

hư hỏng hoặc sự cố đều có các cơ hội để khôi phục và mở rộng. Thí dụ như việc trang

bị thêm những thiết bị và các hệ thống kiểm soát hiện đại cũng giúp cho cải thiện đáng

kể các lợi ích, mở rộng cơ sở vật chất và tối ưu hóa hiệu quả vận hành của đập và hồ

chứa nước. Đặc biệt là trong những năm gần đây việc sử dụng các công cụ để hỗ trợ ra

quyết định dựa trên các dữ liệu chính xác và kịp thời về dòng chảy của sông là một

hướng mới có thể tăng cao hiệu quả hoạt động của đập và hồ chứa cần phải áp dụng.

Kinh nghiệm cho thấy nếu điều kiện cho phép thì phương pháp này có thể làm tăng lợi

ích thủy điện của hồ chứa thêm từ 5 tới 10% so với điều kiện vận hành bình thường mà

không làm ảnh hưởng tiêu cực tới các nhu cầu sử dụng nước khác. Trong một số trường



hợp, việc tối ưu hóa hoạt động của đập có thể làm chậm lại nhu cầu phải có thêm dự án

cho các đập và hồ chứa mới. Những kinh nghiệm này không chỉ diễn ra ở các nước

đang phát triển mà còn ở các nơi khác nữa.

(2). Cần áp dụng một quá trình toàn diện nhằm giám sát và đánh giá sau thực hiện,

và một hệ thống đánh giá định kỳ dài hạn đối với các hoạt động, lợi ích và tác động của

các đập và hồ chứa hiện tại

Điều này rất cần thiết giúp cho những người quản lý lưu vực sông để nắm bắt

được tình hình hoạt động của các đập và hồ chứa nước giúp cho việc quản lý được chặt

chẽ và đầu tư tiếp được đúng hướng và hiệu quả.

Tuy nhiên có thể thấy rằng trên thực tế rất ít khi có các đánh giá toàn diện đối

với các đập và hồ chứa nước sau khi các hồ và đập này đi vào hoạt động được thực

hiện, trong đó có các đập và hồ chứa nước lớn. Điều này đúng cho tất cả các khu vực và

các quốc gia. ở việt Nam, Nhà nước cũng chưa có một quy định nào về thực hiện vấn

đề này mà thường chỉ có một số nghiên cứu, đánh giá đơn độc và rời rạc trong một số

đề tài nghiên cứu của Bộ và Nhà nước.

Việc giám sát, theo dõi về tác động xã hội và môi trường của các đập sau khi xây

dựng xong lại càng ít được chú ý, mặc dù đây là thông tin đầu vào cực kỳ quan trọng

của việc đánh giá sau thực hiện của đập và hồ chứa nước. Một số trường hợp có đánh

giá thì đánh giá đó được tiến hành sau hàng chục năm sau khi xây dựng, mà thường lại

chỉ chú ý đến các khía cạnh kỹ thuật, không có ý kiến đóng góp của các bên liên quan.

Theo tổng kết của Hội đồng thế giới về đập (WCD) cho thấy nhiều vấn đề về kỹ

thuật, xã hội và môi trường không lường được từ trước đã nảy sinh trong giai đoạn thi

công, và những năm bắt đầu vận hành. Việc giám sát kỹ lưỡng trong khi xây dựng và

liên tục vài năm đầu vận hành, sau đó đánh giá toàn diện hậu dự án khoảng 3-5 năm sau

đó, có sự tham gia của những người có lợi ích liên quan sẽ giúp cho xác định và giải

quyết nhiều vấn đề ngay từ khi mới nảy sinh. Việc đánh giá sẽ khuyến khích việc tuân

thủ mọi cam kết và là một cột mốc để kiểm chứng sự chấp thuận của công chúng. Đánh

giá sau dự án sẽ giúp cho việc khẳng định và tập trung chiến lược cho các chương trình

giám sát dài hạn và cung cấp bài học kinh nghiệm cho các quyết định tương lai về lập

kế hoạch, thiết kế và vận hành các đập và hồ chứa nước.

Bởi vì vòng đời kinh tế của các đập và hồ chứa nước có thể kéo dài qua nhiều thế

hệ nên cần phải xem xét hoạt động của dự án trên cơ sở định kỳ tùy theo nhu cầu mà dự

án định đáp ứng và những dịch vụ mà nó có thể cung cấp. Những đánh giá định kỳ 5

đến 10 năm phải mang tính toàn diện và tổng hợp, tích lũy thông tin từ trước và phù

hợp. Nếu đập và hồ chứa nước là một phần của lưu vực sông rộng lớn và là một phần

của chương trình phát triển khu vực thì việc đánh giá gồm các đánh giá cấp lưu vực về

tất cả các bộ phận dự án và chương trình liên quan tới đập và hồ chứa nước có ảnh

hưởng tới môi trường và xã hội.

