1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

1 Khái Niệm và Đặc Điểm Thị Trường Bất Động Sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 122 trang )


9



Theo Bộ luật dân sự của Nước CHXHCN Việt Nam (điều 181), BĐS là

các tài sản không di dời được, bao gồm: đất đai; nhà ở, các công trình xây

dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây

dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; và các tài sản khác do pháp luật

quy định.

Như vậy, khái niệm BĐS rất rộng, đa dạng và cần được quy định cụ thể

bằng pháp luật của mỗi nước và có những tài sản có nước cho là BĐS, trong

khi đó nước khác lại liệt vào danh mục động sản. Hơn nữa các quy định về

BĐS trong pháp luật của Việt Nam là khái niệm mở mà cho đến nay chưa có

các quy định cụ thể danh mục các tài sản này.

1.1.1.2 Điều kiện để bất động sản trở thành hàng hóa

Không phải tất cả BĐS đều là hàng hóa. Muốn trở thành hàng hóa, một

mặt mỗi loại BĐS cụ thể phải được đưa ra giao dịch trên thị trường, hơn nữa

cũng là một loại BĐS như nhau nhưng việc có được tham gia thị trường BĐS

hay không còn phải được luật pháp không cấm. Mặt khác có những loại BĐS

rất khó hoặc không thể trở thành BĐS hàng hóa như nhiều loại BĐS công

cộng, mà việc sử dụng của người này không ảnh hưởng đến việc sử dụng của

người khác.

+ Đặc điểm của bất động sản hàng hóa

Cũng như các hàng hóa thông thường khác, BĐS hàng hóa cũng có hai

thuộc tính chung của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng

được hiểu là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con

người, giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong

hàng hóa. Tuy nhiên, do là hàng hóa đặc biệt nên BĐS hàng hóa còn có một

số đặc điểm riêng:

 Các BĐS chỉ có thể được tạo lập trên một diện tích cụ thể của đất đai.



10



 Đất đai có thể đóng vai trò là tài sản chính và thuộc chủ quyền của mỗi

quốc gia.

 Khi là hàng hóa thì giá thị trường của BĐS không chỉ phản ánh bản thân

giá trị của đất mà còn phản ánh lợi thế về vị trí, địa hình, địa mạo và các

tài sản tạo lập cơ sở hạ tầng trên đất.

 Hồ sơ mô tả về BĐS hàng hóa theo một trình tự pháp lý nhất định

 BĐS hàng hóa thường là loại tài sản có giá trị lớn, cần nhiều vốn đầu tư

trong dài hạn

 BĐS hàng hóa luôn luôn nằm trong một không gian nhất định, ảnh hưởng

trực tiếp đến cảnh quan môi trường sống của dân cư trong khu vực.

 Mỗi loại BĐS hàng hóa cụ thể lại có những đặc điểm riêng.

1.1.2 Thị trƣờng bất động sản

1.1.2.1 Khái niệm

Thị trường bất động sản là hệ thống các quan hệ, thông qua đó các giao

dịch về bất động sản của các bên tham gia được thực hiện.

Thị trường BĐS có thể được phân thành: thị trường đất đai, thị trường

nhà ở, thị trường các công trình kiến trúc phục vụ cho các nhu cầu sản xuất

(nhà xưởng, mặt bằng, kho tàng), phục vụ cho các nhu cầu thương mại (khách

sạn, văn phòng, nhà hàng, khu vui chơi giải trí...). Vai trò trung tâm thuộc về

thị trường đất đai.

Thị trường bất động sản có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:

 Nghĩa rộng: Thị trường bất động sản bao gồm cả các quan hệ trong các

ngành tạo lập BĐS, các thể chế hỗ trợ thị trường, các hoạt động có liên

quan trực tiếp đến giao dịch BĐS…

 Nghĩa hẹp: Thị trường bất động sản chỉ bao gồm các hoạt động có liên

quan trực tiếp đến giao dịch BĐS.



