1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

(4). Biện pháp bảo vệ và cải tạo dòng sông hạn chế xói lở bờ và nâng cao khả năng thoát lũ, như là:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 190 trang )


2.4.3. Các xem xét về kinh tế, xã hội và môi trường khi xây dựng phương án

kiểm soát và giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt [UNDP, 2001]

Quản lý lũ và giảm nhẹ các thiệt hại do lũ là một vấn đề rất quan trọng trong

quản lý lưu vực sông và nó luôn có liên quan mật thiết đến các vấn đề kinh tế, xã hội

cũng như môi trường của lưu vực. Vì thế cần phải xem xét các khía cạnh này trong khi

xây dựng chính sách cũng như đề xuất các giải pháp, biện pháp.

2.4.3.1. Các yếu tố kinh tế

Một bước chủ yếu trong việc xây dựng phương án để kiểm soát lũ và giảm nhẹ

các thiệt hại do lũ gây nên là phải ước tính tác động của ngập lụt đối với các hoạt động

kinh tế và sau đó xây dựng tập các giá trị để ước lượng các chi phí và lợi ích của các

biện pháp cần thiết phải thực hiện để kiểm soát lũ.

Các lợi ích thu được từ các biện pháp quản lý và hạn chế các tổn thất chính là từ

việc giảm các thiệt hại do lũ gây nên do có các biện pháp đó. Các lợi ích đầu tiên có thể

thấy được và biểu thị bằng giá trị kinh tế có thể bao gồm:



Chi phí dùng để thay thế hay sửa chữa các công trình hay thiết bị bị hư

hỏng do phá hoại của lũ.



Chi phí dùng cho di chuyển, cấp cứu và chạy chữa cho các nạn nhân và

thực hiện các biện pháp cứu hộ khẩn cấp khi xảy ra lũ lớn.



Chi phí cho việc tháo dỡ các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, cơ sở

thương mại bị ảnh hưởng của lũ.

Do cần phải so sánh giữa các chi phí của việc thực hiện các biện pháp kiểm soát lũ

với các thiệt hại có thể tránh được do thực hiện các biện pháp nêu trên nên cần phải ước

tính các thiệt hại do lũ gây nên như là một phần của phương án quản lý và kiểm soát lũ.

Nói chung, tổng các thiệt hại do lũ gây nên thường được coi như các chi phí có

thể nhìn thấy và không nhìn thấy của việc ngập úng. Các thiệt hại có thể thấy được do

lũ có thể chia thành hai loại trực tiếp và gián tiếp. Thiệt hại trực tiếp là thiệt hại do lũ

gây ra đối với nhà cửa, công trình hạ tầng cơ sở đô thị, đối với các cây trồng và vật

nuôi, còn thiệt hại gián tiếp của lũ là các chi phí do đình trệ việc buôn bán hoặc xáo

trộn điều kiện sống, các chi phí dịch vụ khẩn cấp,... Các chi phí không nhìn thấy được

bao gồm các tổn thất về Sức khỏe, bệnh tật do lũ gây ra. Các thiệt hại do lũ có thể biểu

thị trong hình 2-3.

Phân tích kinh tế cho các phương án kiểm soát và hạn chế tổn thất của lũ thường

dùng phương pháp phân tích chi phí và lợi ích thường dùng rất phổ biến trong tính toán

kinh tế các dự án hiện nay và liên hệ so sánh với các sơ đồ chống lũ.

Kết quả tính toán giúp cho lựa chọn được hệ số nội hoàn IRR sao cho tỷ số giữa

chi phí và lợi ích nằm ở giá trị mong muốn. Khó khăn gặp phải khi ứng dụng thực tế

của phương pháp này là làm sao định lượng được một cách đúng đắn các thiệt hại cũng

như lợi ích của việc phòng chống lũ đối với các nhóm dân cư sinh sống trong các vùng

khác nhau kể cả các lợi ích không thấy rõ ràng.