(3). Xác định và thực hiện các chương trình phục hồi, cải thiện và tối ưu hóa lợi

ích của các đập hiện tại, các phương án cần xem xét bao gồm phục hồi, hiện đại hóa và

nâng cấp trang thiết bị, tối ưu hóa năng suất các hồ chứa nước, áp dụng các biện pháp

nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng nguồn nước

Hiện nay, nhiều nước phát triển đang tập trung vào vấn đề phục hồi và hiện đại

hóa để khôi phục và tăng tuổi thọ kinh tế của các đập và hồ chứa nước hiện có. Trong

thập kỷ vừa qua, nhiều đập đã được áp dụng các kỹ thuật để tối ưu hóa năng suất của



các hồ chứa nước, nhất là các đập và hồ chứa nước phát điện. Một số biện pháp để cải

thiện hoạt động và an toàn (như là tăng công suất của đập tràn để đối phó với những

trận lũ cao, tăng dung tích hồ chứa để trữ lũ và cải tiến kỹ thuật để chống bồi lắng) đã

được cân nhắc để thực hiện. Theo tổng kết của WCD, có ba lĩnh vực chung sau đây có

thể áp dụng để cải thiện các đập và hồ chứa nước [WDC, 2002].

- Hiện đại hóa và nâng cấp thiết bị và hệ thống kiểm soát, phục hồi và mở rộng

cơ sở vật chất liên quan tới đập và hồ chứa nước.

- Tối ưu hóa vận hành các đập và hồ chứa nước hiện tại. Điều này có thể thực

hiện cho một đập, hoặc phối hợp với những hồ chứa nước, hồ tự nhiên hoặc các luồng

lạch nắn dòng nhân tạo có tác dụng điều hòa dòng chảy trong lưu vực.

- Tối ưu hóa vai trò của đập và hồ chứa nước trong phạm vi rộng hơn mà đập và

hồ chứa nước đó phục vụ. Thí dụ tối ưu hóa việc sử dụng nước mặt và nước ngầm trong

nông nghiệp khi nước là đầu vào hạn chế.

Tiềm năng và công năng của một đập/hồ chứa nước hay một nhóm đập/hồ chứa

nước trong một lưu vực, phụ thuộc vào tình hình cụ thể. Nên xem xét các cơ hội trong

cả ba lĩnh vực kể trên tùy thuộc vào tình hình, tiềm năng có thể của đập và các hồ chứa

nước hiện tại.

Một số biện pháp có thể sử dụng để cải thiện hoạt động và công dụng của đập

như là học tập các kinh nghiệm để xả cát bùn và tháo cống trong những đợt lũ để giảm

lượng bùn cát bồi lắng trong hồ và phục hồi dung tích chứa nước cho hồ chứa.

Việc đẩy nhanh tốc độ đầu tư vào các hệ thống kênh dẫn nước như các kênh

nhánh cấp 2, cấp 3 có thể cải tạo đáng kể năng suất của các hệ thống thủy lợi sử dụng

nguồn nước mặt gắn liền với các đập và hồ chứa nước. Các biện pháp phi cấu trúc khác

về quản lý, thể chế, và phí nước có thể cải thiện dịch vụ thủy lợi và cung cấp nước.

Cải thiện hoạt động của đập và hồ chứa cần bắt đầu bằng việc đánh giá cho từng

đập hoặc hồ chứa nước về những lợi ích mà đập hoặc hồ chứa nước có thể thu được từ

sự hiện đại hoá, cải tạo, mở rộng hoặc tối ưu hóa hoạt động. Cũng có thể thu được lợi

ích nếu đầu tư vào các thiết bị theo dõi thủy văn, phần mềm máy tính, và chuẩn bị các

kế hoạch tối ưu ở cấp hệ thống. Điều này phải gắn một cách rõ ràng với giai đoạn đánh

giá các phương án trong quá trình lập kế hoạch, cho thấy rõ phạm vi và mức độ có thể

cải thiện các đập và hồ chứa hiện tại. Công chúng sống trong vùng cũng phải có cơ hội

để nêu ý kiến về kết quả điều tra đánh giá các cơ hội để cải thiện đập. Sau đó phải đánh

giá chi tiết hơn về những đập khác có tiềm năng cải thiện.

(4). Xác định và đánh giá các vấn đề xã hội nảy sinh liên quan đến các đập và hồ

chứa nước lớn. Cùng với các cộng đồng bị ảnh hưởng đề ra các quá trình và cơ chế để

giải quyết các vấn đề đó

Với các đập và hồ chứa lớn thì sau khi đập xây dựng xong và quản lý khai thác

vẫn không thể tránh khỏi còn có những vấn đề xã hội nảy sinh mà trong quá trình xây

dựng chưa xử lý được hết, nói cách khác đó là những tồn tại về mặt xã hội, thí dụ hậu

quả của việc giải quyết vấn đề di dân tái định cư đối với đồng bào các dân tộc thiểu số

còn chưa đảm bảo được tốt truyền thống cộng đồng hay phong tục tập quán, cách thức

sinh sống và sản xuất. Những vấn đề này phải tiếp tục đánh giá và giải quyết.

