1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

4 Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thƣơng mại đối với DNNVV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 95 trang )


Một khoản tín dụng được coi là có chất lượng điều trước tiên phải tuân theo

các quy chế, chế độ, thông lệ tín dụng do Ngân hàng ban hành. Đây là những quy

định có tính chất bắt buộc và nó được cụ thể hoá từ quy trình tín dụng từ khâu tiếp

nhận hồ sơ đến khi thu hồi được cả gốc và lãi. Những quy định này là cơ sở pháp lý

để đảm bảo cho khoản tín dụng được an toàn hơn, hiệu quả hơn. Mặt khác, điều này

cũng thể hiện một cách cơ bản trình độ nghiệp vụ tín dụng. Theo đánh giá ban đầu

việc tuân theo các nguyên tắc sẽ là cơ sở giúp cho ngân hàng tránh rủi ro, đảm bảo

an toàn khi sử dụng nguồn vốn, là thước đo đánh giá chất lượng của một khoản tín

dụng. Ví dụ: Khi ngân hàng đưa ra quyết định cho vay điều trước tiên Ngân hàng

phải tiến hành các công việc như: Thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định tư cách pháp

nhân của khách hàng, thẩm định báo cáo tài chính, thẩm định tình hình sản xuất kinh

doanh và phương án sử dụng tiền vay. Việc thẩm định các điều trên sẽ giúp Ngân hàng

đưa ra quyết định có cho vay hay không. Khi cho vay ngân hàng còn phải thường

xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng xem họ có sử

dụng đúng mục đích và hiệu quả hay không. Ngoài kiểm tra mục đích sử dụng vốn

vay, ngân hàng còn kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có đạt hiệu

quả không vì điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Ngoài ra, uy tín của ngân hàng cũng quyết định đến chất lượng tín dụng của

ngân hàng. Một ngân hàng có lịch sử lâu đời, có uy tín, có kinh nghiệm trên thị

trường sẽ dễ dàng thu hút được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có uy tín đến

với mình hơn, hạn chế được những khách hàng có ý đồ không lành mạnh, điều này

ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, khi một ngân hàng

có quan hệ làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp, thì ngân hàng cũng dễ dàng biết

san sẻ, giúp đỡ các doanh nghiệp khi họ gặp khó khăn. Tránh được những rủi ro

không đáng có cho ngân hàng cũng như cho doanh nghiệp. Đây chính ưu thế của

các ngân hàng lớn và các ngân hàng có lịch sử lâu đời vì họ dễ dàng thu hút được

những khách hàng lớn có hoạt động kinh doanh tương đối lớn và hiệu quả, đặc biệt

họ dễ dàng giữ được những khách hàng truyền thống và trung thành với ngân hàng.

* Các chỉ tiêu của ngân hàng

Trước hết là việc chấp hành các bước cụ thể trong quy trình tín dụng, đây là

việc làm cơ bản mà về nguyên tắc là không thể bỏ qua bất kì một công đoạn nào.

20



Nó là cơ sở pháp lí đảm bảo cho món vay được an toàn, hiệu quả. Hiện nay, một

quy trình tín dụng thường gồm 5 bước: lập hồ sơ tín dụng, phân tích tín dụng, quyết

định tín dụng, giải ngân và cuối cùng là giám sát, thanh lí hợp đồng tín dụng.

Kết cấu nguồn vốn: Một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động cho vay của ngân

hàng là phân tán rủi ro. Để thực hiện được yêu cầu này, một ngân hàng cần phải đa

dạng hóa các đối tượng khách hàng của mính, làm như vậy ngân hàng vừa tránh được

rủi ro, lại vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế đa dạng.

Quy mô của hoạt động tín dụng: Một ngân hàng không chỉ quan hệ với các

tổng công ty lớn mà quên đi thị trường tiềm năng các DNNVV, một ngân hàng

muốn có hiệu quả hoạt động cho vay cao là phải có một đội ngũ khách hàng đa

dạng, hơn thế nữa tỷ lệ dư nợ của một khách hàng cũng không quá cao vì như vậy

sẽ dẫn đến tốc độ quay vòng vốn của ngân hàng sẽ giảm, rủi ro tiềm ẩn cao.

