Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.83 KB, 80 trang )
2.3.1Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn
2.3.1.1 Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn
-
-
So ánh tổng số tài sản cuối năm và đầu năm để đánh giá sự biến động về quy mô và tỷ
trọng của các bộ phận cấu thành tài sản (A,B tài sản) cuối năm và đầu năm để thấy
nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên.
So sánh tổng nguồn vốn cuối năm và đầu năm để đánh giá mức độ huy động vốn đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời so sánh giá trị và tỷ trọng của bộ
phận cấu thành nguồn vốn (A,B nguồn vốn) cuối năm và đầu năm để phát hiện
nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng giảm tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn thì chưa
thể thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được. Vì vậy cần phải phân tích mối
quan hệ giữa các khoản mục của bảng cân đối kế toán.
2.3.1.2 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Theo quan điểm luân chuyên vốn thì toàn bộ tài sản của doanh nghiệp gồm Tài sản lưu
động và Tài sản cố định được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn của chủ sở hữu doanh
nghiệp. Quan hệ cân đối được thể hiện bằng công thức:
TSLĐ + TSCĐ = NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
(Vế trái)
(Vế phải)
Nhưng quan hệ này chỉ mang tính lý thuyết, không thể nào nguồn vốn chủ sở hữu có
đầy đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp, mà doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác.
Trên thực tế, mối quan hệ này có thể xảy ra các trường hợp sau:
(1) VẾ BÊN TRÁI > VẾ BÊN PHẢI
Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp bị thiếu nguồn vốn để trang trải tài sản nên để
quá trình kinh doanh không bị bế tắt, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn từ các
khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn các đơn vị khác dưới hình thức mua trả chậm,
thanh toán chậm hơn so với thời hạn phải thanh toán (nhưng không vượt quá thời hạn
thanh toán).
(2) VẾ BÊN TRÁI < VẾ BÊN PHÀI
Trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu dư thừa để bù đắp cho tài sản, nên thường bị
các doanh nghiệp hoặc đối tượng khác chiếm dụng vốn dưới 2 hình thức bán chịu cho
bên mua thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ… hoặc ứng trước tiền cho bên bán, tài sản sử
dụng để thế chấp, ký cược, ký quỹ,…
Page 9
Khi quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp, kế toán
trưởng và các đối tượng khác phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn trên bảng cân đối
kế toán để từ đó có thể đối chiếu với yêu cầu kinh doanh hoặc khả năng huy động vốn,
đầu tư vốn… Để hiểu rõ hơn ta phân tích tiếp chỉ tiêu vốn luân lưu.
• Vốn luân lưu
Định nghĩa một cách tổng quát thì vốn luân lưu là khoản chênh lệch giữa sử dụng vốn
và nguồn vốn cùng thời gian sử dụng do các giao dịch tài chính trong kỳ kinh doanh
gây ra.
Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng
trong một thời gian dài hơn một năm.Nguồn vốn dài hạn bao gồm nguôn vốn chủ sở
hữu và các khoản nợ dài hạn khác.
Khi vốn luân lưu dương cũng có nghĩa là tổng tài sản lưu động lớn hơn nợ
ngắn hạn. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thể
trang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh.
Khi vốn luân lưu âm nghĩa là tài sản cố định lớn hơn nguồn vốn dài hạn.Điều
này khá nguy hiểm bởi khi hết hạn vay thì phải tìm ra nguồn vốn khác để thay
thế. Khi vốn luân lưu âm thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là rất kém,
bởi vì chỉ có tài sản lưu động mới có thể chuyển thành tiền mặt trong thời gian
ngắn để tài trợ, trong khi đó tài sản lưu động lại nhỏ hơn nợ ngắn hạn.
Trong trường hợp vốn luân lưu bằng 0, nguồn vốn dài hạn vừa đủ để tài trợ
cho tài sản cố định, tài sản lưu động vừa đủ để thanh toán nợ ngắn hạn. Doanh
nghiệp đạt trạng thái CBTC trong dài hạn, tuy nhiên đây không phải là trạng
thái tốt nhất. Khi có một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng nguồn vốn tạm
thời sẽ làm cho doanh nghiệp rơi vào trạng thái mất CBTC.(Ví dụ như các
khoản nợ dài hạn đến hạn trả).