Để đánh giá, điều quan trọng là phải trực tiếp tham khảo ý kiến của những thành

phần bị ảnh hưởng về những gì đã đề ra trước đó mà chưa thực hiện hoặc thực hiện



không đúng đang gây ảnh hưởng tới họ. Các đánh giá sau đó cần phải nêu lên các biện

pháp giải quyết như sửa chữa hoặc đền bù với những yêu cầu chính đáng của họ.

Quản lý các hoạt động tưới tiêu

Trên các lưu vực sông, các hệ thống tưới và tiêu nước còn là hoạt động thủy lợi

phổ biến nhất liên quan đến đời sống kinh tế xã hội của con người trên lưu vực. Hoạt

động này nhằm cung cấp nước cho khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, tài

nguyên khí hậu cho phát triển nông nghiệp, một lĩnh vực chủ yếu của kinh tế ở các

nước đang phát triển và cũng là ngành tiêu dùng nước lớn nhất trên lưu vực sông.

Hệ thống tưới cũng gắn chặt với các đập và hồ chứa vì đó là những công trình

tạo nguồn nước để lấy vào hệ thống. Tuy nhiên đặc trưng chủ yếu của hệ thống tưới,

tiêu cũng vẫn là hệ thống các kênh tưới và tiêu toả khắp một vùng rộng lớn là vùng

cung cấp nước của hệ thống. Tại vùng đồng bằng hạ lưu các sông như vùng đồng bằng

sông Cửu Long của nước ta, hệ thống các kênh tưới và tiêu tạo thành một mạng lưới

chằng chịt, kết hợp cả giao thông thủy và nó gắn chặt với tất cả các hoạt động kinh tế

xã hội cũng như văn hóa truyền thống của cộng đồng dân cư.

Do ảnh hưởng của điều kiện địa hình mà các hệ thống tưới tiêu trên lưu vực sông

có những đặc điểm và tính phức tạp khác nhau trên các vùng thượng du, trung du và hạ

du. Hoạt động của hệ thống trong việc chuyển nước tới các khu tưới cùng với các dịch

vụ nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng có liên quan và tác

động đến nhiều yếu tố môi trường của khu vực. Chính vì vậy, việc quản lý hoạt động

của các hệ thống tưới tiêu cũng là một trong các hoạt động thủy lợi cần quan tâm trong

quản lý lưu vực sông. Các vấn đề đặt ra trong quản lý như là kiểm soát các tác động của

hệ thống tới môi trường tự nhiên và xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng nước của hệ

thống là những vấn đề cần quan tâm giải quyết.

Có nhiều biện pháp có thể lựa chọn để nâng cao hiệu quả và khả năng sản xuất

của hệ thống tưới hiện có như là: tăng cường quản lý lưu vực và hệ thống; những biện

pháp kỹ thuật trên mặt ruộng để nâng cao khả năng sản xuất của đất và nước; cải cách

chính sách và thể chế về quản lý tưới để khuyến khích sử dụng nước và quản lý nhu cầu

có hiệu quả.

1. Tăng cường các biện pháp quản lý lưu vực và quản lý tưới của hệ thống

Quản lý bề mặt lưu vực: Trong các hệ thống tưới, việc thực hiện các biện pháp

như xả bùn cát bồi lắng và quản lý lưu vực một cách hợp lý có thể làm tăng tuổi thọ của

hệ thống tưới. Việc thực hiện bảo vệ bề mặt lưu vực có thể làm tăng lượng nước thấm

và giảm xói mòn và có khả năng tăng sự ổn định của hồ chứa và hệ thống tưới.

Kiểm soát và quản lý nhiễm mặn: ảnh hưởng của nhiễm mặn chiếm khoảng 20%

diện tích đất được tưới trên thế giới nên kiểm soát nhiễm mặn và cải tạo những vùng

đất bị mặn là một ưu tiên hàng đầu để tăng khả năng sản xuất của đất, sử dụng nước

tưới ít hơn, và cho thấy những diện tích tưới mới có thể được quản lý một cách bền

vững.

Việc áp dụng các kỹ thuật tưới tiêu và duy trì bảo dưỡng các hệ thống tưới tiêu

hiện tại là một cách để hạn chế sự nhiễm mặn. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa đơn thuần vào

việc tiêu thoát nước nhiễm mặn một cách vật lý thì không đủ đối phó với vấn đề, vì thế

cần có cách tiếp cận tổng hợp kết hợp giữa quản lý nước mặt và nước ngầm và các biện

pháp nông nghiệp.



Những cây trồng và thực vật có khả năng chịu được mặn có khả năng cấu thành

một phần của chiến lược loại bỏ nước mặt thừa và hạ thấp mực nước ngầm. Việc tưới

các cây trồng theo cách bố trí thành từng dãy theo thứ tự tăng dần về khả năng chịu

mặn là một thí dụ nữa về quản lý sự nhiễm mặn.

Tại một số nơi như tại úc, người ta dùng phương pháp sử dụng liên hợp nước

ngầm và nước nhiễm mặn để tưới cũng cho kết quả tốt. Bằng phương pháp này nước bị

nhiễm mặn được pha loãng bằng nước bơm lên từ nước ngầm tới dưới ngưỡng chịu

đựng của cây trồng để dùng cho tưới. Nếu áp dụng sớm thì việc quản lý tổng hợp hoặc

liên hợp nước mặt và nước ngầm, và nhiễm mặn có thể ngăn chặn việc tạo thành muối

trong đất.

