1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẦU PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 120 trang )


- 88 -



thị trường Việt Nam của hàng loạt các công ty nước ngoài. Đó cũng là cơ hội và

thách thức đối với Tổng Công ty viễn thông Quân đội nói riêng:

Thuận lợi :

Hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo, toàn cầu hoá và hội

nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được đẩy nhanh, Việt Nam trở thành thành viên không

thường trực của Hội đồng bảo an liên hợp quốc. Tình hình chính trị xã hội tiếp tục

ổn định, tăng trưởng kinh tế dự kiến vẫn đạt ở mức cao từ 8,5 - 9% năm 2008 nâng

tổng mức GDP của Việt Nam lên 83 tỷ USD, với mục tiêu tăng trưởng trên thu

nhập bình quân đầu người đạt khoảng 960 USD/người/năm tăng 15% so với thu

nhập bình quân đầu người năm 2007. Nhu cầu sử dụng dịch vụ BCVT tiếp tục tăng

cao, dự kiến doanh thu toàn ngành năm 2008 là 75 đến 80 nghìn tỷ đồng, là cơ hội

tốt cho các nhà cung cấp dịch vụ khai thác tiềm năng thị trường.

Dự báo năm 2008 thị trường điện thoại di động tiếp tục bùng nổ số lượng thuê

bao, đặc biệt là khu vực nông thôn nơi Viettel đã có hạ tầng mạng lưới và bộ máy

kinh doanh tương đối vững.

Thương hiệu Viettel được biết đến là một thương hiệu mạnh, khẳng định vị

thế, đẳng cấp khi được xếp vào một trong mười doanh nghiệp hàng đầu của Việt

Nam, là doanh nghiệp viễn thông số 1 trong cung cấp dịch vụ di động.

Với hệ thống siêu thị, cửa hàng đa dịch vụ gần như phủ kín khắp các tỉnh

thành, quận huyện đây sẽ là thế mạnh của Viettel trong việc cung cấp trực tiếp các

sản phẩm dịch vụ tới tay người tiêu dùng.

Thách thức:

Với chính sách mở cửa của Nhà nước cạnh tranh trong lĩnh vực BCVT sẽ

không chỉ đơn thuần là giữa các doanh nghiệp trong nước mà sẽ có sự tham gia và

hỗ trợ rất lớn từ phía các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài cả về vốn, con người,

công nghệ lẫn kinh nghiệm quản lý điều hành.



- 89 -



Bộ Thông tin truyền thông chính thức áp dụng quản lý thuê bao trả trước với

mục đích hạn chế thuê bao ảo sẽ làm giảm tốc độ phát triển thuê bao ồ ạt như trong

năm vừa qua. Đồng thời giá cước các dịch vụ sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong năm

2008 với mức giảm khoảng 15% sẽ tác động tới doanh thu và hiệu quả SXKD.

Các nhà cung cấp dịch vụ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đầu tư mở rộng

mạng lưới, tăng cường vùng phủ sóng, tiếp tục thực hiện các hoạt động cải tổ bộ

máy điều hành theo hướng tinh giảm gọn nhẹ phục vụ cho việc cổ phần hoá, giúp

hoạt động điều hành kinh doanh được nhanh chóng, linh hoạt hơn.

Một số đối thủ mới như FPT, VDC với dịch vụ Wimax và Tổng Công ty viễn

thông toàn cầu (GTEL) của Bộ Công an với Công ty viễn thông số 2 của Nga

(Vimpelcom) liên doanh xây dựng mạng Gtel Mobile cũng là những đối thủ cạnh

tranh có tiềm lực trong năm 2008.

Để giành được được giấy phép cung cấp các dịch vụ mới (giấy phép Wimax,

giấy phép 3G,..) các nhà cung cấp đều phải thực hiện qua các hình thức thi tuyển

làm chững lại quá trình áp dụng công nghệ mới, ảnh hưởng tiến độ SXKD.

3.1.2 Dự báo thị trƣờng viễn thông Việt Nam

- Môi trường kinh tế- xã hội trong nước:

Trong giai đoạn 2008- 2010, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến đạt

mức tương đối cao và ổn định với mức tăng trưởng GDP bình quân là 7,5- 8%/năm.

Việc chủ động thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế đã ngày càng

nâng cao uy tín và ảnh hưởng của Việt Nam trong ASEAN, tham gia APEC và gia

nhập WTO, góp phần tăng cường quan hệ song phương và đa phương trong khuôn

khổ khu vực và toàn cầu, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa của kinh tế thế giới.

