Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 143 trang )
I.2. Những yêu cầu đối với hình thức kiểm tra vấn đáp
Hoạt động của giáo viên trong lúc kiểm tra vấn đáp rất phức tạp, vì thế
người giáo viên phải chuẩn bị cho việc hỏi miệng thật cẩn thận, chu đáo
không kém gì việc chuẩn bị bài mới. Sau đây là một số yêu cầu cụ thể đối với
hình thức kiểm tra vấn đáp:
- Trước hết, phải xác định thật chính xác các kiến thức cần kiểm tra, qua
đó chính xác hoá, củng cố kiến thức đã thu nhận được, rèn luyện kỹ năng
trình bày mạch lạc và chuẩn bị để tiếp thu kiến thức mới.
- Câu hỏi đặt ra phải chính xác, rõ ràng để học sinh không thể hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau dẫn đến trả lời lạc đề.
- Những câu hỏi, bài tập giáo viên nêu ra kích thích tích cực tư duy của
học sinh.
- Câu hỏi nêu lên phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giáo viên
cần theo dõi lắng nghe câu trả lời của học sinh, tạo điều kiện cho họ bộc lộ
một cách tự nhiên, đầy đủ nhất những hiểu biết của họ. Sau khi học sinh trả
lời, giáo viên phải uốn nắn, bổ sung kiến thức, hướng dẫn học sinh câu trả lời
ngắn gọn, xúc tích.
- Trong khi hỏi vấn đáp, giáo viên có thể nêu ra những câu hỏi bổ sung,
đặc biệt những câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức suy nghĩ tích
cực.
I.3. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của kiểm tra vấn đáp
I.3.1. Ƣu điểm
- Bồi dưỡng năng lực diễn đạt kiến thức bằng lời nói, giúp học sinh trau dồi
phản ứng nhanh chóng trước câu hỏi, phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc, tập
cho học sinh trình bày vấn đề một cách thuyết phục.
- Đối với những câu hỏi tương đối phức tạp, qua câu trả lời của học sinh,
giáo viên đánh giá được sự hiểu biết và kĩ năng diễn đạt kiến thức theo một
trình tự logic, cách lập luận những quan điểm lý thuyết một cách thuyết phục.
19
- Kiểm tra vấn đáp có tác dụng tốt trong việc hoàn thiện kiến thức cho học
sinh, nghĩa là trong khi nghe bạn trả lời, các học sinh khác có thể tự củng cố
hoặc bổ sung kiến thức của bản thân.
- Vận dụng khéo léo hình thức kiểm tra vấn đáp sẽ phát huy được tính tích cực,
độc lập, đồng thời tạo ra bầu không khí sôi nổi trong học tập của học sinh.
- Thông qua kiểm tra vấn đáp, giáo viên nhanh chóng nhận được những
thông tin, tín hiệu ngược từ phía người học để kịp thời chỉnh sửa hoạt động
giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích dạy học.
- Kiểm tra vấn đáp có thể kiểm tra được kiến thức rộng hơn so với kiểm tra viết.
I.3.2. Nhƣợc điểm
- Kiểm tra vấn đáp không phát triển cho học sinh năng lực trình bày, hệ
thống hóa kiến thức, năng lực diễn đạt kiến thức bằng văn viết.
- Nếu các bài thi học kì, thi cuối năm sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp sẽ
mất nhiều thời gian hoặc trên lớp với thời gian hạn chế người giáo viên chỉ có
thể sử dụng một số ít câu hỏi với một số học sinh hạn chế. Đôi khi việc kiểm
tra vấn đáp có thể bị kéo dài do học sinh chuẩn bị bài không tốt, giáo viên lại
không muốn đánh giá không đúng về học sinh nên kiểm tra chi tiết hơn, như
vậy ảnh hưởng đến thời gian giảng bài mới.
II. Quan sát
- Là hình thức kiểm tra giúp giáo viên xác định được những thái độ, những
khó khăn, những phản ứng vô thức, những kĩ năng thực hành và một số kĩ
năng khác về nhận thức: chẳng hạn cách giải quyết một vấn đề trong một tình
huống đang được nghiên cứu.