Về mặt lý thuyết cũng cần tính toán với các mức độ đầu tư khác nhau về mặt

kinh tế cho việc phòng chống lũ của mỗi dự án. Điều này sẽ được kết quả với các mức

độ khác nhau của bảo vệ cho các dự án trong các vùng khác nhau và trong thực tế cho

các phần khác nhau của cùng một thung lũng sông.



Hình 2-3: Tổng hợp các loại thiệt hại do lũ lụt

2.4.3.2. Các nhân tố xã hội của việc quản lý và kiểm soát lũ

Khi có lũ lụt thì các hoạt động của xã hội sẽ bị ảnh hưởng và ngừng trệ cần phải

xem xét khi xây dựng các phương án quản lý và kiểm soát lũ. Các tổn thất cuộc sống

như là số người chết do lũ lụt sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý xã hội. Các vấn đề này cần

xem xét trong quá trình xây dựng và thực hiện quản lý và kiểm soát lũ, như là:

- Các thiệt hại về nhà cửa và cơ sở hạ tầng như đường sá, trường học, hệ thống

cung cấp nước,... do lũ lụt có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. Vì thế cần chú ý

đến các hậu quả của lũ đối với con người sống trong vùng bị tác động và các biện pháp

đề xuất cần cố gắng vượt qua khó khăn nói trên.

- Các biện pháp đưa ra để quản lý và kiểm soát lũ đều nhằm giảm các thiệt hại và

đảm bảo an toàn cho người dân sẽ tác động đến xã hội cần phải xem xét.

- Ảnh hưởng xã hội của lũ lụt đối với mất việc làm của người dân. ảnh hưởng

này không chỉ trực tiếp với cộng đồng dân cư trong vùng bị ảnh hưởng của lũ mà còn

ảnh hưởng tới việc làm của cộng đồng bên ngoài xung quanh vùng bị lũ.



2.4.3.3. Các nhân tố môi trường

- Lũ có ảnh hưởng chủ yếu tới môi trường trong sông và các vùng bị ngập lũ. Thí

dụ lũ chảy tràn qua bờ sông gây xói lở bờ, làm biến đổi các nhân tố môi trường các

vùng nước tràn qua. Tất cả các biến đổi môi trường này đều cần phải xem xét cụ thể

trong các vùng bị tác động của lũ cũng như đánh giá mức độ của chúng.

- Các hoạt động phòng chống lũ cũng như cải tạo vùng đất ngập lũ của các

phương án nói chung cũng lại gây nên những tác động tới môi trường ngắn hạn hoặc

lâu dài. Các tác động này có thể tích cực đối với vùng này nhưng lại tiêu cực đối với

vùng khác và đều cần phải đánh giá để làm rõ. Vì thế các đánh giá về môi trường cần

thực hiện sớm, có thể trước cả khi nghiên cứu phát triển chính sách quản lý và kiểm

soát lũ, trong đó tập trung làm rõ các giá trị môi trường trong vùng bị tác động.

- Cần xem xét hiệu quả môi trường của các phương án quản lý và kiểm soát đề

xuất đối với khu vực và lưu vực sông.

Tất cả các yếu tố trên nằm trong nội dung phân tích đánh giá tác động môi

trường của phương án, giải pháp quản lý và kiểm soát lũ của dự án.

Đi sâu về các đánh giá môi trường của kiểm soát lũ, cần tập trung vào một số

hay tất cả các khía cạnh sau:



Sự mở rộng của xói mòn và sạt lở đất nông nghiệp trong vùng ngập lũ.



Sự mở rộng của xói lở bờ sông.



Tốc độ bồi lắng trong sông.



Biến đổi chất lượng nước trong khi có lũ.



Nơi cư trú của các loài thú hoang dã quý hiếm.



Nơi ở và tìm kiếm thức ăn, sinh sản của cá trong giai đoạn lũ.



Bảo vệ các giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống trong vùng ngập lũ.