11



Ngoài ra, khi nhìn nhận thị trường BĐS ở các nước đang phát triển, vấn

đề thường được quan tâm là vấn đề thị trường chính quy và thị trường phi

chính quy. Thị trường BĐS chính quy được hiểu là thị trường mà ở đó các

hoạt động có liên quan đến giao dịch BĐS được thực hiện theo đúng quy định

của pháp luật. Thị trường BĐS phi chính quy lại liên quan tớ i các giao dịch

BĐS không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định của pháp luật,

nhưng vẫn tồn tại. Mức độ tồn tại của thị trường BĐS phi chính quy phản ánh

những tồn tại của hệ thống luật pháp và thực thi pháp luật của mỗi nước.

1.1.2.2 Đặc điểm

Ngoài những đặc điểm chung của thị trường hàng hóa, thị trường BĐS

còn có một số đặc điểm riêng, trong đó chủ yếu là:

 Thị trường BĐS không phải là thị trường giao dịch bản thân BĐS

mà là thị trường giao dịch các quyền là lợi gắn với BĐS.

Thị trường BĐS là thị trường giao dịch các quyền và lợi ích có được từ

việc sở hữu đất đai (quyền sử dụng đất đai). Bởi vì đất đai không bao giờ mất

đi (trừ trường hợp do thiên nhiên tác động), người có quyền sở hữu đất (quyền

sử dụng đất) không sử dụng đất như các tài sản thông thường khác, cái mà họ

có thể sử dụng đó là các quyền và lợi ích do đất đai mang lại. Tính chất này

của đất đai là yếu tố cơ bản quyết định đặc thù của giao dịch trên thị trường

BĐS. Chính vì vậy giá đất, một bộ phận của giá BĐS, không phản ánh giá trị

của hàng hóa đất đai, mà giá đất chỉ là chỉ số phản ánh khả năng thu lợi từ đất

hoặc hiệu qủa vốn đầu tư vào đất.

 Thị trường BĐS thường là một thị trường không hoàn hảo, đòi hỏi

sự can thiệp nhiều hơn của Nhà nước, đặc biệt trong công tác quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất, đô thị...

Thị trường BĐS có nội dung phong phú bao gồm các giao dịch dân sự

chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng BĐS, các giao dịch chuyển đổi BĐS,



12



các giao dịch cho thuê, thế chấp BĐS, giao dịch dùng BĐS góp vốn liên

doanh... Các giao dịch này được thực hiện thông qua các hợp đồng pháp luật

quy định hoặc theo tập quán được cộng đồng và giữa hai bên giao dịch chấp

nhận.

Thị trường BĐS phụ thuộc vào điều kiện đặc trưng của từng vùng, địa

phương, nó chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, truyền

thống và tập quán của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi cộng đồng khác nhau.

Sự hiểu biết về giao dịch và thực hiện giao dịch ở địa phương này đã xuất

hiện nhưng tại địa phương khác lại chưa xuất hiện, cá biệt hơn, có giao dịch

cùng loại nhưng ở địa phương khác nhau lại có cách tiến hành khác nhau.

Mức độ hoàn hảo của thị trường BĐS thấp hơn của thị trường hàng hóa

tiêu dùng và thị trường tư liệu sản xuất khác, đòi hỏi có sự can thiệp nhiều

hơn của Nhà nước, đặc biệt trong công tác quy hoạch, kế hoạch (sử dụng đất,

phát triển hạ tầng kinh tế – kỹ thuật, phát triển đô thị, khu dân cư, khu kinh tế

tập trung...), trong việc xác lập quyền và bảo hộ quyền sở hữu tài sản BĐS

của công dân, của tổ chức trong qúa trình trao đổi BĐS hàng hóa.

 Thị trường BĐS dễ bị phân khúc.

Bất động sản là một loại hàng hóa cố định mà không thể di dời về mặt vị

trí và nó chịu ảnh hưởng của yếu tố tập quán, thị hiếu của mỗi vùng, địa

phương khác nhau. Đồng thời, đất đai không thể di chuyển từ vùng này sang

vùng khác. Vì vậy, hoạt động của thị trường BĐS mang tính địa phương.