- Đối với hóa học - môn khoa học thực nghiệm, phương pháp quan sát có ý
nghĩa rất quan trọng. Qua việc quan sát các kĩ năng thí nghiệm của học sinh,
người giáo viên có thể đánh giá được hứng thú, nhiệt tình, thái độ học tập và
một phần nào kết quả học tập của học sinh. Hoặc qua việc quan sát thái độ
của học sinh khi đi thực tế tham quan các nhà máy, các dây chuyền sản xuất
20
hoặc các hoạt động ngoại khóa hóa học, giáo viên có thể đánh giá được một
số mặt ở học sinh.
III. Kiểm tra viết
III.1. Khái niệm
- Trắc nghiệm (Test) là hình thức đo đạc được "tiêu chuẩn hoá"cho mỗi cá
nhân học sinh bằng "điểm".
- Mục tiêu của trắc nghiệm là đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh.
- Các câu hỏi trắc nghiệm có thể chia làm 2 loại:
1. Câu hỏi trắc nghiệm tự luận
2. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
III.2. Trắc nghiệm tự luận
III.2.1. Khái niệm
- Trắc nghiệm tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc
sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, học sinh trả lời dưới dạng bài viết
trong một khoảng thời gian đã định trước.
- Trắc nghiệm tự luận cho phép có một sự tự do tương đối nào đó để trả
lời một vấn đề đặt ra, đồng thời đòi hỏi học sinh phải nhớ lại kiến thức, phải
biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của mình một cách chính xác rõ ràng.
- Bài trắc nghiệm tự luận trong một chừng mực nào đó được chấm điểm
một cách chủ quan, điểm số được chấm bởi những người chấm khác nhau có
thể không thống nhất. Một bài tự luận thường có ít câu hỏi vì phải mất nhiều
thời gian để viết câu trả lời.
- Khi viết câu hỏi tự luận, giáo viên cần phải diễn đạt câu hỏi một cách
rõ nghĩa, đầy đủ, cần làm rõ những yêu cầu trong câu trả lời cả về độ dài của
nó; việc chấm bài tốn thời gian.
III.2.2. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm tự luận
a) Câu hỏi tự luận có sự trả lời mở rộng: loại câu này có phạm vi tương
đối rộng và khái quát học sinh được tự do diễn đạt tư tưởng và kiến thức trong
21
câu trả lời nên có thể phát huy óc sáng tạo và suy luận. Loại câu trả lời này
được gọi là tiểu luận.
b) Câu tự luận với sự trả lời có giới hạn: loại này thường có nhiều câu
hỏi với nội dung tương đối hẹp. Mỗi câu trả lời là một đoạn ngắn nên việc
chấm điểm dễ hơn.
Có 3 loại câu trả lời có giới hạn:
Loại câu điền thêm và trả lời đơn giản. Đó là một nhận định viết dưới
dạng mệnh đề không đầy đủ hay một câu hỏi được đặt ra mà học sinh phải trả
lời bằng một câu hay một từ (trong trắc nghiệm khách quan được gọi là câu
điền khuyết).
Loại câu từ trả lời đoạn ngắn trong đó học sinh có thể trả lời bằng hai
hoặc ba câu trong giới hạn của giáo viên.
Giải bài toán có liên quan tới trị số có tính toán số học để ra một kết
quả cụ thể đúng theo yêu cầu của đề bài.
III.2.3. Ƣu nhƣợc điểm của trắc nghiệm tự luận
a) Ƣu điểm
- Trong một khoảng thời gian nhất định có thể kiểm tra với số lượng lớn
học sinh trong lớp, trong một thời gian ngắn, tốn ít thời gian và công sức cho
việc chuẩn bị đề của giáo viên.
- Phát huy được độc lập tư duy sáng tạo của học sinh
- Qua bài làm của học sinh giáo viên có thể đánh giá được trình độ kiến
thức, kỹ năng, sự phát triển ngôn ngữ, cách diễn đạt vấn đề của học sinh Đồng
thời qua bài làm của học sinh, giáo viên có thể năng lực nhận thức của của
sinh: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức…
- Kiểm tra bằng tự luận tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy
logic. Trong quá trình kiểm tra, học sinh chăm chú vào bài làm hơn,suy luận
dễ dàng hơn, suy nghĩ kĩ hơn về cách giải và trả lời chính xác hơn.
22
- Trắc nghiệm tự luận không những kiểm tra được mức độ chính xác
của kiến thức mà còn kiểm tra được kỹ năng giải bài định tính cũng như
định lượng của học sinh.