Thêm vào đó là thái độ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân

hàng cũng là một yếu tố hết sức quan trọng.

* Chỉ tiêu về phía khách hàng

Một món vay có chất lượng cao chỉ khi khách hàng có ý muốn hợp tác và là

một khách hàng có chữ tín. Ngân hàng chỉ có thể đưa ra quyết định cho vay sau khi

đã tiến hành các bước phân tích, thẩm định tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ rất dễ

bị đánh lừa bởi các báo cáo tài kết quả kinh doanh “giả” nếu các khách hàng không

chung thực, như vậy khoản vay sẽ gặp rủi ro.

Bằng những phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, khả năng tài chính tốt

khách hàng sẽ được ngân hàng chấp nhận cho vay. Nhưng việc sử dụng vốn đúng

mục đích mới là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của khoản vay. Một

khoản vốn được sử dụng đúng mục đích sẽ mang lại cho khách hàng chữ tín, ngân

hàng sẽ có được một khách hàng đáng tin cậy, như vậy quan hệ giữa khách hàng và

ngân hàng sẽ ngày một gắn bó.

* Về phía nhà nước

Các hợp đồng tín dụng muốn được thành lập nhanh chóng, chỉ khi các giấy

tờ thủ tục của cơ quan có thẩm quyền, ủy ban các cấp được giải quyết kịp thời. Hiện

nay ở nước ta, thủ tục còn rườm rà, mất thời gian làm ảnh hưởng tới tốc độ giải

ngân, gây thiếu vốn, làm chậm quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4.1.2 Chỉ tiêu định lượng

21



Bên cạnh các chỉ tiêu định tính, chất lượng tín dụng còn được cụ thể hoá qua

các chỉ tiêu định lượng. Thông qua các chỉ tiêu định lượng chúng ta mới đánh giá

được một cách đúng đắn về chất lượng tín dụng của một Ngân hàng.

Chỉ tiêu mang tính định lượng bao gồm nhóm chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu tổng dư nợ:

Tổng dư nợ được đề cập để đánh giá chất lượng tín dụng. Tổng dư nợ thường

bao gồm các khoản sau: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho vay uỷ

thác… Chỉ tiêu tổng dư nợ được đo bằng số tuyệt đối, nó phản ánh doanh số cho

vay của ngân hàng trong một kỳ (một năm) là bao nhiêu. Tổng dư nợ thấp thường

phản ánh chất lượng tín dụng thấp vì nó phản ánh ngân hàng khó có khả năng mở

rộng hoạt động cho vay, khả năng tiếp thị khách hàng của đội ngũ nhân viên Ngân

hàng là kém, trình độ chưa cao không đảm bảo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, khi xem xét

chỉ tiêu này chúng ta không nên xem xét chúng theo từng thời kỳ riêng rẽ mà phải

xem xét chúng trong cả một quá trình, trên cơ sở đó để phân tích các yếu tố tác

động bên ngoài để chỉ số này phản ánh một cách tốt nhất. Ngoài ra, chỉ tiêu tổng dư

nợ cao chưa chắc đã phản ánh chất lượng tín dụng sẽ tốt. Cho nên ngoài chỉ tiêu này

ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng tín dụng.

Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng:

- Doanh số cho vay: phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã giải ngân cho

khách hàng theo hợp đồng tín dụng. Doanh số cho vay thể hiện quy mô tuyệt đối

của hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và được tính bằng cách

cộng dồn các khoản cho vay trong một niên độ kế toán. Con số này thể hiện xu

hướng hoạt động tín dụng đối doanh nghiệp vừa và nhỏ là mở rộng hay thu hẹp. Cụ

thể, khi doanh số cho vay càng lớn càng chứng tỏ khả năng mở rộng hoạt động cho

vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ càng tốt.

- Doanh số thu nợ: Được tính bằng cách cộng dồn các khoản thu nợ trong

một niên độ kế toán, chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn mà Ngân hàng đã cho doanh

nghiệp vừa và nhỏ vay được hoàn trả trong một kỳ.