Thực tế cho thấy thị trường BĐS ở các đô thị thường có quy mô và trình độ

phát triển cao hơn ở nông thôn.

Tất cả các tổ chức sản xuất kinh doanh, tuyệt đại bộ phận hộ dân cư đều

có nhu cầu tham gia vào thị trường BĐS với tư cách là người mua, người bán,

người cho thuê hoặc thuê, người giao hoặc người nhận thừa kế, người thế

chấp, hoặc nhận thế chấp, người phát mại... BĐS hàng hóa. Do đó cơ cấu



13



cung – cầu BĐS rất đa dạng. Bên cạnh đó, những chính sách từ phía Nhà

nước áp dụng đối với các đối tượng cũng khác nhau nên thị trường BĐS dễ bị

phân khúc, nếu thiếu sự phối hợp đồng bộ sẽ tạo ra những biệt lập làm giảm

tính hiệu qủa của thị trường này.

 Tính nhạy cảm của thị trường bất động sản.

Thị trường BĐS rất nhạy cảm đối với tăng trưởng kinh tế, dễ bị “nóng” khi

nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, hoặc “đóng băng” khi kinh tế suy giảm.

Thị trường BĐS cũng rất nhạy cảm về mặt chính trị, văn hóa, xã hội.

Thị trường BĐS khi không được tổ chức và thông tin đầy đủ và trong

điều kiện vĩ mô không ổn định sẽ bị chi phối rất mạnh bởi yếu tố tâm lý, đặc

biệt trong điều kiện những nước đang thực hiện chuyển đổi sang kinh tế thị

trường.

 Tính phức tạp của quá trình giao dịch BĐS

Tính phức tạp của quá trình giao dịch thể hiện ở chỗ qúa trình giao dịch

(mua, bán, cho thuê...) BĐS hàng hóa cần nhiều thời gian và chi phí giao dịch

(thông tin, tư vấn, kiểm định, thanh toán...).

BĐS hàng hóa thường có giá trị lớn. Mặt khác, giá cả của BĐS hàng hóa

chịu sự tác động phức tạp của nhiều yếu tố. Đồng thời, thông tin trên thị

trường BĐS khá phức tạp và thường không hoàn hảo. Chính vì vậy, khi mua

bán, giao dịch BĐS đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng, đòi hỏi phải thông

qua tư vấn của các chuyên gia môi giới, định giá BĐS có chuyên môn nắm

được thông tin thị trường, am hiểu pháp luật về BĐS... để có thể giúp các đối

tượng có nhu cầu giao dịch BĐS có thể thỏa mãn nhu cầu đặt ra. Kinh nghiệm

cho thấy, khi thiếu hệ thống pháp lý đầy đủ và các tổ chức môi giới kém phát

triển thì sự vận hành của thị trường BĐS sẽ kém hiệu qủa, chi phí giao dịch

BĐS sẽ cao. Hoạt động của tổ chức môi giới có vai trò rất quan trọng, góp

phần kích thích thị trường phát triển.



14



1.1.3 Vị trí và vai trò của thị trƣờng BĐS trong nền kinh tế

1.1.3.1 Vị trí:

+ Thị trường BĐS là một phân hệ không thể thiếu của cơ cấu thị

trường trong các nền kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường dù là theo mô hình Thụy Điển ở Bắc Âu hay Mỹ ở

Bắc Mỹ, mô hình Nhật Bản ở Đông Bắc á hay Thái Lan ở Đông Nam á... đều

bao gồm một hệ thống thị trường, trong đó có thị trường hàng hóa (hàng tiêu

dùng, hàng tư liệu sản xuất), thị trường lao động (lao động chân tay, lao động

chất xám...), thị trường tài chính tiền tệ, thị trường BĐS, thị trường dịch vụ…

Các phân hệ trong cơ cấu thị trường trên đây tại mỗi nền kinh tế không

đồng loạt ra đời cùng một lúc, cũng không đồng thời đạt tới trình độ hoàn

thiện trong cùng một thời điểm. Tùy đặc điểm tình hình mỗi nước, tùy bối

cảnh quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế trong từng thời kỳ, mỗi quốc gia đều