- Qua kiểm tra bằng tự luận có thể kiểm tra - đánh giá các mục tiêu liên
quan đến thái độ, sự hiểu biết những ý niệm, sở thích.
b) Nhƣợc điểm
- Chỉ kiểm tra được một phần kiến thức nhất định nào đó trong khoảng
thời gian nhất định. Như vậy, không bao quát được toàn bộ kiến thức đã học
của học sinh mà khiến cho học sinh dễ có chiều hướng học tủ, học lệch.
- Kiểm tra theo kiểu tự luận khó có điều kiện đánh giá được kĩ năng thực
hành thí nghiệm, sử dụng đồ dùng dạy học, kĩ năng phát triển ngôn ngữ nói.
- Bài kiểm tra theo kiểu tự luận khó đại diện đầy đủ cho nội dung môn
học do số lượng nội dung ít.
- Việc chấm điểm phụ thuộc vào người đặt thang điểm và chủ quan của
người chấm.
- Điểm số có độ tin cậy thấp và nhiều nguyên nhân như: phụ thuộc vào
tính chất chủ quan, trình độ người chấm, học sinh có thể học tủ, học lệch. Kết
quả bài kiểm tra còn phụ thuộc vào việc tổ chức kiểm tra có nghiêm túc chu
đáo hay không, hơn nữa mất nhiều thời gian và công sức trong việc chấm bài.
- Trong thực tế ở các trường phổ thông, số lượng học sinh mỗi lớp khá
đông sẽ dễ dẫn đến tình trạng quay cóp trong khi làm bài gây khó khăn cho
việc đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh.
III.3. Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan
III.3.1. Khái niệm
- Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan gọi là "khách
quan" vì hệ thống cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người
chấm.Bài trắc nghiệm được chấm điểm bằng cách đếm số lần mà người làm
23
trắc nghiệm đã chọn được những câu trả lời đúng trong số các câu trả lời đã
được cung cấp. ( Một số cách chấm điểm còn có cả sự phạt điểm do đoán mò)
- Một bài trắc nghiệm khách quan gồm nhiều câu hỏi với nội dung kiến thức
khá rộng, mỗi câu hỏi thường được trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản. thông
thường có nhiều câu trả lời được cung cấp cho mỗi câu hỏi của bài trắc
nghiệm, nhưng chỉ có một câu là câu trả lời đúng hay câu trả lời tốt nhất.
- Nội dung bài trắc nghiệm khách quan cũng có phần chủ quan vì không khỏi
bị ảnh hưởng tính chủ quan của người soạn câu hỏi. Chỉ có việc chấm điểm là
khách quan.
III.3.2. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Hiện nay đa số các nhà giáo dục thống nhất chia các câu hỏi trắc nghiệm
khách quan làm 4 loại chính, sắp xếp theo tần suất sử dụng giảm dần như
sau:
1. Câu trắc nghiệm có nhiều câu để lựa chọn
2. Câu trắc nghiệm "đúng, sai"
3. Câu trắc nghiệm ghép đôi
4. Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn
III.3.2.a. Câu trắc nghiệm có nhiều câu để lựa chọn
- Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất, được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả
nhất. Nó cho phép kiểm tra những trình độ cao hơn về nhận thức, thuận lợi
hơn so với các câu trắc nghiệm khác.
- Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn gồm hai phần: phần đầu là phần dẫn (có thể
là một câu hỏi hoặc một câu dẫn), phần sau là từ 3 đến 5, thường là 4 hoặc 5
phương án trả lời với ký hiệu là các chữ cái A, B, C, D, E hoặc các chữ số 1,
2, 3, 4, 5. Trong các phương án đó chỉ có duy nhất một phương án là đúng
nhất - gọi là đáp án. Các phương án khác gọi là phương án gây nhiễu (các
phương án trả lời khác nhau nhưng đều có vẻ hợp lý là các câu nhiễu).
24
Ví dụ :
Tính chất hoá học của NH3 là:
A. Tính bazơ mạnh, tính khử
B. Tính bazơ yếu, tính oxi hoá
C. Tính bazơ yếu, tính oxi hoá
D. Tính khử, tính bazơ yếu
Đáp án : D
* Ƣu điểm
- Khi làm bài học sinh chỉ việc đánh dấu vào câu trả lời được chọn. Vì
vậy có thể kiểm tra nhanh nhiều vấn đề trong một thời gian ngắn, việc chấm
bài cũng nhanh.
- Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra - đánh giá những
mục tiêu dạy học khác nhau như:
+ Xác định mối tương quan nhân quả.
+ Nhận biết các điều sai lầm
+ Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau
+ Định nghĩa các khái niệm
+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện
+ Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật
+ Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện
+ Xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiều vật
+ Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.
- Độ tin cậy cao hơn khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các
loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác khi số phương án lựa chọn tăng
lên, học sinh buộc phải xét đoán, phân biệt kỹ trước khi trả lời câu hỏi.
- Với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để chọn:Tính giá trị tốt hơn vì
có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, tổng quát
hoá… của học sinh hiệu quả.
25
- Với bài trắc nghiệm nhiều lựa chọn,khi chấm bài thật sự khách quan.
Điểm số của bài trắc nghiệm khách quan không phụ thuộc vào chủ quan của
người chấm, chữ viết và khả năng diễn đạt của học sinh.
* Nhƣợc điểm
- Đối với người soạn: loại câu này khó soạn và phải tìm cho được câu trả
lời đúng nhất, còn những câu còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng phải có vẻ hợp
lý. Đặc biệt, phải soạn câu hỏi sao cho có thể đo được các mức trí nâng cao
hơn mức biết, nhớ, hiểu.
- Đối với học sinh: không thoả mãn với những học sinh thông minh, có
óc sáng tạo, tư duy tốt có thể tìm ra những câu trả lời hay lớn hơn đáp án.
- Các câu hỏi nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán
tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo kéo, sáng tạo một cách hiệu
nghiệm bằng loại câu trắc nghiệm tự luận.
- Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để học sinh đọc nội
dung câu hỏi.
* Những lƣu ý khi soạn câu hỏi nhiều lựa chọn
- Câu hỏi nhiều lựa chọn có thể dùng để thẩm định trí năng ở mức biết,
khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao
hơn. Vậy nên, khi soạn câu hỏi loại này cần lưu ý cẩn thận lựa chọn những ý
tưởng quan trọng và viết ra những ý tưởng ấy một cách rõ ràng để làm căn
bản cho việc soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm.
- Trong việc soạn các phương án trả lời sao cho câu đúng phải đúng một
cách không tranh cãi được, còn các câu nhiễu đều phải có vẻ hợp lý. Các câu
nhiễu phải có tác động gây nhiễu với các học sinh có năng lực tốt và tác động
thu hút các học sinh kém hơn. Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời
văn sáng sủa và phải được diễn đạt một cách rõ ràng. Không nên dùng các từ
phủ định, nếu không tránh được thì câu phải được nhấn mạnh để học sinh
không bị nhầm (Ví dụ phải in đậm những từ phủ định như: không đúng, sai).
26
Câu dẫn phải là câu hỏi trọn vẹn để học sinh hiểu rõ mình đang được hỏi vấn
đề gì. Câu chọn cũng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với
câu dấu, phải phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dấu.
- Mỗi câu hỏi nên có 4 hoặc 5 phương án để chọn. Nếu số phương án trả
lời ít hơn thì khả năng đoán mò, may rủi sẽ tăng lên. Độ tin cậy của câu hỏi
thấp. Nhưng nếu có quá nhiều phương án để chọn thì giáo viên khó soạn và
học sinh mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi.
- Không được đưa vào 2 câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ
nên soạn một nội dung kiến thức nào đó.
- Các câu trả lời đúng nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau, sắp
xếp theo thứ tự ngẫu nhiên, số lần xuất hiện ở mỗi vị trí A, B, C, D, E
phải gần như nhau.
- Mỗi khi soạn xong câu trắc nghiệm loại này, ta nên đọc lại toàn bộ
câu trắc nghiệm (cả phần gốc và phần lựa chọn) để xem các phần ấy có kế
tiếp nhau theo đúng cấu trúc văn phạm hay không.
III.3.2.b. Câu trắc nghiệm "đúng, sai"
- Đây là loại đặc biệt của câu hỏi nhiều lựa chọn nhưng chỉ có hai cách
chọn là đúng
hoặc sai. Câu dẫn thường không phải là câu hỏi.
- Loại câu hỏi này thích hợp với việc kiểm tra kiến thức, sự kiện , định
nghĩa, khái
niệm…Loại câu này rất có ích trong việc phát hiện ra quan niệm sai trong lĩnh
vực hóa học.
