1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

4) Khung luật pháp và thể chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 190 trang )


giúp cho cả quy hoạch và quản lý hoạt động. Tất cả ba thành phần này lại đều phụ

thuộc vào khung luật pháp và thể chế.

Trong các thành phần trên, khung thể chế và chính sách cho quản lý lưu vực

sông sẽ được trình bày trong chương 5, vấn đề quản lý các hoạt động sử dụng nước,

quản lý lũ lụt và hạn hán đã được nêu rõ trong chương 2. Các phần sau đây đề cập đến

một số vấn đề quản lý một số hoạt động khác như là các hoạt động phát triển thủy lợi,

thủy điện, quản lý bền vững sông và sinh cảnh của sông,...

3.2. QÚA TRÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG

Có thể thấy quản lý lưu vực sông cũng theo tiến trình thông thường của quá trình

quản lý khác, bao gồm:

o Lập quy hoạch quản lý tổng hợp lưu vực sông

o Quản lý việc thực hiện các hoạt động trên lưu vực trong đó có các hoạt dộng

đã đề xuấ́t của quy hoạch sau khi quy hoạch đã được phê duyệt

o Đánh giá việc thực hiện và đề xuất các sự điều chỉnh nếu cần thiết

Quy hoạch quản lý tổng hợp lưu vực sông nói gọn lại là quy hoạch lưu vực sông

gọi nhằm xác định chiến lược và các chính sách cho quản lý lưu vực sông là bước đầu

tiên cần tiến hành để định hướng cho tất cả các hoạt động quản lý lưu vực trong thời

gian quy hoạch. Nó cũng chỉ ra việc tổ chức quản lý lưu vực phải thực hiện như thế

nào cũng như các chương trình, dự án cần thiết phải thực hiện trên lưu vực.

Một lưu vực sông chưa lập được quy hoạch lưu vực này thì vẫn chưa thể được

quản lý một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên và đảm bảo phát triển bền vững. Vì

thế, về mặt thể chế cần xác định rõ trách nhiệm cho một cơ quan chịu trách nhiệm lập

quy hoạch này. Quy hoạch quản lý lưu vực sông phải được nhà nước phê duyệt để có

tính pháp lý thực hiện. Với các sông quốc tế cần được cơ quan/tổ chức quản lý lưu vực

sông và chính phủ các nước thành viên tham gia cùng chuẩn y.

Quá trình thực hiện quản lý lưu vực sông là quá trình tổ chức quản lý thực hiện

những nội dung của quy hoạch lưu vực sông đã đề xuất trong quá trình trên. Đây là

nhiệm vụ của cơ quan quản lý lưu vực sông và các cơ quan quản lý nhà nước các cấp

phải thực hiện trên cơ sở động viên sự tham gia của cộng đồng dân cư sống trên lưu

vực.

Đây là một công việc rất phức tạp liên quan đến tất cả các khía cạnh kinh tế, xã

hội và môi trường của nhiều loại hình hoạt động phát triển rất đa dạng luôn tương tác

với nhau trên toàn bộ lưu vực sông nên để thực hiện được hiệu quả rất cần có một mô

hình tổ chức và cơ chế hoạt động và phối hợp hợp lý. Tuy nhiên điều cần thiết trước

tiên là trên lưu vực phải hình thành được một cơ quan quản lý lưu vực sông có trách

nhiệm chính trong việc quản lý điều phối các hoạt động phát triển trên lưu vực cũng

như giải quyết các mâu thuẫn xung khắc giữa các thành phần tham gia trên lưu vực

sông theo đúng các nguyên tắc của quản lý lưu vực đã được xác định.

Công việc chủ yếu thực hiện quản lý lưu vực sông là quản lý việc xây dựng và

phát triển về thể chế chính sách, quản lý các hoạt động phát triển trên lưu vực, phân bổ̉

hợp lý và công bằng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước cho các đối tượng sử

dụng, điều phối giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh giữa các thành phần tham gia sử

dụng tài nguyên trên lưu vực.



Việc thực hiện các nội dung quản lý lưu vực phải theo các chương trình, kế

hoạch cho từng thời kỳ. Sau mỗi một thời kỳ cần có đánh giá việc thực hiện để xác định

những kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra và xác định những sự điều chỉnh các

chương trình, kế hoạch hành động nếu thấy cần thiết,... Sau một thời gian thực hiện quy

hoạch có thể đề xuất việc xem xét điều chỉnh hoặc bổ sung cho phù hợp với tình hình

thực tế của lưu vực.

Tiến trình như trên cho thấy quá trình thực hiện quản lý lưu vực sông là một quá

trình tiếp cận tổng hợp để thực hiện các nguyên tắc của quản lý tổng hợp tài nguyên

nước và môi trường vào điều kiện cụ thể của lưu vực sông, đặc biệt là vận dụng 4

nguyên tắc Dublin vào trong quá trình quản lý tài nguyên nước lấy các tiêu chí của phát

triển bền vững, đặc biệt là về công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi

trường để đánh giá kết quả của việc thực hiện trong cả quá trình.