không hoàn toàn giống nhau trong sự hình thành và phát triển các loại thị

trường trong nền kinh tế của mình. Quốc gia bắt đầu đi lên từ sản xuất công

nghiệp nhẹ sẽ có thị trường hàng hóa tiêu dùng phát triển sớm và mạnh hơn

các loại thị trường khác. Quốc gia không có điều kiện phát triển sản xuất nông

nghiệp, sản xuất công nghiệp, chọn cách đi lên bằng phát triển kinh tế dịch vụ

thì thị trường dịch vụ (dịch vụ thông thường, dịch vụ cao cấp) lại sớm đạt

được trình độ phát triển hoàn thiện hơn so với các loại thị trường khác. Tuy

nhiên có một số loại thị trường đã hình thành và phát triển không phụ thuộc

vào nền kinh tế là nông nghiệp hay công nghiệp, hay dịch vụ, hay là cả nông

nghiệp – công nghiệp dịch vụ. Trong số các loại thị trường này có thị trường

lao động và không thể không kể đến thị trường BĐS. Đây là thị trường đầu

vào của bất kỳ loại hình sản xuất – kinh doanh nào trong nền kinh tế thị

trường.



15



+ Với tư cách là một loại thị trường đầu vào của các ngành sản xuất

kinh doanh, thị trường BĐS chiếm vị trí độc tôn trong kênh phân phối đất

đai cho những nhà kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, xây

dựng công trình, kiến trúc...

Đối với những tài sản trên đất, gắn liền với đất (nhà ở, cửa hàng, cửa hiệu,

nhà xưởng, kho tàng, cây cối ..), thị trường BĐS giữ vị trí chủ yếu trong vịệc

điều hòa cung-cầu các loại tài sản này. Trong việc điều hoà đó, thị trường BĐS

thực hiện kích cung hoặc kích cầu theo những tín hiệu của thị trường, trong đó

việc kích cung không phải bao giờ cũng dẫn đến việc phải sản xuất hay xây

dựng thêm những tài sản gắn liền với đất. Ở đây, trong việc kích cung, thị

trường BĐS đã giữ vị trí là duy nhất chuyển những tài sản BĐS chưa phải là

hàng hóa thành những tài sản BĐS hàng hóa để giao dịch trên thị trường.

1.1.3.2 Vai trò:

Vai trò của thị trường BĐS được xác định trong mối quan hệ tác động

của thị trường này đối với thị trường khác và đối với tổng thể nền kinh tế

quốc dân. Thị trường BĐS là yếu tố hàng đầu tác động quyết định tới tăng,

giảm tổng tích lũy của nền kinh tế quốc dân. Tùy theo quy mô và trình độ

phát triển của các nền kinh tế, tổng tích lũy tài sản cố định luôn luôn cao gấp

nhiều lần so với tích lũy tài sản lưu động, có khi lên đến 7 - 9 lần. Có thể nói,

tích lũy tài sản cố định là tích lũy chủ yếu đối với tất cả các nền kinh tế.

SƠ ĐỒ TÍCH LŨY TÀI SẢN BẤT ĐỘNG SẢN TRONG GDP [1]



GDP SỬ DỤNG



Tổng tiêu dùng cuối cùng



Tổng tích lũy



Chênh lệch xuất – nhập khẩu



Tiêu dùng



Tiêu dùng



Tích lũy



Tích lũy



Chính phủ



Tư nhân



TSCĐ



TSLĐ



16



+ Thị trường bất động sản góp phần thúc đẩy sản xuất.