Môi trường đầu tư trong nước và nước ngoài đã được cải thiện đồng bộ, hệ

thống pháp luật về đầu tư, về tổ chức doanh nghiệp đã được ban hành và sẽ gia tăng

sức hấp dẫn của đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Theo dự kiến mức tăng trưởng FDI

trong giai đoạn 2008- 2010 là 5-7%/năm.



- 90 -



Giai đoạn 2008- 2010, ngành viễn thông Việt Nam hứa hẹn bước phát triển

vượt bậc, dự báo trong những năm tới nguồn đầu tư từ nước ngoài vào lĩnh vực viễn

thông chiếm 40-50 % tổng đầu tư của ngành Viễn thông.

Bên cạnh đó, mạng viễn thông tại Việt Nam sẽ tiếp tục được ưu tiên đầu tư

phát triển, kể cả mạng 2G và 3G, mạng viễn thông cáp quang lắp đặt xuyên quốc

gia nối ASEAN với các nước Trung Quốc, liên Á, cơ sở hạ tầng mạng sẽ được nâng

cấp kịp thời theo kịp nhu cầu phát triển của thị trường. Giai đoạn 2008- 2010 sẽ đặt

nền móng cho việc xây dựng hệ thống quang hóa, công nghệ viễn thông toàn cầu,

công nghệ số ....

- Môi trường kinh tế- xã hội thế giới và khu vực:

Tình hình an ninh, chính trị thế giới trong những năm sắp tới tiếp tục có những

diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường viễn thông thế giới. Tuy

nhiên, mức độ ảnh hưởng trên đối với các khu vực Đông Á- Thái Bình Dương và

các thị trường chính của Viễn thông Việt Nam sẽ ở mức ít nghiêm trọng hơn.

Nền kinh tế thế giới từ năm 2008 trở đi sẽ vượt qua giai đoạn thoái trào, nhưng

mức độ hồi phục và phát triển trở lại ở các khu vực sẽ không đồng đều, kinh tế khu

vực có thể sẽ hồi phục và tăng trưởng sớm hơn. Theo dự báo của Ngân hàng thế

giới và Quỹ tiền tệ quốc tế, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong giai

đoạn 2008-2010 là 4-5%/năm.

Theo dự báo của tổ chức du lich thế giới, thị trường du lịch thế giới trong giai

đoạn 2008-2010 có tốc độ tăng trưởng bình quân 3,6%/năm, vượt qua ngưỡng 1 tỷ

khách du lịch vào năm 2010. Thị trường du lịch khu vực đạt mức tăng trưởng cao

hơn nhờ du lịch nội vùng và chiếm đến 80% thị trường.

- Chính sách viễn thông Việt Nam

Mở cửa thị trường là một chính sách hết sức quan trọng bởi vì Việt Nam đã

chính thức tham gia các tổ chức khu vực cũng như quốc tế là ASEAN, APEC và Tổ

chức thương mại thế giới WTO. Hầu hết những nước thành viên thuộc các tổ chức



- 91 -



này đều đi theo nền kinh tế thị trường cạnh tranh ở mức độ cao. Các công ty, doanh

nghiệp của họ rất có kinh nghiệm hoạt động trong môi trường cạnh tranh. Trong bối

cảnh như vậy Việt Nam cũng cần cho phép cạnh tranh để các công ty, doanh nghiệp

của mình tập dượt chung sống cùng cạnh tranh và phát triển trong cạnh tranh.

Chúng ta cần phải chủ động phát triển các nguồn lực đặc biệt là nguồn nhân lực,

nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể hội nhập thành công với nền kinh tế khu vực

cũng như thế giới.

Tuy nhiên việc mở cửa thị trường cần được thực hiện theo một lộ trình khoa

học phù hợp với từng giai đoạn phát triển và điều kiện của Việt Nam. Lộ trình mở

cửa này tuân theo nguyên tắc sau: mở cửa cạnh tranh đối với các dịch vụ viễn thông

trong nước trước rồi mới đến các dịch vụ viễn thông quốc tế. Cũng tương tự như

vậy thực hiện cạnh tranh đối với các dịch vụ gia tăng giá trị trước và các dịch vụ cơ

bản sau, đồng thời cũng mở các dịch vụ di động trước rồi mới đến các dịch vụ cố

định.

