1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

2 Khái niệm hoạt động cho vay và chất lƣợng tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 95 trang )


Từ khái niệm trên cho thấy chất lượng tín dụng cần được xem xét trên ba góc

độ: ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.

Chất lượng tín dụng xét từ góc độ Ngân hàng thương mại:

Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù

hợp với khả năng theo hướng tích cực của ngân hàng và phải đảm bảo sự cạnh tranh

của ngân hàng trên thị trường, đồng thời phải đảm bảo cả nguyên tắc hoàn trả đúng

hạn cả gốc và lãi. Chất lượng tín dụng tại một ngân hàng phải thể hiện ở chỉ tiêu lợi

nhuận hợp lý và ngày một gia tăng, dư nợ ngày càng tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn

đảm bảo đúng quy định và hợp lý, đảm bảo cơ cấu vốn giữa ngắn hạn, trung hạn và

dài hạn của ngân hàng.

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng,

nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro. Cho nên để hạn chế những rủi ro đó, ngân hàng

luôn quan tâm đến chất lượng của các khoản tín dụng bằng cách xem xét đánh giá

mỗi khách hàng vay một cách kỹ lưỡng, để từng khoản cho vay của ngân hàng có

thể đảm bảo an toàn trảnh rủi ro xảy ra. Cụ thể: để xem xét một khoản tín dụng nào

đó có đạt hiệu quả hay không ngân hàng thường đặt khách hàng vào môi trường

kinh doanh hiện tại của chính các doanh nghiệp, để đánh giá xem họ đang kinh

doanh trong thị trường nào, những mặt hàng của doanh nghiệp sau khi sản xuất có

khả năng tiêu thụ hay không…

Tìm hiểu về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng

nắm bắt được đồng vốn mà ngân hàng cho vay đã được sử dụng có đúng mục đích

và hiệu quả hay không. Đây là điều kiện bắt buộc đối với ngân hàng khi cho vay để

tránh những trường hợp khách hàng vay nhưng không sử dụng vốn vay như trong

hợp đồng tín dụng. Sử dụng vốn vay vào mục đích khác và nếu sử dụng vào những

mục đích buôn bán trái pháp luật thì ngân hàng có thể sẽ bị liên đới theo.

Chất lượng tín dụng xét từ góc độ khách hàng:

Để tạo nên một khoản tín dụng có chất lượng không chỉ phụ thuộc vào bản

thân ngân hàng mà còn phụ thuộc vào cả khách hàng. Khách hàng là một trong

những chủ thể quan trọng tạo nên khoản tín dụng có hay không có chất lượng. Chất

lượng tín dụng được tạo nên từ nhiều phía, các ngân hàng và doanh nghiệp đều có

11



vai trò quan trọng để tạo nên chất lượng của khoản tín dụng. Ngân hàng có thiện chí

cho vay để giúp các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất được dễ dàng và trôi

chảy hơn, nhưng nếu doanh nghiệp cố tình làm trái kế hoạch so với trong hợp đồng

tín dụng, sử dụng vốn vay không đúng mục đích điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng

thu hồi vốn của ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng sau này.

Ngoài ra, thông qua quan hệ tín dụng lâu dài với khách hàng, sự am hiểu về

khách hàng sẽ làm cho ngân hàng hiều rõ nhu cầu tín dụng của khách hàng, đảm

bảo thoả mãn nhu cầu hợp lý về vốn cho họ. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt

hiện nay, chất lượng yêu cầu hàng đầu trong cạnh tranh. Do vậy, chất lượng tín

dụng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng như lãi suất hợp lý, thủ tục đơn

giản không phiền hà, điều này không những thu hút khách mà vẫn đảm bảo đúng

nguyên tắc và quy định của tín dụng phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội, đảm

bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, góp phần làm lành mạnh tổ chức của

doanh nghiệp.

Tóm lại, chất lượng tín dụng xét từ góc độ khách hàng chính là sự thoả mãn

kịp thời nhu cầu về vốn cho khách hàng, giúp khách hàng mau chóng và kịp thời sử

dụng vốn vào mục đích kinh doanh của mình, ngoài ra chất lượng tín dụng có được

đảm bảo hay không là còn phụ thuộc vào sự hợp tác của khách hàng là sử dụng vốn

vay đúng mục đích và hiệu quả.