Quản lý kiểm soát chất lượng nước

Chất lượng nước là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của

hệ thống tưới. Thí dụ những cố gắng cải thiện vấn đề nhiễm mặn ở thượng lưu có thể

gây ra những tác động tiêu cực ở hạ lưu. Trong trường hợp này phải có cách tiếp cận

như ở úc là nguồn nước thải bị nhiễm mặn được điều tiết tới giới hạn mức nhiễm mặn

khu vực hoặc mức độ mặn. Mức độ mặn được sử dụng cho quản lý để đảm bảo rằng

những nước bị nhiễm mặn nhiều hơn chỉ được xả ra trong những thời kỳ sông có lượng

dòng chảy lớn hay nói cách khác là trong mùa mưa lũ.

Nếu kiểm soát chất lượng nước không tốt và kênh không được lát hoặc lát không

tốt thì sẽ đạt được hiệu quả thấp về hiệu quả dẫn nước cũng như tổn thất trên kênh lớn.

Duy tu bảo dưỡng

Đây là biện pháp có hiệu quả tốt để nâng cao hiệu quả tưới nước của hệ thống.

Theo Tổ chức Nông lương thế giới của Liên hợp quốc (FAO) ước tính rằng tổng diện

tích đất có thể sử dụng thêm do tăng cường duy tu bảo dưỡng trên thế giới là 150 triệu

ha. Tại ấn Độ, nếu thực hiện tốt duy tu bảo dưỡng kênh có thể tăng diện tích sử dụng là

9 triệu ha. Tại một số nước như Su Đăng, hệ thống liên hợp Gezira - Managil 126.000

ha đã không thể sản xuất được do vấn đề cỏ mọc và bồi lắng trên kênh.

Nói chung, những đề xuất nâng cao hiệu quả hệ thống cần được xem xét trong

bối cảnh lưu vực sông và có xét những ảnh hưởng qua lại của nước mặt, sử dụng nước

hồi quy, và bổ sung nước ngầm.

2. Áp dụng những kỹ thuật trên mặt ruộng để nâng cao khả năng sản xuất của đất và

nước

Tăng hiệu quả sử dụng nước tạo ra cơ hội quan trọng để cải thiện các hệ thống

tưới hiện có, bất kỳ nước đó lấy từ đập hay nước ngầm. Tại nhiều nơi, tưới đã nâng cao

hiệu quả canh tác của một số loại cây trồng trong đó phải kể đến một số phương pháp

và kỹ thuật áp dụng trên mặt ruộng như là tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt; và biện pháp

thay đổi kỹ thuật canh tác.

Tưới phun mưa có thể thu được hiệu quả cao hơn nhiều phương pháp tưới truyền

thống khác như tưới mặt và có đặc điểm là tiết kiệm nước. Đây là biện pháp áp dụng

rộng rãi trong vùng khan hiếm nước. Hiện tại gần như toàn bộ diện tích tưới của Ixaren,

68% diện tích của Joodan và 40 % diện tích được tưới của Braxin sử dụng phương pháp

tưới phun mưa hay tưới nhỏ giọt. Biện pháp thay đổi kỹ thuật canh tác cũng có thể sử

dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất của đất và nước, trong đó có các biện pháp như

thay đổi cách canh tác, thay đổi giống cây trồng.



3.4. XÂY DỰNG CÁC CHÍNH SÁCH CHO QUẢN LÝ LƯU VỰC

3.4.1. Quy hoạch lưu vực sông và trình tự của việc lập quy hoạch

Khái niệm

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông là một yêu cầu cấp thiết phải được thực hiện

trong tiến trình của quản lý lưu vực sông. Trong quy hoạch này, việc sử dụng tổng hợp

tài nguyên nước trong mối quan hệ với đất và các tài nguyên liên quan khác là trọng

tâm chính cần phải giải quyết, qua đó xác định chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên

nước và môi trường lưu vực.

Quy hoạch lưu vực sông nhằm sử dụng tổng hợp tài nguyên nước và môi trường

của cả lưu vực sông. Vì thế phạm vi của quy hoạch lưu vực sông rộng hơn nhiều so với

các quy hoạch đơn ngành như quy hoạch thủy lợi, quy hoạch thủy điện hay quy hoạch

cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp.

Nói chung ở nước ta hiện nay, các lưu vực sông hiện mới có các quy hoạch riêng

rẽ của từng ngành như quy hoạch thủy lợi hay quy hoạch thủy điện mà chưa lưu vực

nào lập được quy hoạch tổng hợp lưu vực sông được nhà nước phê duyệt.

Vấn đề lập quy hoạch lưu vực sông trong thực tế mới chỉ được nêu lên trong

những năm gần đây, đối với các lưu vực sông lớn đã thành lập ban quản lý quy hoạch

lưu vực sông như lưu vực sông Hồng -Thái Bình, lưu vực sông Đồng Nai, lưu vực sông

Mê Kông, nhưng trên các lưu vực sông này mới chỉ có lưu vực sông Mê Kông đang

trong quá trình chuẩn bị xây dựng quy hoạch này.