2.3.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết
quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của
doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán.
Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra,
phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn,
doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt
động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán.
Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá xu hướng phát triển của
doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau.
Page 10
Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần xem xét, xác định các vấn đề
cơ bản sau:
Thứ nhất: Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa kỳ này với kỳ
trước (năm nay với năm trước). So sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ
tiêu giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước).Điều này sẽ có tác dụng rất lớn
nếu đi sâu xem xét những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của từng chỉ tiêu.
Thứ hai: Tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi
phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí gồm:
Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần:
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu được, giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu
% hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng
giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong
giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.
Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra
bao nhiêu đồng chi phí bán hàng.Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ công tác bán hàng
càng có hiệu quả và ngược lại.
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần:
Chỉ tiêu này cho biết đã thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải chi bao
nhiêu chi phí quản lý.Tỉ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng nhỏ
chứng tỏ hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh:
Ngoài các chỉ tiêu thể hiện ngay trong báo cáo kết quả kinh doanh như: tổng doanh
thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận sau thuế cần tính toán
và phân tích các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó cho biết cứ 100
đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.
Page 11
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó biểu hiện
cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh nó biểu hiện: cứ
100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Thực chất của việc tính toán nhóm các chỉ tiêu trên là việc xác định tỷ lệ từng chỉ tiêu
trên báo cáo kết quả kinh doanh so với tổng thể là doanh thu thuần. Có nghĩa là tổng
doanh thu thuần làm tổng thể quy mô chung, còn những chỉ tiêu khác trên báo cáo kết
quả kinh doanh là tỷ trọng từng phần trong quy mô chung đó.
2.4PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
2.4.1Nhóm tỷ số thanh toán
Tỷ số thanh toán là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.Dữ
liệu để phân tích tỷ số này là từ bảng cân đối kế toán.Đứng trên góc độ ngân hàng, hai
tỷ số này rất quan trọng vì nó giúp chúng ta đánh giá được khả năng thanh tóan nợ của
công ty.
Tỷ số thanh toán bao gồm 2 loại:
2.4.1.1Tỷ số thanh toán hiện thời:
Tỷ số thanh khoản hiện thời (hay Tỷ số thanh khoản ngắn hạn, Hệ số thanh toán ngắn
hạn, Hệ số thanh toán hiện hành, Hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu động) là một
tỷ số tài chính dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. 5
• Giá trị tài sản lưu động: tiền,chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và hàng tồn
kho và các tài sản ngắn hạn khác.
• Giá trị nợ ngắn hạn: khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài
hạn đến hạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.
5vi.wikipedia.org/wiki/Tỷ_số_thanh_khoản_hiện_thời
Page 12
Nếu tỷ sốnày >1 quá nhiều thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp
trong tình trạng tốt.
Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 quá nhiều thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có
thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.
Nếu tỷ số này quá cao thì lại là một biểu hiện không tốt do việc tài sản ngắn hạn quá
nhiều(tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho...) ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
công ty.
Khi giá trị của tỷ số này giảm có nghĩa là khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm và
cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng và ngược lại.
2.4.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh:
Tỷ số thanh khoản nhanh (hay Hệ số khả năng thanh toán nhanh, Hệ số khả năng
thanh toán tức thời, Hệ số thanh toán tức thời, Hệ số thử axit) là một tỷ số tài chính
dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh
toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này.6
Do hàng tồn kho ( Dự trữ ) là các tài sản có tính thanh khoản thấp nhất trong tổng tài
sản lưu động, mất nhiều thời gian và dễ bị lỗ nhất khi bán nên không được tính vào tỷ
số thanh toán nhanh.
Nếu hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1, công ty có đủ khả năng sử dụng tài sản thanh
toán nhanh để chi trả mà không cần thanh lý hàng tồn kho.
Nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, tài chính của doanh nghiệp đang trong tình
trạng suy yếu nghiêm trọng, có khả năng công ty sẽ không đủ khả năng thanh toán
ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn.
Nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán ngay rất nhiều chứng tỏ tài sản
ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho. Trong trường hợp này tính thanh khoản
của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp.
Nếu hệ số này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá
nhiều vào vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu…có thể không hiệu
quả.
6vi.wikipedia.org/wiki/Tỷ_số_thanh_khoản_nhanh
Page 13