2.4.4. Các biện pháp kiểm soát lũ

Lũ lụt là một loại thiên tai xảy ra như một hiện tượng tự nhiên mà con người

sống trên lưu vực sông khó mà tránh khỏi. Vì thế theo quan điểm chung người ta cố

gắng tìm các biện pháp để phòng ngừa hoặc hạn chế lũ, nhằm làm giảm nhẹ các thiệt

hại của lũ có thể gây ra cho người dân và xã hội.

Do lũ lụt cực kỳ nguy hiểm đối với con người và có quy luật rất phức tạp nên để

quản lý và kiểm soát lũ cần phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp, hay nói cách khác

biện pháp phòng chống lũ cần mang tính tổng hợp.

Các biện pháp quản lý và kiểm soát lũ đối với một lưu vực sông có thể chia

thành hai nhóm là: biện pháp công trình và phi công trình.

2.4.4.1. Các biện pháp công trình

Biện pháp công trình bao gồm các loại như là:

- Xây dựng hệ thống đê, kè, đập mỏ hàn, đập hướng dòng,... để bảo vệ chống sạt

lở bờ sông cũng như bồi lắng trong sông.

- Xây dựng các hồ chứa làm nhiệm vụ phòng lũ ở trung và thượng lưu của lưu

vực sông để phòng chống và giảm nhẹ lũ ở hạ lưu sông.

- Xây dựng các công trình phân lũ và khu chứa lũ để phân lũ khi cần thiết nhằm

bảo vệ vùng hạ lưu khi nguy cơ lũ đặc biệt lớn có thể xảy ra.

- Cải tạo nạo vét lòng sông, kênh dẫn hoặc vùng cửa sông để tăng khả năng thoát

lũ cho sông.



Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp xây dựng các đập phòng chống lũ là

biện pháp thường được sử dụng và có hiệu quả nhất trong thực tế. Những đập lớn được

sử dụng để kiểm soát lũ bằng cách trữ một phần nước lũ trong hồ chứa và sau đó xả

nước từ từ theo thời gian để làm chậm hoặc kiềm chế lũ khi xuất hiện đỉnh lũ. Biện

pháp này có thể làm giảm tối đa các trường hợp tổ hợp lũ bất lợi xảy ra trên các nhánh

sông, thí dụ như các đỉnh lũ lớn trên các nhánh sông đều xuất hiện trùng nhau. Điều đó

cũng đồng nghĩa với việc hồ chứa phòng lũ có tác dụng làm giảm tần suất vỡ đê và

khiến cho biện pháp này có thể lấn át những biện pháp phòng chống lũ khác. Vì thế để

đánh giá những lợi ích của phòng chống lũ thường dựa trên mức độ làm giảm diện tích

ngập lụt và ngăn chặn những tổn thất về người, những ảnh hưởng tới xã hội, ảnh hưởng

tới sức khỏe và tài sản, và những tổn thất kinh tế do ngập lụt gây ra.

Hồ chứa Aswan trên sông Nin của Ai Cập là một thí dụ về một hồ chứa nước lớn

có vai trò phòng lũ lớn cho vùng hạ lưu. Hồ chứa này có thể tích tới 1,5 lần dòng chảy

trung bình năm của sông Nin và có thể bảo vệ ở mức độ cao cho phần hạ lưu sông Nin

chỉ bằng cách đơn giản là giữ toàn bộ nước lũ trong hồ. Đập Tarbela cũng có khả năng

điều tiết khoảng 16% dòng chảy năm của sông Indus và có thể làm đỉnh lũ tiểu mãn ở

sông Indus giảm xuống 20%.

Tại Việt Nam hồ chứa Hòa Bình cũng là một hồ chứa kết hợp phòng lũ và phát

điện rất lớn của thế giới nhằm giảm đỉnh lũ cho Hà Nội và khu vực đồng bằng hạ lưu

sông Hồng. Các hồ khác ở nước ta thì dung tích phòng chống lũ bé nên khả năng giảm

lũ cũng chỉ trong một mức nhất định.