Trong mục này sẽ nêu lên những điểm chính về nội dung và phương pháp tiếp

cận lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông và những vấn đề liên quan cần giải quyết khi

lập quy hoạch.

Mục tiêu và nhiệm vụ của quy hoạch

Quy hoạch lưu vực sông có mục tiêu tổng quát là khai thác sử dụng và phát triển

bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông. Đẻ làm được điều đó, quy hoạch

phải:

o

Xác định được chiến lược và quy hoạch các chính sách phù hợp cho quản

lý sử dụng bền vững tài nguyên nước và môi trường lưu vực sông.

o

Đề xuất các phương án, biện pháp sử dụng tổng hợp và bền vững tài

nguyên nước trong mối quan hệ với tài nguyên đất và các tài nguyên liên quan khác.

o

Đề xuất các biện pháp để quản lý bền vững dòng sông và các hệ sinh thái

thiết yếu của lưu vực sông, duy trì các chức năng của sông và lưu vực sông.

o

Đề xuất các dự án chủ yếu, các chương trình và kế hoạch thực hiện.

Các yêu cầu của việc lập quy hoạch

Có thể nói đẻ đạt được mục tiêu nêu trên, việc lập quy hoạch lưu vực sông có

yêu cầu rất cao hơn nhiều so với các quy hoạch chuyên ngành, nó biểu thị ở các khía

cạnh sau:

a) Yêu cầu của quy hoạch chiến lược: Quy hoạch lưu vực sông khác với các quy

hoạch thủy lợi và thủy điện khác ở mục tiêu thứ nhất, đó là phải xác định các chiến lược

và quy hoạch các chính sách cần có cho lưu vực sông để thực hiện quản lý tổng hợp tài

nguyên nước và môi trường trên lưu vực sông nên quy hoạch này là loại "quy hoạch

chiến lược" và trong quá trình xây dựng phải xem xét tất cả các điều kiện ràng buộc về

kinh tế - xã hội cũng như đánh giá tác động của các chính sách và chiến lược đề xuất



trong quy hoạch đối với môi trường lưu vực, đó là "đánh giá tác động môi trường chiến

lược".

b)Yêu cầu về tổng hợp: quy hoạch phải đáp ứng yêu cầu tổng hợp và thống nhất

tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác.

c) Yêu cầu về bền vững: các phương án, biện pháp đề xuất đều phải đảm bảo bền

vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

Trong quy hoạch lưu vực sông các ý kiến đề xuất cũng phải đảm bảo:

a)Tối đa hóa khả năng nguồn nước hiện có của lưu vực sông cho tưới, cấp nước

đô thị và các mục đích khác bằng cách vận hành tốt hơn các hệ thống hiện có và các kế

hoạch phát triển trong tương lai phải có hiệu quả tốt với chi phí ít nhất.

b) Giảm thiểu rủi ro lũ lụt và thiệt hại ở tất cả các vùng trong lưu vực.

c) Bảo vệ và duy trì tốt số lượng cũng như chất lượng nước cho con người và

cho hệ sinh thái.

Trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông, việc lập quy hoạch và xác định các

chính sách và chiến lược phù hợp cho quản lý tài nguyên nước và môi trường cho lưu

vực sông có vị trí rất quan trọng, giúp cho việc thực hiện quản lý lưu vực sông sau này

được đúng hướng và có hiệu quả.

Việc quy hoạch sẽ giúp cho đánh giá được thực trạng của lưu vực sông, các dự

định mong muốn sẽ đạt được sau khi thực hiện quy hoạch, những khó khăn, thách thức

và những sự thiếu hụt cần phải vượt qua và xây dựng một cầu nối để vượt qua các thiếu

hụt đó. Nó sẽ định hướng cho việc quản lý lưu vực sông những gì phải làm và cách thức

thực hiện. Quy hoạch cũng có vai trò ghép nối các người liên quan đến quản lý lưu vực

sông vào với nhau trong một mục tiêu chung là quản lý và phát triển bền vững lưu vực.

Các bước chủ yếu lập và thực hiện quy hoạch lưu vực sông

Sau đây là các bước chủ yếu khi lập và thực hiện quy hoạch tổng hợp cho lưu

vực sông [Mostert, 1999]:

1. Xác định mục đích và yêu cầu của quy hoạch.

2. Phân tích khung thể chế của quản lý lưu vực sông và chỉ ra những khía cạnh

cần phải xem xét và nghiên cứu để ra các quyết định trong quá trình lập quy hoạch,

trách nhiệm của những bộ phận có liên quan đến các quyết định đó cũng như năng lực

quản lý của họ.

3. Xác định những thành phần có liên quan khác trong quản lý lưu vực sông

cũng như các quyền lợi chủ yếu của họ trong sử dụng tài nguyên nước và các tài

nguyên môi trường khác trên lưu vực sông.

