1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

1 Tổng quan về phân bổ tài nguyên nước trên Thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 70 trang )


-5-



đảm đời sống thủy sinh). Điều này cũng hướng việc sử dụng TNN tới các hoạt

động có giá trị lợi nhuận cao nhất;

Có khả năng dự báo về kết quả của phương án phân bổ để phương án phân

bổ tốt nhất có thể đem lại giá trị vật chất thực tế và giảm thiểu sự không chắc

chắn;

Có tính công bằng trong phương án phân bổ thể hiện ở chỗ bất cứ người

nào muốn dùng nước cũng đều có thể có cơ hội kiếm được lợi nhuận như nhau

từ việc sử dụng nước;

Sự chấp nhận của xã hội để phương án phân bổ đạt được các giá trị và

mục tiêu đã đề ra và vì thế được chấp nhận bởi các nhóm lợi ích khác nhau

trongxã hội;

Có tính hiệu quả để phương án phân bổ làm thay đổi tình trạng hiện tại

như suy thoái NDĐ hay ô nhiễm nước, và vì thế hướng tới mục tiêu chính sách

mong muốn;

Có tính bền vững và khả thi về hành chính để có thể thực hiện cơ chế

phânbổ và cho phép tác động của chính sách luôn được duy trì và phát huy.

Tại một số quốc gia, kinh nghiệm đề xuất các phương pháp, cơ chế phân

bổ chia sẻ nguồn nước như sau:

Cơ chế phân bổ trên cơ sở chi phí giá thành: Kinh nghiệm điển hình

của loại này là ở Pháp với việc thiết kế giá bán nước xuất phát từ mục tiêu mà

giá bán phải phản ánh được là: Trong thời kỳ căng thẳng, giá bán nước bao gồm

cả chi phí vận hành cộng với chi phí đầu tư công trình dài hạn; Trong thời kỳ

không căng thẳng, giá bán nước chỉ tính theo chi phí vận hành; Tiết kiệm

lượng nước sử dụng bằng hình thức thu phí môi trường;

Cơ chế điều tiết thông qua thị trường mua bán nước: Kinh nghiệm điển

hình của lọai này có thể thấy ở thị trường mua bán nước ở Chi Lê; ở Ngân hàng

trao đổi nước khi hạn hán ở California (Mỹ); ở Thị trường trao đổi mua bán nước

ngầm ở Ấn Độ; và việc chuyển nước tại các tiểu bang Niu-Sao-Oel, Nam Úc,

Queensland, Victoria của Úc. Hình thức thị trường mua bán nước, chuyển nước

vừa có mặt lợi, vừa có mặt bất lợi. Chẳng hạn như đối với vùng mua nước, các

Luận văn thạc sĩ



Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước



-6-



lợi ích bao gồm làm tăng thu nhập của người dân, bảo vệ môi trường sinh thái,

khôi phục và bảo vệ nguồn nước dưới đất; tuy nhiên, đối với vùng bán nước, việc

bán nước cũng có một số hậu quả như làm xói mòn đất và tăng lượng người thất

nghiệp

Cơ chế phân bổ trên cơ sở nhu cầu người sử dụng: Cơ chế phân bổ

trên cơ sở nhu cầu của người sử dụng thường được áp dụng trong Hợp tác xã

dùng nước hay các Hội dùng nước. Đây là một hình thức có thể thấy ở nhiều nơi

trên thế giới như bang Utah của Mỹ, vùng Tamil Nadu của Ấn Độ, v.v. Các

HTX dùng nước được hình thành trên cơ sở tự nguyện của những người có nhu

cầu dùng nước. Họ cùng nhau đầu tư xây dựng công trình và tự quản lý, phân bổ

nước theo nhu cầu của các thành viên trên cơ sở mức đóng góp đầu tư xây dựng

công trình. Hình thức này có ưu điểm là sử dụng nước có hiệu quả và tránh được

xung đột về sử dụng nguồn nước. Tuy nhiên, các Hợp tác xác dùng nước không

có khả năng đầu tư xây dựng các công trình hồ, đập có quy mô lớn.

Cơ chế phân bổ trên cơ sở khả năng của nguồn nước: Điển hình của

phương pháp pháp bổ này là kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc quản lý lưu

vực sông Hoàng Hà. Theo đó, Ủy ban Bảo vệ Sông Hoàng Hà (YRCC) quản

lý, vận hành trực tiếp các vị trí lấy nước và các hồ chứa quan trọng và phân bổ

nguồn nước cho các địa phương trên cơ sở khả năng của nguồn nước, với việc

phân cấp quản lý và chia sẻ trách nhiệm. Cụ thể là, Ủy ban YRCC cấp phép

lượng nước cho mỗi tỉnh hoặc khu tự trị và kiểm tra lưu lượng nước tại ranh giới

các tỉnh. Chính quyền của tỉnh có trách nhiệm đối với lượng nước được phân bổ

và sử dụng lượng nước đó theo quy định của địa phương mình. Lượng nước phân

bổ cho mỗi tỉnh được điều chỉnh tăng hoặc giảm một trong các tỷ lệ với tổng lưu

lượng dòng chảy tự nhiên được dự báo. Lượng nước tăng thêm hay giảm đi của

mỗi tỉnh đó lại được Ủy ban YRCC kiểm soát qua lưu lượng nước sông tại các

vị trí ở ranh giới các tỉnh. Ủy ban YRCC xây dựng kế hoạch và thực hiện kế

hoạch phân bổ hàng năm và hàng tháng.