Nhật Bản là một trong những nước đứng đầu về xây dựng hồ chứa nước lớn trên

thế giới và phòng chống lũ cũng là một mục tiêu chủ yếu của nhiều hồ chứa của Nhật.

Theo ước tính có khoảng 50% dân số nước Nhật sống trong những vùng bị đe dọa ngập

lụt và lũ lụt trên thực tế đã ảnh hưởng tới 80% dân số trong thời gian 10 năm vừa qua.

Sông Chikugo ở huyện Kyushu phía Nam nước Nhật có diện tích lưu vực là 2860

km2.và sông chính dài 143 km, trong trận lũ năm 1953 gây vỡ đê ở nhiều nơi gây ra tổn

thất lớn trong vùng (147 người chết, khoảng 74000 ngôi nhà bị ngập lụt, và một phần

năm diện tích lưu vực đã bị ngập). Để giảm nhẹ lũ lụt đã xây dựng đập Mastubara và

Shimuoke sau đó để chống lũ và phát điện. Trong trận lũ năm 1982 đập Matsubara đã

làm giảm 64% lưu lượng đỉnh lũ từ 2900 xuống 1040 m3/s giảm thiệt hại rất đáng kể

cho khu vực hạ lưu.

Những hạn chế của việc sử dụng hồ chứa phòng chống lũ

Việc sử dụng hồ chứa phòng lũ ngoài lợi ích mang lại của việc làm giảm ngập lụt

còn có hạn chế đó là làm tăng mối đe dọa vỡ đập đối với những cộng đồng sống ven

sông khu vực hạ lưu. Mặc dù rất hiếm, nhưng tình trạng vỡ đập cũng đã từng xảy ra và

thường là do những trận bão bất thường và khi xảy ra vỡ đập thì những cộng đồng sống

ở khu vực hạ lưu thường sẽ bị ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng về người và của.

Việc xảy ra vỡ đập cũng còn do những sai sót trong quy hoạch, thiết kế và xây dựng.

Thí dụ như đã xảy ra trường hợp đập bị vỡ hoặc hư hại do các sai sót trong thiết kế tràn

xả lũ, hoặc các cửa van xả lũ bị hỏng do vấn đề cơ khí vào những thời điểm quan trọng

không đảm bảo vận hành được.

Cũng có những trường hợp vận hành xả nước trong thời gian cao điểm của nhà

máy thủy điện đã làm cho mực nước sông dâng lên đột biến ở khu vực hạ lưu gây nên



những tổn thất về người khi những biện pháp cảnh báo cho người dân sống ở hạ lưu

không có hiệu quả hoặc không được chú ý. Lũ cục bộ có thể gây ra tình trạng tương tự

khi cửa cống được mở ra để xả nước xuống hạ lưu vào thời điểm mưa nhiều. Vấn đề

nghiêm trọng này đã xảy ra ở Nigeria do việc cảnh báo cho dân cư chậm và lũ lụt đã

tràn qua khoảng 200 xã, làm ngập 1500 ngôi nhà và giết hại hơn 1000 người.

Những điểm hạn chế khác của việc xây đập phòng chống lũ như là:

- Chi phí đảm bảo hoàn thành bảo vệ chống lại tất cả các trận lũ đặc biệt cao.

- Hiệu quả của những biện pháp công trình giảm theo thời gian do sự tích tụ của

phù sa bồi lắng ở đáy sông và hồ.

- Lũ có nhiều lợi ích ở những lưu vực sông khác nhau và việc loại bỏ hoặc giảm

lũ tự nhiên dẫn tới những tổn thất những chức năng hệ sinh thái quan trọng ở hạ lưu,

cũng như những tổn thất đối với đời sống của những cộng đồng sống phụ thuộc vào lũ.

2.4.4.2. Các biện pháp phi công trình

Các biện pháp phi công trình có vai trò rất quan trọng để giảm nhẹ tình trạng lũ

lụt nên thường được áp dụng rất rộng rãi, bao gồm:



Quản lý sử dụng đất trên lưu vực, quản lý bảo vệ lưu vực, chống xói mòn.



Quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.



Xây dựng hệ thống dự báo lũ và cảnh báo lũ.



Thông tin và nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng chống lũ.

2.4.5. Vấn đề quản lý và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt ở nước ta

Ở nước ta lũ lụt thường xảy ra trong thời kỳ giữa mùa mưa khi trên lưu vực xuất

hiện lượng mưa lớn. Lũ lụt thường rất nghiêm trọng ở các vùng hạ du có cao độ đất

thấp. Lũ lụt là một trong các thiên tai gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất đối với sự

phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng lớn đến đời sống con người.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô đã hình

thành chế độ thủy văn: mùa lũ và mùa cạn trên các hệ thống sông ngòi Việt Nam. Mùa

lũ hàng năm ở Việt Nam thường xuất hiện từ các tháng V, VI và kết thúc vào tháng IX,

X ở Bắc Bộ và phần phía bắc của Bắc Trung Bộ, các tháng VI, VII đến tháng X, XI ở

Nam Bộ và phần phía tây của dãy Trường Sơn, các tháng IX, X đến tháng XII ở ven

biển Nam Trung Bộ. Lũ hàng năm thường kéo dài từ 3(4 tháng đến 5(6 tháng tùy từng

nơi. Lũ tiểu mãn thường xuất hiện rất sớm vào đầu mùa lũ từ tháng V đến tháng VI

hàng năm nhưng có biên độ nhỏ và thường rút nhanh. Tuy nhiên, cá biệt vẫn có năm lũ

tiểu mãn lại lớn hơn lũ chính vụ như năm 1983 xảy ra trên sông Hương. Lũ chính vụ

thường xuất hiện trong thời kỳ có mưa to, thường vào các tháng VII, VIII, IX. Hàng

năm lũ lụt xảy ra ở các mức độ khác nhau trên các sông và thời gian thường chậm dần

về phía Nam với độ lệch xuất hiện giữa các vùng khoảng 1 tháng.

Các sông ở nước ta có lượng dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng (60(85)% lượng

dòng chảy toàn năm. Lượng dòng chảy trung bình tháng lớn nhất thường xuất hiện vào

tháng VII, VIII trên các sông ở Bắc Bộ, phần phía bắc của Bắc Trung Bộ; tháng IX, X ở

phần phía nam của Bắc Trung Bộ, ở Tây Nguyên và Nam Bộ; tháng XI ở ven biển Nam

Trung Bộ. Lượng dòng chảy của các tháng này chiếm khoảng (20(30)% tổng lượng

dòng chảy năm. Lũ lớn nhất hàng năm cũng thường xuất hiện vào những tháng này.

Lũ trên các sông suối vừa và nhỏ thường lên nhanh và rút cũng nhanh, tốc độ

chảy lớn và mô đun đỉnh lũ có thể từ 1(5 m3/s/km2 thậm chí có thể vượt 20 m3/s/km2



(thuộc loại lớn trên thế giới). Đã xuất hiện lũ quét trên nhiều sông suối vừa và nhỏ ở

một số tỉnh miền núi phía bắc, miền Trung và ven biển Nam Trung Bộ. Lũ lớn và đặc

biệt lớn trên các sông vừa và lớn gây ra tổn thất to lớn về người và của, gây ngập lụt

nghiêm trọng các vùng trũng ven sông và đồng bằng hạ lưu. Các trận lũ lịch sử xảy ra

vào các năm 1945, 1971 trên sông Hồng, trận lũ đặc biệt lớn năm 1964, 1999 ở ven

biển miền Trung, trận lũ 1952 ở sông Đồng Nai và các trận lũ 1961, 1966, 1978, 1996,

2000, 2001, 2002 ở đồng bằng sông Cửu Long.