4. Chuẩn bị và thiết kế một quá trình cho quản lý lưu vực sông trong đó xác

định rõ phạm vi của quy hoạch, các giai đoạn và trình tự của các giai đoạn trong quá

trình chung, các nhóm khác nhau bao gồm trong từng giai đoạn và nội dung cần phải

thực hiện và giải quyết liên quan đến quản lý lưu vực sông (trong đó bao gồm các vấn

đề như xác định các chiến lược, chính sách cần thiết cho quản lý bền vững tài nguyên

nước và môi trường, xây dựng và phát triển thể chế và chính sách cho quản lý lưu vực

sông, đề xuất các giải pháp và biện pháp cho quản lý các hoạt động khai thác và sử

dụng nước, đất và các tài nguyên liên quan khác trên lưu vực sông, các vấn đề đầu tư



các công trình chủ yếu cho từng giai đoạn,...), những nghiên cứu cần thiết phải tiến

hành trong từng giai đoạn và việc tổ chức thực hiện toàn bộ quá trình lập quy hoạch.

5. Tiến hành nghiên cứu lập quy hoạch theo các phạm vi và nội dung đã xác

định ở bước trên, kết quả phải đưa ra được một quy hoạch đáp ứng các yêu cầu đã được

xác định.

6. Thực hiện quy hoạch sau khi đã được cấp có thẩm quyền thông qua.

3.4.2. Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý lưu vực sông

3.4.2.1. Phương pháp tiếp cận để xây dựng chiến lược và chính sách

Hiện nay, việc phát triển tài nguyên nước tại các khu vực khác nhau hay quy

hoạch lưu vực sông đều còn một khoảng trống lớn, đó là thiếu "các chính sách và chiến

lược hợp lý để phát triển tài nguyên nước và môi trường". Vấn đề này là do tồn tại của

quy hoạch hiện nay, đặc biệt là vấn đề "quy hoạch chiến lược trong phát triển tài

nguyên nước" gần như chưa được tiếp cận để thực hiện trong khi các quy hoạch thủy

lợi hiện hành lại chưa vươn tới tầm chiến lược do thiếu tính tổng hợp và chưa xem xét

đầy đủ các khía cạnh kinh tế xã hội và môi trường để đưa ra các chính sách và chiến

lược phù hợp.

Vì thế, việc xác định các chính sách và chiến lược mới cũng như cách thức mới

trong việc phân tích lập quy hoạch để đạt tới mục tiêu của phát triển bền vững là vô

cùng cấp thiết, góp phần tháo gỡ các vướng mắc hiện nay, nhằm phối hợp quy hoạch và

quản lý sử dụng giữa đất, nước và các tài nguyên khác một cách công bằng, hiệu quả và

bền vững.

Nói chung, các chính sách và chiến lược khai thác và sử dụng bền vững nguồn

nước đều được xác định thông qua việc lập các quy hoạch chiến lược để phát triển tài

nguyên nước, ở cấp quốc gia và vùng là các quy hoạch tổng thể (master plans), còn ở

cấp lưu vực là quy hoạch tổng hợp lưu vực sông. Đây là một phần trong nội dung mà

mỗi quy hoạch lưu vực sông đều phải giải quyết khi nghiên cứu lập quy hoạch.

Để xác định các chính sách và chiến lược sử dụng nước bền vững phải dựa trên

các mục tiêu có tính nguyên tắc của QLTHTNN, đó là:

− Đẩy mạnh sự tiếp cận đa ngành trong quản lý sử dụng nước.

− Quy hoạch cho sử dụng, bảo vệ và quản lý bền vững nguồn nước trên cơ sở

các nhu cầu và các sự ưu tiên trong cộng đồng trong khuôn khổ chính sách phát triển

kinh tế của quốc gia.

− Thiết kế, thực hiện và đánh giá các chương trình và dự án phải trên cơ sở tham

gia đầy đủ của cộng đồng.

− Cải tiến, phát triển thể chế và luật pháp phù hợp để đảm bảo chính sách về

nước là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Việc xác định các chính sách và chiến lược cũng phải dựa trên các điều kiện cụ

thể về nhiều mặt của vùng nghiên cứu như là:

− Điều kiện kinh tế xã hội hiện tại của khu vực, lưu vực tại thời điểm xây dựng

chính sách, chiến lược.

− Các đặc điểm khí hậu và nguồn nước.

− Hiện trạng môi trường của khu vực, lưu vực nghiên cứu.



− Các mục tiêu của chính phủ và các ưu tiên đã được đặt ra.

− Tình hình phát triển kinh tế của đất nước.

− Các thể chế, chính sách về nước hiện hành.

Chính sách quản lý tài nguyên nước

Chính sách theo định nghĩa chung là "một tập hợp các nguyên tắc hoặc các quy

luật để xác định những gì cần thực hiện và thực hiện như thế nào"? Chính sách có vai

trò rất quan trọng và tác động trực tiếp tới kết quả thực hiện các mục tiêu của quản lý

nước. Vì thế tất cả các quyết định trong chính sách cần phải theo "định hướng của phát

triển bền vững". Cần xây dựng các chính sách về nước cho tất cả các cấp từ cấp quốc

gia, tới cấp vùng, địa phương và lưu vực sông.