Trước hết, thị trường BĐS là nơi thực hiện tái sản xuất các yếu tố sản

xuất đáp ứng việc phát triển kinh doanh BĐS, vì chính ở đây xuất hiện các

yếu tố cầu về BĐS, từ đó đòi hỏi xã hội không ngừng phát triển BĐS. Thị

trường là nơi chuyển hóa vốn từ hình thái hiện vật sang giá trị, là nhân tố

quyết định tốc độ chu chuyển vốn, sự tăng trưởng của kinh doanh BĐS. Đồng

thời, khi thị trường cung cấp đáp ứng nhu cầu xã hội về tài sản BĐS cũng

chính là đáp ứng yếu tố không thể thiếu của qúa trình sản xuất xã hội - điều

kiện đảm bảo tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... góp

phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thị trường BĐS phát triển còn góp phần tạo điều kiện cho việc bố trí, sắp

xếp, phân bổ sản xuất kinh doanh theo quy hoạch và theo định hướng phát

triển kinh tế của mỗi địa phương và ở tầm cả một quốc gia. Sau nữa là, thị

trường BĐS là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng về BĐS; tiêu dùng cho sản



17



xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng cho các hoạt động của đời sống kinh tế –

xã hội, cầu nối giữa xây dựng, mua bán, thuê mướn, thế chấp... bất động sản.

Trong điều kiện phát triển của kinh tế thị trường, người sản xuất lo sản

xuất ra các hàng hóa, mà BĐS hàng hóa đưa ra thị trường lại không thể di dời

về vị trí. Trong khi người tiêu dùng cũng cần tìm BĐS hàng hóa có vị trí nhất

định, được xây dựng theo mẫu mã, tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Để giải

quyết vấn đề này phải thông qua thị trường. Thị trường góp phần thúc đẩy áp

dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng BĐS,

nâng cao hiệu qủa sử dụng tài nguyên đất. Thị trường BĐS thúc đẩy việc sử

dụng tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, nhất là người có nhu cầu sử dụng

BĐS phải cân nhắc để đảm bảo chi phí về BĐS là tối thiểu nhất trong tổng chi

phí sản xuất kinh doanh.

+ Góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển qua việc tăng khối

lượng BĐS hàng hóa và mở rộng phạm vi các quan hệ giao dịch như mua

bán, chuyển nhượng, cầm cố thế chấp, bảo lãnh, góp vốn...

Thị trường BĐS phát triển chính là do yếu tố tăng đầu tư cho tài sản cố

định của nền kinh tế quốc dân, sự tăng lên của lượng tài sản cố định này đòi

hỏi phải có nguồn vốn đảm bảo. Như vậy, bản thân sự tăng trưởng của BĐS

trên thị trường đòi hỏi một sự gia tăng đầu tư. Thứ hai, phát triển thị trường

BĐS được biểu hiện bằng hai cách: (1) Tăng khối lượng BĐS hàng hóa giao

dịch trên thị trường; (2) Mở rộng phạm vi các quan hệ giao dịch như mua bán,

chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn... làm tăng các quan hệ

giao dịch cũng là tăng lượng BĐS nhất định trong giao dịch, làm cho lượng

hàng hóa như được tăng lên và do đó tăng tốc độ chu chuyển vốn. Thứ ba là,

khi các giao dịch thế chấp BĐS để vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh

chẳng những làm nhân đôi giá trị sử dụng của BĐS mà còn có tác dụng khai

thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho đầu tư phát triển. Thứ tư là, khi



18



dùng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh, Nhà nước cũng như doanh

nghiệp (DN) không phải đầu tư vốn bằng tiền, mà với BĐS có sẵn, nhất là đất

đai dùng làm vốn để gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đất đai - BĐS - như

một nguồn vốn mới để khai thác các nguồn vốn khác. Thứ năm là, Nhà nước

có thể dùng qũy đất của mình tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Thị trường BĐS phát triển theo cách thứ nhất là tăng khối lượng BĐS

hàng hóa giao dịch trên thị trường là điều kiện cơ bản tăng nguồn thu của

ngân sách Nhà nước. Thị trường BĐS phát triển theo cách thứ hai là mở rộng

và tăng lượng các quan hệ giao dịch, làm cho cùng một khối lượng hàng hóa

nhưng qua nhiều lần giao dịch tức là tăng khối lượng hàng hóa luân chuyển,

góp phần tăng nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Vì sự mua đi, bán lại nhiều

lần, sự thuê đi, thuê lại tăng lên... giúp Nhà nước tăng thu nhập về thuế.