Thực hiện chính sách này, hiện nay Tổng cục bưu điện đã mở cửa thị trường

điện thoại nội hạt, thông tin di động và internet, cụ thể là ngoài VNPT đã cấp phép

thêm cho hai nhà khai thác viễn thông mới SPT và VIETEL, một nhà cũng cấp dịch

vụ kết nối truy nhập internet (IAP) và năm nhà cung cấp dịch vụ Internet công cộng

(ISP).

Chính sách cổ phần hóa: Nhằm phát huy nội lực, chính phủ Việt Nam có chính

sách khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào việc phát triển công

nghiệp viễn thông đất nước. Để có thể huy động được vốn đầu tư từ các thành phần

kinh tế khác nhau, chính phủ đã cho phép cổ phần hóa một số công ty và doanh

nghiệp nhà nước trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Cán bộ công nhân viên thuộc

các công ty và doanh nghiệp này được ưu tiên mua cổ phiếu do công ty hay doanh

nghiệp của họ phát hành. Điều này tạo điều kiện cho người lao động trở thành

những chủ sơ hữu của doanh nghiệp và như vậy sẽ dễ dàng nâng cao được hiệu quả

hoạt động của các doanh nghiệp đó.



- 92 -



Thông qua tiến trình cổ phần hóa, Tổng cục bưu điện cũng khuyến khích các

thành phần kinh tế khác nhau của đất nước tham gia xây dựng hạ tầng cơ sở thông

tin quốc gia. Các nguồn lực và vốn đầu tư cần được huy động trong toàn quốc và từ

các nhà đầu tư nước ngoài phục vụ cho việc phát triển hạ tầng cơ sơ thông tin và các

ứng dụng cũng như dịch vụ trên đó.

Chính phủ Việt Nam mong muốn hội nhập nền kinh tế của mình với kinh tế

của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Bằng việc ban hành các Nghị

định 44 về cổ phần hóa và Nghị định 109 về bưu chính và viễn thông, chính phủ đã

cụ thể hóa chính sách cổ phần hóa trong lĩnh vực viễn thông. Theo các Nghị định

này thì trừ các doanh nghiệp quản lý hệ thống đường trục viễn thông quốc gia sẽ

không cổ phần hóa, các doanh nghiệp còn lại sẽ cổ phần hóa theo nguyên tắc: Chính

phủ chiếm cổ phần đa số hoặc cổ phần đặc biệt (điều này có nghĩa là chính phủ sẽ

giữ quyền định đoạt đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp cổ phần).

Chính sách phổ cập dịch vụ: Như đã trình bày ở trên, một trong nhữmg mục

tiêu phát triển viễn thông của Việt Nam là tạo ra hàng loạt dịch vụ viễn thông phong

phú về hình thức, giàu về nội dung và tốt về chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách

hàng mọi lúc, mọi nơi bất kể thành phố đô thị hay vùng sâu vùng xa. Để thực hiện

được mục tiêu này thì tất cả các doanh nghiệp viễn thông đều có trách nhiệm đóng

góp cho việc phát triển cơ sơ hạ tầng viễn thông ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà việc

kinh doanh có thể không có lãi.

Chính sách này tạo ra sự công bằng và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các

doanh nghiệp bưu chính viễn thông đồng thời đảm bảo quyền lợi của người sử dụng

là được sử dụng các dịch vụ viễn thông ở bất cứ nơi đâu trên đất nước.

Trong giai đoạn trước đây chỉ có VNPT đảm đương nghĩa vụ dịch vụ công

ích. Hiện nay theo các quy định hiện hành tất cả các nhà khai thác viễn thông là

VNPT, SPT, và VIETEL đều có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dịch vụ phổ cập

thông qua cơ chế cấp phép và phân chia cước kết nối. Tổng cục bưu điện cũng đang

xem xét xây dựng một chính sách phổ cập dịch vụ tổng thể phù hợp với từng giai



- 93 -



đoạn phát triển cũng như mức độ mở cửa thị trường bao gồm cả việc thiết lập một

quỹ phổ cập dịch vụ và nền kinh tế thông tin, toàn cầu hóa và thương mại điện tử,

và trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia cũng như cơ sở hạ tầng

thông tin khu vực và toàn cầu.

- Một số yếu tố hạn chế tăng trưởng thị trường viễn thông Việt Nam

Khả năng mở rộng một cách hiệu quả thị trường viễn thông Việt nam ngày

càng hạn chế. Sự tăng trưởng của thị trường trong những năm tới dần theo quy luật

chung của viễn thông thế giới, ít khả năng có sự tăng trưởng đột biến.