- Dư nợ tín dụng: là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn mà khách hàng đang còn nợ

ngân hàng tại một thời điểm cụ thể. Chỉ tiêu này được tính trên số dư cuối kỳ trên

bảng cân đối toán của ngân hàng, chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn của ngân hàng đã

giải ngân tại một thời điểm cụ thể:

22



Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng dư nợ: chỉ tiêu

này cho biết dư nợ tín dụng đối doanh nghiệp vừa và nhỏ là lớn hay nhỏ đặt trong

mối tương quan với dư nợ tín dụng đối với các đối tượng khách hàng.

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: được tính bằng

cách lấy số dư nợ cho vay cuối kỳ trừ đi số dư nợ cuối kỳ chia cho số dư nợ đầu kỳ.

Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc

đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng, khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng

của ngân hàng, điều này thể hiện phần nào chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, khi đánh

giá chất lượng tín dụng, không thể chỉ nhìn vào việc mở rộng tín dụng mà cần xem

xét các yếu tố khác như phải tính khả năng an toàn và lành mạnh của các khoản tín

dụng đó.

Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn:

Chỉ tiêu nợ quá hạn được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất

lượng tín dụng. Chỉ tiêu nợ quá hạn được tính theo công thức sau:

Dư nợ quá hạn x 100%

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng dư nợ



Xét về bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan

trọng bậc nhất để cấu thành nên chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không

hoàn trả đúng hạn như đã cam kết mà không có lý do chính đáng thì khoản tín dụng

này đã vi phạm nguyên tắc quan trọng bậc nhất của ngân hàng và nó bị chuyển sang

nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường gọi là lãi suất phạt.

Nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ dẫn đến ngân hàng nguy cơ mất vốn, mất khả

năng thanh toán và giảm thu nhập, chất lượng tín dụng thấp. Nếu tỷ lệ này thấp

chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt, mức độ rủi ro thấp, chất lượng tín

dụng cao. Thông thường nếu tỷ lệ này lớn hơn 7% thì chất lượng tín dụng của ngân

hàng yếu kém, thường tỷ lệ này nhỏ hơn 5% thì nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng

tốt, chất lượng tín dụng cao. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt, càng phản ánh chất lượng

tín dụng cao.

23



Thường các ngân hàng thương mại dùng quỹ rủi ro để lý giảm hoặc xoá nợ

tuỳ theo tình hình thực tế từng món vay để giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn

phụ thuộc vào tổng số nợ đã chuyển sang nợ quá hạn và tổng dư nợ tại một thời

điểm, thường là ngày cuối quý hoặc ngày cuối năm. Để giảm nợ quá hạn các ngân

hàng thương mại thường giảm số tuyệt đối nợ quá hạn nếu số dư nợ tín dụng tăng

không đáng kể hoặc vừa giảm nợ quá hạn vừa tăng dư nợ tín dụng. Trong trường hợp

ngân hàng không thể giảm được dư nợ quá hạn hoặc giảm không đáng kể, các ngân

hàng thương mại thường tăng tổng dư nợ tín dụng tức là tăng quy mô nợ tín dụng.

Để chỉ tiêu này phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, nợ quá hạn có

thể được phân loại nhỏ hơn theo thời gian quá hạn thành nợ quá hạn thông thường,

nợ quá hạn khó đòi, nợ có khả năng mất vốn…

Chỉ tiêu nợ quá hạn khó đòi được tính như sau:

Nợ khó đòi

Tỷ lệ nợ khó đòi =

Tổng dư nợ



Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng mất vốn một phần hay toàn bộ số vốn mà

ngân hàng đã cho vay, do đó mục đích của các ngân hàng là làm cho tỷ lệ này càng

nhỏ càng tốt.

Vòng quay vốn tín dụng:

Chỉ tiêu này đánh giá tần suất sử dụng vốn( hiệu quả sử dụng vốn) của ngân

hàng trong một thời gian nhất định. Nó còn phản ánh khả năng tổ chức quản lý vốn tín

dụng và chất lượng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải quyết hợp lý giữa

lợi ích: Nhà nước, khách hàng và ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng =



Vòng quay vốn tín dụng phản ánh số Dư nợ bình quân

vòng chu chuyển của vốn tín dụng

(thường là 1 năm). Hệ số này càng cao, chứng tỏ vốn của ngân hàng quay vòng

nhanh, tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu về

vốn cho các doanh nghiệp và có thể tăng thêm nguồn vốn để tiếp tục đầu tư cho

24



doanh nghiệp khác phát triển sản xuất kinh doanh, mang lại cho ngân hàng nhiều lợi

nhuận, khả năng thu hồi gốc và lãi tốt, chất lượng tín dụng cao.

Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng:

Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt

động ngân hàng nói chung. Nó đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng tài sản của nhà

quản lý.

Nguồn thu từ hoạt động cho vay là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại

phát triển. Nguồn thu từ hoạt động cho vay được tính trên cơ sở lãi suất cho vay,

thông thường lãi suất cho vay hay lãi suất đầu ra phải cao hơn lãi suất đầu vào tức

lãi suất huy động cộng với các chi phí nghiệp vụ ngân hàng thì mới đảm bảo lợi

nhuận cho ngân hàng. Trong từng kỳ cụ thể, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách

khách hàng hợp lý, như chính sách ưu đãi về lãi suất hay hạn mức tín dụng nhằm

mở rộng đầu tư tín dụng thu hút khách hàng mà vẫn đảm bảo hoạt động tín dụng đạt

hiệu quả cao nhất. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay không

những thu hồi được cả gốc mà được cả lãi, đảm bảo được tính an toàn đồng vốn

vay. Chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá, xếp loại chất lượng tín dụng

của Ngân hàng.

1.4.2 Các tiêu chí đánh giá của BIDV

Theo QĐ số 6366/PTSP ngày 19 tháng 11 năm 2008 của Ngân hàng đầu tư và phát

triển Việt Nam xác định chất lượng tín dụng đối với DNNVV:

Thứ nhất: Tiêu chí xác định DNNVV của BIDV

1. Đối với doanh nghiệp đủ điều kiện xếp hạng trên Hệ thống xếp hạng tín

dụng nội bộ của BIDV: DNNVV là doanh nghiệp có điểm quy mô theo Hệ thống

xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV ở mức quy mô vừa (điểm quy mô từ 12 đến 21

điểm) và quy mô nhỏ (điểm quy mô đạt dưới 12 điểm).

Bảng 1.2. Tiêu chí xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp

NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Chi nhánh: NHĐT&PT Thăng Long



THÔNG TIN TỔNG HỢP VỀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP

Kỳ báo cáo: Kỳ báo cáo thời điểm 31/12/20…..

25



Tên doanh nghiệp:

Mã khách hàng (CIF):

Tổng dƣ nợ: …………….. Triệu VNĐ

Mã số thuế:

Tình trạng NQH:

Thời hạn vay:



Ngành hoạt động:

Loại hình DN:

Lĩnh vực hoạt động:

Điểm Quy mô:

Quy mô doanh nghiệp:

Kiểm toán báo cáo tài

chính:

Thời điểm báo cáo tài

chính: 31/12/20…..



Tên cán bộ TD:

Phòng TD:



TỔNG SỐ ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP



Điểm cho thông tin tài chính:

Điểm cho thông tin phi tài chính:

Tổng cộng:

Xếp loại doanh nghiệp:

Nhóm nợ:



Tỷ trọng

35.00%

65.00%



Điểm số



Điểm

số *

Tỷ

trọng



Loại …………... Độ rủi ro:

…………..

