Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 120 trang )
- 19 -
- Các nhân tố khách quan
+ Yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội:
Các yếu tố kinh tế xã hội có liên quan mật thiết tới tình hình sản xuất kinh
doanh, có ảnh hưởng lớn tới kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
Các yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp cũng như có thể ảnh
hưởng tích cực hoặc ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh
nghiệp viễn thông. Thông thường, các yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội tác động tới thị
trường viễn thông của các doanh nghiệp. Tác động tích cực của các yếu tố kinh tế,
văn hóa xã hội sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông mở rộng thị
trường, có điều kiện để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và là tiền đề để doanh nghiệp
đưa ra các quyết định nhằm thực hiện công cuộc đầu tư mới, từ đó có ảnh hưởng
tích cực tới kết quả đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
Có thể kể ra các yếu tố kinh tế chủ yếu có tác động lớn tới hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng như hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp viễn thông là:Môi
trường hoạt động kinh doanh, môi trường đầu tư quốc tế và trong nước, mức tăng
trưởng chung của kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, sự tăng trưởng của thị
trường du lịch quốc tế và trong nước, thu nhập bình quân đầu người trong nước, sự
phát triển của các loại hình dịch vụ viễn thông….
Các yếu tố văn hóa xã hội tác động tới quy mô thị trường của các doanh
nghiệp viễn thông nói chung và dịch vụ di động nói riêng được thể hiện ở quy mô
dân số, thu nhập bình quân đầu người, phân bố dân số giữa các vùng miền, cơ cấu
dân số theo độ tuổi, tập quán văn hóa của dân tộc, mức sống…Bên cạnh đó cũng
phải kể đến các yếu tố dịch bệnh, thông tin sai lệch về sự ảnh hưởng của viễn thông
đến sức khỏe con người, nguy cơ tiềm ẩn làm suy giảm mạnh thị trường viễn thông.
Ví dụ, dự kiến trong giai đoạn 2008-2012, tăng trưởng kinh tế của nước ta ở
mức với nhịp độ tương đối cao và ổn định, mức GDP bình quân đạt 8-8,5%/năm,
quy mô dân số Việt Nam đến năm 2012 sẽ lên tới 125 triệu người với mức thu nhập
bình quân đạt 1.500USD/người. Đây là một trong những yếu tố kinh tế xã hội có
- 20 -
ảnh hưởng tích cực tới thị trường viễn thông, các doanh nghiệp Viễn thông Việt
Nam sẽ có định hướng đầu tư để tăng năng lực phục vụ, khi đó các tài sản cố định
sẽ phát huy được tối đa công suất phục vụ, hứa hẹn sẽ tăng được doanh thu, lợi
nhuận và hiệu quả đầu tư phát triển.
+ Yếu tố an ninh, chính trị, pháp luật
Tình hình an ninh chính trị thế giới diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng tới tâm
lý khác hàng, như các cuộc xung đột giữa các nước láng giềng, các cuộc chiến tranh
tại vùng vịnh, các cuộc khủng bố lớn nhỏ diễn ra hầu hết các khu vực trên thế
giới…Nói chung các yếu tố này tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh
của ngành viễn thông ở các khía cạnh: giảm lưu lượng liên lạc giữa các thị trường
viễn thông, giảm doanh thu của ngành, làm tăng giá cả nhiên liệu đầu vào dẫn tới
giảm lợi nhuận…từ đó làm giảm nghiêm trọng hiệu quả đầu tư. Ngược lại, tình hình
an ninh, chính trị ổn định của một số nước trong thời gian qua mang lại sức hút cho
các nhà đầu tư và du khách quốc tế, tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp
viễn thông. Ví dụ, khi xảy ra các cuộc khủng bố tại Indonesia và Thái Lan, Việt
Nam là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư và khách du lịch, góp phần tăng lợi
nhuận cho các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam, góp phần tăng doanh thu, lợi
nhuận và mang lại hiệu quả đầu tư cao.
Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước tạo cơ hội thuận lợi cho các
doanh nghiệp phát triển nhưng cũng tạo ra những thách thức và tác động lớn tới
hiệu quả đầu tư của một doanh nghiệp. Ảnh hưởng tích cực của các chính sách vĩ
mô về khuyến khích, ưu đãi đầu tư, chính sách tài chính tiền tệ, chính sách thuế
xuất, nhập khẩu sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư, hạn chế
thất thoát trong quá trình sử dụng vốn, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, từ đó
nâng cao được hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
+ Một số yếu tố khách quan khác
Một số yếu tố khách quan khác có ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả đầu tư
của doanh nghiệp viễn thông như sự phát triển của khoa học công nghệ, sự biến
- 21 -
động bất lợi của giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, giá thuê kênh, giá thuê nhà
trạm…Yếu tố công nghệ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp viễn thông có điều kiện
sử dụng các công nghệ hiện đại, có khả năng phát triển dịch vụ nhanh hơn, nhiều
dịch vụ giá trị gia tăng trên nền công nghệ mới hơn, suất doanh thu và lợi nhuận cao
hơn và hiệu quả đầu tư nâng cao. Trong khi đó, sự tăng giá của thiết bị, công nghệ,
giá thuê kênh, thuê nhà trạm làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận và ảnh hưởng trực
tiếp tới hiệu quả đầu tư.
- Các nhân tố chủ quan
+ Chiến lược phát triển, chủ trương đầu tư và kế hoạch đầu tư phát triển
của doanh nghiệp
Chiến lược phát triển, chủ trương đầu tư đúng và các kế hoạch đầu tư hợp lý là
điều kiện tiên quyết để đảm bảo hiệu quả đầu tư của một doanh nghiệp. Chiến lược
phát triển của doanh nghiệp là kế hoạch tổng thể xác định mục tiêu cơ bản, dài hạn
của doanh nghiệp, các chính sách và giải pháp sử dụng các nguồn lực để thực hiện
mục tiêu phù hợp với môi trường kinh doanh.
Chiến lược có vai trò định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp, là căn
cứ để xác định chủ trương đầu tư, từ đó xây dựng các kế hoạch đầu tư cụ thể và đưa
ra những phương án huy động vốn cũng như các biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
Chiến lược phát triển, chủ trương đầu tư cùng với việc lựa chọn phương án, dự
án đầu tư đúng đắn là những yếu tố quan trọng đảm bảo việc duy trì và tiếp tục nâng
cao hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại, chủ trương đầu tư bất
hợp lý sẽ gây ra thất thoát, lãng phí và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả đầu tư.
+ Công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư.
Chuẩn bị đầu tư là giai đoạn đầu tiên của quá trình đầu tư phát triển, quyết
định sự thành công hay thất bại của mỗi công cuộc đầu tư. Chất lượng của công tác
lập dự án đầu tư, chất lượng của công tác nghiên cứu, dự đoán thị trường, lựa chọn
- 22 -
phương án đầu tư, nguồn cung cấp đầu vào, lựa chọn công nghệ sản xuất…là những
yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả của công cuộc đầu tư.
Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, việc hoàn thành đúng tiến độ thời gian đóng
vai trò quan trọng. Ở giai đoạn này, vốn đầu tư của dự án được chi ra nằm khê
đọng, là giai đoạn vốn không sinh lời. Thời gian thực hiện đầu tư có thể kéo dài do
thiếu vốn, đầu tư dàn trải…sẽ làm chậm thời gian đưa dự án vào khai thác, sử
dụng…làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án.
+ Vốn đầu tư, quy mô vốn đầu tư
Vốn đầu tư và quy mô vốn đầu tư có ảnh hưởng rất quan trọng tới hiệu quả
đầu tư của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp mà công tác đầu tư phát triển
đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn như các doanh nghiệp viễn thông, do phải
mua sắm các trang thiết bị đặc chủng, công nghệ cao, nếu doanh nghiệp có quy mô
vốn đầu tư nhỏ, cơ cấu vốn đầu tư bất hợp lý thì sẽ phải tăng công nợ, tăng chi phí
vận hành dự án, dẫn tới giảm lợi nhuận, hạn chế khả năng mở rộng đầu tư, đổi mới
công nghệ, đầu tư tập trung do đó ảnh hưởng xấu tới kết quả và hiệu quả đầu tư.