Trong chương này không trình bày đầy đủ tất cả các khía cạnh liên quan đến việc

thực hiện của quản lý tổng hợp lưu vực sông mà chỉ đi sâu một số khía cạnh liên quan

đến lập quy hoạch quản lý tổng hợp lưu vực sông, vấn đề xây dựng chiến lược và các

chính sách, vấn đề đánh giá và quản lý một số các hoạt động phát triển trên lưu vực

sông.

3.3. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ LƯU VỰC

3.3.1. Các nội dung đánh giá

Một lưu vực sông đang có chiều hướng phát triển tốt hoặc đang trong tình trạng

bị suy thoái, muốn biết được cụ thể tình trạng đó như thế nào cần phải đánh giá về quản

lý lưu vực. Việc đánh giá quản lý lưu vực sông là rất cần thiết khi lập quy hoạch lưu

vực hoặc sau một thời kỳ thực hiện quy hoạch nhằm xác định những gì đã đạt được,

những gì cần thực hiện tiếp hoặc các nội dung cần điều chỉnh trong các lĩnh vực của

quản lý lưu vực sông.

Có thể thấy rằng việc đánh giá quản lý lưu vực sông cần phải đánh giá tổng hợp

dựa trên các nội dung quản lý như đã nêu trên. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng phải

đánh giá tất cả các khía cạnh mà còn tùy thuộc vào mục tiêu và việc sử dụng kết quả

đánh giá đó để làm gì và sử dụng như thế nào. Có thể nêu sau đây các vấn đề thực tế

bao gồm trong đánh giá phục vụ cho mục tiêu quản lý và phát triển bền vững tài nguyên

và môi trường lưu vực, đó là:

o Đánh giá về phát triển thể chế chính sách trong quản lý tài nguyên nước và

môi trường trên lưu vực sông.

o Đánh giá về quản lý các hoạt động phát triển (công nghiệp, nông nghiệp, lâm

nghiệp, thủy lợi thủy điện, đặc biệt các phát triển dự án thủy lợi thủy điện lớn trên lưu

vực...).

o Đánh giá về quản lý bảo vệ sinh cảnh và bảo vệ chất lượng môi trường sông

cũng như lưu vực sông.

Sau đây nêu cụ thể về nội dung đánh giá đối với các hoạt động phát triển thủy lợi

thủy điện, còn đánh giá về thể chế và yêu cầu phát triển thể chế trình bày trong chương

5 và 6.



3.3.2. Đánh giá và quản lý các hoạt động phát triển thủy lợi thủy điện

Phát triển thủy lợi, thủy điện là các hoạt động rất quan trọng của con người trên

lưu vực sông. Hoạt động này bao gồm nhiều loại, trong đó chủ yếu là xây dựng các đập,

hồ chứa nước, xây dựng các hệ thống kênh tưới, tiêu,... các hoạt động phát triển này

mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng gây nên những tác động tiêu cực tới môi trường của

lưu vực sông cần xem xét và đánh giá.

Quản lý các hoạt động phát triển thủy lợi thủy điện bao gồm việc quản lý khai

thác các công trình đã được xây dựng, đồng thời xem xét việc chuẩn bị cho xây dựng

những công trình mới. Tất cả phải làm sao phù hợp với tiêu chí của phát triển bền vững,

đáp ứng được các yêu cầu về nước, về nguồn năng lượng của con người và duy trì được

môi trường sinh thái trên lưu vực sông.

Quản lý hoạt động phát triển đập và hồ chứa nước

Trên lưu vực sông hiện nay, các đập và hồ chứa chủ yếu là tưới, phát điện và

phòng lũ, trong đó các hồ chứa lớn đều là các đập lợi dụng tổng hợp. Sau khi các đập

xây dựng và đi vào hoạt động, việc quản lý vận hành các đập nhằm đạt hiệu quả cao

nhất về kinh tế xã hội đồng thời không gây các tác động xấu đến môi trường là yêu cầu

của quản lý các hồ.

Trong quản lý hoạt động các công trình này có nhiều vấn đề cần phải đề cập đến

như là đánh giá các đập và hồ chứa hiện có, theo dõi và đánh giá các tác động môi

trường thực do hoạt động của công trình gây nên, cũng như xem xét về vấn đề quản lý

vận hành các đập và hồ chứa nước đã xây dựng.



Hộp 3-1: Những yêu cầu quản lý hoạt động

các đập và hồ chứa nước

o

Nắm bắt những cơ hội có thể có để làm tăng hiệu quả, tăng

sự phù hợp môi trường và xã hội của các đập và hồ chứa nước hiện có

trên lưu vực.

o

Phục hồi và tăng tuổi thọ cho các đập hiện có, và nếu có

thể thì mở rộng và cải thiện công dụng của các đập là những cơ hội chủ

yếu để giải quyết các nhu cầu phát triển.

o

Đánh giá sau dự án lần đầu tiên sẽ rất quan trọng, cung cấp

bài học cho các quyết định tương lai về lập kế hoạch, thiết kế và vận

hành đập.



Đánh giá các đập và hồ chứa hiện có nhất là các đập lớn: sau khi các đập và hồ

chứa nước xây dựng xong và đi vào hoạt động cần phải theo dõi, đánh giá và kiểm soát

các hoạt động của chúng.

