1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

3 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 120 trang )


- 13 -



phí tính theo định mức tỉ lệ %.

Cj : Giá trị của khoản mục chi phí khác thứ j thuộc nhóm chi phí tính

bằng cách lập dự toán.

VAT : Thuế giá trị gia tăng của các chi phí khác

Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.

Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng

xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng,

mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được

ngay.

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất,

phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản

phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu

tư.

Giá trị các tài sản cố định được huy động trong kỳ nghiên cứu được tính theo

công thức:

F = IVb + IVt - C - IVe

Trong đó:

F: Giá trị các tài sản cố định được huy động trong kỳ.

IVb: Vốn đầu tư được thực hiện ở các kỳ trước, chưa được

huy động chuyển sang kỳ nghiên cứu (xây dựng dở dang đầu kỳ)

IVt: Vốn đầu tư được thực hiện ở trong kỳ nghiên cứu

C: Chi phí trong kỳ không làm tăng giá trị tài sản

cố định (như lương chuyên gia, chi phí đền bù…)

IVe: Vốn đầu tư được thực hiện chưa được huy động chuyển

sang kỳ sau (xây dựng dở dang cuối kỳ)



- 14 -



Đối với từng dự án đầu tư, giá trị tài sản cố định huy động chính là giá trị

những đối tượng, hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập của

từng dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào hoạt động. Công thức tính giá trị các

TSCĐ được huy động trong trường hợp này như sau:

F = IVo - C

Trong đó:

IVo: Vốn đầu tư được thực hiện của các đối tượng,

hạng mục công trình đã được huy động.

C:



Các chi phí không làm tăng giá trị tài sản cố định



1.3.2 Hiệu quả đầu tƣ phát triển

Khái niệm: Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa

các kết quả đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết

quả đó trong một thời kỳ nhất định.

Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư: là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển

hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động

trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở vốn đầu tư mà đơn vị sử

dụng so với các kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so sánh với định mức chung. Hiệu

quả tài chính của hoạt động đầu tư được tính toán qua công thức:

ETC =



Các kết quả mà cơ sở thu được do thực hiện đầu tư

Số vốn đầu tư mà cơ sở đã thực hiện để tạo ra các kết quả trên



1.3.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội

Chỉ tiêu hiệu quả tài chính

 Sản lượng(hoặc doanh thu) tăng thêm tính trên vốn đầu tư phát triển của doanh

nghiệp (Ho). Đối với các doanh nghiệp viễn thông, sản lượng có thể được tính toán

theo số lượng khác hàng(khách hàng), Số lượng thuê bao phát triển(số lượng/thời

gian), lưu lượng giữa các cuộc gọi dịch vụ(giây, phút, giờ../ngày, tháng, năm).



- 15 -



∆Oi



Ho =

Ii

Trong đó:

Ho: Hệ số gia tăng sản lượng (hoặc doanh thu) của năm thứ i

∆Oi: Giá trị sản lượng(hoặc doanh thu) tăng thêm trong kỳ

Ii: Giá trị vốn đầu tư phát triển trong kỳ.

Chỉ tiêu Ho cho biết, một đơn vị vốn đầu tư phát triển tạo ra bao nhiêu đồng

sản lượng (hoặc doanh thu). Kết quả tính toán chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ hiệu

quả của việc sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp ngày càng cao.

 Lợi nhuận tăng thêm tính trên vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp(Hp):

∆Wi



Hp =

Ii

Trong đó:

Ho: Hệ số gia tăng lợi nhuận của năm thứ i

∆Wi: Giá trị lợi nhuận tăng thêm trong kỳ

Ii: Giá trị vốn đầu tư phát triển trong kỳ.

Chỉ tiêu Hp cho biết, một đơn vị vốn đầu tư phát triển tạo ra bao nhiêu đồng lợi

nhuận. Kết quả tính toán chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ hiệu quả của hoạt động đầu

tư phát triển của doanh nghiệp ngày càng cao.

 Hệ số huy động tài sản cố định tính trên vốn đầu tư phát triển (HA):

∆Ai



HA =

Ii

Trong đó:



- 16 -



HA: Hệ số gia tăng TSCĐ

∆Ai: Giá trị TSCĐ tăng thêm năm thứ i

Ii: Giá trị vốn đầu tư phát triển trong kỳ.

Chỉ tiêu HA cho biết, trong kỳ nghiên cứu, có bao nhiêu giá trị tài sản cố định

được hoàn thành và đưa vào sử dụng tính trên một đồng vốn đầu tư và được tính

bằng tỉ số giữa giá trị tài sản cố định huy động mới tăng thêm kỳ nghiên cứu so với

tổng vốn đầu tư phát triển trong kỳ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, chứng

tỏ trong năm doanh nghiệp đã đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đầu tư dứt điểm nhanh

chóng đưa nhiều công trình vào khai thác sử dụng.

Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế- xã hội

Hiệu quả kinh tế- xã hội của hoạt động đầu tư: biểu hiện quan hệ so sánh giữa

các lợi ích mà nền kinh tế- xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế- xã

hội đã bỏ ra khi thực hiện đầu tư.