Khi xây dựng chính sách quản lý nước cần dựa trên các nguyên tắc chủ yếu xuất

phát từ mục tiêu cũng như yêu cầu của QLTHTNN, thí dụ như Hội nghị quốc tế về môi

trường và phát triển UNCED nêu lên ba nguyên tắc sau đây:

− Nước sử dụng cho nhiều mục đích, đất và nước phải được quản lý theo phương

thức tổng hợp.

− Phân phối nước phải xem xét lợi ích của tất cả những người bị ảnh hưởng.

− Nước phải ghi nhận là một hàng hóa có giá trị kinh tế.

Ngân hàng Phát triển Châu Á đưa ra bảy nguyên tắc chủ yếu để xây dựng

chính sách sử dụng nước hiệu quả đó là:

Các nguyên tắc về các chức năng thiết yếu của ngành nước

(1). Phát triển và quản lý tài nguyên nước quốc gia phải dựa trên cơ sở của sự

bền vững nhằm đạt được mục tiêu phát triển quốc gia và bảo vệ môi trường.

(2). Quy hoạch, phát triển và quản lý tài nguyên nước cần phải theo hướng phi

tập trung ở một mức độ thích hợp với ranh giới lưu vực.

(3). Các dịch vụ về nước cần phải giao cho các tổ chức nhà nước, tư nhân hoặc

các tổ chức hợp tác theo hình thức tự hạch toán và cung cấp dịch vụ nước đến tận khách

hàng.

Các nguyên tắc đảm bảo cho các hoạt động của ngành nước được thành công

(4). Sử dụng nước trong xã hội cần phải đảm bảo sự bền vững - với các cách

thức khuyến khích, kiểm soát vận hành, giáo dục cộng đồng để nâng cao hiệu quả kinh

tế, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường - trong một khung chính sách minh bạch.

(5). Nguồn nước bên trong và giữa các quốc gia cần phải được phân chia và dẫn

một cách hiệu quả đảm bảo lợi ích của tất cả người dùng.

(6). Các hoạt động phát triển ngành nước cần phải có sự tham gia và tư vấn tại

từng cấp để có được sự thoả thuận của những thành phần liên quan và sự chấp nhận của

xã hội.

(7). Để phát triển ngành nước một cách thành công cần nâng cao năng lực ngành

nước về đánh giá, giám sát, nghiên cứu và quản lý tại tất cả các cấp để có thể đáp ứng

tất cả các yêu cầu đổi mới trong quản lý và sử dụng nước theo hướng tổng hợp.

Khung chính sách tại cấp địa phương

Khung chính sách quản lý nước tại cấp địa phương phải chú ý nhiều đến khía

cạnh tiếp cận tổng hợp khi xây dựng các chính sách này, và chính sách phải tập trung

vào các vấn đề sau:



− Nhấn mạnh về quản lý nhu cầu nước

− Hiệu quả của sử dụng nước

− Bảo vệ tài nguyên nước

− Sắp xếp về tổ chức phù hợp

− Sử dụng luật pháp, các công cụ điều hành và công cụ kinh tế

− Quản lý có sự tham gia của cộng đồng

Chiến lược quản lý tài nguyên nước

Chiến lược có thể coi như là "một phương án tổng quát hay tập hợp các phương

án nhằm đạt được một hay nhiều mục tiêu đã định trong một thời gian dài".

Chiến lược về quản lý tổng hợp tài nguyên nước cần phải đảm bảo các mục tiêu

của PTBV và phụ thuộc vào các chính sách quản lý nước và các chính sách phát triển

kinh tế xã hội. Nó cần phải xác định cho tất cả các cấp từ quốc gia đến vùng và địa

phương.

Đối với cấp quốc gia hoặc cấp vùng thì chiến lược sử dụng nước phải được xác

định thông qua xây dựng quy hoạch tổng thể TNN quốc gia hay vùng mà Chính phủ có

vai trò chủ yếu.

Để phát triển một cách bền vững và hiệu quả ngành nước, Ngân hàng Phát triển

Châu Á đưa ra bảy chiến lược để các quốc gia tham khảo khi xây dựng chiến lược phát

triển tài nguyên nước của nước mình [ADB, 1996], đó là:



Các nước phải xây dựng một chính sách nước quốc gia và một chương

trình hành động cụ thể để thực hiện chiến lược đó.



Đầu tư cho quản lý các lưu vực sông, đặc biệt với các lưu vực được ưu

tiên của mỗi quốc gia.



Tăng cường năng lực tự chủ và tự hạch toán đối với các dịch vụ về nước

để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nước.



Phát triển các hình thức khuyến khích, điều hành và nâng cao nhận thức

sử dụng nước bền vững.



Quản lý việc sử dụng các nguồn nước bị chia xẻ và phát triển sự hợp tác

giữa các đối tượng sử dụng nước với nhau.



Nâng cao các nguồn thông tin, tư vấn cũng như xây dựng mạng lưới cộng

tác về nước rộng rãi.