“Hoàn toàn có khả năng tối ưu hóa công dụng của nhiều đập và hồ chứa nước

hiện tại, xử lý các vấn đề xã hội nảy sinh và đẩy mạnh các biện pháp giảm nhẹ tác động

và phục hồi môi trường” [WDC, 2002] .

Đó là một trong những yêu cầu đầu tiên và là mục tiêu để quản lý các hồ chứa,

đập nước đã được xây dựng trên lưu vực sông.



Nói chung trên lưu vực sông có nhiều đập và hồ chứa nước, phần lớn là các đập

và hồ chứa nhỏ, nhưng có một số các đập và hồ chứa nước thuộc loại vừa và lớn. Các

đập vừa và lớn thường có nhiều tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội của lưu vực

và thường có tuổi thọ lâu dài nên rất cần quan tâm đánh giá sau khi dự án đã được thực

hiện và nếu có thể tối ưu hóa năng lực và hiệu quả vận hành đập mà người quản lý phải

biết cách thực hiện.

Thí dụ ở miền Bắc Việt Nam các đập và hồ chứa phát điện và phòng lũ lớn như

đập và hồ chứa Hòa Bình trên lưu vực sông Đà và sắp tới sẽ là hồ Sơn La bậc thang

phía trên. Ngoài ra còn các hồ chứa khác như các hồ thủy điện Thác Bà, Na Hang (tên

chính thức hiện nay là Tuyên Quang trên nhánh sông Lô, Gâm và nhiều hồ phục vụ tưới

như hồ Núi Cốc, Tràng Vinh, Yên Lập,... Khu vực miền Trung có nhiều đập dâng lớn

như các đập Bái Thượng, Thạch Nham, Đồng Cam, Nha Trinh Lâm Cấm,... và nhiều

đập và hồ chứa khác nữa ở khu vực Tây Nguyên và lưu vực sông Đồng Nai.

Tất cả các đập và hồ chứa nước nhất là các đập và hồ chứa vừa và lớn cũng như

bối cảnh hoạt động của chúng không phải là bất biến theo thời gian. Các lợi ích và tác

động của chúng cũng có thể thay đổi do những điều chỉnh trong ưu tiên sử dụng nước,

trong sử dụng đất đai ở vùng lưu vực sông, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thay đổi

trong chính sách thể hiện qua các quy định về môi trường, an toàn, kinh tế và kỹ thuật.

Các tập quán quản lý và vận hành phải liên tục điều chỉnh để thích nghi với môi trường

thay đổi trong vòng đời dự án và phải xử lý những vấn đề xã hội nảy sinh.

Sau đây là những vấn đề cần chú ý trong quản lý các đập hồ chứa hiện có trong

đó chủ yếu là đối với các đập và hồ chứa nước lớn.

(1). Nắm bắt những cơ hội để tăng hiệu quả, tăng sự phù hợp môi trường và xã hội

của các đập và hồ chứa nước hiện tại

Các đập đã xây dựng trong quá trình quản lý khai thác đều có những cơ hội để

tăng hiệu quả sử dụng, tăng sự phù hợp với môi trường và xã hội. Người quản lý nguồn

nước và lưu vực sông cần phát hiện và nắm bắt những cơ hội đó để cố gắng nâng cao

hiệu quả và nếu có thể sẽ tối ưu hóa lợi ích của chúng. Một trong những điểm đáng lưu

ý nhất là sự tồn tại dai dẳng của các vấn đề xã hội và môi trường nảy sinh từ những dự

án trước đây. Thí dụ như nhiều trường hợp những hứa hẹn đền bù và những lợi ích khác

như cấp điện hay tiện nghi xã hội cho những người phải di dân từ trong lòng hồ và tái

định cư, cũng như các cộng đồng mới đón nhận họ chỉ thực hiện được một phần hoặc

không trở thành hiện thực. Đây là những vấn đề phải tiếp tục xử lý để đảm bảo hiệu ích

thực của dự án.

Các đập và hồ chứa nước đã xây dựng qua quá trình khai thác có thể có những

hư hỏng hoặc sự cố đều có các cơ hội để khôi phục và mở rộng. Thí dụ như việc trang

bị thêm những thiết bị và các hệ thống kiểm soát hiện đại cũng giúp cho cải thiện đáng

kể các lợi ích, mở rộng cơ sở vật chất và tối ưu hóa hiệu quả vận hành của đập và hồ

chứa nước. Đặc biệt là trong những năm gần đây việc sử dụng các công cụ để hỗ trợ ra

quyết định dựa trên các dữ liệu chính xác và kịp thời về dòng chảy của sông là một

hướng mới có thể tăng cao hiệu quả hoạt động của đập và hồ chứa cần phải áp dụng.

Kinh nghiệm cho thấy nếu điều kiện cho phép thì phương pháp này có thể làm tăng lợi

ích thủy điện của hồ chứa thêm từ 5 tới 10% so với điều kiện vận hành bình thường mà

không làm ảnh hưởng tiêu cực tới các nhu cầu sử dụng nước khác. Trong một số trường



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

×