Việt Nam vẫn bị coi là địa điểm có môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, năng

lực quản lý Nhà nước về viễn thông còn rất nhiều bất cập. Chưa chứng minh được

sự tin tưởng vào tiềm năng ngành Công nghiệp điện tử viễn thông của Việt Nam,

với phương châm hội nhập đi tắt đón đầu, dịch vụ chưa tương xứng với giá, kết cấu

hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Xét về tổng thể, cơ sở hạ tầng viễn thông chưa hiện đại đồng bộ, băng thông

chưa rộng, tốc độ chưa cao, vùng bao phủ chưa rộng. Một hạ tầng viễn thông bền

vững còn phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của mọi người dân;

Chất lượng dịch vụ phải ổn định và đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia; Giá

cước dịch vụ viễn thông phải hợp lý và phù hợp với thu nhập để đảm bảo quyền lợi

của mọi người dân; Sự phát triển phải gắn liền với việc giảm khoảng cách số, giảm

sự khác biệt giữa các vùng miền; Phát triển cơ sở hạ tầng phải gắn với việc bảo

đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên viễn thông; Bảo đảm an toàn, an ninh

thông tin và cuối cùng là bảo đảm sự phát triển ổn định thị trường viễn thông trên

cơ sở, hài hoà lợi ích của xã hội, doanh nghiệp và người sử dụng.

- Thị trường viễn thông

Tổng số thuê bao tăng bình quân hàng năm là 23-31%%/năm, đạt 46,49 triệu

thuê bao vào năm 2010. Dự báo thị trường viễn thông của Việt Nam được trình bày

trong bảng 3.1 dưới đây



- 94 -



Bảng 3.1: Dự báo thị trƣờng viễn thông của TCTVTQĐ đến 2010

ĐVT: triệu thuê bao

Năm 2008

TT



1

2

3

4



Tên chỉ tiêu



Thuê bao di

động

Thuê bao cố

định hữu tuyến

Thuê bao ADSL

Thuê bao cố

định vô tuyến



Năm 2009



Năm 2010



Tổng

thị

trƣờng



Viettel



Thị

phần

Viettel



Tổng

thị

trƣờng



Viettel



Thị

phần

Viettel



Tổng thị

trƣờng



Viettel



Thị

phần

Viettel



64,28



29,70



46%



84,65



38,09



45%



105,02



46,49



44%



11,58



0,34



3%



12,78



0,44



3%



13,98



0,44



3%



1,97



0,36



19%



3,25



0,614



19%



4,54



0,86



14%



5,20



1,21



23%



12,13



6,143



51%



14,13



8,14



58%



Nguồn: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của TCTVTQĐ giai đoạn 2008- 2010

3.1.3 Định hƣớng phát triển của TCTVTQĐ trong thời gian tới.

- Quyết đinh xây dựng mới và mua lại cơ sở hạ tầng mạng là định hướng lâu

dài tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu có lợi thế cạnh tranh, kiểm soát tốt thị trường để

gần với khách hàng hơn. Xây dựng mạng là sự cam kết lâu dài trên thị trường. Đơn

giản hóa việc quản lý chi phí nắm được chi phí và dung lượng thiết bị mạng, mức

chi phí sẽ được cải thiện khi dịch chuyển từ thị trường này sang thị trường khác.

- Hợp tác phát triển chung cơ sở hạ tầng là xu thế tất yếu trong ngành viễn

thông trong tương lai, các nhà cung cấp dịch vụ cần ngồi lại với nhau để hướng tới

mục tiêu phát triển chung của ngành và của từng doanh nghiệp.

- Phương hướng đầu tư đối với một số dịch vụ giá trị gia tăng và các loại hình

dịch vụ Giá trị gia tăng (GTGT) trên chuẩn 3G cũng như trên nền tảng mạng thế hệ

sau NGN ((Next Genergation Network)… đang được dự báo sẽ là hướng đi tiếp

theo cho giai đoạn mới. Thực tế, các dịch vụ GTGT tại thị trường Việt Nam là cuộc

đua giành thị phần bằng dịch vụ GTGT đã được các mạng và các công ty nội dung

khởi động từ lâu. Bằng chứng là số lượng dịch vụ tăng nhanh, đặc biệt “nở rộ” với

các hình thức tải nhạc chuông, hình nền… Một số dịch vụ cao cấp cũng đã được

chú trọng như TV Mobile - truyền hình di động, Internet Mobile...