Chất lượng tín dụng xét từ góc độ là nền kinh tế nói chung:

Xét từ góc độ này, chất lượng tín dụng phải hỗ trợ cho hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm sản

phẩm cho xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế và khai thác khả năng tiềm ẩn trong

nền kinh tế. Có thể thấy chất lượng tín dụng tác động trước tiên đến bản thân ngân

hàng sau đó là đến khách hàng và từ đó tác động đến nền kinh tế nói chung. Sự tác

động này phải làm thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tựu chung lại, chất lượng tín dụng là chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ

thích nghi của ngân hàng thương mại và sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó

thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh, để Ngân hàng tồn tại

và phát triển. Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố như: thu hút được

những khách hàng có quan hệ tín dụng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an

toàn của vốn tín dụng, chi phí tổng thể về sản xuất, chi phí nghiệp vụ…

12



1.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNNVV trong hoạt

động kinh doanh của NHTM

1.3.1 NHTM và hoạt động cho vay của NHTM

1.3.1.1 NHTM và các hoạt động chủ yếu của NHTM

Khái niệm NHTM

Theo pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của Hội đồng Nhà nước Việt

Nam xác định: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động

chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và

sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện

thanh toán”. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân

hàng, với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín

dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.

Các hoạt động chủ yếu của NHTM

Do nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, các ngân hàng không ngừng

tăng cường mở rộng các danh mục các sản phẩm ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu

ngày càng đa dạng của khách hàng, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và thu lợi nhuận

cao. Tuy nhiên, về cơ bản chúng ta có thể sắp xếp các hoạt động đó vào một trong

ba nhóm sau:

- Hoạt động huy động tiền gửi.

- Hoạt động tín dụng.

- Hoạt động cung cấp các dịch vụ.

* Huy động tiền gửi:

Ngân hàng tập trung huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế quốc dân.

Bên cạnh đó, khi cần vốn cho nhu cầu thanh khoản hay đầu tư cho vay, các ngân

hàng thương mại có thể đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ các công ty khác,

các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính.

Trong quá trình thu hút nguồn vốn ngân hàng phải bỏ ra những chi phí giao

dịch, chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi ngân hàng vay và các khoản chi phí khác có liên

quan. Những khoản chi này đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng những đồng vốn huy

động được có hiệu quả để có thể bù đắp các khoản chi phí và đem lại lợi nhuận cho

Ngân hàng.

* Hoạt động tín dụng

13



- Cho vay:

+ Cho vay thương mại: Ngay thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu

thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các

khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước). Sau đó bước chuyển tiếp từ chiết

khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua),

giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.

+ Cho vay tiêu dùng: Trong giai đoạn đầu, các ngân hàng không tích cực cho

vay đối với cá nhân và hộ gia đình do tính rủi ro cao. Sự gia tăng thu nhập của người

tiêu dùng và sự cạnh tranh đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng

như một khách hàng tiềm năng. Sau thế chiến thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành

loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất tại các nước có nền kinh tế phát triển.

+ Tài trợ cho dự án: Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn,

các ngân hàng cũng ngày càng quan tâm vào việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới

đặc biệt là tài trợ trong các ngành công nghệ cao. Một số ngân hàng còn cho vay để

đầu tư vào bất động sản. Tất nhiên, loại hình tín dụng này rủi ro tương đối cao.

Chính vì thế, giai đoạn xem xét trước khi cho vay, xem xét người vay tiền và việc

sử dụng tiền vay mà người ta gọi là thẩm định tín dụng luôn chiếm vị trí quyết định.

- Đầu tư:

Hoạt động đầu tư chủ yếu của Ngân hàng trên thị trường tài chính thông qua

việc mua bán các chứng khoán: công trái và tín phiếu. Thu nhập của ngân hàng từ

hoạt động này là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua. Ngoài ra ngân hàng còn

hùn vốn liên doanh với các doanh nghiệp, trong quá trình đó Ngân hàng sẽ được

chia lợi nhuận từ hoạt động này.

* Hoạt động cung cấp các dịch vụ:

Tận dụng vị trí uy tín, chuyên môn của mình là một trung gian tài chính có

nhiều quan hệ với khách hàng, có khả năng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, các

ngân hàng ngày nay cung cấp rất nhiều các dịch vụ khác nhau từ dịch vụ thanh toán,

bảo lãnh, làm đại lý... cho đến việc lập két giữ tiền, của cải phục vụ cho khách hàng.

Các dịch vụ này có thể hoàn toàn độc lập hoặc có thể liên quan hỗ trợ cho các hoạt

động huy động vốn, hoạt động tín dụng (đặc biệt là hoạt động thanh toán) nhưng

chúng đều đem lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phí dịch vụ. Đối với hầu hết

14



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

×