+ Phát triển thị trường BĐS góp phần mở rộng thị trường, quan hệ đối

ngoại.

Thị trường BĐS thuộc tổng thể các thị trường trong nền kinh tế quốc

dân, có quan hệ mật thiết đến thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường

hàng hóa; do đó, phát triển thị trường BĐS ảnh hưởng trực tiếp đến sự mở

rộng phát triển thị trường khác, cũng tức là góp phần mở rộng thị trường

chung. Vì phát triển thị trường BĐS đòi hỏi một sự nhiều hơn, tốt hơn của thị

trường hàng hóa dịch vụ; một sự cung cấp lao động nhiều hơn, lao động kỹ

thuật cao... và cả vốn đảm bảo cho thị trường BĐS cũng tăng trưởng cao theo.

Phát triển thị trường BĐS góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, trong

điều kiện của một nền kinh tế phát triển thì quan hệ thị trường nói chung và

thị trường BĐS nói riêng không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia.

Thị trường BĐS phát triển vượt khỏi một quốc gia chẳng những tạo điều kiện

cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia giao dịch BĐS trên lãnh thổ của



19



mỗi nước mà còn tạo điều kiện cho họ đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư kinh

doanh BĐS và họ cũng có thể cư trú, sinh sống... Đó là cơ sở hình thành phát

triển các quan hệ xã hội tạo ra sự thuận lợi hiểu biết lẫn nhau giữa các nước,

giữa các dân tộc, giữa các cộng đồng... góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại.

+ Thị trường BĐS ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội, góp phần nâng

cao đời sống nhân dân.

Thị trường đất đai nói riêng và thị trường BĐS nói chung giữ vị trí quan

trọng đối với sự ổn định xã hội. Thị trường BĐS, mà nhất là thị trường đất đai

ở bất kỳ một xã hội nào cũng gắn với chính sách đất đai của một quốc gia.

Khi thị trường BĐS phát triển lành mạnh cũng có nghĩa là chính sách đất đai

phù hợp, xã hội ổn định. Ngược lại, khi thị trường BĐS phát triển không ổn

định: giá cả lên xuống thất thường, vượt xa giá trị, người có tiền đầu cơ buôn

bán, lũng đoạn giá cả... sẽ tác động trực tiếp vào mọi hoạt động xã hội, xáo

trộn tư tưởng, hoài nghi vào chính sách pháp luật... làm cho xã hội thiếu ổn

định, vì đất đai, nhà ở và các công trình khác luôn gắn chặt với hoạt động sản

xuất và đời sống của con người. Thực tế ở các nước và ở nước ta đầu những

năm 90 khi mà thị trường đất đai, nhà ở xuất hiện ngầm, hiện tượng buôn bán,

đầu cơ đất đai xuất hiện ở nhiều nơi… đã dẫn đến sự tăng nhanh của giá cả

đất đai, người dân hoài nghi chính sách đất đai của Nhà nước, quan hệ xã hội

về đất đai, nhà ở có nhiều biểu hiện tiêu cực.

Do các quan hệ liên đới, nhân qủa, thị trường BĐS ngoài sự vận hành

của chính mình (thị trường đất đai, thị trường các loại tài sản BĐS), thì thị

trường này còn tác động vào nhiều loại thị trường khác. Dễ thấy nhất là thị

trường máy móc thiết bị và thị trường vật liệu xây dựng là hai loại thị trường

cung cấp sản phẩm đầu vào cho nhu cầu xây dựng các công trình nhà ở, cửa

hàng, cửa hiệu, khách sạn, nhà máy… Trên thực tế, nhiều công trình chi tiêu

cho vật liệu xây dựng lớn hơn cho thiết bị máy móc (nhà chung cư); ngược



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

×