* Những lƣu ý khi xây dựng dạng câu trắc nghiệm "đúng, sai"
- Tránh dùng những từ như: “tất cả”, “không bao giờ”, “không một ai”,
“không thể nào”,…Vì những câu có từ ấy thường là những câu sai. Vậy nên,
soạn câu trắc nghiệm "đúng, sai" cần lưu ý: đúng cũng phải đúng hoàn toàn,
sai cũng phải sai hoàn toàn.
27
- Phải sử dụng lối hành văn độc đáo để câu phát biểu trở nên khó hơn đối
với những học sinh chỉ học vẹt mà chưa hiểu thấu đáo.
- Tránh những điều chưa thống nhất.
- Câu trắc nghiệm "đúng, sai"phải được soạn thảo kĩ càng, không tối
nghĩa,và tránh sự đoán mò.
- Mỗi câu trắc nghiệm "đúng, sai"chỉ nên diễn tả một ý tưởng độc nhất,
tránh phức tạp bao gồm nhiều chi tiết.
- Người soạn phải lựa chọn những câu phát biểu, hay mệnh đề quan
trọng để làm căn bản cho các câu trắc nghiệm.
* Ƣu điểm của câu trắc nghiệm "đúng, sai"
- Câu trắc nghiệm "đúng, sai"là loại câu đơn giản dùng để trắc nghiệm kiến
thức về những sự kiện. Khi soạn loại câu hỏi này tương đối dễ dàng vì không
cần tìm thêm câu hỏi khác nữa để học sinh lựa chọn và so sánh, ít phạm lỗi,
mang tính khách quan khi chấm.
- Có thể đặt được nhiều câu hỏi trong một bài trắc nghiệm với thời gian được
ấn định, như vậy có thể làm tăng thêm tính tin cậy của bài trắc nghiệm ấy.
* Nhƣợc điểm của câu trắc nghiệm "đúng, sai"
- Học sinh có thể đoán mò (may rủi 50%). Vì vậy độ tin cậy thấp.
- Nếu người soạn chỉ trích ra những câu sẵn có trong SGK dễ tạo điều kiện
cho học sinh học thuộc lòng hơn là hiểu, ít phù hợp với đối tượng học sinh
giỏi.Đôi khi học sinh chỉ cần nhận ra một số chữ quen thuộc trong sách cũng
đủ biết câu nào đúng sai.
- Lời văn hay dùng từ không chính xác, hay thiếu một số thông tin căn bản
khả dĩ giúp học sinh sẽ dẫn đến học sinh có những thắc mắc chính đáng về
tính cách đúng hay sai của các câu phát biểu ấy.
III.3.2. c. Câu trắc nghiệm ghép đôi
- Đây là loại hình đặc biệt của loại câu câu hỏi nhiều lựa chọn.
28
- Loại này gồm hai dãy thông tin. Một dãy là câu hỏi (hoặc câu dẫn), còn
dãy kia là câu trả lời. Có thể dãy này nhiều hơn dãy kia một số câu để gây
nhiễu. Học sinh phải lựa chọn, phải tìm cách ghép những câu trả lời ở cột này
với các câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp về nội dung.
* Ƣu điểm
- Đối với người soạn: dễ viết.
- Đối với người trả lời: dễ dùng.
- Loại câu này thích hợp với việc kiểm tra một nhóm kiến thức có liên
quan ( nhất là kiểm tra các định nghĩa, các khái niệm…).
Ví dụ: Ghép các câu ở hai dãy sao cho thích hợp?
A. Axit là những chất
1. có khả năng nhận proton
B. Bazo là những chất
2. có khả năng cho proton
C. Oxit là những chất
3. mà phân tử gồm các cation kim loại
và các anion gốc axit
D. Muối là những chất
4. có chứa ion H+ (H3O +)
5. gồm nguyên tố oxi kiên kết với
nguyên tố hóa học khác
Đáp án: A-2; B-1; C-5; D-3
- Loại này thích hợp với học sinh cấp THCS. Có thể dùng loại câu hỏi
này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh
giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan.
* Nhƣợc điểm
- Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định
các khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức.
- Để soạn loại câu hỏi này để đo mức trí nâng cao đòi hỏi nhiều công
phu. Hơn nữa tốn nhiều thời gian đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi của
học sinh.
29