Xuất phát từ góc độ doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế- xã hội của hoạt động đầu

tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Mức đóng góp vào ngân sách của một đồng

vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp; Số lao động tăng thêm tính trên một đơn vị

vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp. Trong đó, số lao động tăng thêm được tính bằng

tổng số lao động thu hút thêm trừ đi số lao động mất việc làm; Số ngoại tệ thực thu

tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp; Mức tăng năng suất lao

động sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư; Tạo thị trường mới và mức độ chiếm

lĩnh thị trường, thể hiện thông qua tỷ số giữa doanh thu do bán sản phẩm của doanh

nghiệp trên thị trường so với doanh thu tiêu thụ sản phẩm cùng loại tại thị trường

này; Nâng cao trình độ kỹ thuật của công nghệ; Nâng cao trình độ quản lý của lao

động quản lý; Các tác động đến môi trường sinh thái…Cách xác định một số chỉ

tiêu chính đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư là:



- 17 -



 Mức đóng góp vào ngân sách của một đồng vốn đầu tư phát triển (HSB):

∆SBi



HSB =

Ii

Trong đó:

HSB: Hệ số gia tăng mức đóng góp vào NSNN

∆SBi: Giá trị đóng góp NSNN tăng thêm năm thứ i

Ii: Giá trị vốn đầu tư phát triển trong kỳ.

Chỉ tiêu HSB cho biết, một đơn vị vốn đầu tư phát triển tạo ra bao nhiêu đồng

NSNN. Kết quả tính toán chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ mức đóng góp vào ngân

sách càng cao và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp càng

lớn.

 Số chỗ việc làm tăng thêm tính trên một đơn vị vốn đầu tư phát triển (H L):

∆Li



HL =

Ii

Trong đó:

HL: Hệ số chỗ việc làm thực tế tăng

∆Li: Số chỗ việc làm thực tế tăng thêm năm thứ i

Ii: Giá trị vốn đầu tư phát triển trong kỳ.

Chỉ tiêu HL cho biết, một đơn vị vốn đầu tư phát triển tạo ra bao nhiêu số chỗ

làm việc thực tế. Kết quả tính toán chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ số chỗ việc làm

được tạo ra càng cao và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp

càng lớn.

Mức độ chiếm lĩnh thị trường do đầu tư: được tính bằng tỉ số giữa doanh thu

do bán sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường với tổng doanh thu do tiêu thụ sản



- 18 -



phẩm cùng loại tại thị trường này. Kết quả tính toán chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ

doanh nghiệp chiếm lĩnh được một thị phần cao và hiệu quả của hoạt động đầu tư

phát triển của doanh nghiệp càng lớn.

1.4 CÁC NHÂN TỐ XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP VIỄN

THÔNG

Đầu tư phát triển đóng vai trò quan trọng và là một bộ phận không thể tách rời

đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Đầu tư phát triển

thường đòi hỏi một lượng vốn lớn, thời gian đầu tư kéo dài và kết quả đầu tư phát

huy tác dụng lâu dài trong cả thời kỳ vận hành. Do vậy kết quả đầu tư và hiệu quả

đầu tư không thể tách rời với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp và chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ các nhân tố như quyết định đầu

tư; doanh thu, chi phí vận hành của dự án đầu tư; thời gian vận hành của dự án đầu

tư; giá trị còn lại của dự án đầu tư; thuế suất; lãi suất, tỷ giá hối đoái liên quan tới

dự án đầu tư…Bên cạnh đó, bản thân các nhân tố tác động tới kết quả và hiệu quả

đầu tư nêu trên lại bị rất nhiều yếu tố khách quan hoặc chủ quan khác tác động theo

mô hình như sau:

Hình 1.1: Cơ chế tác động tới kết quả và hiệu quả đầu tƣ

Các yếu tố

khách quan

- Quyết định đầu tƣ

- Doanh thu

- Chi phí vận hành

- Thuế, lãi suất, tỷ

giá hối đoái

- Giá trị còn lại của

dự án

Các yếu tố

chủ quan



Kết quả

đầu tƣ

Hiệu quả

đầu tƣ



- 19 -



- Các nhân tố khách quan

+ Yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội:

Các yếu tố kinh tế xã hội có liên quan mật thiết tới tình hình sản xuất kinh

doanh, có ảnh hưởng lớn tới kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp.

Các yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp cũng như có thể ảnh

hưởng tích cực hoặc ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh

nghiệp viễn thông. Thông thường, các yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội tác động tới thị

trường viễn thông của các doanh nghiệp. Tác động tích cực của các yếu tố kinh tế,

văn hóa xã hội sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông mở rộng thị

trường, có điều kiện để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và là tiền đề để doanh nghiệp

đưa ra các quyết định nhằm thực hiện công cuộc đầu tư mới, từ đó có ảnh hưởng

tích cực tới kết quả đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp.

Có thể kể ra các yếu tố kinh tế chủ yếu có tác động lớn tới hoạt động sản xuất

kinh doanh cũng như hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp viễn thông là:Môi

trường hoạt động kinh doanh, môi trường đầu tư quốc tế và trong nước, mức tăng

trưởng chung của kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, sự tăng trưởng của thị

trường du lịch quốc tế và trong nước, thu nhập bình quân đầu người trong nước, sự

phát triển của các loại hình dịch vụ viễn thông….

Các yếu tố văn hóa xã hội tác động tới quy mô thị trường của các doanh

nghiệp viễn thông nói chung và dịch vụ di động nói riêng được thể hiện ở quy mô

dân số, thu nhập bình quân đầu người, phân bố dân số giữa các vùng miền, cơ cấu

dân số theo độ tuổi, tập quán văn hóa của dân tộc, mức sống…Bên cạnh đó cũng

phải kể đến các yếu tố dịch bệnh, thông tin sai lệch về sự ảnh hưởng của viễn thông

đến sức khỏe con người, nguy cơ tiềm ẩn làm suy giảm mạnh thị trường viễn thông.

Ví dụ, dự kiến trong giai đoạn 2008-2012, tăng trưởng kinh tế của nước ta ở

mức với nhịp độ tương đối cao và ổn định, mức GDP bình quân đạt 8-8,5%/năm,

quy mô dân số Việt Nam đến năm 2012 sẽ lên tới 125 triệu người với mức thu nhập

bình quân đạt 1.500USD/người. Đây là một trong những yếu tố kinh tế xã hội có



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

×