- 23 -
CHƢƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG
TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2003-2007
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Những năm cuối thập kỷ 80, là những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới
theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tình hình kinh tế xã
hội của đất nước có nhiều biến chuyển, mở ra một hướng đi mới tích cực. Việt Nam
rút quân độ ra khỏi campuchia, quân đội chuyển sang thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng
chiến đấu và tham gia sản xuất, làm kinh tế, bảo vệ công cuộc đổi mới do Đảng ta
đề xướng và lãnh đạo. Binh chủng thông tin liên lạc là đơn vị có nhiệm vụ bảo đảm
thông tin liên lạc cho lãnh đạo chỉ huy từ Trung ương đến các đơn vị cơ sở trong
toàn quân trong cả thời bình cũng như thời chiến. Việc đào tạo, bồi dưỡng, thu hút,
giữ gìn nguồn cán bộ, nhân viên kỹ thuật về thông tin nói chung và lĩnh vực viễn
thông nói riêng cần được quan tâm sâu sắc, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong
tình hình mới.
Chức năng Quân đội là một quân đội chiến đấu, một quân đội công tác, trong
thời bình phải tích cực tham gia sản xuất làm kinh tế, đóng góp tích cực vào việc
phát triển kinh tế xã hội.
Từ căn cứ trên, Binh chủng thông tin liên lạc đã lập luận chứng kinh tế kỹ
thuật báo cáo Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng Nhà nước về việc xây
dựng, thành lập Tổng Công ty điện tử và thiết bị thông
Ngày 01/06/1989 Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) ra nghị định số
58/HĐBT, do Phó chủ tịch Võ Văn Kiệt ký, Quyết định Tổng Công ty điện tử và
thiết bị thông tin nay là Tổng Công ty viễn thông Quân đội(VIETTEL).
Ngày 01/6/1996, trước yêu cầu phát triển chiến lược viễn thông quốc gia,
được phép của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Quốc phòng ra quyết định số: 615/QĐ-
- 24 -
QP đổi tên Tổng Công ty điện tử và thiết bị thông tin thành Công ty điện tử viễn
thông Quân đội, tên giao dịch Quốc tế là VIETTEL. Từ đây danh tiếng VIETTEL
đã chính thức trở thành tên và thương hiệu doanh nghiệp của Công ty, từng bước để
lại dấu ấn ngày càng đậm nét trong ngành bưu chính viễn thông cũng như trong đời
sống kinh tế xã hội của cả nước.
Ngày 28/10/2003 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 262/2003/QĐBQP”Đổi tên Công ty Điện tử viễn thông Quân đội thành Công ty viễn thông Quân
đội thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc, tên giao dịch bằng tiếng anh là VIETTEL
CORPORATION, tên viết tắt là VIETTEL”
Thực hiện quyết định số 43/2005/QĐ- TTg ngày 2 tháng 3 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Tổng Công ty viễn thông Quân đội,
ngày 6/4/2005, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số: 45/2005/QĐ- BQP
về việc thành lập Tổng Công ty viễn thông Quân đội, tên giao dịch bằng tiếng Anh;
VIETTEL CORPORATION, tên viết tắt VIETTEL; trụ sở chính; Số 1- Giang Văn
Minh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Được thành lập ngà y 1 tháng 6 năm 1989, sau 2 lần đổi tên và bổ sung ngành
nghề, hiện nay Cty Viễn thông quân đội (Viettel) được phép kinh doanh các dịch vụ
bưu chính viễn thông trong nước và quốc tế; khảo sát, thiết kế, xây lắp các công
trình thông tin, cột anten cho các đài PT-TH, xuất nhập khẩu các thiết bị viễn thông,
điện, nguồn điện... 15 năm xây dựng phát triển và trưởng thành, đặc biệt trong
những năm gần đây, Viettel đã đưa ra thị trường nhiều dịch vụ tiện ích được đông
đảo khách hàng đón nhận.
Tổng Công ty viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tổng Công ty
do Nhà nước quyết định và đầu tư thành lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản
tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà
nước và điều lệ của Tổng Công ty.
Tên Tổng Công ty: Tổng Công ty viễn thông Quân đội
Tên tiếng Anh:
VIETTEL CORPORATION