Nợ nhóm ……



1. THÔNG TIN TÀI CHÍNH

CÁC CHỈ TIÊU

Chỉ tiêu thanh khoản

1.Khả năng thanh toán hiện hành

2. Khả năng thanh toán nhanh

3. Khả năng thanh toán tức thời

Chỉ tiêu hoạt động

4. Vòng quay vốn lưu động

5. Vòng quay hàng tồn kho

6. Vòng quay các khoản phải thu

7. Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Chỉ tiêu cân nợ

8. Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản

9. Nợ dài dạn/Vốn CSH

Chỉ tiêu thu nhập

10. Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần



Tỷ trọng

25.00%

8.00%

12.00%

5.00%

25.00%

7.00%

7.00%

6.00%

5.00%

25.00%

10.00%

15.00%

25.00%

6.00%



11. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh

thu thuần

12. Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH bình quân



6.00%

4.00%



13. Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân

14. EBIT/Chi phí lãi vay



4.00%

5.00%



26



Giá trị



Điểm

số



Điểm số *

Tỷ trọng



TỔNG ĐIỂM CỦA THÔNG TIN TÀI

CHÍNH

2. THÔNG TIN PHI TÀI CHÍNH

CÁC CHỈ TIÊU

Khả năng trả nợ từ lƣu chuyển tiền tệ

Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn



Tỷ trọng

2.00%



Nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá

của cán bộ tín dụng

Trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ



3.00%



Lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh

nghiệp/ kế toán trưởng



2.80%



Kinh nghiệm chuyên môn của người trực tiếp

quản lý DN



2.80%



Trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý

doanh nghiệp



2.52%



Năng lực điều hành của người trực tiếp quản

lý DN theo đánh giá của CBTD



4.20%



Quan hệ của Ban lãnh đạo với các cơ quan

hữu quan



4.48%



Tính năng động và độ nhạy bén của Ban lãnh

đạo doanh nghiệp với sự thay đổi của thị

trường theo đánh giá của CBTD



2.80%



Môi trường kiểm soát nội bộ của DN theo

đánh giá của CBTD

Môi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp



2.80%

2.80%



Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của DN

trong giai đoạn từ 2 đến 5 năm tới

Quan hệ với ngân hàng



2.80%



Lịch sử trả nợ của KH (bao gồm cả gốc và lãi)

trong 12 tháng qua



3.70%



Số lần cơ cấu lại (bao gồm cả gốc và lãi)

trong 12 tháng vừa qua



3.33%



Tỷ trọng nợ (nợ gốc) cơ cấu lại trên tổng dư

nợ tại thời điểm đánh giá

Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại



3.33%

3.33%



Lịch sử quan hệ đối với các cam kết ngoại

bảng (thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết

thanh toán khác ...)



3.33%



Tình hình cung cấp thông tin của KH theo yêu

cầu của BIDV trong 12 tháng qua



3.33%



27



Giá trị



Điểm

số



Điểm số *

Tỷ trọng



Tỷ trọng doanh thu chuyển qua BIDV trong

tổng doanh thu (trong 12 tháng qua) so với tỷ

trọng tài trợ vốn của BIDV trong tổng số vốn

được tài trợ của DN



3.33%



Mức độ sử dụng các dịch vụ (tiền gửi và các

dịch vụ khác) của BIDV

Thời gian quan hệ tín dụng vói BIDV



3.33%

3.33%



Tình trạng nợ quá hạn tại các Ngân hàng khác

trong 12 tháng qua



3.33%



Định hướng quan hệ tín dụng với KH theo

quan điểm của CBTD

Các nhân tố bên ngoài

Triển vọng ngành



3.33%

3.30%



Khả năng gia nhập thị trường của các DN mới

theo đánh giá của CBTD



2.20%



Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào

(khối lượng và giá cả)



2.20%



Các chính sách bảo hộ / ưu đãi của nhà nước



1.65%



Mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh

của DN vào các điều kiện tự nhiên

Các đặc điểm hoạt động khác



1.65%



Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp

(nguồn nguyên liệu đầu vào)



1.90%



Sự phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng

(sản phẩm đầu ra)



1.71%



Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của doanh

thu của DN trong 3 năm gần đây



1.52%



Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của lợi

nhuận (sau thuế) của DN trong 3 năm gần đây

Số năm hoạt động trong ngành



1.52%

2.28%



Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp (tiêu thụ

sản phẩm)

Uy tín của doanh nghiệp với người tiêu dùng

Mức độ bảo hiểm tài sản

Ảnh hưởng của sự biến động nhân sự đến hoạt

động kinh doanh của DN trong 2 năm gần đây

Khả năng tiếp cận các nguồn vốn



1.52%

2.28%

1.52%

1.71%

1.52%



Triển vọng phát triển của DN theo đánh giá

của CBTD



1.52%



TỔNG ĐIỂM CỦA THÔNG TIN PHI TÀI

CHÍNH



28



2. Đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện xếp hạng trên Hệ thống xếp

hạng tín dụng nội bộ của BIDV: DNNVV được xác định theo các tiêu chí pháp luật

quy định (hiện nay, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 - Bảng 1.1)