Nâng cao năng lực, đánh giá, giám sát và nghiên cứu về phát triển TNN

tại tất cả các cấp, đặc biệt đối với cộng đồng.

Đối với lưu vực sông thì chiến lược QLTHTNN được xác định thông qua việc

lập quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước của lưu vực sông mà trách nhiệm

thường giao cho cơ quan quản lý lưu vực sông.

Xác định chiến lược QLTHTNN cho lưu vực sông cần phải dựa trên các đánh

giá về thực trạng của nguồn nước cũng như xu thế tương lai của nhu cầu nước. Chiến

lược phải bao gồm các khía cạnh về quản lý cung cấp và quản lý nhu cầu nước, đồng

thời phải xem xét các hậu quả môi trường của phát triển nguồn nước, như là việc làm

lây lan các bệnh theo đường nước, sự tổn thất về mặt sinh thái các vùng đất ngập nước.



3.4.2.2. Sơ đồ phân tích xác định chiến lược và chính sách trong quy hoạch

lưu vực sông

Với các mục đích và yêu cầu như trên, cần phải có cách tiếp cận mới trong việc

nghiên cứu và lập quy hoạch, đó là cách "tiếp cận bền vững" thể hiện qua việc phải đưa

việc phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường vào trong từng bước của quá

trình lập quy hoạch, nhất là trong quá trình so sánh lựa chọn giải pháp, xác định chính

sách và chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên nước và môi trường lưu vực sông.

Trên cơ sở cách tiếp cận trên, quá trình phân tích lập quy hoạch lưu vực sông có

thể chia thành ba giai đoạn như hình 3-2, bao gồm các giai đoạn phân tích ban đầu, giai

đoạn phân tích chi tiết và giai đoạn xác định chiến lược và quy hoạch chính sách

(ESCAP, 1995).

1. Giai đoạn phân tích ban đầu: Là giai đoạn phân tích sơ bộ nhằm xác định mục

tiêu của quy hoạch và nêu lên các giải pháp cần xem xét, đồng thời phân tích để đưa ra

các tiêu chuẩn quy hoạch cũng như các vấn đề cần ưu tiên, nêu lên các điều kiện phân

tích và tiếp cận để giải quyết bài toán mà quy hoạch đặt ra. Kết thúc giai đoạn này cần

đề xuất một kế hoạch để tiếp tục xây dựng quy hoạch ở bước tiếp sau.

2. Giai đoạn phân tích chi tiết: Trong giai đoạn này cần phân tích chi tiết các yếu

tố kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan tới các giải pháp quy hoạch đã đề xuất ở

giai đoạn phân tích ban đầu. Kết quả phân tích nhằm cung cấp các thông tin và dữ liệu

cần thiết cho việc chọn quyết định quy hoạch ở bước sau. Các nội dung cần phân tích

chi tiết tập trung vào tình hình tài nguyên nước, các triển vọng môi trường và KTXH

trong tương lai, tác động của các giải pháp quy hoạch tới tài nguyên nước. Kết quả

phân tích chi tiết sẽ là đầu vào quan trọng để phân tích xác định các chính sách và chiến

lược của sử dụng nước ở giai đoạn tiếp sau.

3. Giai đoạn phân tích xác định chiến lược và ra quyết định về các chính sách,

giải pháp khai thác sử dụng nước: Trong giai đoạn này người lập quy hoạch phải tiến

hành phân tích và sàng lọc để chọn ra các giải pháp tốt nhất từ các giải pháp đề xuất

trong giai đoạn phân tích ban đầu. Việc sàng lọc các giải pháp được thực hiện trên cơ

sở ước tính các chi phí và lợi ích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho

từng giải pháp hoặc nhóm giải pháp đã nêu mà kết quả đã được thực hiện trong giai

đoạn phân tích chi tiết. Qua các kết quả sàng lọc xác định được chiến lược và chính

sách sử dụng nước của lưu vực trên cơ sở kết hợp các giải pháp được lựa chọn và kết

quả đánh giá các tác động tới kinh tế, xã hội và môi trường của chiến lược và chính

sách đã xác định. Cần chú ý rằng quá trình phân tích như trên nếu xét thấy chưa thoả

đáng và chưa đảm bảo các mục tiêu đặt ra từ ban đầu thì phải xem xét lại các bước

trước đó, thí dụ như xem xét lại các giải pháp cho đến khi đạt được mục tiêu đã định thì

mới là quyết định cuối cùng được lựa chọn. Đánh giá tác động của chính sách và chiến

lược phải bao gồm các tác động tới kinh tế, xã hội và môi trường.

Sơ đồ phân tích trên là một cách tiếp cận mới trên quan điểm về kinh tế- xã hội

và sinh thái để xác định chiến lược và chính sách sử dụng bền vững tài nguyên nước và

môi trường của lưu vực sông.

Quan điểm và các nguyên tắc chủ yếu của PTBV đã được vận dụng trong quá

trình phân tích để lập quy hoạch và các tác động của giải pháp quy hoạch tới hệ thống



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

×