- 95 -



- Trong tương lai Viettel sẽ cung cấp thêm các dịch vụ khác ngoài các dịch vụ

khá quen thuộc như tra thông tin chứng khoán, thông tin giáo dục, nhạc chuông,

background, Music… Những dịch vụ thực sự có sức hấp dẫn, làm nên sự khác biệt

giữa các mạng thì chưa có nhiều, nếu không muốn nói là còn mờ nhạt và mới đây

Viettel tung ra dịch vụ mới mẻ như là Fixed-SMS, những dịch vụ riêng biệt, những

ứng dụng ngày càng gần với cuộc sống của khách hàng đã phần nào được quan tâm.

- Hạn chế của dịch vụ GTGT chủ yếu xuất phát từ yếu tố hạ tầng công nghệ.

Nên trước mắt, khách hàng có thể trông đợi vào kết quả cuộc thi tuyển cấp phép 3G

và Wimax sắp diễn ra. Trong năm 2008, Bộ Truyền thông & Thông tin sẽ cấp phép

3G và Wimax lần lượt cho 3 doanh nghiệp thuộc mỗi mục. Với công nghệ 3G, các

dịch vụ GTGT sẽ không dừng lại ở tải nhạc chuông, hình nền, truy cập Internet

thông qua GPRS tốc độ chậm… Thay vào đó, khách hàng được sử dụng dịch vụ

chất lượng cao và chuyên dụng hơn.

- Tập trung nghiên cứu và phát triển mạng NGN so với thế hệ mạng trước đó

là khả năng tích hợp, là sự tập hợp của các mạng riêng lẻ như mạng cố định, mạng

di động, mạng Internet. Trước đây mỗi mạng riêng biệt đó chỉ phục vụ cho một loại

dịch vụ viễn thông nhất định và không thể sử dụng cho mục đích khác và đòi hỏi

đội ngũ quản lý riêng nhưng với mạng NGN tất cả các dịch vụ này đều chạy trên

nền một hệ thống chuyển mạch gói. Nó tích hợp cả phần thoại, số liệu, di động, cố

định, băng rộng, băng hẹp... Ví dụ, trước kia, khách hàng không thể sử dụng các

dịch vụ di động bằng điện thoại cố định. Nhưng hiện nay khách hàng Việt Nam đã

có thể nhắn tin cho thuê bao di động từ một máy điện thoại cố định và ngược lại…

Trong khi đó, xu hướng sử dụng dịch vụ của khách hàng là ngày càng đơn giản, ít

thiết bị và đa tính năng. Rõ ràng, NGN(mạng thế hệ mới) đã trở thành sự lựa chọn

tất yếu.

- Tổng Công ty viễn thông quân đội xác định rõ nhiệm vụ tương lai rất rõ

ràng, gia nhập WTO không thể kinh doanh một lĩnh vực duy nhất. Cách làm của

Viettel là đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, thành lập thêm các công ty kinh



- 96 -



doanh bất động sản, Công ty Viettel Global, Viettel Media, Viettel Tech, truyền

thông, đầu tư tài chính, sản xuất thiết bị, tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp... Khi

đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, Viettel chia sẻ rủi ro ra những lĩnh vực khác

nhau và do đó, sự an toàn tăng lên rất nhiều, tính sáng tạo, sự nhạy bén trong kinh

doanh. Tuy nhiên, viễn thông vẫn là ngành chủ đạo của Viettel.

3.1.4 Quan điểm đầu tƣ phát triển của Tổng Công ty

Bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế Quốc tế, Tổng Công ty viễn thông Quân

đội đã xác định các quan điểm đầu tư phát triển như sau:

- Tiếp tục quán triệt quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ Quốc phòng

với nhiệm vụ phát triển kinh tế. Bảo đảm vu hồi và dự phòng cho mạng Thông tin

Quân sự trong mọi tình huống, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ Bộ Quốc Phòng

giao. Thực hiện cung cấp hạ tầng viễn thông cho Quân Đội về vùng sâu, vùng xa,

biên giới và hải đảo, các Đoàn Kỹ Thuật Quốc Phòng, đồn Biên phòng; tham gia

các dự án về viễn thông và Công nghệ thông tin của Bộ Quốc Phòng. Cung cấp

nhiều hơn nữa máy điện thoại di động và thiết bị khuyếch đại sóng di động cho các

đảo thuộc Quần đảo Trường Sa và các đồn Biên phòng. Đáp ứng nhu cầu thị trường

đồng thời thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao. Bảo đảm an toàn

tuyệt đối. Trong phát triển cần kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu để đảm bảo

phát triển nhanh và vững chắc; nắm vững cơ hội, điều hành linh hoạt để thúc đẩy

mạnh mẽ sự phát triển của Tổng Công ty giữa tốc độ và chất lượng, nhanh chóng

rút ngắn khoảng cách với các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực và trên thế giới.