Lũ lụt ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ

Miền Bắc có hệ thống đê điều lớn với hàng ngàn km đê sông và đê biển cùng nhiều

công trình phòng lũ khác như hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà, công trình phân chậm lũ sông

Hồng qua sông Đáy, các khu phân lũ, chậm lũ, cùng các công trình thủy lợi khác nhưng

do công việc xây dựng chủ yếu bằng thủ công, thời gian làm việc quá lâu nên hiện tại hệ

thống cơ sở hạ tầng phòng chống lũ đó vẫn chưa đủ năng lực để loại trừ một cách cơ bản

hiểm họa của lũ lụt uy hiếp đồng bằng Bắc Bộ, hàng ngàn cống dưới đê đã và đang xuống

cấp nghiêm trọng, chất lượng thân đê và nền đê bị xuống cấp. Các hiện tượng lún nứt thân

đê, rò rỉ, thẩm lậu, mạch đùn, mạch sủi xuất hiện ở nhiều đoạn đê trọng yếu của các hệ

thống sông. Công tác củng cố đê điều đang là một trong những công việc thường xuyên

tiến hành hàng năm bao gồm xử lý các hiện tượng rò rỉ, mạch đùn, mạch sủi, tăng mặt cắt,

kè mái thượng lưu đê, chuẩn bị sẵn nhân lực và vật tư cho cảnh báo và ứng cứu khẩn cấp,

phối hợp giữa các lực lượng cứu hộ của các ngành khác nhau và luyện tập để có thể nhanh

chóng triển khai công tác ứng cứu khẩn cấp khi sự cố xảy ra.

Mặc dù hệ thống đê đã và đang được tôn cao đến mức thiết kế (13,30 m tại Hà

Nội trên hệ thống sông Hồng và 7,21 m tại Phả Lại trên sông Thái Bình) nhưng độ ổn

định và tính chắc chắn còn thấp và vẫn còn ẩn chứa nguy cơ sự cố khi có lũ lớn. Trận lũ

năm 1945 là một trong những nguyên nhân gây chết đói hơn 2 triệu người, làm ngập

312.000 ha sản xuất lúa, màu; trận lũ lịch sử năm 1971 gây vỡ đê làm ngập lụt nghiêm

trọng nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, ngập 250.000 ha và 2,7 triệu người bị ảnh hưởng.

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, diễn biến lũ trên lưu vực sông

Hồng - Thái Bình có xu thế ngày càng phức tạp hơn. Năm 2001 Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phòng chống

lũ đồng bằng sông Hồng. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 92/QĐ-TTg ngày

15/01/2004 phê duyệt đầu tư Dự án thủy điện Sơn La có thể xem là bước định hình căn

bản quy hoạch lũ đồng bằng sông Hồng.

Lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long

Lũ đồng bằng sông Cửu Long hàng năm thường kéo dài từ 3(5 tháng trên diện

rộng chiếm khoảng 2/3 diện tích đồng bằng. Những năm lũ lớn xảy ra là các năm 1961,

1966, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000, 2001, 2002. Giải pháp chung sống với lũ

một cách tích cực, chủ động đang được thực hiện với hàng loạt biện pháp công trình và

phi công trình một cách đồng bộ để chế ngự dần mặt hại, phát huy mặt lợi của nước lũ.

Tuy nhiên, tình hình lũ lụt lớn, lũ kết hợp với triều cường, nước dâng do gió bão... còn

là vấn đề hết sức phức tạp. Hệ thống đê biển đồng bằng sông Cửu Long cần được nâng

cấp để đảm bảo ngăn mặn và chống đỡ bão có gió lớn. Hệ thống đê bao bảo vệ phải



chống được lũ đầu vụ vào tháng 8 để bảo vệ sản xuất lúa hè thu. Hình thành vùng an

toàn lũ ở các khu vực ngập nông, xây dựng các vùng an toàn lũ ở vùng ngập sâu.