Thứ hai: Các tiêu chí quản lý rủi ro đối với các DNNVV

1. BIDV không cấp tín dụng cho các mục đích/đối tượng sau đây:

a) Tài trợ cho các nhu cầu vốn mà pháp luật cấm (hiện nay, được quy định

tại Điều 9 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm

theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 (Quy chế cho vay 1627)

và các văn bản sửa đổi bổ sung của Ngân hàng Nhà nước).

b) Tài trợ cho hành vi đầu cơ hàng hoá, găm hàng, buôn lậu (hiện nay, được

quy định tại Nghị định 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 của Chính phủ về việc

Quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa

tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại).

c) Giám đốc doanh nghiệp dưới 21 tuổi.

d) Các doanh nghiệp cung cấp thông tin giả hoặc sai lệnh trong quá trình vay

vốn (trước, trong và sau khi cho vay) và/hoặc không hợp tác trong việc cung cấp

thông tin liên quan đến doanh nghiệp (thông tin tài chính, thông tin phi tài chính).

đ) Các doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp) có lịch sử quan hệ tín dụng không

tốt, chây ỳ trong việc trả nợ dẫn đến nợ quá hạn.

e) Các doanh nghiệp đang trong quá trình thanh lý, phá sản hoặc doanh

nghiệp liên quan đến những vụ kiện dẫn đến khả năng làm suy giảm tình hình tài

chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng.

Thứ ba: Điều kiện vay vốn đối với các DNNVV

a) Doanh nghiệp vay vốn phải đảm bảo các điều kiện vay vốn theo quy định

tại Quy chế cho vay 1627 và các văn bản sửa đổi bổ sung của Ngân hàng Nhà nước,

các văn bản hướng dẫn của BIDV.

b) Ngoài ra, doanh nghiệp vay phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có mục đích vay vốn rõ ràng, phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh

doanh trực tiếp của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp cam kết các khoản tiền thu được từ bán hàng (tối thiểu là

tương ứng với phần vốn cho vay) phải được chuyển về tài khoản của khách hàng

29



mở tại BIDV. Cam kết được thực hiện thành văn bản và phải được ghi trong hợp

đồng tín dụng.

Thứ tư: Định hướng ngành nghề đối với các DNNVV

Định hướng cấp tín dụng đối với các DNNVV theo các ngành nghề khác

nhau sẽ do BIDV quy định trong từng thời kỳ trên nguyên tắc: (i) hạn chế việc mở

rộng và phát triển việc cho vay, bảo lãnh đối với các DNNVV hoạt động sản xuất

kinh doanh trong các ngành nghề được nhận định là kém hiệu quả, mức độ rủi ro

cao, (ii) ưu tiên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề

có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Trong giai đoạn hiện nay, BIDV hạn chế cấp tín dụng đối với các DNNVV

thuộc các nhóm ngành như: xây lắp, kinh doanh bất động sản,…. ưu tiên cấp tín

dụng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu và sản

xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

khai thác chế biến tài nguyên khoáng sản, đầu tư thuỷ điện vừa và nhỏ.

Thứ năm: Về chính sách khách hàng

Trên cơ sở chấm điểm trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (khách hàng

được xếp loại theo 10 loại khác nhau: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D),

BIDV quy định năm (5) nhóm chính sách đối với DNNVV tương ứng với kết quả

xếp hạng tín dụng, cụ thể:

Chính sách đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA và AA

Chính sách đối với khách hàng có mức xếp hạng A và BBB

Chính sách đối với khách hàng có mức xếp hạng BB

Chính sách đối với khách hàng có mức xếp hạng B, CCC và CC

Chính sách đối với khách hàng có mức xếp hạng C và D

Đối với doanh nghiệp đủ điều kiện xếp hạng trên Hệ thống xếp hạng tín dụng

nội bộ của BIDV thì BIDV có chính sách tín dụng, chính sách đảm bảo tiền vay,

chính sách về sản phẩm dịch vụ khác nhau theo mức ưu tiên giảm dần từ AAA-D

Đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện xếp hạng trên Hệ thống xếp hạng

tín dụng nội bộ của BIDV thì các chi nhánh áp dụng chính sách khách hàng tương

tự như đối với khách hàng xếp hạng BB và việc cấp tín dụng đối với các trường hợp

DNNVV không đủ điều kiện xếp hạng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ do

30



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

×