- Đầu tư nhanh và phát triển nhanh, chỉ sau một thời gian rất ngắn có mặt trên

thị trường Viettel đã vượt mốc tăng trưởng mà các nhà cung cấp dịch vụ khác phải

mất hàng chục năm mới có được gây ngạc nhiên cho cả ngành viễn thông của Việt

Nam. Thực tế cho thấy tốc độ phát triển này nằm ngoài dự đoán của cả Ban lãnh

đạo của Viettel. Lãnh đạo công ty này cũng đã phải ra quyết định điều chỉnh kế

hoạch kinh doanh của mình, tăng số lượng thuê bao cho các năm sau khi nhận thấy

những tín hiệu khả quan của thị trường.



- 97 -



- Kinh doanh hướng vào thị trường, với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch

vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là

những kim chỉ nam hành động. Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà

còn là sự sáng tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của

khách hàng. Viettel luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được

lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công

bằng. Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói

theo cách của bạn”, nói theo phong cách của riêng mình. Đối với chúng tôi, sự hài

lòng và tin cậy của khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát

triển bền vững!

- Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo

đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá

cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng. Luôn quan

tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản

phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.

- Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt

động xã hội.

- Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển. Chân

thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel.

- Phát huy nội lực là chủ yếu, lấy con người làm nhân tố chủ đạo để phát triển,

có chính sách đào tạo và thu hút nhân tài. Đề cao vai trò của từng cá nhân trong sự

phát triển của Tổng Công ty: Ghi nhận và tôn vinh từ những ý tưởng nhỏ nhất. Lắng

nghe, thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất với những

sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.

- Trên cơ sở lấy hoạt động kinh doanh viễn thông làm cơ bản, chú trọng đa

dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên phát

triển nhanh và có hiệu quả.



- 98 -



3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƢ VÀ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẦU

TƢ PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY VTQĐ.

3.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch làm cơ sở định

hƣớng cho hoạt động đầu tƣ

Việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành viễn thông nói chung

và Tổng Công ty VTQĐ nói riêng là cơ sở quan trọng để lập các quy hoạch và kế

hoạch khác, đặc biệt là quy hoạch và kế hoạch đầu tư. Chiến lược đúng, chủ trương

đầu tư đúng là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động

đầu tư phát triển. Trong công tác quản lý chiến lược phát triển của doanh nghiệp,

việc thực hiện tốt các khâu xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược, kiểm

tra, đánh giá việc thực hiện chiến lược là những điều kiện để làm tốt công tác quy

hoạch và kế hoạch hóa đầu tư. Từ chiến lược chung xác định các phương án phát

triển và cơ cấu đầu tư. Sau khi xây dựng phương án đầu tư trọng điểm cần được ưu

tiên. Do đó, để công tác đầu tư đạt được hiệu quả cao điều vô cùng cần thiết là phải

xây dựng chiến lược phát triển và quy hoạch chi tiết làm cơ sở cho việc xây dựng kế

hoạch đầu tư dài hạn.

Hiện tại, Chiến lược phát triển của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội vẫn

chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà chỉ phê duyệt kế hoạch phát triển mạng

viễn thông di động, internet, cố định, truyền dẫn. Do đó, việc xây dựng kế hoạch 5

năm và hàng năm chỉ dựa vào kế hoạch phát triển viễn thông được Bộ Quốc phòng

phê duyệt.

Để có cơ sở cho việc lập các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn và kế hoạch hàng

năm, Tổng Công ty viễn thông Quân đội cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chiến

lược phát triển của mình phù hợp với: Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội quốc

giai đến năm 2020; Chiến lược phát triển viễn thông đến năm 2010, định hướng đến

năm 2020; Hiện trạng kinh tế xã hội đất nước; Hiện trạng ngành Viễn thông ; Hiện

trạng và xu thế phát triển của ngành Viễn thông trên thế giới...cũng như dựa trên các

căn cứ pháp lý quan trọng như: các văn kiện về đường lối, chính sách phát triển



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

×