Phương pháp phân bổ này có sự can thiệp của Nhà nước và cộng đồng

thông qua một ủy ban bảo vệ lưu vực sông và mang tính công bằng đối với các

Luận văn thạc sĩ



Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước



-7-



địa phương. Trong tình huống thiếu nước các địa phương đều phải chịu rủi ro

như nhau và phải chủ động điều chỉnh nhu cầu nước của mình. Việc giám sát

chặt chẽ nguồn nước tại các vị trí thuộc ranh giới vào ra của con sông chảy qua

các tỉnh là một kinh nghiệm tốt có thể áp dụng đối với các lưu vực sông liên tỉnh

ở Việt Nam.

1.2 Tình hình phân bổ tài nguyên nước tại Việt Nam

Ở trong nước, đã có một số nghiên cứu về phân bổ nguồn nước trên cơ sở

hiệu ích kinh tế sử dụng nước. Các nghiên cứu này sử dụng công cụ mô hình

GAMS để phân tích các phương án phân bổ nước tối ưu cho các lưu vực sông

Đồng Nai, sông Hồng... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, kết quả của các nghiên

cứu này vẫn chưa được pháp quy hóa và chưa được ứng dụng trong thực tế.

Các dự án phát triển nguồn nước những năm 80 chủ yếu của Viện Quy

hoạch thủy lợi dưới dạng các dự án quy hoạch chuyên ngành có liên quan đến

nguồn nước với các tên gọi như quy hoạch thủy lợi; quy hoạch tưới, tiêu; quy

hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước và bảo vệ môi trường, thời kỳ đó việc tính

toán cân bằng nước chủ yếu áp dụng công cụ mô hình MITSIM chạy trên môi

trường DOS. Sau những năm 2000 đặc biệt là sau năm 2002 với sự hỗ trợ nguồn

lực và công nghệ từ các tổ chức nước ngoài, tiêu biểu nhất là tổ chức DANIDA

của Đan Mạch đã hợp tác hỗ trợ thực hiện dự án “Tăng cường năng lực các viện

ngành nước” và đưa bộ công cụ mô hình MIKE do DHI (viện thủy lực Đan

Mạch) phát triển vào ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ ở Việt Nam, từ đó việc tính

toán cân bằng nước ngoài cơ quan đầu mối là Viện Quy hoạch Thủy lợi với kinh

nghiệm và thực tiễn sử dụng mô hình MITSIM cùng với “người dùng mới” từ

các cơ quan thuộc Viện Khoa học Thủy lợi (nay là Viện nghiên cứu Thủy lợi);

các trường Trường Đại học (tiêu biểu là Đại học Thủy lợi); các Viện nghiên cứu

…vv đã bắt đầu tiếp cận ứng dụng mô hình MIKE BASIN.

Gần đây, tham gia vào việc tính toán cân bằng nước trên các lưu vực sông

ở Việt Nam ngoài việc ứng dụng mô hình MITSIM (đã được cải tiến chạy trên

môi trường for Window), mô hình WEAP, mô hình IQQM (tích hợp trong bộ

MRC Toolbox của Ủy hội sông Mêkong quốc tế) thì còn có thêm mô hình

Luận văn thạc sĩ



Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước



-8-



MIKE BASIN (do Viện Thuỷ lực Đan Mạch – DHI xây dựng) tham gia vào việc

tính toán cân bằng, phân bổ nguồn nước và lập kế hoạch sử dụng nước.

1.3 Tổng quan vùng nghiên cứu

1.3.1 Vị trí địa lý

Hệ thống sông Trà Khúc là hệ thống sông lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, có

diện tích lưu vực 3.240 km2, chiếm khoảng 55% diện tích tự nhiên của tỉnh. Lưu

vực sông nằm trên địa bàn các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn

Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, TP. Quảng Ngãi, một phần diện tích thuộc các

huyện Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ của tỉnh Quảng Ngãi và một phần huyện

Kon Plong tỉnh Kon Tum.

Vùng nghiên cứu có tọa độ địa lý:

− 140 35’ đến 150 25’ Vĩ độ Bắc;

− 1080 15’ đến 1090 0’ Kinh độ Đông.

Ranh giới vùng nghiên cứu:

− Phía Bắc giáp lưu vực sông Trà Bồng;

− Phía Nam giáp lưu vực sông Vệ;

− Phía Tây giáp lưu vực sông Sê San;

− Phía Đông giáp biển Đông.



Luận văn thạc sĩ



Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

×