Theo đặc thù đồng bằng sông Cửu Long, định hướng quy hoạch lũ được tập trung

nghiên cứu sớm. Năm 1996, Chính phủ ra quyết định 99/QĐ-TTg về "định hướng dài

hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 đối với việc phát triển thủy lợi giao thông và xây dựng

nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long". Quy hoạch lũ đồng bằng sông Cửu Long là

một quá trình thực hiện, một chiến lược mềm dẻo, linh hoạt với ba cấp độ khác nhau:

tránh lũ, chung sống với nước lũ và kiểm soát lũ, là vấn đề phải được xem xét và hiệu

chỉnh liên tục cùng với những kinh nghiệm được tích lũy theo thời gian.

Thành quả sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long là nét đặc trưng

thành công nhất của chiến lược "chung sống bền vững với lũ". ở vùng ngập lũ và chua

phèn nặng như đồng bằng sông Cửu Long, nhờ một giải pháp sáng tạo, hợp lý gồm hệ

thống thủy lợi tạo nguồn tiêu chua, ém phèn và hệ thống bờ bao ngăn lũ sớm kết hợp

việc lợi dụng triệt để ưu thế của lũ đã biến một vùng lúa nổi năng suất thấp thành vùng

hai vụ lúa Đông Xuân - Hè Thu có thâm canh năng suất cao. Trong suốt 10 năm qua,

với mọi tổ hợp Lũ - Kiệt có lợi và bất lợi đều giữ vững mức sản xuất lương thực tăng

trưởng ổn định; với trận lũ lịch sử năm 2000 với thời gian xuất hiện lũ sớm hơn 1

tháng, mức ngập lụt cao ngay từ đầu vụ (lũ chụp) nhưng diện tích thất thu dưới 1%.

Các công trình chủ động kiểm soát lũ theo thời gian và với mức độ khác nhau

tùy theo điều kiện từng nơi nhằm giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại do lũ gây ra, tận

dụng các mặt lợi do lũ mang lại đã bước đầu thực hiện có kết quả:

- Tứ Giác Long Xuyên kiểm soát lũ tràn qua biên giới, thoát lũ tràn biên giới ra

biển Tây: mở rộng kênh Vĩnh Tế, đê ngăn lũ và các công trình kiểm soát lũ tràn biên

giới, mở hệ thống kênh thoát lũ... đã đem lại hiệu quả, giảm được mức nước lũ đầu mùa

vào trung tâm Tứ Giác Long Xuyên, tăng được lượng phù sa chuyển từ sông Hậu vào,

tăng được khả năng thau chua rửa phèn, cải tạo vùng Tứ Giác Hà Tiên.

- Vùng Đồng Tháp Mười tuyến ngăn lũ hạn chế khả năng lũ tràn biên giới trực

tiếp vào Đồng Tháp Mười, mở rộng các kênh dẫn phù sa sông Tiền và tiêu thoát lũ

nhanh.

- Củng cố bờ bao các vùng ngập nông để sản xuất 3 vụ và chủ động đưa nước lũ

vào khi cần thiết.

- Hình thành hàng trăm cụm dân cư vượt lũ vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác

Long Xuyên, tăng cường các cơ sở trường học, bệnh xá đảm bảo sinh hoạt bình thường

trong mùa lũ. Nâng cấp vượt lũ các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ hoạt động an toàn

trong mùa lũ.

Các kết quả trên đây ngày càng khẳng định chung sống với lũ là hướng đi

đúng cả về phát triển, sinh thái và nhân văn trong môi trường lũ ở đồng bằng sông Cửu

Long.

Lũ lụt ở vùng ven biển miền Trung

Miền Trung luôn đối mặt trực tiếp với các loại thiên tai phổ biến ở nước ta, trong

đó quan trọng nhất là lũ lụt. Tại vùng này lũ lụt lớn thường xảy ra ngay sau mưa lớn,

bão, áp thấp nhiệt đới. Lũ lụt thường xảy ra trên diện rộng và liên tiếp, bao trùm một số

tỉnh hoặc toàn miền. Lũ các sông miền Trung thường ác liệt, lên nhanh, xuống nhanh,

xảy ra trong thời gian ngắn... Nguyên nhân là do sông thường ngắn và dốc, các sông



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

×